Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020
lượt xem 5
download
Bài viết đè xuất giải pháp từ tăng cường quyết tâm của các bộ ngành và địa phương trong công tác tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, giải quyết tốt những mâu thuẫn về lợi ích và động lực trong cổ phần hóa, tăng cường kiểm tra giám sát quá trình cổ phần hóa, nâng cao năng lực điều hành của doanh nghiệp, cũng như hoàn thiện mô hình cơ quan quản lý vốn Nhà nước theo hướng tập trung và chuyên nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020
- TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020 PGS.TS. Bùi Đức Tuân ThS. NCS. Lê Huỳnh Mai Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước là một trong ba trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế. Giai đoạn 2011-2015, công tác tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước đã đạt được một số kết quả tích cực, trong đó đã cổ phần hóa và sắp xếp được hơn 500 doanh nghiệp, thể chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục được hoàn thiện, kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa được cải thiện đáng kể. Năm 2016 tiếp tục là một năm có kết quả đáng khích lệ trong công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, công tác tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn một số bất cập, đặt ra những thách thức cần vượt qua để thực hiện thành công kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, trong đó công tác sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước chưa đi sâu vào khía cạnh chất lượng, bán cổ phần lần đầu ra công chúng chưa đạt kỳ vọng, công tác quản trị điều hành trong doanh nghiệp còn nhiều bất cập về động lực và năng lực quản lý. Trước thực trạng đó, cần thiết có những giải pháp từ tăng cường quyết tâm của các bộ ngành và địa phương trong công tác tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, giải quyết tốt những mâu thuẫn về lợi ích và động lực trong cổ phần hóa, tăng cường kiểm tra giám sát quá trình cổ phần hóa, nâng cao năng lực điều hành của doanh nghiệp, cũng như hoàn thiện mô hình cơ quan quản lý vốn Nhà nước theo hướng tập trung và chuyên nghiệp. Từ khóa: Cổ phần hóa, doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu, IPO, quản trị điều hành 1. Thực trạng tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nƣớc giai đoạn 2011-2016 1.1. Thực trạng thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước là một trong 3 trụ cột chính của mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế đã được cụ thể hóa tại Hội nghị lần thứ 3, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Từ năm 2011 đến năm 2015, cả nước đã sắp xếp, cổ phần hóa được được 490 doanh nghiệp, trong đó riêng năm 2015 là 244 doanh nghiệp. Tiếp tục thành công này, năm 2016 được kỳ vọng tiếp tục đạt nhiều thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN. Năm 2016, cả nước đã tiến hành, cổ phần hóa được 52 DNNN và 3 đơn vị 253
- sự nghiệp công lập. Các doanh nghiệp được cổ phần hóa trong năm 2016 tập trung chủ yếu ở một số đơn vị chủ quản như Bộ Công thương (11 doanh nghiệp), Bộ Quốc phòng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (mỗi bộ 8 doanh nghiệp), Bộ Xây dựng (2 doanh nghiệp), Bộ Giao thông Vận tải (1 doanh nghiệp) (Chi tiết tại Bảng 1). Bảng 1: Các DNNN cổ phần hóa năm 2016 phân theo đơn vị chủ quản Số doanh STT Đơn vị chủ quản nghiệp 1 Bộ Giao thông vận tải 1 2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 8 3 Bộ Xây dựng 2 4 Bộ Công thương 11 5 Bộ Quốc phòng 8 6 Tập đoàn Công nghiệp cao su 2 7 TCT Lương thực miền Nam 2 8 TCT Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước 1 9 Thành phố Đà Nẵng 1 10 Thành phố Hà Nội 2 11 Tỉnh Thừa Thiên Huế 1 12 Tỉnh Khánh Hòa 1 13 Tỉnh Kon Tum 1 14 Tỉnh Tiền Giang 1 15 Tỉnh Bến Tre 1 16 Tỉnh Đắk Lắk 1 17 Tỉnh Hải Dương 1 18 Tỉnh Quảng Ninh 1 19 Tỉnh Bình Dương 1 254
- Số doanh STT Đơn vị chủ quản nghiệp 20 Tỉnh Gia Lai 3 21 Tỉnh Hà Nam 1 22 Tỉnh Đồng Tháp 1 23 Tỉnh Nam Định 2 24 Tỉnh Sơn La 1 Tổng 55 Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới phát triển doanh nghiệp Phân theo lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp được cổ phần hóa năm 2016 tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực như nông, lâm, ngư nghiệp (15 doanh nghiệp), xây dựng - giao thông vận tải (13 doanh nghiệp), cơ khí và thiết bị công nghiệp (9 doanh nghiệp), dịch vụ, du lịch (7 doanh nghiệp),... (Chi tiết tại Bảng 2). Bảng 2: Số DNNN cổ phần hóa năm 2016 phân theo lĩnh vực STT Lĩnh vực Số doanh nghiệp 1 Xây dựng - giao thông vận tải 13 2 Nông, lâm, ngư nghiệp 15 3 Xuất nhập khẩu 3 4 Cơ khí và thiết bị công nghiệp 9 5 Khai thác khoáng sản 1 6 Môi trường, chiếu sáng, cấp thoát nước 5 7 Dịch vụ, du lịch 7 8 Dệt may 1 9 Khác 1 Tổng 55 Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới phát triển doanh nghiệp Ngoài các doanh nghiệp được cổ phần hóa, năm 2016, cả nước cũng đã thực hiện sắp xếp theo các hình thức khác với 12 doanh nghiệp (giải thể 10 doanh nghiệp, phá sản 1 doanh nghiệp và bán 1 doanh nghiệp). DNNN trước khi 255
- cổ phần hóa đã được xử lý khá triệt để nợ và tài sản tồn đọng, đảm bảo lành mạnh về tài chính trước khi chuyển thành công ty cổ phần. Nhiều nhà đầu tư có tiềm năng và chiến lược đã mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa. Như vậy, tính từ năm 2011 đến hết năm 2016, cả nước đã sắp xếp và cổ phần hóa được 557 doanh nghiệp. Tổng giá trị thực tế của các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa là 760.774 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước là 188.274 tỷ đồng. Tuy nhiên có thể thấy, mặc dù có nhiều những cơ chế, chính sách được đổi mới, bổ sung, hoàn thiện nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp, ngăn ngừa thất thoát vốn và tài sản Nhà nước nhưng năm 2016, tốc độ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp đang có dấu hiệu chững lại hơn so với năm 2014 và 2015. Năm 2016, chỉ có 67 DNNN được sắp xếp và cổ phần hóa trong khi năm 2015 con số này là 244 doanh nghiệp (chỉ bằng 21,7% so với năm 2015). Bảng 3: Số doanh nghiệp đƣợc sắp xếp và cổ phần hóa giai đoạn 2011 - 2016 Số doanh nghiệp đƣợc sắp xếp và Năm cổ phần hóa 2011 16 2012 13 2013 74 2014 143 2015 244 2016 67 Tổng 557 Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới phát triển doanh nghiệp 1.2. Thực trạng thoái vốn Nhà nước Chủ trương thoái vốn tại những DNNN đã cổ phần hóa đã được đề cập từ cách đây gần 10 năm, với mục đích cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, đồng thời để bổ sung nguồn thu cho ngân sách. Năm 2016 có thể coi là một năm có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác thoái vốn Nhà nước. Cả nước đã tiến hành thoái vốn được cho 106 doanh nghiệp với tổng giá trị sổ sách là 4.894,93 tỷ đồng, thu về 18.383,53 tỷ đồng (bằng 256
- 3,76 lần giá trị sổ sách). Các doanh nghiệp thoái vốn Nhà nước tập trung ở các đơn vị chủ quản như Bộ Xây dựng (15 doanh nghiệp thuộc 8 tổng công ty), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Tập đoàn Viễn thông Quân đội,... Bảng 4: Tình hình thoái vốn DNNN năm 2016 Thực hiện 2016 Kế hoạch Số Giá trị vốn bán vốn STT Đơn vị chủ quản doanh Nhà nƣớc Giá trị Nhà nƣớc Giá trị nghiệp (tỷ đồng) thu hồi (tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) A Bộ, ngành 16 1.477,60 1.477,60 1.477,60 1.590,30 Bộ Nông nghiệp và Phát triển 1 1 12,90 12,90 12,90 12,90 Nông thôn 2 Bộ Xây dựng 15 1.464,70 1.464,70 1.464,70 1.577,40 B Tập đoàn, TCT 87 8.598,90 2.298,90 3.398,90 16.767,50 1 SCIC 80 8.342,70 2.042,70 3.172,70 16.494,70 2 Tập đoàn Viễn thông Quân đội 4 209,20 209,20 209,20 250,80 3 Tập đoàn Dệt may 2 17,00 17,00 17,00 22,00 4 Tập đoàn Bưu chính 1 30,00 30,00 C Địa phƣơng 3 18 18 18 26 1 Hà Nội 3 18,43 18,43 18,43 25,73 Tổng số 106 10.095,93 3.794,93 4.894,93 18.383,53 Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới phát triển doanh nghiệp Nếu so với năm 2015, số các doanh nghiệp tiến hành thoái vốn giảm khá mạnh (106 doanh nghiệp năm 2016, trong khi năm 2015 con số này là 286 doanh nghiệp). Tổng giá trị thoái vốn năm 2016 theo giá trị sổ sách đạt 4.894,93 tỷ đồng, chỉ bằng ½ so với năm 2015 (9.923,7 tỷ đồng). Mặc dù vậy, năm 2016 lại là năm các doanh nghiệp tiến hành thoái vốn cho giá trị thu hồi tăng hơn rất nhiều so với năm 2015 cũng như cả giai đoạn 2011-2015. Giai đoạn 2011-2015, giá trị thu hồi so với giá trị theo sổ sách chỉ đạt 1,4 lần, con số này là 1,5 lần năm 2015. Nhưng năm 2016, giá trị thu hồi cao gấp 3,76 lần giá trị sổ sách. 257
- Bảng 5: Tình hình thoái vốn DNNN giai đoạn 2011-2016 Thực hiện Số doanh Giá trị Kế hoạch Giá trị So với nghiệp Giá trị sổ vốn Nhà bán vốn giá trị Năm thoái vốn thu hồi nƣớc (tỷ Nhà nƣớc sách (tỷ sổ sách (doanh đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) (lần) nghiệp) đồng) 2011-2015 26.222 36.537 1,4 2015 286 14.275,56 10.420,33 9.924 15.004 1,5 2016 106 10.094,93 3.794,93 4.894,93 18.383,53 3,76 Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới phát triển doanh nghiệp Năm 2016 cũng cho thấy sự quyết liệt hơn của Chính phủ trong việc thúc đẩy triển khai thoái vốn tại 10 doanh nghiệp lớn thuộc SCIC. Trong đó, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), hiện vốn Nhà nước vẫn còn rất lớn, lên tới khoảng 90.000 tỷ đồng. Tổng công ty Cổ phần Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) cần thoái vốn 9.000 tỷ đồng, Tổng công ty Cổ phần Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) thoái vốn 24.000 tỷ đồng. Tuy nhiên trái với kỳ vọng về bán đấu giá 9% cổ phần của Nhà nước tại Vinamilk, đợt chào bán vừa qua, SCIC mới chỉ bán thành công 5,4% cổ phần của Nhà nước cho Tập đoàn F&N của Thái Lan. Còn hai doanh nghiệp lớn của ngành rượu bia thì mới thực hiện xong niêm yết trên sàn chứng khoán. Hiện nay, Sabeco chỉ mới thông qua chủ trương cho tổ chức đấu thầu công khai để thuê đơn vị tư vấn xây dựng phương án thoái vốn. 1.3. Thực trạng bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng Năm 2016, cả nước cũng đã tiến hành bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng cho 55 doanh nghiệp với tổng giá trị thu về từ bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) đạt hơn 52.506 tỷ đồng. Đây hầu hết cũng là các doanh nghiệp được tiến hành cổ phần hóa trong năm (Chi tiết tại Bảng 6). Trong đó, riêng mười doanh nghiệp IPO lớn nhất đã bán được gần 397 triệu cổ phần, tổng giá trị thu về từ IPO hơn 16.951 tỷ đồng. 258
- Bảng 6: Mƣời doanh nghiệp IPO lớn nhất năm 2016 Chào bán Kết quả bán Tổng Số cổ Số cổ Giá trị giá trị Ngày chào Giá trị 1 STT Tên doanh nghiệp phần phần TB 1 cổ thu về bán cổ phần (triệu cổ (triệu cổ phần từ IPO (VNĐ) phần) phần) (VNĐ) (tỷ VNĐ) Công ty Cổ phần 1 Sữa Việt Nam 12/12/2016 78,378 144.000 78,378 144.000 11.286 (Vinamilk) Tổng công ty Máy động lực và Máy 2 29/08/2016 167 14.290 149 14.291 2.136 nông nghiệp Việt Nam (VEAM) Công ty TNHH 3 Việt Nam Kỹ nghệ 07/03/2016 11,328 55.000 11,328 80.053 907 Súc sản (VISSAN) Công ty TNHH MTV Phát triển và 4 28/01/2016 78 10.000 78 10.000 782 Kinh doanh Nhà (RESCONNHA) Công ty mẹ - TCT 5 Dược Việt Nam 22/06/2016 42,5 10.000 42,5 10.433 444 (Vinapharm) TCT Vật liệu xây 6 19/08/2016 25 10.000 25 10.502 262,6 dựng số 1 (FiCO) Công ty TNHH MTV Cấp thoát 7 nước - Môi trường 10/08/2016 17,6 10.200 17,6 14.277 251,7 Bình Dương (BIWASE) Công ty mẹ - TCT 8 Lâm nghiệp Việt 21/04/2016 24 10.000 24 10.114 246 Nam (Vinafor) Công ty TNHH 9 MTV Sách Việt 24/03/2016 16,7 10.500 16,7 13.072 218 Nam (Savina) TCT miền Trung - 10 Công ty Cổ phần 23/11/2016 20,542 10.200 20,542 10.601 217,7 (Cosevco) Tổng 463,850 463,048 16.751 Nguồn:Tổng hợp từ Vietstock.vn 259
- Trong giai đoạn 2011-2015 và 9 tháng 2016, nước đã có 426 doanh nghiệp IPO trong số 557 đơn vị được phê duyệt phương án cổ phần hóa. 426 doanh nghiệp IPO bán cổ phần thu về 43.475 tỉ đồng. Số còn lại đang tiến hành các bước để IPO. Tuy nhiên hiện nay, sau IPO, Nhà nước vẫn nắm giữ trên 90% vốn điều lệ tại 70 doanh nghiệp, bao gồm 15 tập đoàn, tổng công ty lớn. Vốn Nhà nước còn lại tại Tổng công ty Lilama hiện lớn nhất, tới 98%. Tiếp đến là TCT Hàng không Việt Nam với tỷ lệ Nhà nước nắm giữ vốn 95,5%, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là 94,99%, Tổng công ty Thép Việt Nam là 93,6%, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam 92,5%, Tổng công ty Viglacera là 93%. Ngoài ra, Nhà nước còn nắm giữ 65% vốn tại 82 doanh nghiệp; giữ 50% vốn tại 96 doanh nghiệp; có 156 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ và 22 doanh nghiệp cổ phần hóa cùng công ty mẹ. 1.4. Thực trạng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa Qua cổ phần hóa, DNNN đã trở thành doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, tạo động lực và cơ chế quản lý năng động; huy động thêm nguồn vốn của xã hội vào sản xuất kinh doanh, hiệu quả; sức cạnh tranh và khả năng hội nhập của doanh nghiệp được nâng lên. Thực tiễn khẳng định cổ phần hóa đã trở thành giải pháp quan trọng để cơ cấu lại, đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, các DNNN sau cổ phần hóa hầu hết đều sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nộp ngân sách và thu nhập của người lao động được nâng lên. Năm 2015 là năm đánh dấu sự thành công quan trọng trong tiến trình cổ phần hóa các DNNN, với số lượng lớn (244) các DNNN được sắp xếp và cổ phần hóa. Cũng theo đó, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp được cải thiện đáng kể. Theo số liệu tổng hợp từ Bộ Tài chính, kết quả hoạt động năm 2015 của 350 doanh nghiệp sau cổ phần hóa so với trước khi cổ phần hóa cho thấy lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp này tăng 49%, nộp ngân sách tăng 27%, tổng tài sản tăng 39%, doanh thu tăng 29%, thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng 33%. 260
- Hiệu quả hoạt động của các DNNN sau cổ phần hóa năm 2016 cũng tiếp tục được duy trì và cải thiện so với các năm trước và so với trước khi cổ phần hóa. Điển hình ở một số doanh nghiệp có tên tuổi như Vinamilk, Vinaseed hay Petrolimex. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại rơi vào tình cảnh bết bát hơn, lợi nhuận liên tục giảm, số nợ phải trả tăng như Tập đoàn Cao su Việt Nam (lợi nhuận giảm từ 11.838 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 2.200 tỷ năm 2015; công nợ phải trả năm 2015 là 21.220 tỷ trên vốn điều lệ là 35.210 tỷ đồng). 2.2.1.5. Thực trạng quản trị điều hành trong các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa Trong tiến trình tái cơ cấu DNNN, nhiều nội dung về quản trị điều hành của DNNN sau cổ phần hóa đã được cải thiện. Các doanh nghiệp đã được điều hành và hoạt động theo các quy luật của kinh tế thị trường, được chủ động trong các quyết định kinh doanh của mình cũng như trong việc tuyển dụng và sử dụng nhân sự phù hợp với nhu cầu. Tư duy kinh doanh của các nhà quản trị, điều hành của DNNN sau cổ phần hóa cũng dần được cải thiện đáng kể. Một số doanh nghiệp còn thuê các đơn vị chuyên nghiệp nước ngoài để tư vấn về hệ thống quản trị cũng như tuyển dụng nhân sự cao cấp là người nước ngoài để chủ động phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, một thực tế được ghi nhận là cơ chế quản trị DNNN hiện nay còn chưa thật sự rõ ràng và thiếu chặt chẽ, đặc biệt liên quan đến vấn đề sở hữu và điều hành, dẫn đến những đợt tái cơ cấu DNNN thời gian qua thường chưa đạt được những kết quả mong muốn trong dài hạn. Trước hết, đối với nhiều DNNN sau cổ phần hóa, đại diện sở hữu vốn Nhà nước vẫn tham gia hoạt động điều hành của DNNN sau cổ phần hóa, điều này đã phần nào cản trở những sáng kiến hiệu quả trong kinh doanh do tâm lý “ông chủ giả” chỉ muốn “an phận” để bảo toàn vốn Nhà nước hơn là “cạnh tranh” vì hiệu quả của doanh nghiệp. Thứ hai, chưa có sự thay đổi thực sự trong hệ thống quản trị điều hành tại các DNNN sau cổ phần hóa khi có sự sắp xếp lại tổ chức quản lý nhưng vẫn sử dụng những người vốn trước đây là “người Nhà nước”, với kiến thức cũ và cách làm cũ, dẫn đến việc áp dụng các thông lệ quản trị hiện đại tại DNNN sau cổ phần hóa còn hết sức khó khăn. 261
- Thứ ba, với các DNNN mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối thì Nhà nước vẫn đang can thiệp khá sâu vào các hoạt động kinh doanh, làm giảm sự năng động, quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh làm giảm hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, sự chi phối quá sâu vào hoạt động kinh doanh dẫn đến sự ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước. Cuối cùng, những thông lệ quản trị tốt trên thế giới1, phù hợp với hoạt động quản trị điều hành tại các DNNN sau cổ phần hóa, chưa được áp dụng hoặc áp dụng chưa có hiệu quả đã dẫn đến những thiếu minh bạch trong quản lý điều hành, xung đột lợi ích giữa các bên trong hoạt động của DNNN. 2. Đánh giá kết quả thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nƣớc 2.1. Những kết quả đạt được trong tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước Thực hiện cổ phần hóa thành công trên 500 DNNN theo các phương án đã được phê duyệt, trong đó một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp được cổ phần hóa tập trung vào lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, một lĩnh vực vốn không thực sự hấp dẫn với các nhà đầu tư. Đã có nhiều nỗ lực tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác thoái vốn Nhà nước tại các tổng công ty và tập đoàn Nhà nước. Các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã tập trung rà soát, loại bỏ những ngành, nghề ít hoặc không liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính. Phần lớn các doanh nghiệp được cổ phần hóa hoạt động với hiệu quả được cải thiện nhiều so với trước khi cổ phần hóa. Trong đó, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa tăng mạnh, đồng thời nộp NSNN và thu nhập cho người lao động cũng tăng. 2.2. Những hạn chế trong tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước Tái cơ cấu doanh nghiệp tiến triển chậm và thiếu thực chất, cổ phần hóa DNNN chưa gắn chặt với tái cơ cấu và đa dạng hóa sở hữu, vai trò trực tiếp kinh doanh của Nhà nước vẫn còn lớn so với thông lệ quốc tế trong nhiều ngành, lĩnh vực. Cụ thể: Một là, tiến độ triển khai và hoàn thành các nhiệm vụ sắp xếp, cổ phần hóa các DNNN còn chậm. Công tác tái cơ cấu DNNN đã không tiếp nối được đà tiến triển của các năm trước. 1 Hướng dẫn của OECD về quản trị công ty trong doanh nghiệp nhà nước; do OECD phát hành năm 2005, được Tổ chức Tài chính Quốc tế tại Việt Nam (IFC) dịch và phát hành năm 2010. 262
- Hai là, kết quả sắp xếp, cổ phần hóa DNNN mới chủ yếu thay đổi về mặt số lượng, chứ chưa thực sự thay đổi về mặt chất lượng. Số lượng DNNN có thể giảm đi nhưng tỷ lệ cổ phần hóa rất thấp. Nhìn chung tái cơ cấu DNNN vẫn rất nhỏ lẻ, rất ít, chưa thay đổi được cơ cấu của doanh nghiệp để quản trị tốt hơn. Ba là, công tác thoái vốn Nhà nước trong các DNNN chưa thực hiện được nhiều. Đặc biệt là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước vẫn còn ở không ít ngành, lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ, làm cho DNNN chưa tập trung tối đa vào những lĩnh vực cần thiết. Bốn là, kết quả IPO chưa được như kỳ vọng. Ngoài một số doanh nghiệp lớn, việc chào bán cổ phần của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư, giá bán cổ phiếu không có chênh lệch nhiều so với giá chào bán, vốn được các chuyên gia đánh giá là thường được định giá thấp hơn so với giá trị thực của doanh nghiệp. Năm là, quản trị điều hành trong DNNN sau cổ phần hóa còn nhiều bất cập. Năng lực của đội ngũ quản trị điều hành còn yếu kém về hiểu biết chuyên môn trong kinh doanh, trách nhiệm với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chưa cao. Tư duy, phong cách quản trị và những nguyên tắc quản trị chưa theo được những thông lệ quản trị hiện đại. 2.3. Nguyên nhân của những hạn chế Về mặt khách quan: Những biến động của thị trường tài chính, chứng khoán quốc tế thời gian vừa qua và những khó khăn của kinh tế trong nước đã ảnh hưởng đến thị trường tài chính, chứng khoán và việc bán cổ phần, thoái vốn Nhà nước. Việc bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách để tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn chưa được đẩy nhanh do vướng những quy định pháp lý về thời gian thực hiện, trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Do nhiều doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa giai đoạn hiện nay có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, tình hình tài chính phức tạp, việc xử lý công nợ, xử lý tài chính, phương án sử dụng đất trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, việc lựa chọn cổ đông chiến lược,… cần có nhiều thời gian để chuẩn bị, xử lý. 263
- Về mặt chủ quan: Tư tưởng níu kéo lợi ích cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm khiến cho các doanh nghiệp chưa thực sự tập trung vào mục tiêu cổ phần hóa và triển khai phương án cổ phần hóa theo kế hoạch. Lợi ích cục bộ chính là rào cản lớn đối với tiến trình cổ phần hóa, chưa tạo được động lực thực sự để đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn. Lãnh đạo DNNN không phải là chủ sở hữu thật nên ít có động lực cao độ để làm việc hiệu quả và cũng không bị giám sát chặt chẽ bởi chủ sở hữu hay thị trường như trường hợp doanh nghiệp tư nhân. Cổ phần hóa chậm một phần là do tâm lý người đứng đầu DNNN muốn “làm ông chủ giả” để sử dụng vốn Nhà nước khỏe hơn ông chủ thật bỏ tiền ra để kinh doanh. Một số bộ, ngành, địa phương chưa thật sát sao, quyết liệt trong chỉ đạo và triển khai thực hiện phương án sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, một số bộ, ngành chưa tập trung cho việc ban hành cơ chế, chính sách theo đúng kế hoạch đã đề ra. Sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành trong cổ phần hóa, hoàn thiện thể chế, rồi một số chính sách chưa chặt chẽ, chưa ăn ý, chưa kịp thời. Năng lực quản lý điều hành của cán bộ DNNN chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đòi hỏi. Lực lượng cán bộ quản lý ở hầu hết các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp đã cổ phần hóa) chưa thay đổi tư duy quản lý theo các thông lệ quản trị hiện đại. Quy mô của doanh nghiệp tăng nhưng không có sự chuyển biến về chất trong hoạt động và quản lý điều hành, do đó, việc tái cơ cấu thời gian qua chưa phát huy một cách tối đa năng lực cũng như lợi thế riêng vốn có của từng doanh nghiệp. Mô hình, tổ chức, cơ chế thực hiện chức năng chủ sở hữu Nhà nước còn phân tán, thiếu chuyên nghiệp, phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn nhiều vướng mắc, lúng túng, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý, gây khó khăn cho tổ chức, hoạt động và đổi mới quản trị DNNN. Điều này đã dẫn đến những hệ lụy không mong đợi như để thất thoát tài sản của Nhà nước (trường hợp F FILM), thâu tóm cổ phần của doanh nghiệp (trường hợp của Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang),... 264
- 3. Giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nƣớc đến năm 2020 Trong thời gian tới, nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN cần tiếp tục thực hiện những giải pháp trọng tâm như: Thứ nhất, các bộ ngành và địa phương cần không ngừng quán triệt, thực hiện kế hoạch, lộ trình tái cơ cấu DNNN, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo hoàn thành theo đúng Đề án đã được phê duyệt. Có biện pháp xử lý nghiêm đối với lãnh đạo doanh nghiệp không thực hiện đúng hoặc thực hiện không có hiệu quả tái cơ cấu và nhiệm vụ được giao trong quản lý, điều hành doanh nghiệp. Thứ hai, phải lành mạnh hóa hoạt động của doanh nghiệp, giải quyết tốt những vướng mắc, mâu thuẫn có thể là rào cản đối với tiến trình cổ phần hóa. Gắn trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu DNNN cho lãnh đạo từng bộ, ngành, địa phương phải thực hiện được lộ trình như trên trong quá trình chuẩn bị cổ phần hóa. Thứ ba, phải tăng cường kiểm tra thanh tra, giám sát, kiểm toán để không thất thoát vốn Nhà nước trong quá trình cổ phần hóa. Tiếp tục theo dõi, giám sát quá trình thực hiện các Đề án tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hóa DNNN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để kịp thời xử lý các vướng mắc khó khăn phát sinh về cơ chế chính sách cổ phần hóa, thoái vốn để thúc đẩy tiến độ tái cơ cấu DNNN theo thị trường gắn với hội nhập. Thứ tư, nâng cao chất lượng quản trị và hiệu quả hoạt động của DNNN; hoàn thiện các quy chế, quy định nội bộ theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Thứ năm, nâng cao hiệu quả quản lý của chủ sở hữu Nhà nước, hoàn thiện mô hình cơ quan quản lý vốn Nhà nước theo hướng tập trung và chuyên nghiệp, phân tách rõ giữa chức năng quản lý Nhà nước và quản lý của chủ sở hữu Nhà nước. Cơ quan quản lý vốn Nhà nước phải là một nhà đầu tư chủ động, nắm rõ được danh mục tài sản (vốn) của Nhà nước tại các doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh, quyết định về việc tiếp tục hay rút lui trong đầu tư tại các doanh nghiệp. Cơ quan này hoạt động trên nguyên tắc chuyên nghiệp, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và nhân viên được tuyển dụng công khai với trách nhiệm và quyền lợi gắn với kết quả kinh doanh. Thành lập một quỹ đầu tư theo mô hình Temasek của Xingapore là một phương án phù hợp. 265
- Tài liệu tham khảo 1. Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp (2016), Báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước năm 2016 và thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Hà Nội. 2. Ban Kinh tế Trung ương (2017), 2017 - Vượt khó khăn, tiếp tục phát triển, Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2017. 3. Bộ Tài chính (2015), Báo cáo Tái cơ cấu DNNN 5 năm 2011-2015 và nhiệm vụ giải pháp đến năm 2020, Hà Nội. 4. Chính phủ (2016), Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016- 2020, Hà Nội. 5. Chính phủ (2017), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2016 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, Hà Nội. 6. Ngô Thắng Lợi, Trần Thị Vân Hoa (2016), Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Triển vọng đến năm 2020, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật. 7. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm từ 2011 đến 2015, NXB Thống kê. 8. VCCI (2016), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2015, NXB Thông tin và Truyền Thông. 266
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vì sao phải tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước?
4 p | 211 | 21
-
Thực trạng tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và một số vấn đề đặt ra
8 p | 98 | 19
-
Thực trạng, vấn đề trong triển khai đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thời gian qua
6 p | 82 | 8
-
Thúc đẩy tiến trình thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
5 p | 39 | 6
-
Xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước
4 p | 66 | 6
-
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Các "điển nghẽn" và giải pháp thúc đẩy
3 p | 52 | 6
-
Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước: Nhìn từ góc độ thể chế
3 p | 66 | 6
-
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Trách nhiệm, quyết tâm là giải pháp hàng đầu
3 p | 60 | 5
-
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 kết quả, hạn chế và một số giải pháp
11 p | 61 | 5
-
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, những kết quả đạt được và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2015
5 p | 91 | 5
-
Giải pháp đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
7 p | 77 | 5
-
Tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
3 p | 83 | 4
-
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
4 p | 75 | 3
-
Đẩy nhanh tiến độ và tăng cường hiệu quả tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
8 p | 67 | 3
-
Nhìn lại quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
5 p | 13 | 3
-
Cần đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
3 p | 66 | 2
-
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và các giải pháp đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu
6 p | 38 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn