intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG CPI

Chia sẻ: Ha Ngo Khanh Quyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

487
lượt xem
189
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số kinh tế phản ánh sự biến động của giá tiêu dùng. Đây là chỉ tiêu quan trọng phục vụ cho yêu cầu đánh giá tình hình lạm phát và phân tích kinh tế

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG CPI

  1. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG CPI I. Chỉ số giá tiêu dùng CPI − Chỉ số giá tiêu dùng (gọi tắt là CPI) : là chỉ số kinh tế phản ánh sự biến động của giá tiêu dùng. Đây là chỉ tiêu quan trọng phục vụ cho yêu cầu đánh giá tình hình lạm phát và phân tích kinh tế. − CPI là chỉ tiêu đo lường tình hình biến động mức giá của giỏ hàng hoá và dịch vụ tiêu chuẩn, được người tiêu dùng điển hình sử dụng. Hay nói cách khác, CPI là chỉ số phản ánh thay đổi giá cả trung bình các hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ. II. Giỏ hàng hóa và tỷ trọng giỏ hàng hóa − Giỏ hàng hoá và dịch vụ tiêu chuẩn : là giỏ hàng hoá bao gồm những hàng hoá và dịch vụ thiết yếu đối với người tiêu dùng điển hình, được lấy ở các thị trường điển hình tại những mốc thời gian xác định, nhằm lượng hoá những thay đổi giá cả trung bình của các hàng hoá mà người tiêu dùng điển hình sử dụng (theo phương pháp tính trọng số). − Ở Việt Nam, giai đoạn 2001 - 2005, giỏ hàng hoá và dịch vụ đại diện chuẩn để tính CPI bao gồm 396 hàng hoá và dịch vụ, được chia thành 10 nhóm cấp 1, 34 nhóm cấp 2 và 86 nhóm cấp 3 (trong đó có 32/86 nhóm cấp 3 lại được chia thành 75 nhóm cấp cơ sở (cấp 4). Việc chọn danh mục hàng hoá, dịch vụ cụ thể tại các tỉnh do các Cục Thống kê thực hiện. − Theo quy định chung, mỗi tháng phải điều tra 3 kỳ để thu thập ghi vào các ngày 25 (tháng trước báo cáo) và các ngày 5 và ngày 15 (tháng báo cáo). Tuy nhiên để giảm bớt kỳ điều tra, theo quy định chỉ còn 92 mặt hàng, dịch vụ thu thập 3 kỳ/ tháng, 286 mặt hàng, dịch vụ thu thập 1 kỳ/tháng và 14 mặt hàng chỉ thu thập giá khi nhà nước có điều chỉnh giá. − Do có nhiều biến động trong cơ cấu hàng hoá - dịch vụ tiêu dùng trong xã hội, nên cách tính chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2006 - 2010 đã được Tổng cục Thống kê cập nhật trên cơ sở khảo sát tại 20 tỉnh, thành phố đại diện cho 8 vùng kinh tế cả nước, trong đó có loại bớt một số mặt hàng không còn phổ biến trong tiêu dùng đồng thời bổ sung thêm một số mặt hàng mới, với tổng số mặt hàng trong giỏ là 494 mặt hàng (tăng gần 100 mặt hàng so với giỏ hàng hoá kỳ trước). Riêng hai mặt hàng vàng và đô la Mỹ được sử dụng để tính riêng cho chỉ số giá vàng và đôla Mỹ. − Quyền số mới được xây dựng từ kết quả của cuộc điều tra khảo sát mức sống dân cư thực hiện năm 2004 và điều tra bổ sung về chi tiêu hộ gia đình tại 10 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng kinh tế được thực hiện năm 2005. Căn cứ kết quả 2 cuộc 1
  2. điều tra trên, Tổng cục Thống kê đã đưa ra quyền số dùng để tính chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2006 - 2010 như sau:  Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 42,85% • Lương thực 9,86%, • Thực phẩm 25,20%  Đồ uống và thuốc lá 4,56%;  May mặc, mũ nón, giày dép 7,21%;  Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng 9,99%;  Thiết bị và đồ dùng gia đình 8,62%;  Thuốc và dịch vụ y tế 5,42%;  Giao thông, bưu chính viễn thông 9,04%;  Giáo dục 5,41%;  Văn hoá, giải trí và du lịch 3,59%;  Hàng hoá và dịch vụ khác 3,31%. − Thông thường để lượng hoá chỉ số này, người ta thường dùng công thức Laspeyres với quyền số và giá kỳ gốc như sau:  n   ∑ ti q oi p    CPI = =  i 1  n  ∑ oi q oi p    i = 1   Trong đó: • i là ký hiệu của mặt hàng thứ i trong giỏ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng bao gồm n chủng loại mặt hàng, dịch vụ; • pti là giá hàng hoá hoặc dịch vụ thứ i trong giỏ hàng tại thời điểm đang diễn ra việc xem xét; • poi là hàng hóa, dịch vụ thứ i trong giỏ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tại thời điểm gốc; • qoi là quyền số (số lượng) của hàng hoá hoặc dịch vụ thứ i trong giỏ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng. Các quyền số của các hàng hoá hoặc dịch vụ i được giả định là không thay đổi trong thời kỳ này so với thời kỳ gốc • n là số lượng chủng loại hàng hoá, dịch vụ có trong giỏ hàng tiêu dùng, bao gồm các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, nhà ở, y tế, giáo dục, đi lại, giải trí v.v... − Trong công thức trên, các quyền số qoi được giả định là không thay đổi. CPI là một chỉ tiêu mang tính quốc tế, tất cả các nước trên thế giới đều sử dụng chỉ tiêu này (trong đó có Việt Nam) làm căn cứ để tính chỉ tiêu lạm phát hàng năm. 2
  3. − Từ CPI, người ta có thể đánh giá tình hình biến động giá cả hàng tiêu dùng trong đời sống kinh tế, xã hội; ước lượng mức độ lạm phát của nền kinh tế; dự đoán các xu hướng vận động của thị trường và đầu tư v.v... − Áp dụng theo thông lệ quốc tế và duy trì ổn định theo công thức Laspeyres, công thức tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay và cho giai đoạn 2006 - 2010 được viết như sau: n ∑p 1 t q0 t n  p1  I t →0 = t =1 n = ∑W * 0    t p  t 0  t ∑ p1t q 0t t = 1 t =1 Tr ®ã: ong    I t→0 :chØs gi tªu      è  ¸ i dïng  b¸o  ts víikú  0; kú  c¸o   o    gèc    p1 :gi m Æthµng   b¸o  t   ¸    ikú  c¸o : p 0 :l gi m Æthµng   gèc; t  t  µ  ¸    ikú    Wt1 :quyÒn  è  ®Þ n¨m     s cè  nh  2005.   − Thông qua việc tính toán chỉ số giá tiêu dùng, người ta có thể định lượng một số khoảng biến thiên của CPI trong phân tích kinh tế, chẳng hạn: • Nếu CPI < 1 cho biết rằng giá cả tiêu dùng đã giảm, nền kinh tế đang ở trạng thái giảm phát - nghĩa là giá trị thực tế của đồng tiền tăng: với thu nhập danh nghĩa không đổi, nhưng người tiêu dùng mua được nhiều hàng hoá, dịch vụ hơn trước. Do sức mua của đồng tiền tăng, doanh nghiệp khó bán hàng nếu không giảm giá và mức thuế cũng trở nên nặng nề hơn đối với doanh nghiệp. • CPI = 1 cho biết giá cả tiêu dùng nhìn chung ổn định, giá trị đồng tiền được giữ ổn định và không có lạm phát. • CPI > 1 nền kinh tế có lạm phát và mức lạm phát cao hay thấp sẽ thể hiện ở sự biến thiên của số thập phân sau nó. Với mức lạm phát này trong ngắn hạn, sức mua của đồng tiền có thể thay đổi nhỏ, nhưng là mức chấp nhận được; nhưng trong dài hạn cần có sự điều chỉnh để tránh dẫn đến sự thay đổi lớn về sức mua đồng tiền. − Vì vậy, việc đánh giá chỉ số CPI là vô cùng cần thiết, song vấn đề là lượng hoá nó như thế nào cho chuẩn xác và thiết lập nó một cách phù hợp với điều kiện thực tiễn để có được căn cứ xác thực cho việc xác định mức độ lạm phát của nền kinh tế và phân tích các biến động kinh tế vĩ mô... III. Nhận xét – đánh giá CPI của Việt Nam 3
  4. − CPI là một chỉ số kinh tế vĩ mô phản ánh mức độ lạm phát, hay mức độ tăng giá cả hàng tiêu dùng. Chính vì thế, CPI là một chỉ số có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ đời sống kinh tế xã hội. Với việc phản ánh mức độ lạm phát hay mức độ tăng giá cả tiêu dùng, CPI là căn cứ quan trọng trong việc điều tiết sự vận hành của nền kinh tế, với ý nghĩa là chỉ số phản ánh mức độ tăng giá hàng tiêu dùng cho thấy giá trị thực tế của tiền lương - tức nó cho biết hàng hoá tiêu dùng đã tăng lên bao nhiêu và tương ứng là mức sống bị giảm đi bao nhiêu khi thu nhập không thay đổi. Ở Việt Nam, trong thời điểm hiện tại, diễn biến của CPI đang là vấn đề được dư luận xã hội quan tâm. Bởi lẽ nếu CPI tiếp tục tăng cao và không được kiểm soát kịp thời thì trước hết gây nên một trạng thái tâm lý xã hội không tốt, theo đó, có thể là nguy cơ tiềm tàng cho những khủng hoảng kinh tế, xã hội sẽ là rất lớn, nhiều vấn đề trong phát triển sẽ chịu những tác động bất lợi. − Có thể nói rằng, diễn biến tăng cao của CPI hiện nay được bắt nguồn từ những tác động của các yếu tố trong nước - đó là sự bùng phát của dịch cúm gia cầm, là dịch lở mồm, long móng ở trâu, bò và hiện nay là dịch lợn tai xanh. Bên cạnh đó, trong các năm 2005, 2006 và 2007, là những năm liên tục đất nước có nhiều vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai lũ lụt - nó không chỉ làm cho nguồn cung hàng hoá tiêu dùng thiết yếu như lương thực - thực phẩm bị giảm sút mạnh, mà do gây ra nhiều thiệt hại về người và của nên cầu tiêu dùng về nhiều trang thiết bị và dịch vụ thiết yếu phục vụ xây dựng, khám chữa bệnh, trang cấp đồ dùng gia đình, trường học, y tế v.v... cũng gia tăng trong khi cung hạn chế. Chính điều đó đã làm cho giá nhiều mặt hàng thiết yếu tăng mạnh làm cho CPI tăng thường xuyên và ở mức cao. − Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán từ cuối năm 2005 cho đến nay, đặc biệt là thời kỳ tăng trưởng nóng của thị trường này vào cuối năm 2006 đầu năm 2007 góp phần làm gia tăng một khối lượng lớn nguồn tiền tệ được đưa vào lưu thông bởi những người có được thu nhập đột xuất gia tăng từ chứng khoán. Lượng tiền này được đầu cơ vào thị trường bất động sản, vào tiêu dùng xa xỉ, dẫn đến tình trạng đẩy giá nhiều mặt hàng tiêu dùng lên mức cao một cách bất thường (có thể thấy rõ qua cơn sốt bất động sản trong các tháng 3,4 và 5/2007 hay giá các loại ô tô nhập khẩu từ cuối năm 2006 đến nay). Mặt khác, lượng cung tiền vào lưu thông với mức độ lớn do sự tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán không chỉ kích thích tăng cầu tiêu dùng, cầu đầu tư mà ở một khía cạnh nào đó, lượng cung này mang tính chất bất thường nên đã gây ra sự bất ổn trong lưu thông tiền tệ, lượng tiền tệ đưa vào lưu thông lớn hơn cầu tiền cần thiết cho lưu thông, tạo nên nguy cơ lạm phát cho nền kinh tế. Do đó, CPI tăng cao là điều tất yếu. − Nền kinh tế tăng trưởng ổn định và tương đối cao trong suốt một giai đoạn tương đối dài từ năm 2000 đến nay, làm cho thu nhập của người lao động được cải 4
  5. thiện hơn nhiều, đồng thời tăng trưởng sản xuất và thu nhập được cải thiện thì cầu sản xuất và cầu tiêu dùng trong toàn xã hội đều tăng, mức tăng này đã góp phần làm tăng chỉ số giá tiêu dùng ở tất cả các mặt hàng, vì thế CPI tăng. − Những năm gần đây, việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu cho đội ngũ công chức được thực hiện định kỳ hàng năm cũng tạo ra tâm lý tăng giá do tăng lương, cộng với tình trạng “tát nước theo mưa” của thị trường, mặt hàng này tăng giá thì đương nhiên mặt hàng khác ít nhiều cũng phải tăng. Vì thế mà tình trạng tăng giá khi lương tăng là phổ biến. Và Việt Nam thường xuyên tổ chức và tham gia nhiều sự kiện khu vực, quốc tế quan trọng (APEC, gia nhập WTO...), việc chuẩn bị phục vụ các sự kiện này cũng thúc đẩy gia tăng chi tiêu của Chính phủ. Đồng thời, các sự kiện này cũng đã mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, và tăng khả năng mở rộng đầu tư trong nước, qua đó, tác động tới đầu tư, tới việc làm, thu nhập... kích thích cầu đầu tư, cầu tiêu dùng liên tục gia tăng, góp phần thức đẩy CPI theo chiều hướng không ngừng gia tăng. − Những tháng giữa năm 2007, với sự kiện chuyển giao sang một nhiệm kỳ lãnh đạo mới, cơ cấu nhiều Bộ, ban, ngành chức năng cũng có sự thay đổi. Sự thay đổi này, bên cạnh việc chuẩn bị “một hào khí mới” cho giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước thì việc vận hành bộ máy lãnh đạo mới cũng cần tới nhiều khoản mục chi tiêu mới, vì thế, chi tiêu Chính phủ sẽ tăng cao hơn cùng kỳ những năm trước. Cũng chính vì vậy mà nó đã góp một phần nào đó vào diễn biến tăng cao của CPI trong hiện tại. − Như vậy, có thể nói về cơ bản, diễn biến tăng cao của CPI trong suốt thời gian qua và hiện nay được bắt nguồn trước hết từ chính những tác động của nhiều yếu tố trong nước. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động trong nước, thì việc giá tiêu dùng tăng cao cũng có sự tác động ở mức độ nhất định của các yếu tố bên ngoài. Vì kinh tế Việt Nam là một bộ phận của kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nên những biến động của kinh tế Việt Nam ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của những biến động của kinh tế khu vực và thế giới. − Ngoài ra, tình hình kinh tế, chính trị thế giới những năm vừa qua có nhiều diễn biến phức tạp. Những diễn biến không chỉ làm cho tình hình chính trị thế giới có nhiều thay đổi mà tình hình kinh tế cũng có những biến động bất thường. Biến động đó trước hết được thể hiện ở sự biến động mạnh về giá năng lượng - một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất, tiêu dùng. Giá năng lượng tăng đã khiến cho chi phí của hầu hết các ngành sản xuất đều tăng, chi phí dịch vụ phục vụ sản xuất và sinh hoạt cũng tăng. Việc giá năng lượng tăng không chỉ tác động mạnh đến những quốc gia sử dụng nhiều mặt hàng này mà nó tác động đến tất cả mọi quốc gia vì năng lượng là thứ hàng hoá không thể thiếu cho phát triển ở bất kỳ quốc gia nào. Mặt khác, trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế là rất lớn, nên mỗi 5
  6. biến động kinh tế, chính trị - xã hội của khu vực, quốc tế đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới mỗi quốc gia. Do vậy, giá nhiên liệu thế giới tăng, tất yếu sẽ dẫn đến tăng giá tiêu dùng nhiêu liệu đầu vào ở tất cả các quốc gia và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Vì vậy, có thể nói giá dầu thế giới tăng cũng có tác động tới việc tăng CPI của Việt Nam. − Thị trường Việt Nam là một thị trường nhỏ, song do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được tiêu dùng, nhất là tiêu dùng sản xuất (nhiều nguồn nguyên nhiên liệu cho đầu vào đều phụ thuộc vào nhập khẩu), nên hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Việt Nam vẫn ở quy mô lớn so với thu nhập quốc dân. Do đó, với những cơn sốt nóng của giá cả thị trường thế giới, đã góp phần làm cho CPI trong nước tăng cao. Điển hình nhất trong trường hợp này có thể kể đến việc tăng giá xăng dầu trong nước do giá dầu thế giới tăng, hay sốt nóng giá gạo thế giới năm 2004 và 2005 là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định làm cho giá lương thực trong nước tăng 14,3% và 7,8%. Hoặc thị trường Việt Nam đang nhập khẩu một lượng lớn hàng hoá từ thị trường Trung Quốc, nhưng hiện tại, nền kinh tế này đang ở giai đoạn lạm phát cao, giá cả hầu hết các mặt hàng đều tăng cao, đã gián tiếp làm cho giá cả các hàng hoá Trung Quốc tại thị trường Việt Nam cũng bị đẩy lên, góp phần làm cho CPI tăng. − Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, sự kiện này mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển, triển vọng thị trường xuất khẩu gia tăng, nhưng đồng thời với nó thì thị phần nhập khẩu cũng tăng mạnh, tâm lý dùng hàng ngoại giá rẻ thúc đẩy cầu tiêu dùng hàng nhập khẩu tăng, cộng với các luồng đầu tư quốc tế vào Việt Nam sẽ nhiều hơn, làm cho giá cả tăng khi quy mô cung nhiều mặt hàng hạn chế. Do vậy, ít nhiều sự kiện Việt Nam gia nhập WTO cũng có tác động tới việc gia tăng CPI như bình luận trên. − Như vậy, diễn biến giá cả ở mức cao hiện nay ở Việt Nam là một thực tế khách quan, song không vì thế mà có thể kết luận nền kinh tế ở vào trạng thái lạm phát cao, lạm phát là có và sự tác động của các nhân tố kể trên đến lạm phát là có. CPI tăng về cơ bản bắt nguồn từ sự tác động khách quan của thiên tai, dịch bệnh, của sự cộng hưởng mang tính quy luật trong sự biến động giá, song cũng có phần bị động, chủ quan và những bất hợp lý trong điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ (Chính phủ chưa có những chính sách kịp thời để ứng phó với sự biến động giá trong nước do giá cả một số mặt hàng quan trọng trên thế giới tăng cao, mà những mặt hàng này lại có liên quan khá mật thiết tới thị trường trong nước như dầu thô, gas, gạo, hàng hoá Trung Quốc v.v… Sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán, bất hợp lý trong cơ chế quản lý một số hàng hoá đặc biệt (bất động sản, ôtô…), phương thức điều chỉnh lương tối thiểu…; đồng thời để giảm lượng ngoại hối tăng mạnh do kiều hối đưa về và đầu tư nước ngoài gia tăng, thì ngân hàng đã bơm tiền vào lưu thông để hút lượng tiền này vào nhưng 6
  7. lại không có hàng hoá đưa vào lưu thông để đáp ứng cầu đầu tư (cầu của các dự án đầu tư) và cân bằng lượng tiền ngân hàng đã “rót” vào, làm cho lượng tiền đồng vượt quá mức cần thiết, dẫn đến giá cả tăng là lẽ đương nhiên); bên cạnh đó, khi giá cả tăng, tâm lý sợ tiền đồng mất giá cũng khiến người dân tăng tiêu dùng hoặc chuyển tiền đồng sang các loại tiền khác làm cho lượng tiền đồng trong lưu thông đã vượt quá mức cần thiết lại bị tăng thêm bởi những tác động này ./. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2