Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG SAU GÂY TÊ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG<br />
Nguyễn Thị Ngọc Đào*, Võ Thị Nhật Khuyên*, Nguyễn Văn Chừng*, Nguyễn Anh Tuấn**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Gây tê thần kinh trung ương (gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng) ngày càng được áp<br />
dụng rộng rãi. Đây là 2 phương pháp vô cảm có nhiều ưu điểm. Tai biến, biến chứng thần kinh sau gây tê tuy<br />
hiếm nhưng có khả năng để lại hậu quả nặng nề nếu không được cảnh giác phát hiện và xử trí sớm.<br />
Mục tiêu: Báo cáo nhứng trường hợp tai biến, biến chứng sau gây tê thần kinh trung ương.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo trường hợp.<br />
Kết quả: Tất cả bệnh nhân đều được phát hiện và xử trí kịp thời nên không để lại di chứng thần kinh vĩnh<br />
viễn. Tất cả bệnh nhân đều phục hồi cảm giác, vận động hoàn toàn sau một thời gian điều trị.<br />
Kết luận: Tai biến, biến chứng nặng, tổn thương thần kinh sau gây tê thần kinh trung ương tuy hiếm<br />
nhưng có thể xảy ra trong thực hành lâm sàng. Do đó, cần theo dõi, phát hiện sớm, chẩn đoán đúng và can thiệp<br />
kịp thời những tai biến, biến chứng sau gây tê thần kinh trung ương.<br />
Từ khóa: Gây tê ngoài màng cứng, gây tê tủy sống, máu tụ ngoài màng cứng, gây tê tủy sống toàn bộ, tổn<br />
thương thần kinh sau gây tê.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
COMPLICATIONS AFTER CENTRAL NEURAL BLOCKADE<br />
Nguyen Thi Ngoc Dao, Vo Thi Nhat Khuyen, Nguyen Van Chung, Nguyen Anh Tuan.<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 319 - 326<br />
Background: Central neural blockade is a common anesthetic method. Servere neurology complications after<br />
central neural blockade is rare but it can produce irreversible nerve injury, threaten to patient life. Early<br />
diagnosis and treatment is very important.<br />
Objective: Reported some cases of servere neurology complications after central neural blockade.<br />
Methods: Case study.<br />
Results: All patients were early diagnosed and treated and they recoveried sensory and movement<br />
completely after duration of treatment.<br />
Conclusions: Although servere neurology injury after central neural blockade is rare, it can cause bad<br />
outcomes. It is very important to monitor, early diagnose and treat.<br />
Keywords: epidural anesthesia, spinal anesthesia, epidural hematoma, total spinal anesthesia.<br />
sản khoa. Hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
của gây tê NMC đã được chứng minh ở rất<br />
Gây tê thần kinh trung ương (gây tê tủy<br />
nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Hai<br />
sống, gây tê NMC) là phương pháp vô cảm<br />
phương pháp vô cảm này tương đối an toàn.<br />
được áp dụng rộng rãi trong và sau phẫu thuật.<br />
Tai biến, biến chứng thần kinh nặng sau gây<br />
Gây tê tủy sống được chỉ định cho hầu hết các<br />
tê thần kinh trung ương rất hiếm, chiếm tỉ lệ<br />
phẫu thuật từ dưới rốn trở xuống. Gây tê NMC<br />
1/3600 với gây tê ngoài màng cứng và 1/20000<br />
được chỉ định chủ yếu để giảm đau sau phẫu<br />
với gây tê tuỷ sống. Do đó, hai phương pháp vô<br />
thuật lớn vùng ngực, bụng, chi dưới, giảm đau<br />
∗<br />
<br />
Phân môn Gây mê Hồi sức - Bộ môn Ngoại - ĐHYD TP.HCM<br />
<br />
Tác giả liên lạc: BSCK1 Nguyễn Thị Ngọc Đào,<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
ĐT: 01687528534,<br />
<br />
** BV Đại học y dược TPHCM<br />
Email: ngthngocdaoy26@yahoo.com.vn<br />
<br />
319<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
cảm này được xem là khá an toàn. Mặc dù hiếm<br />
xảy ra nhưng những tai biến này có thể để lại<br />
những tổn thương thần kinh vĩnh viễn ảnh<br />
hưởng đến sức khỏe và tâm lý của BN, thậm chí<br />
có thể đe dọa tính mạng nếu không được chẩn<br />
đoán, điều trị kịp thời cũng như có những biện<br />
pháp dự phòng thích hợp.<br />
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu cũng<br />
như những báo cáo trường hợp tổn thương thần<br />
kinh nặng sau gây tê thần kinh trung ương. Tại<br />
Việt Nam, tai biến, biến chứng thần kinh nặng<br />
sau gây tê thần kinh trung ương trong thực<br />
hành lâm sàng nhưng chưa được thống kê cũng<br />
như chưa được báo cáo. Vì vậy, chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu này nhằm báo cáo những<br />
trường hợp lâm sàng tai biến, biến chứng thần<br />
kinh nặng sau gây tê thần kinh trung ương.<br />
<br />
loạn cảm giác- vận động. Một giờ sau khi rút<br />
catheter NMC, không ghi nhận khó khăn, BN<br />
bắt đầu có cảm giác tê tăng dần từ rốn xuống hai<br />
chân, dị cảm kiểu bỏng rát vùng bụng trên kèm<br />
yếu hai chân. Triệu chứng trên tăng dần đến 9<br />
giờ sau: yếu 2chân (P 3/5, T 2/5), tê và dị cảm<br />
nhiều hơn, rối loạn đi tiểu. Lúc đó bác sỹ gây mê<br />
được mời khám, đề nghị chụp CT scan cột sống<br />
ngực và xét nghiệm đông cầm máu khẩn. Hội<br />
chẩn ngoại thần kinh vào giờ thứ 10: yếu hai<br />
chân 2-3/5, tê bụng trên lan xuống chi dưới, chưa<br />
rối loạn cảm giác vùng hội âm, bí tiểu, TQ 14”8<br />
(R1.1), TCK 32”3, CT scan cột sống ghi nhận có<br />
khối máu tụ NMC kéo dài ở D4-D9 và nặng<br />
nhất làm thay đổi tín hiệu tủy ở D6-D7. Hướng<br />
xử trí: Corticoide liều cao tiêm tĩnh mạch và<br />
phẫu thuật mở bản sống lấy máu tụ giải áp.<br />
<br />
BỆNH ÁN LÂM SÀNG<br />
Bệnh án 1<br />
Bệnh nhân Bùi Minh H. nam, 18 tuổi, chẩn<br />
đoán lõm ngực type IB được tạo hình lồng ngực<br />
bằng PT Nuss đặt 2 thanh nâng. Thăm khám<br />
tiền mê không ghi nhận có bất thường: cao<br />
170cm, cân nặng 52 kg, Mallampati I, ASA I,<br />
không tiền căn bệnh lý rối loạn đông cầm máu,<br />
không dùng thuốc kháng đông, các xét nghiệm<br />
tiền phẫu trong giới hạn bình thường.<br />
Trước mổ bệnh nhân được đặt catheter<br />
NMC đoạn D8-D9 đường giữa, Tuohy 18G, luồn<br />
catheter sâu khoảng 5 cm. Thủ thuật tiến hành<br />
dễ dàng, không chạm mạch, liều test Lidocaine +<br />
Adrenaline cho kết quả bình thường. Lidocaine<br />
1% 8ml được bơm qua catheter NMC 10 phút<br />
trước rạch da, sau đó Marcaine 0.1% và Fentanyl<br />
4mcg/ml truyền liên tục trong và sau mổ qua<br />
bơm truyền sử dụng một lần Coopdech 200ml<br />
với tốc độ 5ml/giờ.<br />
Cuộc mổ tiến hành ổn định dưới gây mê nội<br />
khí quản, kéo dài 85 phút.<br />
Giảm đau MNC được duy trì suốt 72 giờ sau<br />
mổ: giảm đau tốt, BN có thể tập vật lý hô hấp tại<br />
giường trong ngày đầu, tự xoay trở và ngồi dậy<br />
ngày thứ hai, tập đi ngày thứ ba, không có rối<br />
<br />
320<br />
<br />
Bệnh nhân được đưa vào phòng mổ 12 giờ<br />
sau khi có triệu chứng, mở bản sống D4-D8 lấy<br />
máu tụ; phẫu thuật kéo dài 3,5 giờ. Ngày đầu<br />
sau mổ không có gì thay đổi ngoại trừ cảm giác<br />
tê có giảm chút ít. Ngày 2-3: vận động cải thiện<br />
(3/5), tập đi tiểu bằng cách kẹp sonde tiểu ngắt<br />
quãng. Ngày 4 bệnh nhân có thể ngồi dậy tập<br />
vật lý trị liệu và được rút sonde tiểu. Ngày 5: sức<br />
cơ 4/5, tập đi, tự tiểu, cảm giác phục hồi gần như<br />
hoàn toàn và xuất viện.<br />
Bệnh nhân được hẹn tái khám định kỳ sau<br />
mổ một tuần, một tháng và ba tháng để đánh<br />
giá sự hối phục. Sau một tháng bệnh nhân hồi<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
phục hoàn toàn và có thể sinh hoạt học tập<br />
bình thường.<br />
<br />
Bệnh án 2<br />
Bệnh nhân nữ, 54 tuổi, cao 155, nặng 50,<br />
được chẩn đoán Ung thư trực tràng. Dự kiến<br />
phẫu thuật cắt trực tràng qua nội soi ổ bụng.<br />
Thăm khám tiền mê không ghi nhận bất thường.<br />
Các xét nghiệm tiền phẫu trong giới hạn bình<br />
thường. Bệnh nhân có phân loại ASA II. Dự kiến<br />
phương pháp vô cảm là: gây mê toàn thân sử<br />
dụng mặt nạ thanh quản Proseal và gây tê<br />
NMC.<br />
Bệnh nhân được gây tê NMC đoạn ngực 1112 bằng kim Tuohy 18G, test mất sức cản bằng<br />
hơi, luồn catheter 5 cm thuận lợi. Test hút dịch<br />
và test lidocaine 2% (plaine) âm tính. Bơm 10 ml<br />
(lidocaine 2% + Marcain 0.5%). Sau bơm 3 - 4<br />
phút: BN kêu chóng mặt, tê hết hai tay, Khó thở<br />
sau đó ngưng thở và mất tri giác, Đồng tử hai<br />
bên đều 2 mm, nhịp tim bình thường (80 l/min)<br />
và HA vẫn ổn định (100/80 mmHg). Hút<br />
catheter: có dịch não tuỷ.<br />
Xử trí: Bóp bóng giúp thở bằng mặt nạ với<br />
oxy 5 lít/phút và đặt NKQ thở máy hỗ trợ.<br />
Ephedrine 10 mg bolus và 30 mg truyền tĩnh<br />
mạch. Hoãn phẫu thuật chuyển ra phòng hồi<br />
tỉnh theo dõi. Intralipide 10% 500 ml truyền<br />
tĩnh mạch.<br />
Diễn biến sau sự cố: Tỉnh hoàn toàn sau 2 h,<br />
tự thở hoàn toàn sau 4 h, cảm giác và vận động<br />
phục hồi sau 5-6 h.<br />
HA và nhịp tim hoàn toàn bình thường<br />
trong suốt quá trình cấp cứu.<br />
Bệnh nhân được phẫu thuật lại ngày hôm<br />
sau.<br />
<br />
Bệnh án 3<br />
Bệnh nhân nữ, 34 tuổi, được chẩn đoán trĩ<br />
nội độ III huyết khối, được chỉ định cắt trĩ. Thăm<br />
khám tiền mê không ghi nhận bất thường. Các<br />
xét nghiệm tiền phẫu trong giới hạn bình<br />
thường. Bệnh nhân có phân loại ASA I, BN có<br />
cân nặng là 43 kg, chiều cao 158 cm. Phương<br />
pháp vô cảm là gây tê tủy sống.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Gây tê tủy sống đoạn L3-L4 bằng kim 25G,<br />
Bupivacaine 0,5% 10mg và Fentanyl 20 mcg<br />
được bơm vào khoang dưới nhện. Trong quá<br />
trình gây tê BN than tê và đau chân P. Sau gây<br />
tê 5 phút, mức tê đạt đến đoạn ngực 10. Phẫu<br />
thuật kéo dài 30 phút. Sau gây tê 4 giờ BN<br />
phục hồi cảm giác và vận động hoàn toàn chân<br />
T, chân P mất cảm giác và vận động mặt ngoài<br />
cẳng chân, bàn chân rũ, liệt vận động hoàn<br />
toàn cổ cẳng chân P. BN được chỉ định chụp<br />
MRI cột sống thắt lưng và đo điện thần kinh cơ<br />
cẳng chân P. MRI cột sống thắt lưng ghi nhận:<br />
Thoái hóa nhẹ cột sống thắt lưng, không thấy<br />
hình ảnh tụ máu ngoài màng cứng, dưới màng<br />
cứng vùng ngực – thắt lưng, thoát vị đĩa đệm<br />
L5-S1 có rách bao xơ, không chèn ép rễ thần<br />
kinh. Cấu trúc dạng nang cạnh khớp liên mấu<br />
L5-S1 trái nghĩ nang bao hoạt dịch.<br />
Điện thần kinh cơ: Tổn thương chức năng rễ<br />
S1 bên P, cơ cạnh sống thắt lưng cùng L4, L5, S1<br />
hai bên bình thường, ít nghĩ đến tổn thương các<br />
rễ này. Có hiện tượng mất phân bố thần kinh và<br />
tái phân bố thần kinh ở các cơ thuộc chi phối<br />
thần kinh của đám rối thắt lưng –cùng bên P.<br />
Kết luận: Bệnh đám rối thắt lưng cùng bên P giai<br />
đoạn cấp còn tiến triển.<br />
Bệnh nhân được điều trị triệu chứng với<br />
Corticoid liều cao và tập vật lí trị liệu tích cực.<br />
Sau 3 tháng bệnh nhân đã phục hồi cảm giác,<br />
vận động hoàn toàn và không để lại di chứng gì.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tai biến, biến chứng thần kinh nặng sau gây<br />
tê thần kinh trung ương là tai biến hiếm gặp.<br />
Một nghiên cứu hồi cứu của Moen và cs(6) được<br />
thực hiện từ 1990-1999 tại Thụy Điển với<br />
1260000 trường hợp gây tê tuỷ sống và 450000<br />
trường hợp gây tê ngoài màng cứng trong đó có<br />
200000 trường hợp gây tê ngoài màng cứng cho<br />
giảm đau chuyển dạ. Tác giả cho thấy có 127<br />
trường hợp bị tai bị tai biến thần kinh. Trong số<br />
đó có 33 trường hợp máu tụ tủy sống, 32 trường<br />
hợp hội chứng chùm đuôi ngựa, 29 trường hợp<br />
viêm màng não, 13 trường hợp áp-xe NMC, 20<br />
trường hợp miscellaneous. Tổn thương thần<br />
<br />
321<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
kinh vĩnh viễn được nhận thấy ở 85 bệnh nhân.<br />
Tai biến thần kinh nặng xảy ra với tỉ lệ 1/3600<br />
với gây tê ngoài màng cứng và 1/20000 với gây<br />
tê tuỷ sống. Tỉ lệ này cao hơn ở phụ nữ trãi qua<br />
phẫu thuật thay khớp gối toàn bộ có gây tê<br />
ngoài màng cứng (1/1800) và thấp hơn ở sản<br />
phụ (1/25000). Tỉ lệ biến chứng xảy ra cao nhất ở<br />
bệnh nhân trãi qua phẫu thuật chỉnh hình, tổng<br />
quát, mạch máu và niệu. Tác giả cũng đưa ra lý<br />
luận rằng ở nhóm bệnh nhân này có những yếu<br />
tố nguy cơ quan trọng như: lưu catheter NMC,<br />
bất thường về đông cầm máu, nhuyễn xương,<br />
xơ hoá cột sống và ức chế miễn dịch.<br />
Có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến tai<br />
biến sau gây tê thần kinh trung ương(9).<br />
Những yếu tố liên quan đến BN gồm: Giới<br />
nữ, xơ vưã động mạch, đái tháo đường, lớn tuôỉ,<br />
những bệnh lý về cột sống (loãng xương, viêm<br />
đốt ssosng dạng thấp, viêm xương, những bất<br />
thường cột sống khác), bệnh thần kinh, bất<br />
thường đông máu (bao gồm bệnh lý gan, bệnh<br />
lý chảy máu).<br />
Những yếu tố liên quan đến kĩ thuật:<br />
catheter NMC, chấn thương trong lúc đam kim,<br />
bất thường cảm giác trong lúc chèn, gây tê liên<br />
tục kéo dài, hạ huyết áp.<br />
Tác giả Moen và cs(6) đã chứng tỏ xơ hóa cột<br />
sống và loãng xương là 2 yếu tố nguy cơ quan<br />
trọng. 13 trường hợp liệt hay hội chứng chùm<br />
đuôi ngựa vĩnh viễn sau gây tê tuỷ sống xảy ra ở<br />
BN chỉ có yếu tố nguy cơ là xơ hoá cột sống.<br />
Ngoài ra, những bệnh lý phối hợp làm tăng<br />
nguy cơ tổn thương thần kinh trong lúc gây tê<br />
như(9): u tủy, bất thường mạch máu tủy sống,<br />
thoát vị đĩa đệm, hội chứng Guillain-Barré, xơ<br />
cứng đốt sống, máu tụ tủy sống, ung thư di căn,<br />
Thalassemia, nhiễm trùng, thuyên tắc, do thầy<br />
thuốc (hạ HA, phẫu thuật, tư thế, thuốc).<br />
Máu tụ NMC là một tình trạng tổn thương<br />
đám rối mạch máu NMC làm xuất huyết trong<br />
khoang NMC, khi khối máu tụ đủ lớn sẽ gây<br />
chèn ép tủy sống hoặc chùm đuôi ngựa gây<br />
các khiếm khuyết thần kinh. Máu tụ NMC có<br />
thể xảy ra sau chấn thương, phẫu thuật hoặc<br />
<br />
322<br />
<br />
thủ thuật tại cột sống; tuy nhiên có nhiều<br />
trường hợp tự phát không rõ nguyên nhân.<br />
Chèn ép tủy sống cấp do máu tụ có thể gây ra<br />
liệt không hồi phục.<br />
Máu tụ NMC trong gây tê NMC là một biến<br />
chứng rất hiếm. Tần suất gặp theo y văn là<br />
1/190.000-1/80.000, hầu hết dựa vào tổng kết các<br />
báo cáo từng trường hợp; do đó trên thực tế có<br />
thể cao hơn nhiều(4,6).<br />
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây máu tụ NMC<br />
trong giảm đau NMC đã được đề cập, song<br />
được chấp nhận rộng rãi gồm hai yếu tố: gặp<br />
khó khăn trong lúc đặt cũng như rút catheter<br />
NMC và có bất thường cơ chế đông cầm máu<br />
bao gồm bệnh lý lẫn thuốc sử dụng(8). Trong hầu<br />
hết các báo cáo về máu tụ NMC liên quan với<br />
gây mê có đến 1/2 -2/3 các trường hợp có bất<br />
thường về đông cầm máu, cụ thể hơn là có sử<br />
dụng thuốc kháng đông trước hoặc trong quá<br />
trình giảm đau NMC. Heparine và đặc biệt là<br />
Heparine có trọng lượng phân tử thấp (LMWH)<br />
đã được ghi nhận là yếu tố nguy cơ quan trọng<br />
gây máu tụ NMC. Từ đó liên tục có những<br />
khuyến cáo được cập nhật thường xuyên về<br />
cách theo dõi cũng như qui định an toàn cho<br />
việc gây tê NMC ở những bệnh nhân có sử dụng<br />
Heparine và LMWH như sau: ngưng dùng<br />
Heparine ít nhất 2 giờ (12 giờ với LMWH và 24<br />
giờ với LMWH liều cao) trước khi gây tê cũng<br />
như trước khi rút catheter NMC, dùng lại<br />
Heparine/LMWH ít nhất 1- 2 giờ sau gây tê hoặc<br />
rút catheter. Dù không được xem là yếu tố nguy<br />
cơ quan trọng của máu tụ NMC, việc gây tê<br />
NMC ở bệnh nhân có sử dụng Coumarine cũng<br />
nên được thận trọng ngưng trước mổ và kiểm<br />
tra INR. Chưa có báo cáo nào nêu lên mối quan<br />
hệ giữa Aspirin và các loại kháng viêm<br />
nonsteroid khác (NSAIDs) và nguy cơ máu tụ.<br />
Bên cạnh việc tuân thủ những qui định an toàn<br />
trên, việc theo dõi định kỳ xét nghiệm đông máu<br />
ở những bệnh nhân này là rất cần thiết. Các giới<br />
hạn cho phép thực hiện gây tê NMC gồm: PT ≥<br />
50% (INR ≤ 1.5), aPTT ở mức trên của giới hạn<br />
bình thường, số lượng tiểu cầu ≥ 80.000/uL, thời<br />
gian máu chảy < 8 phút(2,5).<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
Yếu tố nguy cơ thứ hai là việc tiến hành<br />
gây tê khó khăn hoặc chạm mạch. Khoang<br />
NMC là một khoang ảo chứa mỡ, các rễ thần<br />
kinh xuất phát từ tủy sống và đám rối mạch<br />
máu. Tỉ lệ chạm mạch khi gây tê NMC dao<br />
động khoảng 1-10% và cao hơn nhiều ở sản<br />
phụ khoảng 18%(1). Tuy nhiên hầu hết các<br />
trường hợp đều tự giới hạn, ngoại trừ trên<br />
những bệnh nhân có bất thường đông cầm<br />
máu. Dù vậy có nhiều trường hợp máu tụ<br />
NMC ghi nhận không hề có chút khó khăn<br />
trong lúc đặt và rút catheter(5,8). Việc rút<br />
catheter NMC được cho là có nguy cơ ngang<br />
bằng với việc gây tê đặt catheter. Bằng chứng<br />
là các báo cáo tổng hợp cho thấy 30-50% các<br />
trường hợp máu tụ NMC xuất hiện sau khi rút<br />
catheter NMC, thậm chí có trường hợp bị tụ<br />
máu sau khi rút catheter đến 12 giờ(5,6,7,8). Do<br />
đó cần phải tiếp tục theo dõi bệnh nhân ít nhất<br />
12 giờ sau khi rút catheter.<br />
Triệu chứng của máu tụ NMC bao gồm:<br />
khiếm khuyết vận động không tương xứng với<br />
tình trạng giảm đau NMC hiện tại, rối loạn cảm<br />
giác, đau lưng, rối loạn cơ vòng (bí tiểu)(5,9).<br />
Trong đó khiếm khuyết vận động được xem<br />
như là “dấu hiệu sinh tồn” để theo dõi và chẩn<br />
đoán máu tụ NMC, bệnh nhân sẽ bị liệt vận<br />
động tiến triễn hai bên (có thể nặng hơn ở một<br />
bên nào đó). Bất cứ khi nào xuất hiện tình trạng<br />
này mà không thể giải thích được bởi nồng độ<br />
thuốc tê cao, liều bolus gần trước đó hoặc sau<br />
khi rút catheter thì chẩn đoán máu tụ NMC cần<br />
phải được nghĩ đến và loại trừ. Rối loạn cảm<br />
giác thay đổi nhiều dạng: tê bì, tăng đau, bỏng<br />
rát hoặc mất cảm giác hoàn toàn. Tuy nhiên<br />
triệu chứng này thường bị che khuất bởi hiệu<br />
quả giảm đau của catheter NMC nên dễ bị nhiễu<br />
và bỏ sót. Đau lưng cũng là triệu chứng có độ<br />
đặc hiệu không cao, chỉ có khoảng 38% các<br />
trường hợp có than phiền đau, nhưng cần được<br />
lưu ý nếu đau lưng xuất hiện muộn sau gây tê.<br />
Rối loạn cơ vòng thường xuất hiện muộn và dễ<br />
bị nhầm lẫn là biến chứng của thuốc Opioids.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Ngay khi nghĩ đến máu tụ NMC thì phải<br />
khẩn trương và dứt khoát để chẩn đoán ngay.<br />
Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống là tiêu<br />
chuẩn vàng chẩn đoán cũng như loại trừ máu<br />
tụ NMC và phải thực hiện càng sớm càng tốt.<br />
Nếu như không có sẵn phương tiện để chụp<br />
MRI cần chuyển bệnh nhân đến một cơ sở<br />
khác để chụp ngay(3,7,9).<br />
Cách điều trị duy nhất biến chứng này là<br />
phẫu thuật mở bản sống lấy máu tụ giải ép. Khả<br />
năng phục hồi của người bệnh sau phẫu thuật<br />
phụ thuộc vào các yếu tố sau: tốc độ thành lập<br />
máu tụ, mức độ nặng của các triệu chứng trước<br />
mổ, kích thước khối máu tụ và quan trọng hơn<br />
hết là thời gian từ lúc xuất hiện triệu chứng đến<br />
khi được can thiệp phẫu thuật. Theo<br />
Vandermulent (1994) tiên lượng tốt nếu phẫu<br />
thuật trước 8 giờ. Gần đây Meikle (2008) cho<br />
rằng khả năng phục hồi là 60% nếu mổ trước 12<br />
giờ và giảm xuống còn 10% nếu mổ sau 24 giờ.<br />
Thời gian hồi phục có thể sớm sau mổ 1- 6 tháng<br />
và có thể chậm hơn nhiều hoặc không hồi phục<br />
nếu can thiệp trễ(7,8,9). Trường hợp của chúng tôi<br />
là một bệnh nhân trẻ, khỏe mạnh (ASA I), không<br />
ghi nhận bệnh lý hoặc sử dụng thuốc ảnh hưởng<br />
cơ chế đông cầm máu, các xét nghiệm đông cầm<br />
máu trước mổ và lúc rút catheter trong giới hạn<br />
bình thường, việc đặt và rút catheter NMC khá<br />
dễ dàng, suốt quá trình theo dõi sử dụng giảm<br />
đau NMC 72 giờ sau mổ đạt hiệu quả rất tốt và<br />
không ghi nhận bất cứ khiếm khuyết thần kinh<br />
nào. Sau mổ bệnh nhân không dùng thuốc<br />
kháng đông nào, ngoại trừ Ketorolac. Như đã<br />
nói ở trên, bản thân NSAIDs không làm tăng<br />
nguy cơ chảy máu, do đó có thể nói bệnh nhân<br />
này không hề có yếu tố nguy cơ gây máu tụ<br />
NMC nào cả. Giống như trường hợp Sorkradis,<br />
bệnh nhân cũng không có bất thường gì cả, dù<br />
có sử dụng LMWH ở liều dự phòng và catheter<br />
NMC được rút 12 giờ sau liều LMWH cuối, chảy<br />
máu bắt đầu xuất hiện hơn 12 giờ sau khi rút(8).<br />
Còn trường hợp của Ousmane máu tụ NMC do<br />
rút catheter chỉ mới 2 giờ sau khi cho LMWH, lại<br />
càng khẳng định rằng cần phải tuân thủ nghiêm<br />
<br />
323<br />
<br />