Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
TÁC DỤNG ĐIỀU CHỈNH LIPID MÁU CỦA CHẾ PHẨM TMA<br />
(GỒM GIẢO CỔ LAM CHÈ ĐẮNG, HÒE, NGƯU TẤT, NGHỆ)<br />
TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID<br />
Hà Thị Hồng Linh*, Cao Thị Thúy Hà*, Nguyễn Thị Thanh Thảo*, Phạm Thị Thanh Xuân*,<br />
Hồ Ngọc Liểng*, Lai Ngọc Hiền*, Phan Quan Chí Hiếu**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Xơ vữa động mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên thế giới. Nhiều công<br />
trình nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc hạ lipid máu làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và giảm tỉ lệ tử<br />
vong do bệnh lý tim mạch. Chế phẩm TMA gồm: Giảo cổ lam, Chè đắng, Hoè, Ngưu tất, Nghệ. Nghiên cứu tiền<br />
lâm sàng và lâm sàng giai đoạn 1 cho thấy: TMA an toàn và có tác dụng hạ lipid máu, bền thành mạch, chống<br />
huyết khối(4). Nghiên cứu này được tiến hành để xác định tác dụng điều chỉnh lipid máu của TMA trên bệnh<br />
nhân rối loạn chuyển hoá lipid (RLLM).<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác dụng điều chỉnh lipid máu của viên TMA trên bệnh nhân rối loạn<br />
chuyển hóa lipid.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, có nhóm chứng, mù đôi, thực<br />
hiện tại BV Y học cổ truyền TP.HCM từ tháng 8/2014 đến tháng 8/2015. Nghiên cứu trên 84 bệnh nhân tình<br />
nguyện, tuổi từ 20 – 75, có chỉ số LDL-c: 2,6 - 4,9 mmol/L và Triglycerid < 5,7 mmol/L; gồm 42 bệnh nhân thuộc<br />
nhóm nghiên cứu uống thuốc TMA kết hợp chế độ ăn và tập luyện, 42 bệnh nhân thuộc nhóm chứng chỉ áp dụng<br />
chế độ ăn và tập luyện. Theo dõi và đánh giá các trị số cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-c, HDL-c, AST,<br />
ALT, Ure, Creatinin sau 6 tuần điều trị để xác định tính an toàn và tác dụng hạ lipid máu của thuốc.<br />
Kết quả: Với liều 8 viên/ngày, sau 6 tuần điều trị viên nang TMA kết hợp chế độ ăn và tập luyện, tỷ lệ bệnh<br />
nhân có LDL-c trở về mức tối ưu đạt 14,29%, so với nhóm chứng đạt 2,38%, cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa<br />
thống kê (p=0,03); chỉ số LDL-c trung bình ban đầu 4,1 mmol/L giảm còn 3,47 mmol/L, tỉ lệ giảm 15,57%, so với<br />
nhóm chứng 5,61%, tốt hơn tiết chế ăn uống và tập luyện đơn thuần (p0,05). YHCT, chỉ số lipid máu, phân nhóm rối loạn<br />
Ảnh hưởng của thuốc trên trị số Ure, creatinin lipid máu, men gan, chức năng thận, yếu tố nguy<br />
cơ tim mạch trước nghiên cứu. Đồng thời, bệnh<br />
Chỉ số ure trước điều trị là 4,52 mmol/L; sau<br />
nhân tham gia nghiên cứu tuân thủ tốt chế độ ăn<br />
điều trị là 4,16 mmol/L; nhóm chứng là 4,2 và 4,1<br />
uống và tập luyện chiếm 53,57%, sự tuân thủ chế<br />
mmol/L; sự thay đổi trị số ure không có ý nghĩa<br />
độ ăn uống và tập luyện trong quá trình nghiên<br />
thống kê (p>0,05).<br />
cứu của hai nhóm khác nhau không ý nghĩa.<br />
Tóm lại: Sau 6 tuần điều trị, các chỉ số AST, Đây là cơ sở tốt để đánh giá kết quả điều trị<br />
ALT, ure, creatinin, và các chỉ số mạch, huyết áp khách quan và đáng tin cậy giữa hai nhóm.<br />
của hai nhóm không thay đổi đáng kể. Các chỉ số<br />
này trước và sau nghiên cứu trong giới hạn bình Tác dụng trên trị số LDL-c<br />
thường. LDL-c trong máu là một trong số các mục<br />
tiêu điều trị cần làm giảm trong điều trị rối loạn<br />
Ảnh hưởng của thuốc lên triệu chứng cơ năng<br />
lipid máu. Từ thực nghiệm, nghiên cứu này thực<br />
Trong 6 tuần sử dụng thuốc, cả hai nhóm<br />
hiện với mục tiêu hàng đầu làm giảm LDL-c. Kết<br />
đều dung nạp tốt. Có 5 trường hợp xuất hiện các<br />
quả nghiên cứu cho thấy sau 6 tuần, nhóm TMA<br />
<br />
<br />
71<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016<br />
<br />
đưa chỉ số LDL-c từ 4,1 mmol/L xuống còn 3,47 trung bình 0,09 mmol/L, tỷ lệ tăng 7,63%. Trong<br />
mmol/L, mức giảm trung bình 0,64 mmol/L, tỷ lệ khi nhóm chứng không thay đổi, khác biệt có ý<br />
giảm trung bình 15,57%. Trong khi đó nhóm nghĩa thống kê.<br />
chứng giảm 5,61%, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tiết chế ăn uống<br />
Điều đó chứng minh TMA có tác dụng làm giảm và tập luyện đơn thuần không làm thay đổi chỉ<br />
LDL-c, đây là một kết quả tương đối khả quan số TG và HDL-c. Trong nghiên cứu này, nhóm<br />
trong việc giảm nguy cơ đột quỵ tái phát và biến chứng cũng cho kết quả tương tự, HDL-c không<br />
cố tim mạch. So với các nghiên cứu khác về tác thay đổi. Như vậy, việc tăng 7,63% HDL-c của<br />
dụng hạ lipid máu của thuốc YHCT, mức giảm nhóm TMA là một hiệu quả khách quan, đáng<br />
LDL-c của TMA tương đương với các thuốc như ghi nhận của thuốc TMA. Điều này cũng phù<br />
Bổ khí hoạt huyết, Hạ mỡ ngưu tất, Ruvintat, hợp với kết quả nghiên cứu trên chuột của TMA,<br />
Dogalic trà xanh (1). TMA có tác dụng tốt nhất trong việc tăng HDL-c,<br />
TMA làm giảm LDL-c không khác nhau HDL-c tăng đến 90% sau 3 tuần, và ngay từ tuần<br />
giữa các phân nhóm tuổi, giới, BMI, số YTNC, đầu đã trở về mức bình thường, hiệu quả tương<br />
kiểu RLLM theo YHHĐ, phân độ RLLM và sự đương với atorvastatin. Khi nghiên cứu riêng lẻ<br />
tuân thủ chế độ ăn uống, tập luyện. Tuy dược liệu, các nghiên cứu tiền lâm sàng trên<br />
nhiên, có thể do cỡ mẫu ở nghiên cứu còn quá Giảo cổ lam và Nghệ đều cho thấy, cả hai dược<br />
nhỏ nên chưa thể thấy được sự khác biệt giữa liệu này có thể làm tăng HDL-c(2). Như vậy, tác<br />
các phân nhóm này. dụng tăng HDL-c của TMA có thể do phát huy<br />
Tác dụng trên trị số Cholesterol tác dụng từ hai dược liệu này. Với tình trạng khó<br />
tăng HDL-c như hiện nay, việc một thuốc từ<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 6 tuần,<br />
dược liệu như TMA làm tăng HDL-c 7,63% sau 6<br />
nhóm TMA đưa chỉ số cholesterol từ 5,98<br />
tuần là một kết quả đáng quan tâm.<br />
mmol/L xuống còn 5,51 mmol/L, mức giảm<br />
trung bình 0,48 mmol/L, tỷ lệ giảm 7,82%. Trong Khả năng đưa LDL-c về tối ưu<br />
khi đó nhóm chứng giảm 3,75%, khác biệt có ý Để xác định tỷ lệ LDL-c đạt mức tối ưu của<br />
nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ thuốc TMA một liệu trình điều trị, thông thường việc<br />
làm giảm cholesterol trong máu nhưng mức độ nghiên cứu dựa trên những bệnh nhân sử<br />
không cao. dụng liệu trình ít nhất 3 tháng và không thay<br />
đổi liều ít nhất trong 6 tuần trước đó. Vì vậy,<br />
Tác dụng trên chỉ số triglycerid<br />
tỷ lệ bệnh nhân có LDL-c trở về mức tối ưu<br />
Sau 6 tuần, mức triglycerid của cả hai nhóm<br />
(2,6 mmol/L) của TMA sau 6 tuần điều trị là<br />
thay đổi không có ý nghĩa thống kê. Ở nhóm<br />
14,29%, tốt hơn nhóm chứng, nhưng so với các<br />
TMA, BN có TG tối ưu chiếm 52,38%, BN có TG<br />
nghiên cứu khác với thời gian điều trị ≥ 3<br />
tăng chiếm tỷ lệ 47,62%. Theo các khuyến cáo về<br />
tháng thì tỷ lệ này tương đối thấp. So với đề<br />
điều trị, ngoài việc giảm LDL-c thì giảm TG cũng<br />
tài khác ở thời gian 6 tuần, tỷ lệ này cũng thấp<br />
là điều cần thiết, vì cả hai đều là yếu tố nguy cơ<br />
hơn do mức tối ưu của đề tài này là 2,6% là<br />
của bệnh mạch vành. Thuốc TMA không có tác<br />
mức bình thường, không tương đồng với các<br />
dụng làm giảm TG. Như vậy, trong ứng dụng<br />
đề tài khác. Trong việc phân tích RR, do các<br />
điều trị cần có sự kết hợp thuốc phù hợp để có<br />
đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở hai<br />
lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân.<br />
nhóm không có sự khác biệt, hay nói cách<br />
Tác dụng trên trị số HDL-c khác, yếu tố có thể gây nhiễu phân bố đều ở<br />
Một trong những mục tiêu điều trị RLLM là hai nhóm, do đó có thể sử dụng RR thô mà<br />
tăng HDL-c, sau 6 tuần, nhóm TMA đưa chỉ số không cần phải hiệu chỉnh RR theo các yếu tố.<br />
HDL từ 1,14 mmol/L lên 1,23 mmol/L, mức tăng RR = 6 thể hiện rõ ảnh hưởng của thuốc làm<br />
<br />
<br />
72<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tăng tỷ lệ BN có LDL-c trở về tối ưu gấp 6 lần Điểm mạnh của đề tài<br />
so với nhóm chứng. Điểm mạnh lớn nhất của đề tài là xây dựng<br />
Tác dụng của TMA trên các nhóm bệnh cảnh một bài thuốc mới trên cơ sở kết hợp giữa lý luận<br />
YHCT và pháp trị của TMA YHCT và cơ sở thực tiễn của YHHĐ.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm bệnh TMA là một bài thuốc kết hợp 5 vị thuốc:<br />
cảnh Đàm thấp, Đàm nhiệt có tỷ lệ BN giảm Giảo cổ lam, Chè đắng, Hòe, Ngưu tất và Nghệ.<br />
LDL-c ≥ 10% chiếm 73,69%, tỷ lệ này ở nhóm Khí Theo lý luận YHCT, tác dụng chung của bài<br />
huyết ứ trệ là 100%, các nhóm còn lại từ 40-50%, thuốc là thanh nhiệt trừ đàm, hoạt huyết hóa ứ.<br />
tuy nhiên khi so sánh trên thống kê không có sự Giảo cổ lam là chủ dược vì có cả hai tác dụng<br />
khác biệt do cỡ mẫu nhỏ. Tuy nhiên, theo lý luận thanh nhiệt, trừ đàm, dùng lượng nhiều nhất.<br />
YHCT, thuốc nghiên cứu TMA có pháp trị Hòe và Chè đắng thanh nhiệt lương huyết và<br />
“Thanh hóa nhiệt đàm” và “Hoạt huyết hóa ứ” thanh nhiệt sinh tân giúp Giảo cổ lam tăng tác<br />
do vậy TMA là pháp trị chính của các thể bệnh dụng thanh nhiệt, nên cùng làm thần. Nghệ có<br />
“Đàm thấp, đàm nhiệt” và “Khí huyết ứ trệ”. tác dụng hành khí, phá huyết, trừ huyết ứ do<br />
Với nhóm TMA là pháp trị chính, mức giảm đàm làm bế tắc kinh mạch, đồng thời tác dụng<br />
LDL-c tốt hơn nhóm còn lại, tỷ lệ bệnh nhân hành khí làm dương khí vận hành mạnh hơn,<br />
giảm LDL-c ≥ 10% chiếm 77,27% tốt hơn nhóm tăng tác dụng thông kinh hoạt lạc nên làm tá.<br />
còn lại có ý nghĩa thống kê. Như vậy, khi sử Ngoài ra, Nghệ có tính ấm giúp làm giảm tính<br />
dụng TMA phù hợp với pháp trị sẽ làm cho tỷ lệ hàn của các vị thuốc thanh nhiệt, tránh làm tổn<br />
thành công tăng lên. Mặt khác, khi so sánh giữa thương dương khí của Tỳ Vị do thuốc thanh<br />
nhóm TMA không là pháp trị chính với nhóm nhiệt gây ra. Ngưu tất hoạt huyết, cùng Nghệ<br />
chứng thấy tỷ lệ bệnh nhân có LDL-c về tối ưu là làm thông huyết ứ do đàm thấp tắc trở gây ra,<br />
tương đương. Như vậy, nếu thuốc điều trị đồng thời Ngưu tất lợi niệu, dẫn huyết và hỏa<br />
không phù hợp với pháp trị, tỷ lệ thành công xuống phần dưới cơ thể, nên khiến đàm thấp,<br />
không cao hơn việc điều trị bằng tiết chế ăn huyết ứ, hỏa uất có con đường để bị đuổi ra<br />
uống và tập luyện đơn thuần. ngoài cơ thể, vai trò làm sứ dược. Như vậy, phân<br />
Tác dụng ngoại ý tích về lý thuyết, TMA có tác dụng phù hợp với<br />
lý luận YHCT trong việc điều trị các chứng bệnh<br />
Kết quả sau 6 tuần, TMA không làm thay<br />
gây ra do rối loạn chuyển hóa lipid. Cụ thể, pháp<br />
đổi đáng kể các chỉ số AST, ALT, ure, creatinin,<br />
trị của TMA là sự kết hợp của các pháp trị<br />
mạch, HATT, HATTr. Các chỉ số này trước và<br />
“Thanh nhiệt, hóa đàm” và “Hoạt huyết hóa ứ”<br />
sau nghiên cứu đều trong giới hạn bình thường.<br />
thích hợp điều trị các bệnh cảnh Đàm thấp, Đàm<br />
Các triệu chứng cơ năng như đầy bụng, tiêu nhiệt và Khí huyết ứ trệ của RLLM. Đây cũng<br />
chảy xuất hiện với mức độ nhẹ, tự hết sau đó, chính là các bệnh cảnh thường gặp trên bệnh<br />
xuất hiện cả ở nhóm TMA và nhóm chứng, nhân RLLM (4,5).<br />
không xác định được là do thuốc đem lại.<br />
Kết quả nghiên cứu của viên nang TMA trên<br />
Tóm lại: TMA dung nạp tốt, không gây tác chuột là cơ sở khoa học vững chắc để chúng tôi<br />
dụng ngoại ý nào đáng ghi nhận. Điều này thực hiện nghiên cứu này trên bệnh nhân RLLM.<br />
cũng phù hợp với dự đoán trên lý thuyết về TMA không chỉ có tác dụng hạ điều chỉnh lipid<br />
bài thuốc TMA và phù hợp với kết quả nghiên máu trên chuột mà còn không có độc, bảo vệ<br />
cứu trên tình nguyện viên ở giai đoạn 1. Điều gan, thận, tránh tổn thương bởi mô hình tăng<br />
này cho thấy việc sử dụng TMA trên lâm sàng lipid máu gây ra(6). Tóm lại, sự kết hợp các vị<br />
là thuận lợi và dễ chấp nhận. thuốc trong TMA không chỉ phù hợp về mặt lý<br />
thuyết YHCT và YHHĐ, mà còn có cơ sở thực<br />
<br />
<br />
73<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016<br />
<br />
nghiệm để điều trị cho bệnh nhân rối loạn TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
chuyển hóa lipid. 1. Cao Thị Thúy Hà, Nguyễn Thị Bay (2014). Nghiên cứu tác dụng<br />
hạ lipid máu của viên nang cứng Bổ khí hoạt huyết trên bệnh<br />
KẾT LUẬN nhân rối loạn lipid máu. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 1 (18), tr.<br />
53-61.<br />
Với liều 8 viên/ngày, sau 6 tuần điều trị, chế 2. Đỗ Tất Lợi (2008). “Cây ngưu tất”, “Nghệ”, “Cây hoa hòe”. In:<br />
phẩm từ dược liệu viên nang TMA có được Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tr. 48-49, 227-230, 298-<br />
những kết quả như sau: 299. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.<br />
3. Hà Thị Hồng Linh (2014). “Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1<br />
Tỷ lệ BN có LDL-c trở về mức tối ưu đạt của viên nang Thanh Mạch An”. In: Bệnh viện Y học cổ truyền<br />
TP. Hồ Chí Minh. Đề tài cấp cơ sở, tr. 22-28, 42.<br />
14,29%, so với nhóm chứng đạt 2,38%, cao hơn<br />
4. Hoàng Bảo Châu, Vũ Nam, Nguyễn Văn Toại (2005). “Đàm<br />
tiết chế ăn uống và tập luyện đơn thuần. thấp”. In: Hoàng Bảo Châu. Lý luận Y học cổ truyền, tr. 76, 77,<br />
90, 103. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.<br />
TMA làm giảm 15,57% LDL-c, giảm 7,82%<br />
5. Nguyễn Thị Bay (2001). “Đàm thấp”. In: Nội khoa Y học cổ truyền,<br />
cholesterol, tăng 7,63% HDL-c, so với nhóm tr. 395-409. Nhà xuất bản Y học, Hồ Chí Minh.<br />
chứng lần lượt là 5,61%, 3,75%, 2,78%, tốt hơn 6. Nguyễn Thị Thu Hương (2014). "Khảo sát một số tác dụng dược<br />
lý của viên nang Thanh mạch an". In: Trung tâm sâm và dược<br />
tiết chế ăn uống và tập luyện đơn thuần và liệu TP. HCM. Đề tài cấp cơ sở, tr. 1-2, 13, 23, 50-52, 55-62.<br />
không làm thay đổi chỉ số triglycerid. 7. Phan Quan Chí Hiếu (2007). "Xơ mỡ động mạch". Bệnh học và<br />
điều trị nội khoa (kết hợp Đông - Tây y), tr. 53-60. Nhà xuất bản Y<br />
TMA có tác dụng trên các thể bệnh Đàm học, Hà Nội.<br />
thấp, Đàm nhiệt và Khí huyết ứ trệ tốt hơn so 8. Reiner Z, Capatano AL, De Backer G, et al. (2011). ESC/EAS<br />
với các thể bệnh còn lại. Guidelines for the management of dyslipidaemias: the Task<br />
Force for the management of dyslipidaemias of the European.<br />
TMA dung nạp tốt, không gây các tác dụng European Heart Journal (2011) 32, 1769–1818<br />
phụ khó chịu, không ảnh hưởng đến chức năng<br />
gan, thận sau 6 tuần sử dụng. Ngày nhận bài báo: 30/08/2016<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/09/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 25/11/2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
74<br />