Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Ngữ văn - ThS. Võ Thị Thoa
lượt xem 4
download
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Ngữ văn gồm các nội dung chính như sau: Những vấn đề chung về dạy học phân môn Tập làm văn cho học sinh THCS theo định hướng phát triển năng lực người học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018; Dạy học môn Tập làm văn theo định hướng phát triển năng lực người học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Ngữ văn - ThS. Võ Thị Thoa
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG THƢỜNG XUYÊN 2020 MÔN: NGỮ VĂN Chuyên đề SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC, GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GDPT 2018 ThS. VÕ THỊ THOA Pleiku – Tháng 8/2020
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HOC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƢỜI HỌC TRONG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 ........................................................................ 3 1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 3 1.2. Dạy học Tập làm văn trong chương trình giáo dục phổ thông mới ............... 8 CHƢƠNG 2 DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH THCS THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƢỜI HỌC 13 2.1. Giúp học sinh nhận diện và xác định các thể loại văn bản được dạy ở trường THCS ....................................................................................................... 13 2.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài ............................................................ 15 2.3. Hướng dẫn học sinh (quan sát), tìm ý/ luận điểm ........................................ 23 2.4. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý ...................................................................... 26 2.5. Hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn, liên kết, tách đoạn ............................. 32 2.6. Hướng dẫn học sinh viết phần mở, thân, kết bài ......................................... 38 2.7. Hướng dẫn học sinh diễn đạt bằng văn nói .................................................. 51 CHƢƠNG 3 BÀI SOẠN THAM KHẢO VỀ DAY HỌC TẬP LÀM VĂN THCS THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƢỜI HỌC - THỰC HÀNH SOẠN GIẢNG ......................................................................... 53 Bài soạn tham khảo về luyện tâp viết đoạn văn chứng minh ( Ngữ văn lớp 7) .. 53 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 65
- MỞ ĐẦU Giáo dục phổ thông Việt Nam đang chuyển từ chương trình định hướng nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để đạt được mục tiêu và yêu cầu của dạy học theo định hướng năng lực, người dạy phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về thụ kiến thức sang dạy học cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho người học. Yêu cầu dạy học này đòi hỏi được thực hiện ở tất cả các môn học, trong đó có dạy học phát triển năng lực viết và nói. Môn Ngữ văn nói chung, Tập làm văn ở Trung học cơ sở nói riêng, được coi trọng do sự ứng dụng trong học tập và cuộc sống. Tạo lập văn bản nhằm mục đích giao tiếp và học tập luôn được quan tâm trong nhà trường. Tập làm văn là phân môn tổng hợp, thực hành những tri thức văn học, tiếng Việt, giúp học sinh có năng lực tạo lập các thể loại văn bản trong quá trình học tập. Do đó, việc dạy học Tập làm văn khá quan trọng. Việc dạy học Tập làm văn cho học sinh trung học cơ sở rất hữu ích. Song, các công trình nghiên cứu, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo khi biên soạn, các tác giả chưa dành nhiều sự quan tâm đến rèn kỹ năng…hình thành năng lực cho học sinh. Thực tế qua các đợt thao giảng, thi GVG các cấp, tỉ lệ các tiết dạy tự chọn phân môn Tập làm văn rất ít; GV rất ngại dạy phân môn này vì tính khuôn mẫu của quy trình, thao tác chưa định hình chắc chắn... Bên cạnh đó, thực tiễn dạy học, việc rèn luyện các kỹ năng, cung cấp tri thức cơ sở để thực hành chưa được thầy cô quan tâm đúng mức. Học sinh khi tạo lập văn bản nói, viết gặp những trở ngại nhất định. Vì thế quá trình dạy học Tập làm văn còn gặp một số khó khăn. Đây là vấn đề cần quan tâm trong xu hướng dạy học hình thành năng lực, đặc biệt biệt năng lực tạo lập văn bản cho học sinh. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn chuyên đề: “Dạy học phân môn Tập làm văn cho học sinh trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực người học” với mục đích cụ thể hoá việc dạy học Tập làm văn, góp phần giúp học sinh biết cách tạo lập các bộ phận và văn bản hoàn chỉnh theo các thể loại ở trường trung học cơ sở (THCS). Chuyên đề bao gồm các nội dung như sau: Những vấn đề chung về dạy học phân môn Tập làm văn cho học sinh THCS theo định hướng phát triển năng lực người học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018; Dạy học môn Tập làm văn theo định hướng phát triển năng lực người hoc; Bài giảng tham khảo; thực hành soạn, giảng phân môn Tập làm văn cho học sinh Trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực. Cụ thể, chuyên đề cung cấp một số lý thuyết cơ bản, tinh giản và hướng dẫn thực hành về cách thức dạy học những đơn vị kiến thức, bộ phận và tạo lập văn bản các thể loại cho học sinhTHCS. 1
- Tài liệu sẽ giúp ích cho học viên trong quá trình tập huấn, bồi dưỡng về dạy học phân môn Tập làm văn cho học sinh THCS theo định hướng phát triển năng lực. Bên cạnh đó tài liệu còn giúp học viên có thể tự học, tự nghiên cứu để vận dụng những tri thức, kỹ năng dạy học Tập làm văn ở THCS. Trong quá trình biên soạn, chắc chắn còn những thiếu sót, mong sự góp ý của thầy cô giáo, đồng nghiệp, học viên để chúng tôi tiếp tục chỉnh sửa hướng đến việc đáp ứng yêu cầu thực tế, tài liệu sẽ hoàn thiện hơn! Nhóm biên soạn 2
- CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HOC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƢỜI HỌC TRONG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh THCS 1.1.1.1. Đổi mới cách dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh Đặc điểm của đào tạo dựa trên năng lực hiện nay biểu hiện rõ nhất qua năm đặc tính cơ bản: - Tiếp cận năng lực dựa trên triết lý người học là trung tâm. - Tiếp cận năng lực đáp ứng các đòi hỏi của hoạt động nghề nghiệp. - Tiếp cận năng lực là định hướng cuộc sống thật, hoạt động nghề nghiệp thật. - Tiếp cận năng lực là rất linh hoạt và năng động. - Năng lực được hình thành ở người học một cách rõ ràng. Các năng lực là nội dung của tiêu chuẩn nghề. Những đặc tính cơ bản này dẫn tới những ưu điểm của đào tạo theo tiếp cận dựa trên năng lực là đào tạo cho phép cá nhân hóa việc học trên cơ sở mô hình năng lực, người học sẽ bổ sung những thiếu hụt của cá nhân để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của mình. 1.1.1.2. Năng lực và đánh giá năng lực - Năng lực Năng lực cũng tùy vào cách tiếp cận và lĩnh vực áp dụng mà có cách tiếp cận khác nhau. Trong lĩnh vực Giáo dục mấy năm gần đây, loại năng lực được nhiều người quan tâm là những năng lực chung- năng lực cốt lõi. Đây là loại năng lực mà bất kỳ một học sinh nào cũng cần được hình thành và phát triển để có thể đối mặt với những thay đổi và thách thức khi bước vào cuộc sống. Bên cạnh đó là các năng lực chuyên biệt do các lĩnh vực- môn học cụ thể mang lại. Tuy cách phát biểu về năng lực có thể khác nhau nhưng đều thống nhất trong cách hiểu về bản chất của khái niệm này. Có thể nêu lên mấy điểm thống nhất sau: 3
- Năng lực là sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố: kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, ý chí, kinh nghiệm và nhiều nguồn lực tinh thần khác để giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, học tập và lao động. Năng lực quan hệ chặt chẽ với tri thức, kỹ năng. Để phát triển năng lực nào đó học sinh cần có một số kỹ năng nhất định. Tri thức, kỹ năng tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy năng lực phát triển. Ngược lại, năng lực giúp học sinh nắm vững tri thức, kỹ năng cần thiết. - Đánh giá năng lực Là đánh giá khả năng thực hiện, vận dụng; thông qua hành động để đo đếm, xác định chứ không chỉ yêu cầu biết và hiểu. Việc thực hiện ở đây phải gắn với ý thức và thái độ; phải có kiến thức và kĩ năng, chứ không phải thực hiện một cách máy móc. Các thành tố cơ bản cấu thành năng lực vẫn là kiến thức và kĩ năng; vì thế muốn hình thành năng lực vẫn phải thông qua kiến thức và kĩ năng. Tuy nhiên nếu chỉ mình kiến thức và kĩ năng, nhất là khi chúng tách rời nhau, thì chưa thể có năng lực thực sự. Trong dạy học theo định hướng năng lực, đánh giá kết quả học tập của học sinh không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện thông tin đã biết làm trọng tâm mà chú trọng khả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức trong những tình huống cụ thể. 1.1.1.3. Đổi mới cách dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh Trong dạy học Tập làm văn, không phải tất cả những hiểu biết về các kiểu, loại văn bản tự nhiên đều biến thành kỹ năng nói, viết thành thạo các kiểu, loại văn bản ấy. Phải từ những kiến thức được học, học sinh phải vận dụng vào thực tế, khả năng đó gọi là kỹ năng. Như vậy giữa tri thức, kỹ năng, có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, tuy nhiên chúng cũng có tính độc lập riêng biệt. Trong nhà trường THCS, việc dạy học Tập làm văn bắt đầu từ việc rèn luyện các kỹ năng trong hệ thống kỹ năng tạo lập văn bản. Đó là kỹ năng tìm hiểu- phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, diễn đạt, trình bày văn bản... Việc đổi mới dạy học Tập làm văn ở THCS theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau: Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn… 4
- Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới… Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo. Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV- HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót. Năng lực Ngữ văn và đánh giá năng lực Ngữ văn Năng lực Ngữ văn: Là trình độ vận dụng các kiến thức, kĩ năng cơ bản về văn học và tiếng Việt, TLV... để thực hành giao tiếp trong cuộc sống. Học sinh tiếp nhận văn bản là khả năng lĩnh hội, nắm bắt được các thông tin chủ yếu. Ttừ đó hiểu đúng, hiểu thấu đáo, thấy cái hay, cái đẹp của văn bản, nhất là văn bản văn học. Muốn có năng lực tiếp nhận phải biết cách tiếp nhận. Tức là dựa vào những yếu tố, cơ sở (từ, ngữ, câu, đoạn, hình ảnh, biểu tượng, số liệu, sự kiện, tiêu đề, dấu câu…) để có thể có được các thông tin và cách hiểu ấy. Đánh giá năng lực tiếp nhận thường dựa vào kết quả của 2 kĩ năng chính là nghe và đọc. Năng lực sản sinh ( tạo lập văn bản) dựa vào 2 kỹ năng nói, viết. Văn bản ở đây cần hiểu không chỉ các thể loại thiên về văn chương mà còn như là một thông báo nơi công cộng, một bản thuyết minh công dụng và cấu tạo của máy móc, một đơn xin việc… Tóm lại, bên cạnh việc yêu cầu học sinh đọc hiểu một đoạn văn, bài thơ; nhà trường cần dạy và yêu cầu các em biết đọc hiểu các loại văn bản để nắm được thông tin và hiểu đúng ý nghĩa của văn bản. Để đánh giá năng lực Ngữ văn ( cả tiếp nhận và tạo lập) cần phải cụ thể hóa các kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết) thành nhiều mức độ khác nhau. Mục tiêu của đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực cần xác định được khả năng tiếp nhận và vận dụng tổng hợp những gì đã học của học sinh trong quá trình học tập. 1.1.1.4. Dạy học Tập làm văn hướng đến hình thành các năng lực cụ thể 5
- Trong dạy học Tập làm văn, chủ yếu rèn cho học sinh hai kỹ năng nói, viết để tạo lập văn bản. Năng lực tạo lập văn bản là khả năng biết nói, viết, tổ chức, xây dựng một văn bản hoàn chỉnh đúng quy cách và có ý nghĩa. Muốn có năng lực tạo lập phải biết cách tạo lập. Tức là nắm được cách viết một loại văn bản nào đó. Đánh giá năng lực tạo lập thường dựa vào kết quả của 2 kĩ năng chính là nói và viết. Cũng như kĩ năng đọc ở năng lực tiếp nhận; việc kiểm tra đánh giá năng lực tạo lập chủ yếu dồn vào cho kĩ năng viết văn bản. Văn bản yêu cầu học sinh trung học cơ sở tạo lập là tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, ứng dụng. Cụ thể, bậc THCS chú trọng dạy cho HS cách tiếp nhận văn bản thơ văn nghệ thuật nhưng khó yêu cầu các em tạo lập ra được loại văn bản này. Bởi đây là loại văn bản phụ thuộc vào năng khiếu, không phải muốn là có, cố mà thành. Ngoài ra còn chú trọng cung cấp cho HS biết tạo lập các vawbn bản ứng dụng...Mức độ yêu cầu của bậc học là biết kể lại, tả lại một sự việc, con người, quang cảnh; biết phát biểu những suy nghĩ, cảm tưởng của bản thân một cách trung thực, xúc động, tạo lập được các văn bản thuyết minh, nghị luận…theo đúng mẫu đã học. Từ những vấn đề trên, trong phạm vi chuyên đề, chúng tôi chỉ lựa chọn những vấn đề cơ bản trong dạy học Tập làm văn, đặc biệt ở các thể loại văn bản nhằm đề xuất cách rèn luyện cho học sinh THCS theo định hướng phát triển năng lực một cách hiệu quả. 1.1.1.5. Dạy học Tập làm văn đáp ứng đặc trưng, tính chất thực hành của bộ môn Lý thuyết Tập làm văn ở trường phổ thông là lí thuyết thực hành. Sách giáo khoa Ngữ văn phần Tập làm văn hiện nay ở trung học cơ sở bao gồm lí thuyết về kiểu bài và lí thuyết về kĩ năng; trong đó, lí thuyết kĩ năng chủ yếu là thực hành nhận biết và tạo lập các loại văn bản. Thực hành Tập làm văn là những giờ dùng để luyện tập, hình thành kĩ năng, kĩ xảo tạo lập văn bản cho học sinh. Thời gian dùng để luyện tập có thể được bố trí xen kẽ với việc giảng lí thuyết nhưng thường được tách ra thành những tiết luyện riêng. Hiện nay, chương trình và sách giáo khoa phần Tập làm văn không định ra cụ thể số tiết thực hành cho từng chương hoặc từng bài cụ thể nhưng qua sách giáo viên, chúng ta có thể tìm được những chỉ dẫn rõ hơn cho tỉ lệ giữa lí thuyết và thực hành ở từng bài, từng kiểu loại văn bản... Để bảo đảm đặc trưng thực hành trong dạy học Tập làm văn đạt hiệu quả, giáo viên cần chú ý: + Cung cấp đầy đủ những kiến thức lí thuyết định hướng thực hành. Không có lí thuyết định hướng, học sinh sẽ nói, viết tuỳ tiện. Có những tiết luyện tập chỉ nhằm vào việc luyện một thao tác, khẳng định, củng cố một loại kiến thức nhưng phần lớn những tiết luyện tập đều nhằm vào việc củng cố, 6
- làm sáng tỏ lí thuyết cũng như rèn luyện kĩ năng. Bởi vậy, dù là giờ thực hành nhằm khẳng định, củng cố, rèn luyện một hay nhiều kĩ năng...giáo viên cũng đều cần cung cấp đủ các nội dung lí thuyết, dù là lí thuyết về các thao tác thực hành. + Chuẩn bị tốt nội dung viết (hoặc nói ). Nếu chỉ có kiến thức lí thuyết về các kiểu bài Tập làm văn và các thao tác làm văn, học sinh chưa thể tạo ra được một văn bản tốt. Học sinh sẽ không biết viết gì, nói gì trong bài làm của mình khi chưa có những hiểu biết đầy đủ về đối tượng trình bày. + Tạo được nhu cầu giao tiếp cho học sinh. Đây là điều hết sức quan trọng, đặc biệt đối với những giờ luyện nói. Học sinh sẽ không thể nói được, viết được bất cứ điều gì khi các em không có nhu cầu giao tiếp. + Tạo môi trường giao tiếp tốt. Đây là yêu cầu quan trọng đối với giờ Tập làm văn nói. + Dạy học định hướng hành động là dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiện đặc trung bộ môn Tập làm văn kết hợp lý thuyết với thực hành. 1.1.2. Cơ sở Ngôn ngữ học Ngôn ngữ học văn bản là một bộ môn chuyên nghiên cứu đặc điểm của văn bản, kết cấu văn bản, các dạng thông tin của văn bản. Quá t nh giao tiếp giữa người viết và người đọc là quá trình mã hóa văn bản, cụ thể đây chính là việc tạo lập văn bản trong nhà trường. Bởi vậy, ngôn ngữ học văn bản được xem là một tiền đề lí thuyết quan trọng của môn Tập làm văn. Viết các bộ phận văn bản và văn bản hoàn chỉnh là hướng đến mục đích của quá trình đó. Một trong những quan điểm dạy học hiện đại là dạy theo quan điểm giao tiếp. Giao tiếp được thực hiện bằng văn bản. Như vậy có thể nói rằng văn bản là đơn vị giao tiếp cơ bản nhất của ngôn ngữ. Mặt khác, làm văn là sáng tạo, sản sinh các loại văn bản. Việc dạy Tập làm văn chính là dạy cách tổ chức giao tiếp bằng văn bản. Giao tiếp bằng ngôn ngữ không đơn thuần chỉ nhằm mục đích thông tin mà chủ yếu là quá trình tác động tới người nhận về nhận thức, quan điểm, thẩm mĩ và hành động. Không có một văn bản nào chỉ nhằm mục đích thông tin thuần túy (hay nói chính xác hơn là rất ít những văn bản chỉ nhằm mục đích thông tin) mà qua thông tin để nhằm những mục đích nhất định. Do vậy tạo lập văn bản trong dạy học Tập làm văn rất quan trọng. Chuyên đề hướng tới việc rèn luyện kĩ năng tạo lập các bộ phận và văn bản hoàn chỉnh (cả văn bản nói và văn bản viết) cho học sinh trung học cơ sở. 1.1.3. Cơ sở Tâm lý- Giáo dục học Dưới ánh sáng của Tâm lý học, Giáo dục học, bao giờ một hoạt động diễn ra cũng gồm nhiều hành động. Trong một hành động lại có nhiều hành vi. Ở từng hành vi bao gồm một loạt các thao tác. Như vậy, để thành thạo một 7
- hoạt động hay một hành động nào đó, con người cần thành thạo các hành vi, thao tác. Điều đó có được không có con đường nào khác cần phải trải qua quá trình rèn luyện.... Dạy học Tập làm văn ở THCS, đặc biệt cách thức tìm hiểu, rèn kỹ năng viết các thành phần và tạo lập văn bản các thể loại văn cho học sinh THCS cần phải dựa vào các quy luật của Tâm lý học, Giáo dục học và đặc thù của phân môn. Chính vì thế, để hình thành kỹ năng ấy cho học sinh cần thông qua con đường luyện tập nhiều lần về một loại hình công việc nhất định. Quá trình viết một bài văn nghị luận cho học sinh là một quá t nh thực hiện một chuỗi các thao tác như tìm hiểu đề hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết mở bài, thân bài, kết bài, tạo lập văn bản hoàn chỉnh. Như vậy để các thao tác này đạt tới sự thuần thục, nhuần nhuyễn, trong dạy học Tập làm văn, giáo viên cần kết hợp giữa dạy lí thuyết và hướng dẫn học sinh thực hành qua hệ thống bài tập rèn luyện. 1.2. Dạy học Tập làm văn trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 1.2.1. Chƣơng trình Ngữ văn- trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018 Chương trình Ngữ văn 2018 xuất phát từ các yêu cầu cần có cho HS về năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học để lựa chọn các nội dung văn học và ngữ học cần dạy. Như thế các kiế n thức chỉ có ý nghĩa và lọt vào CT mới khi chúng phục vụ đắc lực, trực tiếp cho yêu cầu phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Cũng vì thế loại bỏ được những kiến thức không thiết thực, xa với mục tiêu của CT. Chương trình trước đây thường được thiết kế độc lập theo các cấp khác nhau về người biên soạn, thời điểm và cách thức triển khai. Hệ quả có sự vênh lệch khá lớn trong quan niệm, cách tiếp cận, thuật ngữ, khái niệm... giữa CT các cấp. CT Ngữ văn mới lần này được thiết kế cùng một lúc cả các cấp do một tập thể tác giả, với cùng một quan điểm chung, thống nhất với CT tổng thể của tất c ả các môn học. Vì thế t ạo được sự thống nhất, đồng bộ trong quan điểm, cách tiếp cận, nội dung và cấu trúc văn bản CT. 1.2.1.1 Những yêu cầu về dạy học viết văn bản trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới Chương trình Ngữ văn THCS hiện hành chia ra 6 kiểu văn bản chính: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và văn bản nhật dụng ( sử dụng nhiều trong các công việc hành chính - công vụ, giao dịch hằng ngày). cụ thể như sau Lớp 6, 7: học văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, cách thức tạo lập một số văn bản hành chính thông dụng. Lớp 8, 9: Ôn lại và nâng cao cách tạo lập các loại văn bản đã học ở lớp 6, 7 nhưng các loại văn bản được học theo lối kết hợp, chẳng hạn: tự sự gắn 8
- với miêu tả, trữ tình; biểu cảm gắn với miêu tả, nghị luận; nghị luận kết hợp với thuyết minh, biểu cảm..... để học sinh có năng lực viết văn tự nhiên, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu biểu đạt của mình. Trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, nội dung chương trình ở bậc THCS yêu cầu: Học sinh viết được các kiểu văn bản với mức độ cao hơn Tiểu học như: + Viết được văn bản tự sự có sáng tạo, có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm; + Viết được văn bản biểu cảm về tác phẩm văn học, làm được một số câu thơ có ý, có vần, có hình ảnh; + Viết được bài tùy bút đơn giản; + Viết được văn bản nghị luận thể hiện suy nghĩ và chủ kiến cá nhân, đòi hỏi những thao tác lập luận tương đối đơn giản, bằng chứng dễ tìm kiếm; 1.2.1.2. Yêu cầu cụ thể từng khối lớp 1.2.1.2.1. Đối với học sinh lớp 6 * Quy trình viết - Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. * Thực hành viết - Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. - Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích. - Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt. - Bước đầu biết làm bài thơ lục bát; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ lục bát - Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà mình quan tâm: nêu được vấn đề và suy nghĩ của người viết, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình. - Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện. - Viết được biên bản ghi chép đúng quy cách, nêu đầy đủ các nội dung chính về một vụ việc hay một cuộc họp, cuộc thảo luận. - Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã đọc bằng sơ đồ. 9
- 1.2.1.2.2. Đối với học sinh lớp 7 * Quy trình viết - Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. * Thực hành viết - Viết được bài văn kê lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả. - Viết được bài văn biêu cảm (về con người hoặc sự việc). - Bước đầu biết làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ bốn, năm chữ. - Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng. - Bước đầu biết viết bài phân tích đặc điêm nhân vật trong một tác phẩm văn học. - Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. - Viết được văn bản tường trình rõ ràng, đầy đủ, đúng quy cách. - Biết tóm tắt một văn bản theo yêu cầu về độ dài khác nhau, đảm bảo được nội dung chính của văn bản. 1.2.1.2.3. Đối với học sinh lớp 8 * Quy trình viết - Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin, tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. * Thực hành viết - Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả 2 yếu tố này trong văn bản. - Bước đầu biết làm một bài thơ tự do (sáu, bảy chữ). Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do. - Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó; nêu được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. - Viết được bài phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dân ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật 10
- được dùng trong tác phẩm. - Viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách; nêu được những thông tin quan trọng; trình bày mạch lạc, thuyết phục.Viết được văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống 1 1.2.1.2.4. Đối với học sinh lớp 9 * Quy trình viết - Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin, tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. - Có hiểu biết và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, biết cách trích dân văn bản của người khác. * Thực hành viết - Viết được một truyện kể sáng tạo, có thể mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện. - Bước đầu biết làm một bài thơ tám chữ. Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ. - Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục. - Viết được một văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó. - Viết được bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ. - Viết được một quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động, sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ. 1.2.2. Một số định hướng về phương pháp dạy kĩ năng viết ở THCS Dựa vào yêu cầu cần đạt của chương trình, có thể thấy trong việc dạy kĩ năng viết, người GV cần nắm được một số phương pháp theo nhóm sau: - Phương pháp dạy kĩ thuật viết ( chủ yếu ở cấp Tiểu học) - Phương pháp dạy viết đoạn văn và văn bản (có ở 3 cấp) găn với 6 kiểu văn bản chính: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và hành chính - công vụ. Để dạy viết đoạn văn và văn bản, có thể sử dụng các phương pháp như rèn luyện theo mẫu, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, viết sáng tạo. Bản chất của dạy viết là rèn luyện tư duy cho HS, cả tư duy hình tượng và tư duy logic, qua đó GD phẩm chất và phát triển nhân cách người học,. Vì 11
- thế khi dạy viết, giáo viên cần chú trọng yêu cầu tạo ra ý tưởng và biết cách trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, sáng tạo và có sức thuyết phục. Kĩ năng tạo lập văn bản là kết quả của một quá trình rèn luyện thường xuyên, để phát triển kĩ năng này, việc dạy học viết cần tập trung vào yêu cầu hướng dẫn học sinh các bước tạo lập văn bản, thực hành viết theo các bước và đặc điểm của kiểu văn bản. Thông qua thực hành, giáo viên hướng dẫn để học sinh nắm được quy trình tạo lập văn bản gồm các bước: (1) xác định mục đích và nội dung viết; (2) thu thập tư liệu, hình thành ý tưởng và lập dàn ý cho bài viết; (3) viết văn bản; (4) chỉnh sửa văn bản. Để hướng dẫn học sinh thực hiện các bước này, giáo viên cần sử dụng các câu hỏi giúp học sinh xác định mục đích và nội dung viết (Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì?); giới thiệu các nguồn tư liệu, hướng dẫn tìm ý tưởng và phác thảo dàn ý (ví dục như bằng sơ đồ tư duy); yêu cầu viết văn bản; hướng dẫn học sinh tự chỉnh sửa và trao đổi dựa trên tiêu chí đánh giá bài viết. Thông qua mỗi bài học viết, sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ có thói quen viết theo quy trình. Thông qua các văn bản đã học ở phần đọc hiểu văn bản bổ sung, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu đọc để nắm được đặc điểm của các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểm cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng. Ở cấp trung học cơ sở, học sinh thực hành đầy đủ cả 6 kiểu văn bản. Ở Trung học cơ sở, giáo viên cần yêu cầu học sinh thực hiện những nhiệm vụ phức tạp hơn như thu thập thông tin cho bài viết từ nhiều nguồn (tài liệu in, tài liệu trên mạng, phỏng vấn, thu thập dữ liệu từ thực tế); thảo luận, phân tích về tiêu chí đánh giá bài viết; biết sự chỉnh sửa, trao đổi trong nhóm để hoàn thiện bài viết và rút kinh nghiệm sau mỗi lần viết bài. Ở cấp học này, ngoài việc tiếp tục phương pháp phân tích mẫu các kiểu văn bản, giáo viên cần chú ý hướng dẫn kĩ thuật viết tích cục nhằm giúp học sinh vừa thành thạo kĩ năng tạo lập theo từng kiểu văn bản, vừa phát triển tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thể hiện qua bài viết. Bên cạnh các văn bản thông thường, học sinh còn được rèn luyện tạo lập văn bản điện tử và văn vản đa phương thức. Tổ chức dạy viết đoạn và bài văn thường gồm các hoạt động chủ yếu như: nêu nhiệm vụ mà học sinh cần thực hiện; yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, cặp đôi hoặc theo nhóm; tổ chức trình bày kết quả làm việc, thảo luận về các nhiệm vụ được giao và tự rút ra nội dung bài học; nhận xét, đánh giá,… Định hướng chung của các phương pháp, kĩ thuật dạy viết là học sinh thực hành trên cơ sở được giáo viên hỗ trợ trong suốt quá trình học cách tạo lập văn bản từ quan sát, phân tích văn bản mẫu, tự viết văn bản theo yêu cầu đến chỉnh sửa văn bản. Sau khi viết xong, học sinh cần có cơ hội nói, trình bày những gì đã viết. 12
- CHƢƠNG 2 DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH THCS THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƢỜI HỌC 2.1. Giúp học sinh nhận diện và xác định các thể loại văn bản đƣợc dạy ở trƣờng THCS 2.1.1. Văn tự sự Mục đích chính là kể, trình bày lại sự việc, nhân vật, câu chuyện. Cần chú ý ba vấn đề tạo nên chuyện trong văn bản tự sự. Đó là sự việc có diễn biến, nhân vật và có ý nghĩa. Trong văn bản tự sự luôn xuất hiện lời của nhân vật và lời dẫn chuyện. Để giúp học sinh THCS nhận diện đúng văn bản tự sự, giáo viên cần tiến hành 3 bước sau: - Bước 1: Cho học sinh tri giác văn bản ( trong SGK hoặc văn bản GV tự chọn). Ví dụ văn bản Thạch Sanh... - Bước 2: Hướng dẫn HS xác định: Có câu chuyện được tái hiện không? Nhân vật? Có lời dẫn chuyện, lời nhân vật? Văn bản đó có ý nghĩa gì...? - Bước 3: Tổ chức cho HS trình bày kết quả, thảo luận, GV chốt kiến thức, khẳng định thể loại. 2.1.2. Văn miêu tả Đối tượng trong văn miêu tả là con người, sự vật, hiện tượng…được tái hiện lại thông qua đặc điểm, tính chất một cách sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc. Để giúp học sinh THCS nhận diện đúng văn bản miêu tả, giáo viên cần tiến hành 3 bước sau: - Bước 1: Cho học sinh tri giác văn bản miêu tả (trong SGK hoặc văn bản GV tự chọn). Ví dụ văn bản Động Phong Nha hoặc Chú gà ri... - Bước 2: Hướng dẫn học sinh xác định: Có đối tượng miêu tả nói đến trong văn bản? Có nêu bật những đặc điểm, tính chất của đối tượng? Có thể hiện tình cảm của người viết với đối tượng? - Bước 3: GV tổ chức cho HS thảo luận, trình bày kết quả, GV chốt kiến thức. 2.1.3. Văn biểu cảm Những đối tượng, sự vật, hiện tượng... gợi sự xúc động, tình cảm của người viết. Người viết trực tiếp bộc lộ cảm xúc, suy tư của mình trước đối 13
- tượng được đề cập đến trong văn bản. Để giúp học sinh THCS nhận diện đúng văn bản biểu cảm, giáo viên cần tiến hành 3 bước sau: - Bước 1: Cho học sinh tri giác văn bản biểu cảm ( trong SGK hoặc văn bản GV tự chọn). Ví dụ văn bản Sau phút chia ly, Hồi hương ngẫu thứ... - Bước 2: Hướng dẫn học sinh xác định: Người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm về vấn đề gì trong văn bản? Tình cảm của người viết bộc lộ như thế nào (nội dung, hình thức nggon ngữ...)? - Bước 3: Trình bày kết quả cá nhân, thảo luận, GV chốt kiến thức. 2.1.4. Văn nghị luận Trình bày tư tưởng, ý kiến, quan điểm của người viết về một vấn đề của cuộc sống, văn học nhằm thuyết phục người đọc tin tưởng, nhận thức và hành động theo mình. Để giúp học sinh THCS nhận diện đúng văn bản nghị luận, giáo viên cần tiến hành 3 bước sau: - Bước1: Cho học sinh tri giác văn bản nghị luận (trong SGK hoặc văn bản GV tự chọn). Ví dụ văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Tiếng nói của văn nghệ; bài viết NL của HS... - Bước 2: Hướng dẫn học sinh xác định: Văn bản trình bày ý kiến, quan điểm của người viết về vấn đề gì? Vấn đề đó thuộc phạm vi nào? Có thuyết phục không? - Bước 3: Trình bày kết quả, thảo luận, GV chốt kiến thức- văn bản thuộc thể loại nghị luận. 2.1.5. Văn thuyết minh Trình bày, giới thiệu tính chất, cấu tạo, công dụng, làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan, lý do phát sinh, phát triển nhằm cung cấp những thông tin về đối tượng được thuyết minh. Để giúp học sinh THCS nhận diện đúng văn bản thuyết minh, giáo viên cần tiến hành 3 bước sau: - Bước 1: Cho học sinh tri giác văn bản thuyết minh (trong SGK hoặc văn bản GV tự chọn). Ví dụ Ca Huế trên Sông Hương; Phích nước... - Bước 2: Hướng dẫn học sinh xác định: Văn bản nói về đối tượng nào? Có nêu tính chất, cấu tạo, quy trình, công dụng của đối tượng? Người đọc nhận thức về lai lịch, sự phát triển của đối tượng? - Bước 3: Trình bày kết quả, thảo luận, GV chốt kiến thức. 2.1.6. Văn nhật dụng Truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó tới các thành viên trong 14
- xã hội có liên quan hoặc trình bày, đề xuất ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn nắm bắt và giải quyết. Để giúp học sinh THCS nhận diện đúng văn bản nhật dụng, giáo viên cần tiến hành 3 bước sau: - Bước 1: Cho học sinh tri giác một số văn bản nhật dụng (trong SGK hoặc văn bản GV tự chọn). Ví dụ văn bản Báo cáo sơ kết lớp học kỳ 1, Đơn xin phép nghỉ học... - Bước 2: Hướng dẫn học sinh xác định: Văn bản trình bày về vấn đề gì? Có đề đạt nhu cầu, nguyện vọng hay thông tin một vấn đề nào đó cho mọi người biết không? - Bước 3: Trình bày kết quả, thảo luận, GV chốt kiến thức. 2.2. Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài 2.2.1. Cách ra đề và các loại đề Tập làm văn trong nhà trường hiện nay Dạy học TLV trong nhà trường là hình thức hướng dẫn học sinh luyện tập viết các văn bản theo một chương trình định sẵn. Để học sinh luyện tập tạo lập các bộ phận và văn bản hoàn chỉnh, giáo viên phải ra các đề văn. Đề văn có tác dụng định hướng nội dung, hình thức làm văn. Bên cạnh đó đề văn cũng có tác dụng gây hứng thú viết văn đối với HS. Trước đây và hiện nay phổ biến trong dạy học Tập làm văn, GV thường ra đề văn hạn định, trong đó bao giờ cũng có một phạm vi vấn đề, tri thức và một yêu cầu dưới hình thức mệnh lệnh. Ví dụ các đề văn sau: - Tục ngữ có câu: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Em hãy làm sáng tỏ câu tục ngữ ấy. - Hãy phân tích bài thơ Thu điếu (Câu cá mùa thu) của Nguyễn Khuyến. Mỗi đề đều có một đối tượng xác định và một mệnh lệnh yêu cầu học sinh thực hiện trong bài làm văn. Đặc điểm của đề văn đó là hướng dẫn học sinh suy nghĩ và viết về một vấn đề cụ thể, vận dụng một số thao tác, huy động một phạm vi kiến thức nhất định. Đặc điểm thứ hai là giáo viên có thể quy định một đáp án để dùng cho tất cả học sinh cùng làm một đề. Nhược điểm của nó là tính chất bắt buộc, gò bó, khả năng lựa chọn dành cho học sinh ít, chưa tạo cơ hội cho học sinh chủ động lựa chọn phương án và hào hứng làm văn. Ngày nay trong dạy học làm văn có khuynh hướng ra đề mở. Nhưng đề mở là gì? Đề mở là loại đề có khả năng tạo không gian thoáng cho học sinh suy nghĩ. Đề văn nào cũng có tính hạn định nhưng đề mở độ hạn định giảm thiểu để tạo khả năng cho học sinh lựa chọn; các em được tự do lựa chọn vấn đề và cách giải quyết vấn đề của mình. Các dạng đề mở thường gặp gồm có: 15
- * Loại đề cho đề tài: Đề ra như một đề tài chung để viết, học sinh có thể cụ thể hoá thành đề mục hay nhan đề của bài viết, có thể chọn kiểu bài nghị luận hay tự sự, biểu cảm... (không được làm thơ). Ví dụ, đề cho học sinh lớp 9: - Viết về tình bạn. Học sinh tự chọn kiểu bài, không hạn chế kiểu bài, trừ thơ, viết bài văn không dưới 500 từ.. - Cây xanh và con người. Học sinh tự đặt nhan đề, không hạn chế kiểu bài, trừ thơ, viết bài văn khoảng 500 từ. Trong hai đề này, ngoài hạn chế số chữ và không được làm thơ, học sinh không chỉ được tự do chọn kiểu bài như đã nói, mà còn tự do đặt nhan đề. Chẳng hạn đối với đề Viết về tình bạn, học sinh có thể viết về người bạn mới quen, hay người bạn cũ, họăc nghị luận về tình bạn, bày tỏ cảm xúc đối với người bạn gặp khó khăn, nhớ người bạn đang ở xa hoặc kể về những tình bạn cao thượng và cảm động mà em biết. Loại đề này chỉ có thể ra khi học sinh đã học hết các kiểu bài và thích hợp ra trong kì thi cuối năm hay thi chuyển cấp. Khi đang học một kiểu bài nào đó thì phải tập trung vào kiểu bài đang học. Lúc đó có thể sử dụng kiểu đề mở khác. * Loại đề cho tài liệu: Đây là dạng đề cung cấp một bức tranh hoặc cho một truyện ngụ ngôn, truyện cười, một nhân vật lịch sử, hoặc một đoạn trích tác phẩm, một mẩu tin trên báo, học sinh tự chọn lấy vấn đề, chủ đề để viết bài phân tích, bình luận, biểu cảm... Ví dụ: Đề: Chọn một trong ba tài liệu dưới đây làm bài theo yêu cầu: a. Báo Tuổi trẻ và đời sống tường thuật khoảng 16g30 ngày 17- 12- 2015, tại một con đường nhỏ ở TP Hà Nội, một bé gái đang lững thững đi ra đường đã bị một xe hơi loại bốn chỗ tông phải và cán lên phần gần đầu của bé. Lúc này bé gái còn cử động, tài xế cho xe dừng lại vài giây rồi thản nhiên cho xe chạy tiếp và bánh xe sau lại nghiến nát một phần thân thể bé gái. Chỉ vài phút sau, một chiếc xe tải nhỏ tiếp tục cán nát đôi chân của bé gái này. b. Cậu bé 14 tuổi xả thân cứu người. Trưa 8/9 em Nguyên học sinh THCS xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi đã ra đi vĩnh viễn. Một nhóm học sinh sau khi tập múa lân đã rủ nhau xuống tắm. Em Thơ không biết bơi, lội xa bờ, trượt chân đuối nước. Nguyên lao ra cứu Thơ, hai em vật lộn dưới nước, khi đưa được Thơ vào bờ, thì Nguyên đã kiệt sức sức, 16
- bị nước cuốn. Khi Nguyên được cứu thì em đã lịm dần, hôn mê sâu và ra đi mãi mãi. Đồng bào cả xã và học sinh toàn trường vô cùng thương tiếc em. c. „Hiệp sĩ đường phố’ lập công 3 ngày liên tiếp. Đây là vụ thứ 3 liên tiếp trong 3 ngày “hiệp sĩ đường phố” lập công. Hai ngày trước, anh Tiến cũng đã bắt hai tên cướp giật dây chuyền trên đường Tô Hiến Thành. Sau đó, 2 tên trộm giàn giáo công trình ở quận 11 cũng bị anh bắt quả tang. Ngưỡng mộ trước thành tích hàng trăm lần bắt cướp của anh Tiến, nhiều người đã xin được làm “đệ tử” của anh, cùng anh rong ruổi trên khắp các tuyến đường Sài Gòn để bắt tội phạm. Hiện nhóm các “hiệp sĩ đường phố” có khoảng chục người. Đọc kĩ tài liệu đã chọn, tự xác định đề mục, viết bài làm văn nghị luận, biểu cảm không quá 500 chữ. Đối với đề này học sinh có thể nhận ra tính vô cảm hay hành động nghĩa hiệp, quên mình vì người khác...Học sinh có thể chọn chủ đề thói vô cảm hoặc tinh thần quả cảm để viết. Tùy theo chủ đề được chọn mà xác định cách viết bài. * Loại đề cho học sinh điền vào chỗ trống. Ví dụ: - Em ước mong….. - Em biết ơn….. - Em yêu…. Đối với các loại đề này học sinh suy nghĩ điền vào chỗ trống một từ hay cụm từ thể hiện niềm mong ước hoặc gọi tên người hay tổ chức, cơ quan mà em biết ơn. Như thế học sinh có một khoảng rộng để tự chọn. Chẳng hạn em ước mong được làm người có ích, em ước mong được vào đại học, em ước mong đất nước mạnh giàu, em ước mong được khoẻ mạnh. Hoặc em biết ơn cha mẹ, em biết ơn nhà trường, em biết ơn thầy cô, bác sĩ…Đối với đề Em yêu..., học sinh có thể viết em yêu quê hương, em yêu cây xanh, em yêu lá cờ Tổ Quốc…Kiểu bài làm văn có thể là tự sự có thể là biểu cảm, có thể là nghị luận, tuỳ theo cách hiểu vấn đề và cách giải quyết vấn đề của học sinh. * Loại đề mở cho HS lựa chọn kết quả đọc hiểu Loại đề này vừa mở, vừa có tính chất trắc nghiệm. Ví dụ, GV cho một đoạn văn, sau đó nêu ra các cách hiểu về chủ đề đoạn văn để học sinh chọn lấy cách hiểu mà em cho là phù hợp nhất. Đối với đề này cần lưu ý tính đa nghĩa của văn bản, trong các cách nêu chủ đề, cách nêu đúng và sai phải rõ ràng, nhưng cần tạo độ nhiễu phù hợp với nhận thức của lớp, bậc học. Đề mở có tác dụng cho học sinh được tự mình chủ động lựa chọn, gây hứng thú, phát huy sở trường và cá tính của học sinh, nhưng không có nghĩa là loại đề hạn định không còn ý nghĩa nữa. Trong nhiều trường hợp loại đề đó 17
- có tác dụng luyện tập thao tác làm việc cho học sinh trong kiểu bài cụ thể. Đề mở có ý nghĩa và tác dụng trong các kì thi cuối năm, thi chuyển cấp... Loại đề này có tác dụng phát huy tư duy sáng tạo, phân hóa khả năng ứng phó linh hoạt của học sinh. Đề mở là một hướng mới trong dạy học Tập làm văn, đặc biệt dạy học theo hướng phát triển năng lực cho HS. Nhưng đây là một vấn đề mới, chưa được áp dụng nhiều. Vấn đề này đòi hỏi giáo viên suy nghĩ, xác định mặt mạnh, hạn chế để nghiên cứu phương pháp dạy học và ra đề phù hợp. Có như vậy dạng đề mở này mới phát huy được tác dụng tích cực của nó. Phạm vi chuyên đề này, chúng tôi chỉ định hướng cách tìm hiểu đề theo cách ra đề phổ biến hiện nay. 2.2.2. Rèn kỹ năng tìm hiểu, xác định đề bài Văn bản được viết ra theo một yêu cầu nào đó trong học tập hay cuộc sống. Những vấn đề cần trình bày thường gần gũi với các em. Ở nhà trường, do mục đích cần rèn luyện sự mẫu mực, rõ ràng nên các yêu cầu của các văn bản cần tạo lập được nêu rõ ở đề bài. Mỗi bài tập làm văn yêu cầu HS rèn luyện một số kỹ năng nhất định. Vì vậy, việc giúp HS tìm hiểu, xác định đúng yêu cầu của đề bài, người viết mới viết đúng và trúng vấn đề. Để rèn cho học sinh năng lực tạo lập văn bản hiệu quả, GV cần giúp HS biết xác định đúng những yêu cầu của đề bài. 2.2.2.1. Đọc kỹ đề Đọc kỹ đề để phát hiện những yêu cầu mà đề đặt ra. Có đọc kỹ đề mới phát hiện những luận điểm để viết. Vì vậy, đây là công việc trước tiên và bắt buộc đối với học sinh. Yêu cầu HS đọc nhiều lần, lưu ý những dữ kiện mà đề nêu ra, đòi hỏi. Đọc kỹ đề sẽ giúp học sinh hình thành cái nhìn tổng quát, bao trùm những vấn đề mà đề văn yêu cầu, trách cực đoan, phiến diện... dẫn đến nhận thức sai, lệch đề. Do vậy, trong dạy học, giáo viên cần chú trọng cho HS đọc kỹ đề bài, chỉ có đọc kỹ các em mới thực sự thâm nhập, trăn trở, suy nghĩ về vấn đề nêu ra ở đề. 2.2.2.2. Nhận diện cấu tạo của đề bài Sau khi đọc kỹ đề, học sinh phải nhận diện được cấu tạo của đề. Hiện nay có nhiều dạng đề khác nhau. Nhưng ở trung học cơ sở, GV thường ra hai dạng đề: đề nổi (trực tiếp), đề chìm (gián tiếp). Trong đó chủ yếu là dạng đề nổi. Cấu tạo của đề gồm 3 phần: phần nêu xuất xứ của vấn đề; phần chứa đựng nội dung, mục tiêu, phạm vi; phần hạn định phương pháp làm bài. Đề khác nhau chủ yếu ở yêu cầu về phương pháp làm theo thể loại nào. Còn những phần yêu cầu khác nhìn chung hiện lên rất rõ đối với học sinh. Đôi khi người ta lược hết phần xuất xứ hay sắp xếp ba phần của đề theo những trật tự khác nhau. Cách trình bày đề rất đa dạng, tuỳ người ra đề. Vì thế, để tránh nhầm lẫn, giáo viên cần rèn các em biết phát hiện, suy luận logic để nhận ra cấu tạo của đề. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm 2016 Chuyên đề: Bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông theo hướng thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Vật lí
27 p | 124 | 6
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Âm nhạc - ThS. Nguyễn Mạnh Hiền
70 p | 15 | 6
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Hoá học
62 p | 8 | 5
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Giáo dục công dân
91 p | 19 | 5
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Thể dục - ThS. Nguyễn Văn Lãm
87 p | 11 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Mỹ Thuật - ThS. Trần Văn Phê
66 p | 15 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Tiếng Anh - ThS. Nguyễn Thanh Nga
41 p | 9 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Toán - ThS. Lê Như Thiện
40 p | 12 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Công nghệ - Nguyễn Thị Thanh Nga
82 p | 5 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Địa lí - ThS. Đinh Thị Mỹ Hằng
86 p | 10 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Thể dục
66 p | 8 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Mĩ thuật
41 p | 8 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Âm nhạc
63 p | 16 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Vật lí
82 p | 12 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Tin học
76 p | 15 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Tiếng Việt
33 p | 10 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè 2017 môn Vật lý THCS
70 p | 10 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn