intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Giáo dục lịch sử địa phương huyện Quảng Xương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn tài liệu "Giáo dục lịch sử địa phương huyện Quảng Xương" gồm hai phần cơ bản; Phần thứ nhất giới thiệu một cách khái quát về huyện Quảng Xương trong sự hình thành và phát triển cùng với truyền thống đấu tranh cách mạng và xây dựng quê hương; phần thứ hai giới thiệu một số nét truyền thống văn hóa, những đóng góp của Quảng Xương với đất nước và thành tựu nổi bật trong công cuộc đổi mới trên quê hương Quảng Xương Anh hùng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Giáo dục lịch sử địa phương huyện Quảng Xương

  1. TÀI LIỆU GIÁO DỤC LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG HUYỆN QUẢNG XƢƠNG 1
  2. BAN THƢỜNG VỤ HUYỆN ỦY QUẢNG XƢƠNG TỈNH THANH HÓA TÀI LIỆU GIÁO DỤC LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG HUYỆN QUẢNG XƢƠNG (Dùng cho các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên tham khảo nghiên cứu và giảng dạy) NHÀ XUẤT BẢN THANH HÓA - 2017 2
  3. CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN BAN THƢỜNG VỤ HUYỆN ỦY QUẢNG XƢƠNG CHỈ ĐẠO NỘI DUNG BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY QUẢNG XƢƠNG THAM GIA BIÊN SOẠN 1. Đồng chí Lê Nhƣ Tuấn - Ủy viên Ban Thƣờng vụ - Trƣởng Ban Tuyên giáo 2. Đồng chí Nguyễn Ngọc Hiên - Huyện ủy viên - Giám đốc Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị 3. Đồng chí Nguyễn Huy Nam - Huyện ủy viên - Trƣởng Phòng Giáo dục và Đào tạo 4 . Đồng chí Dƣơng Xuân Tân - Phó Ban Tuyên giáo Huyện ủy 5. Đồng chí Vũ Văn Chính - Chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện 6. Đồng chí Bùi Thị Hà - Giáo viên Trƣờng THPT Quảng Xƣơng I 7. Đồng chí Lê Thị Thanh - Giáo viên Trƣờng THPT Quảng Xƣơng I 3
  4. 8. Đồng chí Nguyễn Ngọc Chí - Giáo viên Trƣờng THPT Quảng Xƣơng II 9. Đồng chí Ngô Tiến Hà - Giáo viên Trƣờng THPT Quảng Xƣơng IV 10. Đồng chí Vũ Thị Hồng - Giáo viên Trƣờng THPT Nguyễn Xuân Nguyên 11. Đồng chí Trịnh Thị Hằng - Giáo viên Trƣờng THPT Đặng Thai Mai 12. Đồng chí Đỗ Thị Quyên - Giáo viên Trƣờng THCS Nguyễn Du 13. Đồng chí Nguyễn Xuân Trà - Giáo viên Trƣờng THCS Nguyễn Du 14. Đồng chí Phùng Thị Hoa - Giáo viên Trƣờng THCS Quảng Long 15. Đồng chí Lê Thị Trang - Giáo viên trƣờng THCS Quảng Lộc 16. Đồng chí Phạm Thị Thủy - Giáo viên Trƣờng THCS Quảng Hòa 17. Đồng chí Đỗ Thị Mai - Giáo viên Trƣờng THCS Quảng Chính 18. Đồng chí Trần Xuân Ninh - Giáo viên Trƣờng THCS Quảng Lƣu 19. Đồng chí Trần Thị Thấn - Giáo viên Trƣờng THCS Quảng Yên 4
  5. LỜI NÓI ĐẦU Quảng Xƣơng là một huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía đông nam tỉnh Thanh Hóa, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, từ một huyện nghèo - thuần nông, hiện nay Quảng Xƣơng đã trở thành huyện khá trong tốp đầu của tỉnh. Với đặc điểm là một địa phƣơng tiếp giáp với các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh nhƣ: Thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, Khu kinh tế Nghi Sơn nên lịch sử, văn hóa và cách mạng ở huyện Quảng Xƣơng có nhiều ảnh hƣởng, giao thoa đồng thời mang những đặc trƣng sâu sắc. Trong truyền thống yêu nƣớc và lịch sử đấu tranh vệ quốc, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc, Quảng Xƣơng là huyện có nhiều đóng góp về sức ngƣời, sức của, góp phần vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc, xứng đáng với danh hiệu “Anh hùng Lực lƣợng Vũ trang Nhân dân” đã đƣợc Nhà nƣớc trao tặng. Là miền quê hội tụ nhiều nét văn hóa đặc sắc, có biển, có núi, có sông với nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đã trở thành tài sản vô giá cho các thế hệ ngƣời Quảng Xƣơng gìn giữ. Với mong muốn khơi dậy truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng cho các thế hệ ngƣời Quảng Xƣơng, đặc biệt với thế hệ trẻ, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thƣờng vụ Huyện ủy; Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã tham mƣu và tổ chức biên soạn cuốn “Tài liệu giáo dục lịch sử địa phƣơng huyện Quảng Xƣơng” (dùng cho các trƣờng trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên, 5
  6. tham khảo, nghiên cứu và giảng dạy). Mục tiêu sẽ đƣa nội dung tài liệu vào các nhà trƣờng để giảng dạy trong năm học 2017 - 2018. Cuốn tài liệu gồm hai phần cơ bản. Phần thứ nhất giới thiệu một cách khái quát về huyện Quảng Xƣơng trong sự hình thành và phát triển cùng với truyền thống đấu tranh cách mạng và xây dựng quê hƣơng; phần thứ hai giới thiệu một số nét truyền thống văn hóa, những đóng góp của Quảng Xƣơng với đất nƣớc và thành tựu nổi bật trong công cuộc đổi mới trên quê hƣơng Quảng Xƣơng Anh hùng. Sau thời gian sƣu tầm, nghiên cứu, biên soạn, cuốn tài liệu đã đƣợc sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các ban, ngành và cá nhân; nhóm biên soạn xin đƣợc trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, quan tâm chỉ đạo của Ban Thƣờng vụ Huyện ủy, sự phối hợp tham gia của các nhà trƣờng trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn huyện, các nhà khoa học đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho nội dung cuốn tài liệu đƣợc hoàn thành. Mặc dù nhóm biên soạn tài liệu đã rất cố gắng trong sƣu tầm, khai thác, nghiên cứu để biên soạn, song không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong các đồng chí cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt các thầy, cô giáo và các em học sinh cùng bạn đọc trong huyện góp ý để lần tái bản sau cuốn tài liệu đƣợc hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn tài liệu đến bạn đọc. Quảng Xương, tháng 11 năm 2017 T/M BAN THƢỜNG VỤ HUYỆN ỦY BÍ THƢ Nguyễn Văn Chính 6
  7. Phần thứ nhất KHÁI LƢỢC LỊCH SỬ HUYỆN QUẢNG XƢƠNG Bài 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN QUẢNG XƢƠNG I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lý Quảng Xƣơng là huyện đồng bằng ven biển, nằm phía đông nam tỉnh Thanh Hóa, có tọa độ 19040’59” vĩ độ Bắc, 105048’10” kinh độ Đông. Phía bắc giáp xã Quảng Thịnh, xã Quảng Đông, phƣờng Quảng Thành và xã Quảng Cát (thành phố Thanh Hóa); phía nam giáp huyện Tĩnh Gia và một phần huyện Nông Cống với ranh giới tự nhiên bởi sông Yên; phía đông giáp vịnh Bắc Bộ với bờ biển dài trên 12km gồm 6 xã: Quảng Hải, Quảng Lƣu, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Thạch và Quảng Nham; phía đông bắc giáp các xã Quảng Minh, Quảng Hùng và Quảng Đại (thành phố Sầm Sơn); phía tây giáp huyện Nông Cống với ranh giới tự nhiên bởi sông Yên; phía tây bắc giáp các xã Đông Nam và Đông Vinh (huyện Đông Sơn). Diện tích tự nhiên 172,9km2, dân số 198.475 ngƣời (tính đến tháng 7 năm 2017). Huyện Quảng Xƣơng có tuyến Quốc lộ 1A xuyên suốt giữa huyện theo hƣớng Bắc - Nam, từ xã Quảng Tân đến xã 7
  8. Quảng Trung với chiều dài gần 15km. Quốc lộ 45 chạy qua các xã Quảng Trạch, Quảng Yên lên huyện Nông Cống. Đƣờng 4A (Tỉnh lộ 511) chạy qua xã Quảng Giao đến xã Quảng Lĩnh và nối Quốc lộ 1A ở ngã ba Chẹt. Tỉnh lộ 4B, 4C chạy song song bờ biển, nối các xã ven biển với nhau. Tỉnh lộ 504 từ ngã ba Cống Trúc đi đến Quảng Yên nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 45. Các tuyến đƣờng cấp huyện: Đƣờng Thanh Niên; đƣờng Quảng Lĩnh - Quảng Trƣờng - Quảng Vọng; đƣờng Quảng Ngọc - Quảng Trƣờng - Quảng Khê; đƣờng Quảng Ninh - Quảng Nhân - Quảng Hải; đƣờng Quảng Bình - Quảng Lƣu - Quảng Thái; đƣờng Quảng Định - Quảng Đức; đƣờng Quảng Phong - Quảng Hòa - Quảng Long; đƣờng Quảng Ngọc - Quảng Phúc; đƣờng Quảng Tân - Quảng Trạch; đƣờng Quảng Nham - Quảng Chính - Quảng Thạch... Quảng Xƣơng còn có nhiều tuyến đƣờng liên xã, liên thôn thuận lợi cho việc đi lại. Ngoài các tuyến giao thông bộ, huyện Quảng Xƣơng còn có hệ thống giao thông đƣờng thủy với các con sông lớn, sông nhỏ cùng các kênh, mƣơng và hơn 12km chiều dài bờ biển phục vụ đắc lực cho việc đi lại, lƣu thông hàng hóa, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản. 2. Lịch sử địa giới hành chính Quá trình sƣu tầm tƣ liệu, tra cứu, xác định dấu vết ngƣời Việt cổ cũng nhƣ sự hình thành làng xã, dòng họ trên đất Quảng Xƣơng rất khó khăn. Căn cứ quan trọng để xác định dấu tích lịch sử xa xƣa tại Quảng Xƣơng là di chỉ khảo cổ học đƣợc tìm thấy tại các địa điểm cồn Ổi, cồn Bần và đồng Mẩy thuộc xã Quảng Thắng trong những năm 1970. Quá trình phát hiện di chỉ khảo cổ học khu vực xã Quảng Thắng đã phần nào 8
  9. lý giải về khu vực cƣ trú của con ngƣời đầu Công nguyên. Những ngôi mộ cổ ngƣời Hán đƣợc tìm thấy trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và những ngôi mộ cổ đƣợc phát hiện gần đây tại làng Sòng (xã Quảng Long), đã giúp các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu về các đơn vị hành chính và dân cƣ thời xa xƣa trên vùng đất Quảng Xƣơng. Đơn vị hành chính đƣợc xác định rõ ràng nhất trong huyện là hƣơng Yên Duyên thời nhà Trần, gồm các làng xã phía đông đƣờng 4A (Tỉnh lộ 511) thông qua tấm bia cổ ở chùa Hƣng Phúc (xã Quảng Hùng). Khu vực phía tây Quảng Xƣơng thời kỳ đó là hƣơng Ngọc Sơn, trung tâm điền trang thái ấp của Chiêu Văn đại vƣơng Trần Nhật Duật. Dƣới thời Lê sơ đã xuất hiện các tên làng nhƣ Trinh Miếu (xã Quảng Hợp), Tam Uy (xã Quảng Ngọc), Đồn Điền (xã Quảng Thái). Sau thời kỳ Lê trung hƣng có các tên làng: Trung Thôn (xã Quảng Đức), làng Đồn (xã Quảng Thọ). Thời nhà Nguyễn, các đơn vị hành chính ở Quảng Xƣơng đƣợc xác lập rõ nét hơn. Do điều kiện tự nhiên và xã hội nên huyện Quảng Xƣơng luôn có sự chia tách, sáp nhập và thay đổi tên gọi. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, đời vua Lê Thánh Tông năm Quang Thuận thứ 10 (1469), huyện Quảng Xƣơng thuộc phủ Tĩnh Ninh (sau đổi tên thành Tĩnh Gia)1. Tên huyện Quảng Xƣơng có từ đây. Từ sau đời vua Đồng Khánh (1885 - 1888) trị vì đến trƣớc năm 1945, địa thế tƣơng đƣơng huyện Quảng Xƣơng ngày nay2. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Quảng Xƣơng có nhiều lần thay đổi về địa giới, hành chính: Năm 1946, bỏ cấp tổng, hình thành 39 xã (đặt tên theo các nhà yêu nƣớc và địa danh lịch sử); 9
  10. Năm 1947 - 1948, tháp nhập từ 39 xã thành 17 xã và lấy từ “Quảng” làm tên đầu; Năm 1953 - 1954, chia tách từ 17 xã thành 47 xã; Ngày 19/4/1963, tách xã Quảng Sơn để thành lập thị trấn Sầm Sơn trực thuộc tỉnh; Ngày 22/8/1971, chuyển địa giới xã Quảng Thắng vào thị xã Thanh Hóa; Ngày 18/12/1981, chuyển địa giới 3 xã Quảng Tƣờng, Quảng Cƣ, Quảng Tiến và xóm Vinh Sơn (xã Quảng Vinh) vào Sầm Sơn và thành lập thị xã Sầm Sơn; Ngày 13/4/1991, thành lập thị trấn Quảng Xƣơng; Ngày 6/12/1995, chuyển địa giới 2 xã Quảng Hƣng, Quảng Thành và phần diện tích Bắc cầu Quán Nam vào thành phố Thanh Hóa (huyện Quảng Xƣơng còn 41 xã, thị trấn); Ngày 01/7/2012, chuyển địa giới 5 xã: Quảng Thịnh, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Cát vào thành phố Thanh Hóa; Ngày 01/01/2016, chuyển địa giới 6 xã: Quảng Đại, Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Vinh, Quảng Châu, Quảng Thọ vào thị xã Sầm Sơn (nay là thành phố Sầm Sơn); Đến tháng 10 năm 2017, huyện Quảng Xƣơng có 29 xã và 1 thị trấn. 3. Địa hình, đất đai Vùng đất Quảng Xƣơng nằm ở hạ lƣu giữa sông Mã và sông Yên, chịu tác động của các dòng hải lƣu và gió mùa nhiệt đới. Trải qua quá trình hình thành do sự lắng đọng phù sa sông 10
  11. và biển, địa hình Quảng Xƣơng tƣơng đối ổn định3. Quảng Xƣơng có địa hình không bằng phẳng với những vệt trũng, hố sâu hoặc cồn cát mấp mô không đều. Độ dốc nghiêng từ hƣớng tây bắc về đông nam. Quảng Xƣơng có ít núi và núi thấp (cao nhất là núi Văn Trinh với độ cao 108m), bao gồm núi Văn Trinh, núi Hòa Trƣờng, núi Lau Chẹt, núi Phúc Quả... Núi đƣợc phân bố ở một số xã đã tạo thêm cảnh đẹp cho thiên nhiên Quảng Xƣơng và phục vụ cho phát triển kinh tế, du lịch và quân sự. Hệ thống giao thông, sông ngòi, kênh mƣơng ngày càng hoàn chỉnh cùng với sự thay đổi của bộ mặt làng xã khiến vùng đất Quảng Xƣơng đa dạng và đẹp hơn. Theo phân vùng địa lý thổ nhƣỡng của sách Địa chí Thanh Hóa tập I, Quảng Xƣơng vừa nằm trong tiểu vùng ven biển vừa nằm trong tiểu vùng của đồng bằng châu thổ Thanh Hóa. Vì vậy, tính chất của đất đai khá đa dạng, có cả đất cát, đất cát pha, đất bùn, đất thịt, đất lẫn sỏi đá... Vùng đất cát ở các xã ven biển khô, nhẹ, dễ hấp thụ nhiệt, không thuận lợi cho việc cấy lúa, trồng màu. Khu vực đất cát pha ở các xã bên trong, nhất là khu vực ven sông Rào có phù sa bồi đắp có thể trồng lúa, các loại rau màu. Vùng đất phía tây huyện (9 xã vùng đồng) gần sông Yên, sông Hoàng, sông Lý, qua quá trình cải tạo, đất ở đây thuận lợi cho trồng lúa, rau màu, cói. Hiện nay, nhiều hộ dân ở ven sông Yên nhƣ các xã: Quảng Phúc, Quảng Vọng, Quảng Khê... chuyển từ trồng lúa sang trồng cây cói với diện tích lớn. Vùng đất khu vực phía nam huyện nhƣ xã: Quảng Chính, Quảng Trung đƣợc quy hoạch thành khu vực nuôi trồng thủy sản và trồng cây công nghiệp ngắn ngày. 11
  12. 4. Khí hậu Quảng Xƣơng nằm trong tiểu vùng khí hậu ven biển với nét đặc trƣng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa 4. Nhiệt độ bình quân cả năm 19,480C, nóng nhất từ tháng 6 và tháng 7 (380C), lạnh nhất vào tháng 11, tháng 12 (nhiệt độ có lúc dƣới 100C). Lƣợng mƣa trung bình năm 1.600 - 1.900mm, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11. Độ ẩm không khí trung bình năm 85 - 86%, các tháng 1, 2, 3, 4 xấp xỉ 90%. Về gió, là cửa ngõ đón gió bão, gió mùa Đông Bắc và các luồng gió biển Đông tràn vào; tốc độ gió khá mạnh, khi có bão đạt trên 40m/giây và gió mùa Đông Bắc là 25m/giây; các luồng gió đến từ phía tây ở mức độ yếu, gió đất và gió biển khá mạnh (tốc độ mạnh nhất của gió đất 5m/giây và gió biển 10m/giây). Về thiên tai, chủ yếu chịu ảnh hƣởng bởi gió bão, gió mùa Đông Bắc và trong lịch sử đã có một số trận hạn hán, bão và lụt lớn xảy ra ở Quảng Xƣơng. 5. Sông ngòi Huyện Quảng Xƣơng có các dòng sông lớn, vừa và nhỏ, tạo thành bởi nhiều nhánh sông từ nhiều miền đất chảy vào rồi đổ ra biển Đông. Sông ở đây chủ yếu có nguồn gốc tự nhiên, trải qua thời gian có sự tác động của con ngƣời làm cho dòng chảy có sự thay đổi. Trƣớc năm 2016, dòng sông Mã chảy qua các xã vùng đông bắc huyện đổ ra cửa biển Lạch Hới. Hiện nay, các sông chính chảy trên đất Quảng Xƣơng gồm có sông Yên, sông Hoàng, sông Lý, sông Rào5. Sông Yên: Là 1 trong 4 hệ thống sông của tỉnh, bắt nguồn từ vùng rừng núi Nhƣ Xuân xuôi về Nông Cống, Quảng Xƣơng rồi đổ ra cửa biển lạch Ghép. Sông dài 89km, có hơn 12
  13. một nửa chảy qua vùng rừng núi. Sông Yên có 4 nhánh là sông Nhơm, sông Hoàng, sông Lý, sông Thị Long và có một số sông nhỏ, kênh giao thông khác nhƣ sông Đơ, sông Dừa, sông Mơ, sông Thọ Hạc, kênh Vinh, kênh Than... Sông Hoàng: chảy qua các huyện Triệu Sơn, Nông Cống, Đông Sơn và nhập vào sông Yên ở ngã ba Yên Sở, cách biển gần 30km. Tại địa phận Quảng Xƣơng, càng xuống hạ lƣu thì khả năng tiêu thủy càng chậm, gây ngập lụt. Tháng 12/1977, UBND tỉnh chỉ đạo khởi công công trình đại tiêu thủy sông Hoàng. Công trình hoàn thành năm 1978. Sông Lý: Là một sông nội địa nhỏ, ăn thông với sông Hoàng Giang bởi kênh Vinh tại cầu Cảnh và vắt qua chi giang 22, chảy trong địa phận Quảng Xƣơng, nhập vào sông Yên. Sông có nhiều khúc quanh co, uốn lƣợn nên hay bị ngập lụt. Tháng 3/1976, UBND tỉnh quyết định khởi công công trình cải tạo sông Lý. Năm 1977, công trình hoàn thành. Sông Rào: Các công trình nghiên cứu hiện nay chỉ rõ, thời phong kiến, sông Rào đƣợc đào để nối sông Mã với sông Yên và đi qua các xã ven biển Quảng Xƣơng, phục vụ cho giao thông đƣờng thủy và mục đích quân sự. Trải qua thời gian, dòng sông đã bị vùi lấp. Sau này, một số đoạn đã đƣợc đào và khơi thông dòng chảy. Khác với quy luật bình thƣờng, sông Rào có điểm đặc biệt là dòng chảy ngƣợc từ hƣớng nam về hƣớng bắc (từ sông Yên về sông Mã). Cùng với hệ thống sông ngòi, huyện Quảng Xƣơng còn có hệ thống công trình thủy lợi gồm hệ thống kênh Bắc, kênh B22, B37... với tổng chiều dài gần 700km, đảm bảo nƣớc tƣới, tiêu cho các xã trong huyện. 13
  14. II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 1. Kinh tế Trƣớc đây, Quảng Xƣơng thƣờng đƣợc nhắc đến là một huyện nông nghiệp và ngƣ nghiệp, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Đất đai, khí hậu chủ yếu thích hợp cho nghề trồng lúa, cói, rau màu cùng với khai thác, nuôi thủy sản. Dƣới thời Pháp thuộc, hệ thống công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp chủ yếu sử dụng nguồn nƣớc tƣới từ đập Bái Thƣợng. Sau năm 1975, các đại công trình thuỷ lợi của tỉnh nhƣ sông Thống Nhất, sông Lý, sông Hoàng đã đƣợc khởi công, đáp ứng đƣợc cơ bản yêu cầu về tƣới, tiêu; tiếp tục bổ sung các trạm bơm tƣới ở một số chi giang. Việc đào đắp, tu sửa đê điều, sông ngòi đã khắc phục cơ bản hạn hán, ngập lụt và làm tốt công tác phòng chống bão lụt. Hiện nay, Quảng Xƣơng là một trong những huyện có nền nông nghiệp phát triển đa dạng, năng suất lúa và các cây trồng đạt khá cao. Cùng với nông nghiệp, ngƣ nghiệp là nghề mang lại nhiều giá trị về kinh tế cho ngƣ dân, nhất là trong những năm gần đây. Ngƣ dân các xã ven biển ngày càng chú trọng đầu tƣ, mua sắm phƣơng tiện có công suất lớn để đánh bắt xa bờ và đẩy mạnh phát triển nghề chế biến từ nguồn lợi hải sản. Bên cạnh những ngành nghề chính, ngƣời dân Quảng Xƣơng còn có các nghề truyền thống nhƣ trồng đay, trồng dâu nuôi tằm, trồng thuốc lào, dệt chiếu cói, đan quạt giấy... Một số nghề đã tạo đƣợc thƣơng hiệu đối với các huyện và tỉnh ngoài. Ngành tiểu thủ công nghiệp với các sản phẩm từ mây tre đan đã có một giai đoạn phát triển mạnh, đƣợc xuất khẩu sang Đông Âu và tạo đƣợc uy tín tại thị trƣờng khu vực này. 14
  15. Trong giai đoạn hiện nay, với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế trong nƣớc và thế giới, cơ cấu kinh tế trong huyện đã chuyển dịch nhanh theo hƣớng giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thƣơng mại. Các ngành nhƣ xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thƣơng mại đã có sự khởi sắc và phát triển mạnh mẽ. Sự đổi thay to lớn đó là do cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị và ngƣời dân Quảng Xƣơng đã đổi mới tƣ duy, đổi mới cách nghĩ và cách làm. Với lợi thế về đất đai, tài nguyên, hạ tầng, danh lam thắng cảnh và nguồn nhân lực, Quảng Xƣơng đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành du lịch, dịch vụ, thƣơng mại. Các khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch đƣợc quy hoạch nhƣ: thị trấn Quảng Xƣơng, thị trấn Quảng Lợi, đô thị bắc cầu Ghép, đô thị biển Tiên Trang... cùng với nhiều đề án kinh tế, xã hội đƣợc phê duyệt ngày càng nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà đầu tƣ trong và ngoài tỉnh. Đây là một trong những động lực lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các ngành kinh tế mũi nhọn tại huyện Quảng Xƣơng. 2. Văn hóa - xã hội Quảng Xƣơng có vị trí địa lý thuận lợi cho giao lƣu, hội nhập văn hóa, tạo nên sự đa dạng, phong phú cho đời sống tinh thần của nhân dân trong huyện. Nét đặc trƣng trong loại hình văn hóa phi vật thể ở Quảng Xƣơng là các điệu múa, dân ca, hò, vè, các trò diễn dân gian và lễ hội mang âm hƣởng từ các vùng, miền thuộc đồng bằng Bắc Bộ6, tiêu biểu nhƣ hát Ghẹo, hát Đúm, hát Trống quân... Ngày nay, một số loại hình văn hóa phi vật thể đã đƣợc khôi phục và phát huy nhƣ trò Tú Huần, trò Quân Thuyền (xã Quảng Yên); hát Nhà trò Văn 15
  16. Trinh (xã Quảng Hợp); lễ hội đền thờ Trần Nhật Duật (xã Quảng Hợp); lễ hội chùa Mậu Xƣơng (xã Quảng Lƣu); lễ hội đua thuyền trên sông Yên, lễ hội đền Phúc (xã Quảng Nham); các xã ven biển có lễ hội thờ Đông Hải Đại Vƣơng... Trƣớc đây, mỗi làng, xã đều có các đình hoặc đền, chùa là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Trong những năm đổi mới, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng không ngừng đƣợc chú trọng. Tính đến cuối năm 2016, tổng số di tích đƣợc xếp hạng thuộc huyện Quảng Xƣơng là 38 di tích, trong đó có 3 di tích đƣợc xếp hạng di tích cấp quốc gia là Di tích Lịch sử, Văn hóa Mộ và Đền thờ Bùi Sỹ Lâm (xã Quảng Tân), Di tích Lịch sử, Văn hóa Mộ và Đền thờ Hoàng Bùi Hoàn (xã Quảng Trạch), Di tích Lịch sử cách mạng Bến phà Ghép (xã Quảng Trung). Ngƣời xƣa nhận xét: Quảng Xƣơng ngày càng có nhiều ngƣời đi học, các sỹ tử đều chăm đèn sách. Thời Nguyễn, việc học ở Quảng Xƣơng rộn ràng khắp chốn. Tra cứu bia Tiến sỹ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội và Địa chí huyện Quảng Xƣơng, thời phong kiến, Quảng Xƣơng đã có 10 ngƣời thi đậu đại khoa, trong đó tiêu biểu nhất là Trạng nguyên Trịnh Huệ (Trịnh Tuệ) - vị Trạng nguyên cuối cùng của nƣớc ta7. Đội ngũ trí thức Quảng Xƣơng trƣớc năm 1945 có tinh thần dân tộc, yêu quê hƣơng, đất nƣớc mặc dù đƣợc đào tạo trong trƣờng học của chính quyền thuộc địa. Trải qua các giai đoạn cách mạng, Quảng Xƣơng đã có nhiều nhà giáo, nhà khoa học với những công trình tiêu biểu, đóng góp cho nền khoa học của nƣớc nhà nhƣ: Giáo sƣ 16
  17. Nguyễn Xuân Nguyên (xã Quảng Giao), Giáo sƣ, Tiến sỹ, Viện sỹ Đái Duy Ban (xã Quảng Hải), Phó Giáo sƣ, Tiến sỹ Nguyễn Danh Phiệt... và còn nhiều ngƣời có học hàm, học vị, đỗ đạt cao. Trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945, cả huyện có 2 trƣờng tiểu học Pháp - Việt là Trƣờng Quảng Xƣơng, xã Quảng Giao và Trƣờng Xuân Mộc, xã Quảng Ngọc. Năm 1950, huyện chính thức mở trƣờng cấp 2 quốc lập tại xã Quảng Ninh. Đến năm 1960, toàn huyện đã xây dựng đƣợc 47 Trƣờng cấp 1 và cấp 2. Năm 1961, Trƣờng cấp 3 Quảng Xƣơng (tiền thân Trƣờng THPT Quảng Xƣơng I) đƣợc thành lập tại xã Quảng Phong. Đến nay, toàn huyện có 5 trƣờng THPT, 1 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và 1 trƣờng Trung cấp nghề. Hiện nay, giáo dục Quảng Xƣơng có đầy đủ các cấp học, từ mầm non đến THPT. Chất lƣợng giáo dục và đào tạo luôn đƣợc xếp trong tốp các huyện dẫn đầu của tỉnh. Cơ sở vật chất trƣờng học đƣợc kiên cố, khang trang, đã có trên 80% số trƣờng đạt chuẩn Quốc gia. Ngành y tế luôn đƣợc xác định có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Sau năm 1945, huyện Quảng Xƣơng mới chỉ có lực lƣợng y tá và các tình nguyện viên. Qua từng giai đoạn, đến nay, mạng lƣới y tế của huyện đã cơ bản hoàn chỉnh gồm Bệnh viện Đa khoa đƣợc đầu tƣ nâng cấp là bệnh viện hạng 2, đƣợc Bộ Y tế phê duyệt đề án bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Đại học y Hà Nội. Trung tâm Y tế huyện đã đạt chuẩn, 28/30 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2 cùng đội ngũ bác sỹ, y sỹ, y tá, điều dƣỡng viên... đông đảo, đảm bảo thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong huyện. 17
  18. Chú thích: (1). Đại Nam nhất thống chí, tập 2, NXB. Thuận Hóa, Huế, 2006, quyển VI, trang 259, 260. (2). Đƣợc giới thiệu tại Chuyên đề 2: Khái quát Quảng Xƣơng từ khi hình thành đến cuối thế kỷ XIX. (3). Địa chí huyện Quảng Xương, NXB. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2010, trang 13 - 16. (4). Địa chí huyện Quảng Xương, sđd, trang 16 - 20. (5). Địa chí huyện Quảng Xương, sđd, trang 37 - 50. (6). Địa chí huyện Quảng Xương, sđd, chƣơng 5: Địa văn hóa - xã hội. (7). 10 ngƣời đỗ đại khoa (Tiến sỹ) huyện Quảng Xƣơng thời phong kiến gồm: Lê Lệnh Dự (Lê Mệnh Dự) đỗ Hoàng giáp Chế khoa năm 1554; Hoàng Quốc Thực đỗ Hoàng giáp Chế khoa năm 1565; Nguyễn Văn Khuê đỗ Hoàng Giáp năm 1610; Nguyễn Hữu Thƣờng đỗ Hoàng giáp năm 1637; Nguyễn Đình Chính đỗ Tiến sỹ năm 1652; Nguyễn Công Bích đỗ Bảng nhãn năm 1659; Nguyễn Mỹ Tài đỗ Tiến sỹ năm 1670; Trƣơng Hữu Hiệu đỗ Tiến sỹ năm 1676; Trƣơng Hữu Thiệu đỗ Tiến sỹ năm 1718; Trịnh Huệ (Trịnh Tuệ) đỗ Trạng nguyên năm 1736 (vì thời Nguyễn không lấy danh hiệu Trạng nguyên). 18
  19. Bài 2 QUẢNG XƢƠNG TỪ KHI HÌNH THÀNH ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HUYỆN QUẢNG XƢƠNG 1. Quảng Xƣơng từ khi hình thành đến đầu thế kỷ X Huyện Quảng Xƣơng là vùng đất do thiên nhiên bồi tụ sau và đƣợc con ngƣời khai phá muộn so với nhiều vùng đất khác trong tỉnh. Theo PGS.TS Sử học Nguyễn Danh Phiệt: “Vùng đất Quảng Xƣơng ngày nay hẳn đƣợc tạo thành muộn, vào các thế kỷ trƣớc sau Công nguyên, tƣơng ứng với giai đoạn Đông Sơn muộn (trƣớc và sau Công nguyên vài thế kỷ)”1. Trong quá trình rời hang động ở vùng cao tiến xuống chiếm lĩnh đồng bằng, khai thác châu thổ, tổ tiên ngƣời Việt ở nơi đây đã trải qua hàng ngàn năm lao động, cải tạo, hoàn chỉnh bộ mặt thiên nhiên để có đƣợc một huyện Quảng Xƣơng nhƣ ngày nay. Những tên gọi cổ chỉ nơi cƣ trú của bộ phận dân cƣ ở Quảng Xƣơng vẫn còn lƣu lại cho đến ngày nay nhƣ “kẻ Mom” (xã Quảng Nham), “kẻ Duệ” (xã Quảng Yên), “kẻ Sòng” (xã Quảng Long)... Cƣ dân Quảng Xƣơng trong quá trình mở mang, khai phá lập làng, ngoài bộ phận cƣ dân bản địa, còn có cƣ dân có nguồn gốc từ miền ngoài2, các tỉnh phía nam nhƣ: Nghệ An, Quảng Bình và huyện bạn nhƣ Nông Cống đến cƣ trú. Ngoài ra, có một bộ phận ngƣời Chăm - pa (Chiêm Thành) dƣới thời Hậu Lê chuyển đến cƣ ngụ, lập thành 19
  20. các tụ điểm dân cƣ nhƣ làng Đồn Điền (xã Quảng Thái), làng Du Vịnh (nay thuộc phƣờng Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn). Theo chiều dài lịch sử, vùng đất Quảng Xƣơng luôn có sự chia tách, sáp nhập và thay đổi tên gọi. Từ khi Nhà nƣớc Văn Lang ra đời, Thanh Hóa thuộc bộ Cửu Chân. Miền đất Quảng Xƣơng (hiện nay) tuy nằm trong bộ Cửu Chân nhƣng chƣa xác định đƣợc về ranh giới cũng nhƣ tên gọi. Thời thuộc Hán (từ năm 111 trƣớc Công nguyên), Quảng Xƣơng thuộc đất huyện Cƣ Phong và huyện Tƣ Phố (theo sách Đất nước Việt Nam qua các đời của học giả Đào Duy Anh). Thời thuộc Ngô - Tấn - Tống - Tề - Lƣơng (năm 210 - 581): Cuối thời Ngô, huyện Kiến Sơ là phía bắc Quảng Xƣơng, huyện Phù Lạc là phía nam Quảng Xƣơng hiện nay. Thời nhà Lƣơng, phần đất Quảng Xƣơng hiện nay nằm trong địa giới các huyện Phù Lạc, Kiến Sơ, Cao An. Thời nhà Tùy, Đƣờng (năm 581 - 906): Theo học giả Đào Duy Anh, thời nhà Tùy, huyện Long An là vùng đất của hai huyện Quảng Xƣơng và Hoằng Hóa hiện nay thuộc quận Cửu Chân; thời nhà Đƣờng, vùng đất Quảng Xƣơng thuộc huyện Sùng Bình của Châu Ái. 2. Quảng Xƣơng thời phong kiến (từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX) Từ thế kỷ X, sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán bằng chiến thắng Bạch Đằng lịch sử (năm 938) giành đƣợc độc lập, tự chủ, đất nƣớc ta bƣớc vào thời đại phong kiến độc lập, nhà nƣớc quân chủ đƣợc thành lập và từng bƣớc củng cố, phát triển hoàn chỉnh. Cùng với những chuyển biến của lịch sử dân tộc, vùng đất Quảng Xƣơng tiếp tục có những thay đổi. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0