intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu hướng dẫn cộng đồng: Tham gia phòng chống bệnh Gout

Chia sẻ: Lê Thị Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

82
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu hướng dẫn cộng đồng - Tham gia phòng chống bệnh Gout có kết cấu nội dung bao gồm 7 phần: Giới thiệu chung về bệnh gout; nguyên nhân gây bệnh; triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán; điều trị; chế độ ăn uống, sinh hoạt và phòng bệnh; một số nghiên cứu về tăng acid uric và bệnh gout; đông y trong phòng và điều trị gout. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu hướng dẫn cộng đồng: Tham gia phòng chống bệnh Gout

  1. PGS. TS Ph¹m Ngäc kh¸i THS. Ph¹m ThÞ Dung Tµi liÖu h−íng dÉn céng ®ång Tham gia phßng chèng bÖnh gout Th¸I b×nh - 2009 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Bệnh Gout nói riêng và các bệnh lý liên quan rối loạn chuyển hóa nói chung đang gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Do điều kiện kinh tế thay đổi, cùng với sự tăng thu nhập ở các hộ gia đình nên chế độ dinh dưỡng cho cộng đồng được cải thiện và không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, kiến thức về dinh dưỡng, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trong cộng đồng còn rất hạn chế, trong khi chế độ dinh dưỡng không hợp lý là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý liên quan rối loạn chuyển hóa cũng như bệnh gout. Ngay cả với người đã bị bệnh gout, đôi khi vẫn không thực hiện ăn uống và sinh hoạt điều độ, mặc dù người bệnh có thể đã được tư vấn và hiểu biết phần nào về chế độ dinh dưỡng trong phòng chống bệnh. Vì vậy, việc nâng cao kiến thức cho cộng đồng để thực hiện tốt phòng, tránh và theo dõi điều trị gout là một việc làm hết sức cần thiết. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu "TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CỘNG ĐỒNG THAM GIA PHÒNG CHỐNG GOUT" với mong muốn được góp phần giúp người bệnh gout và cộng đồng trong phòng chống bệnh gout có hiệu quả, nâng cao ý thức về dinh dưỡng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nói chung. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến của đồng nghiệp và bạn đọc gần xa để tiếp tục được đóng góp cho cộng đồng ngày càng tốt hơn. PGS.TS. Phạm Ngọc Khái Phó Hiệu trưởng, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng & ATTP Giám đốc Trung tâm DV khoa học kỹ thuật Y Dược 2
  3. MỤC LỤC Trang Phần I. Giới thiệu chung về bệnh gout 4 Phần II. Nguyên nhân gây bệnh 6 2.1. Nguyên nhân gây bệnh gout 2.2. Nguyên nhân gây tăng lượng acid uric 2.3. Vai trò của acid uric trong viêm khớp Phần III. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán 7 3.1. Triệu chứng của gout cấp tính 3.2. Triệu chứng của gout mạn tính 3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout 3.4. Bệnh gout thứ phát Phầm IV. Điều trị 10 4.1. Nguyên tắc điều trị 4.2. Điều trị cơn gout cấp 4.3. Điều trị dự phòng cơn gout cấp tái phát 4.4. Điều trị gout mạn tính Phần V. Chế độ ăn uống, sinh hoạt và phòng bệnh 12 5.1. Chế độ ăn 5.2. Chế độ sinh hoạt đối với người bị gout Phần VI. Một số nghiên cứu về tăng acid uric và bệnh gout 13 Phần VII. Đông y trong phòng và điều trị gout 15 3
  4. PHẦN I GIỚI THỆU CHUNG VỀ BỆNH GOUT Gout là một trong những bệnh lý được phát hiện rất sớm, ngay từ thời Hylạp cổ (thế kỷ thứ V trước công nguyên). Hypocrate đã mô tả những biểu hiện rất đặc trưng của bệnh là sưng, nóng, đỏ và rất đau ở ngón chân cái. Tuy nhiên, suốt gần 2000 năm sau những nhận định của ông, nhân loại không biết thêm đáng kể gì về căn bệnh này, ngoại trừ một mô tả hết sức sống động và chân thực của Sydenham một bác sỹ người Anh, cũng là một bệnh nhân gout. Ngoài vị trí ngón chân cái, Sydenham còn nêu thêm một số vị trí tấn công khác của gout như khớp bàn, ngón chân, khớp cổ chân. Cho tới tận cuối thế kỷ 18, Schelle, Bargman và Wollaston mới tìm thấy các tinh thể urat trong các u cục quanh khớp, trong các viên sỏi ở hệ tiết niệu của bệnh nhân gout, đồng thời phát hiện sự khác nhau giữa lượng acid uric ở người bình thường và người bị bệnh. Đến những năm 60 của thế kỷ XX, các nhà khoa học đã nghiên cứu sâu hơn về sinh học tế bào, cơ chế sinh lý bệnh của tình trạng tăng acid uric máu và bệnh gout. Do đó người ta biết rõ rằng gout là một bệnh lý do rối loạn chuyển hóa gây ra bởi tình trạng lắng đọng các tinh thể urat ở các mô của cơ thể do tăng acid uric trong máu. Tổn thương điển hình của Gout Hình ảnh tinh thể urat trên kính hiển vi Bệnh gout có hai thể nguyên phát và thứ phát. Bệnh gout nguyên phát là thể bệnh thường gặp nhất (chiếm 99% các trường hợp) nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa acid uric. Bệnh gout thứ phát thường gặp sau quá trình phát triển của một số bệnh như các bệnh thận (suy thận mạn, thận đa nang, nhiễm độc chì), các bệnh do tiêu tế bào quá mức (bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính, thiếu máu huyết tán, bệnh vẩy nến diện rộng,...) hoặc do sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, corticoid,... Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới trưởng thành, tuổi bắt đầu mắc bệnh từ 35 đến trên 40 và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Một số nghiên cứu đã ghi nhận đã có những bệnh nhân gout ở lứa tuổi 20-30 tuổi. Bệnh biểu hiện bằng những đợt viêm khớp cấp và sau đó tiến triển thành mạn tính, gây tổn thương mô mềm và thận. Bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn: giai đoạn tăng acid uric máu không triệu chứng, các cơn gout cấp, giai đoạn gian phát và giai đoạn viêm khớp mạn tính. 4
  5. Gout mạn tính thường tiến triển chậm và kéo dài tăng dần, lúc đầu tổn thương ở ngón bàn chân rồi cổ chân, gối, khuỷu và ngón bàn tay. Thời gian tiến triển từ 10-20 năm, trong khi diễn biến mạn tính có thể ghép vào những đợt viêm cấp tính làm bệnh nặng thêm. Ở giai đoạn cuối cùng, bệnh nhân mất khả năng vận động, và tử vong vì các biến chứng thận, nhiễm khuẩn suy mòn. Nhưng nếu được phát hiện sớm, điều trị và kiểm soát tốt, bệnh nhân sẽ tránh được những ảnh hưởng bệnh lý thứ phát. Tuy nhiên, có 3 khó khăn chính khi điều trị bệnh gout. Đầu tiên là tác dụng phụ của một số thuốc điều trị gout như colchicin có thể gây tiêu chảy, allopurinol gây dị ứng, các thuốc tăng thải acid uric có thể gây sỏi thận. Thứ hai là cơ địa dị ứng thuốc của bệnh nhân. Có bệnh nhân gout bị dị ứng với nhiều thuốc điều trị như colchicin và allopurinol. Thứ ba là do sự thiếu tuân thủ điều trị của người bệnh. Bệnh nhân gout thường chỉ quan tâm đến bệnh và dùng thuốc trong đợt cấp dẫn đến bệnh vẫn tiến triển nặng dần. Một số bệnh nhân lạm dụng thuốc giảm đau dẫn đến những tác dụng phụ đáng tiếc như xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não. Nhiều bệnh nhân có chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ nên bệnh vẫn có nguy cơ tái phát. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng để thực hiện tốt phòng, tránh và theo dõi điều trị bệnh là một việc làm hết sức cần thiết. Bệnh GOUT ngày càng nhiều chủ yếu gặp ở nam giới tuổi trưởng thành Điều trị GOUT thường gặp phải 3 khó khăn chính 1. Gặp phải tác dụng phụ của một số thuốc 2. Bệnh nhân có cơ địa dị ứng với thuốc 3. Bệnh nhân không tuân thủ chỉ định điều trị của thầy thuốc 5
  6. PHẦN II NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH 2.1. Nguyên nhân gây bệnh gout Tất cả các tế bào sống đều có chứa DNA, được cấu tạo từ một nhóm nguyên liệu trong đó có một chất hoá học gọi là purin. Các loại thực phẩm có hàm lượng purin rất khác nhau. Một số loại thịt động vật, hải sản, đậu khô… chứa một hàm lượng purin cao. Khi cơ thể sử dụng nhiều thức ăn giàu purin, lượng purin dư thừa trong quá trình chuyển hoá được biến đổi thành acid uric và thận là cơ quan chủ yếu đào thải acid uric. Ở người bình thường, lượng acid uric trong máu được duy trì ở mức cố định: 5mg% ở nam và 4mg% ở nữ, tùy độ tuổi và có sự thay đổi. Vì một lý do nào đó, hàm lượng purin trong cơ thể tăng, quá trình chuyển hóa chúng thành acid uric tăng. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít thì nồng độ acid uric trong máu tăng lên, sự chuyển hóa acid uric thành muối urat tăng theo dẫn tới sự lắng đọng những tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim tại các khớp, sụn, xương, tổ chức dưới da, gây ra viêm sưng khớp và biểu hiện triệu chứng viêm tại những vị trí lắng đọng. Như vậy, có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout là acid uric, một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giáng của purin. 2.2. Nguyên nhân gây tăng lượng acid uric Tăng bẩm sinh: bệnh Lesch - Nyhan: do thiếu men HGPT nên lượng acid uric tăng cao ngay từ nhỏ, bệnh có các biểu hiện về toàn thân, thần kinh, thận và khớp. Bệnh này rất hiếm và rất nặng. Bệnh gout nguyên phát: là bệnh gắn liền với các yếu tố di truyền và cơ địa, những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của bệnh. Bệnh gout thứ phát: acid uric trong máu có thể tăng thứ phát do những nguyên nhân sau: - Do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua), uống nhiều rượu, bia, nước ngọt. Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn là nguyên nhân trực tiếp. - Do trong cơ thể tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcome hạch, đa u tủy xương, hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh ác tính. - Do giảm thải acid uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận làm cho quá trình đào thải acid uric giảm dẫn tới sự tích lũy các tinh thể urat trong cơ thể. 2.3. Vai trò của acid uric trong viêm khớp Trong bệnh gout, tinh thể urat monosodic lắng đọng ở màng hoạt dịch sẽ gây nên một loạt các phản ứng: 6
  7. - Hoạt hoá yếu tố Hageman tại chỗ từ đó kích thích các tiền chất gây viêm Kininogen và Kallicreinogen trở thành kinin và kallicrein gây phản ứng viêm ở màng hoạt dịch. - Từ phản ứng viêm, các bạch cầu sẽ tập trung tới, bạch cầu sẽ thực bào các vi tinh thể urat rồi giải phóng các men tiêu thể của bạch cầu (lysozym). Các men này cũng là một tác nhân gây viêm rất mạnh. - Phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ làm tăng chuyển hóa, sinh nhiều acid lactic tại chỗ và làm giảm độ pH. Môi trường càng toan thì urat càng lắng đọng nhiều và phản ứng viêm ở đây trở thành một vòng khép kín liên tục, viêm sẽ kéo dài. Do đó, trên thực tế thấy hai thể bệnh gout: Thể bệnh gout cấp tính, quá trình viêm diễn biến trong một thời gian ngắn rồi chấm dứt, hay tái phát. Thể bệnh gout mạn tính quá trình lắng đọng urat nhiều và kéo dài, biểu hiện viêm sẽ liên tục không ngừng. PHẦN III TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN 3.1. Triệu chứng của gout cấp tính Có thể nói một cách tóm tắt: gout cấp tính biểu hiện điển hình bằng những đợt viêm cấp tính và dữ dội của khớp ngón bàn chân cái. Vì vậy, người ta còn gọi là bệnh “gout do viêm”. * Cơn viêm cấp của bệnh thường xuất hiện sau một số hoàn cảnh thuận lợi như: - Sau một bữa ăn nhiều rượu thịt. - Sau chấn thương hoặc phẫu thuật. - Sau lao động nặng, đi lại nhiều, đi giầy quá chật. - Sau những sang chấn về tinh thần: quá xúc động, cảm động, quá căng thẳng, lo lắng… - Nhiễm khuẩn cấp. - Sau khi dùng một số thuốc như lợi tiểu nhóm chlorothiazid, tinh chất gan, vitamin B12, steroid,... Khoảng 50% bệnh nhân có dấu hiệu báo trước như đau mỏi khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, mệt mỏi, đi tiểu nhiều và nóng buốt, sốt nhẹ,… * Triệu chứng cơn gout cấp tính: - Khoảng 60-70% cơn gout cấp biểu hiện ở khớp bàn ngón chân cái. - Đang đêm bệnh nhân thức dậy vì đau ở khớp bàn chân cái (một bên), đau dữ dội ngày càng tăng, đau không thể chịu nổi, chỉ một va chạm nhẹ cũng gây đau tăng. - Ngón chân sưng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ, xung huyết, trong khi các khớp khác bình thường. - Toàn thân: sốt nhẹ, mệt mỏi, lo lắng, mắt nổi tia đỏ, khát nước nhiều, táo bón, tiểu tiện ít và đỏ. - Đợt viêm kéo dài từ vài ngày đến hai tuần (trung bình là 5 ngày), đêm đau nhiều hơn ngày, viêm nhẹ dần, đau giảm, phù bớt, da tím dần, hơi ướt; ngứa nhẹ rồi bong 7
  8. vẩy và khỏi hẳn, không để lại dấu vết gì ở chân. Bệnh có thể tái phát vài lần trong một năm, thường hay gặp vào mùa xuân hoặc mùa thu. * Xét nghiệm và X quang: - Chụp X quang không có gì thay đổi so với bình thường. - Xét nghiệm: acid uric máu tăng trên 7mg% (trên 416,5 micromol/l), bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng, chọc dịch ở nơi viêm có thể thấy tinh thể urat nằm trong bạch cầu, nhưng cũng có khi acid uric trong máu không tăng. * Thể lâm sàng: - Thể lâm sàng theo vị trí: + Ngoài vị trí khớp bàn ngón chân cái chiếm 60-70%, các vị trí khác ở bàn chân đứng hàng thứ hai như cổ chân, các ngón chân, sau đó là khớp gối, rất ít khi thấy ở chi trên. + Thể đa khớp (từ 5-10%): bệnh nhân sốt, sưng đau lần lượt từ khớp này sang khớp khác, rất dễ nhầm với thấp khớp cấp, viêm đa khớp dạng thấp. - Thể theo triệu chứng và tiến triển: + Thể tối cấp: sưng tấy dữ dội, đau nhiều, sốt cao dễ nhầm với viêm khớp do vi khuẩn. + Thể nhẹ kín đáo: chỉ mệt mỏi, không sốt, đau ít, thường bị bỏ qua. + Thể kéo dài: thời gian kéo dài, diễn biến từ khớp này sang khớp khác. 3.2. Triệu chứng của gout mạn tính Gout mạn tính biểu hiện bằng dấu hiệu nổi các cục u (tôphi) và viêm đa khớp mạn tính, do đó còn được gọi là “gout lắng đọng”. Gout mạn tính có thể tiếp theo gout cấp tính nhưng phần lớn là bắt đầu từ từ tăng dần không qua các đợt cấp. * Triệu chứng lâm sàng ở khớp: - Nổi u cục (tophi): là hiện tượng lắng đọng urat ở xung quanh khớp, ở màng hoạt dịch, đầu xương, sụn.... + Vị trí: u cục (tôphi) thấy ở trên các khớp bàn ngón chân cái, các ngón khác, cổ chân, gối, khuỷu, cổ tay, bàn ngón tay và đốt ngón gần, có một vị trí rất đặc biệt là trên sụn vành tai. Chưa thấy ở háng, vai và cột sống. + Tính chất: kích thước to nhỏ không đồng đều, từ vài milimet đến nhiều centimet đường kính, lồi lõm, hơi chắc hoặc mềm, không di động do dính vào nền ở dưới, không đối xứng 2 bên và không cân đối, ấn vào không đau, được bọc bởi một lớp da mỏng, phía dưới thấy cặn trắng như phấn, đôi khi da bị loét và dễ chảy nước vàng và chất trắng như phấn. - Viêm đa khớp: Các khớp nhỏ và nhỡ bị viêm là bàn ngón chân và tay, đốt ngón gần, cổ tay, gối, khuỷu, viêm có tính chất đối xứng, biểu hiện viêm thường nhẹ, không đau nhiều, diễn biến khá chậm. Các khớp háng, vai và cột sống không bị tổn thương. - Biểu hiện ngoài khớp: + Urat có thể lắng đọng ở thận dưới hai hình thức: 8
  9. Lắng đọng rải rác ở nhu mô thận: hoặc không thể hiện triệu chứng gì, chỉ phát hiện qua giải phẫu bệnh, hoặc gây viêm thận, bể thận. Gây sỏi đường tiết niệu: sỏi acid uric ít cản quang, chụp thường khó thấy, phát hiện bằng siêu âm, chụp UIV. Sỏi thận dễ dẫn tới viêm nhiễm, suy thận. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tiên lượng của bệnh. + Urat có thể lắng đọng ở một số cơ quan ngoài khớp như: Lắng đọng ở gân, túi thanh dịch, có thể gây đứt hoặc chèn ép thần kinh (hội chứng đường hầm). Lắng đọng ở ngoài da, móng tay, móng chân thành từng vùng và mảng, thường dễ nhầm với những bệnh ngoài da khác như vẩy nến, nấm… Lắng đọng ở tim: urat có thể lắng đọng ở màng ngoài tim, cơ tim, có khi cả van tim nhưng rất hiếm. * Xét nghiệm và X quang: - Xét nghiệm: + Tốc độ lắng máu tăng trong đợt tiến triển của bệnh. Các xét nghiệm huyết học khác không có gì thay đổi. + Acid uric máu tăng trên 7mg% (trên 416 micromol/l). + Acid uric niệu/24h: bình thường từ 400-450mg, tăng nhiều trong gout nguyên phát; giảm rõ với gout thứ phát sau bệnh thận. + Dịch khớp có biểu hiện viêm rõ rệt (lượng muxin giảm, bạch cầu tăng nhiều). Đặc biệt thấy những tinh thể urat monosodic nằm trong hoặc ngoài tế bào. + X quang: Dấu hiệu quan trọng nhất của bệnh là khuyết xương hình hốc ở các đầu xương, hay gặp ở xương đốt ngón chân, tay, xương bàn tay, chân, đôi khi ở cổ tay, chân, khuỷu và gối. Khuyết lúc đầu ở dưới sụn khớp và vỏ xương, như phần vỏ được thổi vào, bung ra (hình lưỡi liềm), khe khớp hẹp rõ rệt. Sau cùng hình khuyết lớn dần và tạo nên hình hủy xương rộng xung quanh có những vết vôi hoá. Nếu bệnh tiến triển lâu có thể thấy những hình ảnh thoái hóa thứ phát (hình gai xương). Một số hình ảnh X quang của các khớp tổn thươngmạn tính do gout 9
  10. 3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout (cấp và mạn) - Hoặc tìm thấy tinh thể acid uric trong dịch khớp hay trong các u cục (tôphi). - Hoặc có từ tối thiểu từ 2 tiêu chuẩn sau đây trở lên: + Trong tiền sử hoặc trong hiện tại có tối thiểu hai đợt sưng đau của một khớp với tính chất ban đầu đột ngột, đau dữ dội và khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần. + Trong tiền sử hoặc hiện tại có sưng đau khớp ngón bàn chân cái với các tính chất như tiêu chuẩn trên. + Tìm thấy các u cục (tôphi). + Đáp ứng điều trị nhanh chóng với Colchicin (trong vòng 48h) trong tiền sử hay hiện tại. 3.4. Bệnh gout thứ phát Bệnh gout xuất hiện do tăng acid uric máu sau một số bệnh khác được gọi là bệnh gout thứ phát. Khi tìm thấy nguyên nhân gây tăng acid uric máu và loại trừ được nguyên nhân thì bệnh khỏi. Tuy nhiên, gout thứ phát rất hiếm gặp. Gout thứ phát gặp ở nam giới tuổi trung niên, hay gặp thể viêm khớp cấp di chuyển hơn là thể ngón chân cái và hầu như không thấy thể đa khớp có u cục, thường có kèm theo sỏi thận, hoặc lắng đọng urat ở nhu mô thận. Nguyên nhân của gout thứ phát thường gặp sau các bệnh về máu như: bệnh đa hồng cầu, một số bệnh thiếu máu do tan máu, lơxêmi cấp và kinh thể tủy, bệnh Hodgkin, sarcom hạch; sau khi mắc một số bệnh thận: viêm cầu thận mạn tính, suy thận mạn do nhiều nguyên nhân. Gout thứ phát cũng có thể gặp sau khi dùng nhiều và kéo dài một số thuốc như steroid, pyrazinnamid, lactat Natri, thuốc lợi tiểu nhóm chlorothiazid hoặc dùng các phương pháp diệt nhiều tế bào (hoá chất, phóng xạ,…) để điều trị các bệnh ác tính. Một số nguyên nhân hiếm gặp khác cũng có thể gây nên bệnh gout thứ phát: bệnh thận do thai nghén, suy tuyến giáp, gan nhiễm glycogen, cường cận giáp. PHẦN IV ĐIỀU TRỊ 4.1. Nguyên tắc điều trị - Chống viêm khớp trong các đợt cấp. - Hạ acid uric máu để phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát, ngăn ngừa biến chứng. - Điều trị các bệnh lý kèm theo đặc biệt là nhóm các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thừa cân béo phì… - Cần điều trị viêm khớp cấp trước. Chỉ sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng thuốc hạ aicd uric máu. 10
  11. - Để điều trị có hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu, kiểm tra chức năng thận. 4.2. Điều trị cơn gout cấp tính Thuốc điều trị đợt gout cấp là thuốc chống viêm không steroid, colchicin, corticosteroid, trong đó thuốc chống viêm không steroid được ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Sử dụng thuốc tùy theo bệnh nhân và các bệnh lý kèm theo như bệnh thận hay dạ dày tá tràng. - Thuốc chống viêm không steroid: Đây là thuốc được lựa chọn hàng đầu để điều trị đợt gout cấp ở hầu hết bệnh nhân. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi và người có bệnh kèm theo, cần thận trọng, cân nhắc khi dùng, chỉ nên sử dụng thuốc này trong thời gian ngắn và với liều thấp. Thuốc cần tránh dùng đối với bệnh nhân bị bệnh thận, viêm loét dạ dày, tá tràng hay bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông. - Colchicin: là thuốc chống phân bào, được chiết xuất từ rễ cỏ Colchicum autumnal, là thuốc điều trị Gout lâu đời nhất. Người ta đã sử dụng loại cỏ này để điều trị gout từ 600 năm trước công nguyên. Do thuốc có ái lực đặc biệt với bạch cầu đa nhân trung tính nên nó làm giảm sự di chuyển của các bạch cầu, ức chế thực bào các vi tinh thể muối urat và do đó làm ngừng sự tạo thành các acid lactic, giữ cho độ pH tại chỗ được bình thường, bởi vì độ pH là yếu tố tạo điều kiện cho các tinh thể urat mononatri kết tủa tại các mô ở khớp. Thuốc không có tác dụng lên sự thải trừ acid uric theo nước tiểu cũng như lên nồng độ, độ hòa tan hay khả năng gắn với protein huyết thanh của acid uric hay urat nên không làm thay đổi nồng độ acid uric máu. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ không mong muốn, đứng đầu là các rối loạn dạ dày, ruột như tiêu chảy, nôn, đau bụng. Hiếm gặp hơn là các phản ứng dị ứng da, rụng tóc, các bệnh cơ. Việc dùng thuốc kéo dài có thể dẫn tới suy tủy xương. - Corticosteroid: Trong một số trường hợp đặc biệt, với mục đích điều trị cơn gout cấp có thể sử dụng corticoid đường uống ngắn ngày hoặc đường tiêm nội khớp. Nhưng do thuốc có nhiều tác dụng phụ và do tình trạng lạm dụng thuốc ở nước ta nên thuốc này không được khuyến khích sử dụng. 4.3. Điều trị dự phòng cơn gout cấp tái phát Mục tiêu điều trị dự phòng cơn gout cấp là giảm acid uric máu, hạn chế sự lắng đọng urat trong các mô và tổ chức, từ đó hạn chế được các cơn gout tái phát và ngăn ngừa hình thành gout mạn tính. - Colchicin: Được sử dụng lần đầu năm 1936 để dự phòng cơn gout cấp tái phát nhưng không dự phòng được lắng đọng urat về sau hay sự phát triển các hạt tophi. - Các thuốc hạ acid uric máu: Có nhiều loại thuốc hạ acid uric máu. Tùy theo cơ chế tác dụng của thuốc tác động vào khâu nào của quá trình chuyển hóa acid uric trong cơ thể mà người ta chia ra 3 nhóm: Nhóm ức chế tổng hợp, nhóm tăng thải và nhóm làm tiêu acid uric. 4.4. Điều trị gout mạn tính Mục tiêu điều trị gout mạn tính là điều trị giảm acid uric máu để tránh biến chứng suy thận mạn. Thường sử dụng nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric và có thể 11
  12. kết hợp dùng thêm colchicin tùy theo trường hợp. Có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid cho những bệnh nhân viêm khớp còn đang tiến triển. Nếu có tổn thương thận phải chú ý đến tình trạng nhiễm khuẩn (viêm thận kẽ), tình trạng suy thận tiềm tàng, cao huyết áp, sỏi thận,.... Tiên lượng của bệnh gout tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận. Một số u cục (tôphi) quá to cản trở vận động có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ (tôphi ở ngón chân cái không đi giày được, ở khuỷu tay khó mặc áo,...). PHẦN V CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG, SINH HOẠT CHO NGƯỜI BỊ BỆNH GOUT 5.1. Chế độ ăn Mặc dù hiện nay đã có nhiều thuốc dùng để điều trị cho bệnh nhân gout nhưng việc ăn uống điều độ và đúng mực không chỉ rất quan trọng mà còn là cơ sở cho việc điều trị bệnh gout bởi vì chế độ ăn hợp lý cũng góp phần đáng kể vào việc giảm acid uric máu. Có thể phòng tránh được bệnh gout bằng việc thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Ăn kiêng một cách có hiệu quả nhất là sử dụng những thực phẩm ít purin để hàng ngày cơ thể phải tiếp nhận ít hơn. Tuy nhiên, việc tuân thủ nghiêm ngặt việc ăn kiêng nhất là kiêng sử dụng những thực phẩm giàu protein (thường đồng nghĩa với thực phẩm giàu lượng purin) là một thách thức lớn đối với bệnh nhân. Vì vậy cần phải có sự dung hoà giữa một chế độ ăn kiêng hiệu quả và nhu cầu chính đáng của người bệnh là xác định được khẩu phần ăn hợp lý, ngon miệng và hợp khẩu vị. Các nguyên tắc vệ sinh ăn uống đối với bệnh nhân gout là chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân (nếu béo phì) và uống nhiều nước (khoảng 2-3 lít nước/ngày), đặc biệt là nước khoáng kiềm (để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu). 5.1.1. Những thức ăn đồ uống không có lợi cho người bị bệnh gout. - Tránh các thực phẩm giàu đạm có chứa nhiều purin như: phủ tạng động vật vừa có nguy cơ tăng purin vừa tăng cholesterol máu (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi,...), các loại thịt đỏ (thịt trâu, bò, chó, dê), các loại hải sản (tôm, cua, cá béo,…) (Bệnh nhân nên tìm hiểu và tham khảo bảng thành phần purin trong thực phẩm). - Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phẩn ăn như: + Đạm động vật từ thịt lợn, gà vịt, cá và các loại thủy sản khác (lươn, cua, ốc, ếch,…). + Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như đậu Hà lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh. + Bệnh nhân có thể ăn trứng, sữa, phomat, thịt trắng như thịt gia cầm, cá nạc. 12
  13. - Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: Măng, nấm, giá, dọc mùng,… vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể. - Giảm các loại thực phẩm giàu chất béo no như: Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, rán, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như mì tôm, thức ăn nhanh. - Kiêng rượu, bia và các thứ kích thích như: ớt, cà phê,... - Hạn chế đồ uống có gas, nước ngọt vì chứa nhiều đường fructose, là yếu tố làm khởi phát bệnh gout. - Giảm các đồ uống có tính toan (vị chua) vì làm tăng nguy cơ kết tinh urat ở ống thận, tăng nguy cơ mắc sỏi urat ở thận. 5.1.2. Những thức ăn có lợi cho người bị bệnh gout - Cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả không chua. Nói chung các thực phẩm giàu chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric. - Người bị bệnh gout nên uống nhiều nước (2-3 lít/ngày), nên uống các loại nước khoáng không gas có độ kiềm cao giúp đào thải acid uric và hạn chế kết tinh urat tại ống thận. - Trong bữa ăn hằng ngày nên sử dụng những rau quả giàu Vitamin C, giàu bêta caroten và vitamin E để nâng cao khả năng chống lão hóa cho cơ thể như sau: β caroten trong cµ rèt, gÊc, cµ chua, bÝ ®á, rau ngãt, chuèi tiªu chÝn, ®u ®ñ chÝn, ... (c¸c rau, qu¶ chÝn). Vitamin C trong rau ngãt, cÇn t©y, rau muèng, rau c¶i xoong, cµ chua, ... Cần lưu ý rằng chế độ ăn giàu vitamin từ các thực phẩm thiên nhiên sẽ tốt hơn nhiều cho sức khoẻ so với việc uống bổ sung các viên vi chất dinh dưỡng. 5.2. Chế độ sinh hoạt đối với người bị gout - Giữ mức cân nặng hợp lý, tránh béo phì. - Vận động nhẹ nhàng, vừa sức. Tập luyện nhẹ nhưng thường xuyên. - Tránh làm việc nặng, quá sức hoặc luyện tập thể thao cường độ mạnh, tránh những nguy cơ dễ xảy ra chấn thương. - Giữ ấm cơ thể, tránh lạnh. - Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng (stress là một trong các yếu tố gây khởi phát cơn gout cấp). PHẦN VI. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TĂNG ACID URIC MÁU VÀ BỆNH GOUT 6.1. Các nghiên cứu trên thế giới Từ khi nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của gout được phát hiện, có rất nhiều các tác giả trên thế giới đi sâu vào nghiên cứu dịch tễ học, đánh giá tình hình diễn biến của 13
  14. bệnh, xác định các yếu tố nguy cơ và mối liên quan với các nhóm bệnh lý rối loạn chuyển hoá khác. Một số nghiên cứu ở các nước phát triển trong mấy năm gần đây cho thấy tỷ lệ mắc bệnh gout chiếm 1- 2% dân số, còn tỷ lệ tăng acid uric máu khoảng 13-25% tùy từng vùng, từng đối tượng và lứa tuổi. Nghiên cứu của Wallace và cộng sự đã cho thấy trong thập kỷ 90 của thế kỷ 20, bệnh gout đã tăng lên gấp đôi ở người trên 75 tuổi. Tăng acid uric máu và bệnh gout có liên quan mật thiết đến sự phát triển của nền kinh tế mà biểu hiện trực tiếp là sự thay đổi lối sống và chế độ ăn. Bệnh không chỉ gặp nhiều ở các nước phát triển mà còn đang tăng lên nhanh chóng ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ mắc liên quan chặt chẽ đến các rối loạn chuyển hóa khác như tăng huyết áp, các bệnh lý tim mạch, thừa cân béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, bệnh thận Chế độ ăn có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển bệnh. Khẩu phần giàu năng lượng, nitơ tổng số trong bữa ăn cao, uống rượu, bia, nước ngọt làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong khi đó, khẩu phần giàu chất xơ làm giảm acid uric trong máu và làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Một số nghiên cứu đã cho biêt mức tiêu thụ đường fructose (loại đường có mặt nhiều trong các loại nước ngọt) có tương quan thuận với việc tăng acid uric máu và khởi phát bệnh gout. Một số nghiên cứu sâu hơn trong thời gian gần đây đã xác định rõ vai trò của một số yếu tố di truyền đến bệnh gout. Nhiều tác giả đã cung cấp bằng chứng cho thấy một số gen có liên quan chặt chẽ đến quá trình vận chuyển acid uric trong cơ thể và tình trạng tăng acid uric máu. Phân tích cấu trúc hệ gen của các bệnh nhân gout, người ta cũng nhận thấy có hai loại gen liên quan đến quá trình rối loạn chuyển hóa nhân purin trong cơ thể. Sự khuyết thiếu một số emzym trong quá trình chuyển hóa nhân purin cũng làm tăng acid uric máu. Mặt khác, vai trò của các Interleukin cũng đã được ghi nhận trong việc khởi phát cơn gout cấp. Người ta nhận thấy nồng độ Interleukin trong huyết thanh của bệnh nhân gout cao hơn một cách có ý nghĩa so với người bình thường. Trong khi đó, vấn đề quản lý, chăm sóc bệnh nhân gout và dự phòng mắc gout cho cộng đồng, nhất là cho những người đã tăng acid uric máu còn có nhiều khó khăn ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Khi đã bị bệnh gout, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị giảm đáng kể. Những cơn đau dữ dội làm bệnh nhân rất khó chịu nên bệnh nhân thường muốn sử dụng mọi biện pháp để nhanh chóng cắt cơn đau. Điều này thường dẫn tới việc lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sỹ, nhất là nhóm thuốc giảm đau, chống viêm - một nhóm thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn. 6.2. Một số nghiên cứu về bệnh Gout và tăng acid uric máu ở Việt Nam Trong thời gian qua, nền kinh tế của Việt Nam nói chung đã có những bước phát triển nhanh chóng. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, cộng với chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý nên bệnh gout cùng các bệnh rối loạn chuyển hóa khác như tiểu đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, thừa cân, béo phì,... cũng đang ngày càng phổ biến. Theo một nghiên cứu đánh giá mô hình bệnh tật tại khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991-2000) thì bệnh gout chiếm tỷ lệ 8% (so với trước đây là 1,5%), đứng hàng thứ tư trong 15 bệnh khớp nội trú thường gặp nhất. Nghiên cứu của tác giả Doãn Thị Tường Vi trên 711 người lứa tuổi 30- 60 tại bệnh viện 19/8 Hà Nội cho thấy tỷ lệ tăng acid uric máu và bệnh gout là 4,9%. Các yếu tố liên quan đến tình trạng tăng acid uric máu trong nghiên cứu này đã được xác định là tần xuất tiêu thụ thực phẩm giàu đạm và rượu bia nhiều, cân nặng và BMI cao. Những 14
  15. người tăng acid uric máu có nguy cơ bị tăng huyết áp, có cholesterol, triglycerid huyết thanh cao hơn so với những người bình thường. Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp và người bình thường trên 40 tuổi tại Bệnh viện nhân dân Gia Định và bệnh viện Đại học Y thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy tỷ lệ tăng acid uric ở người không tăng huyết áp là 18% và ở người tăng huyết áp là 63%. Một đặc điểm khác biệt của bệnh gout so với các bệnh khác là bệnh nhân thường diễn biến âm thầm. Trừ những trường hợp đã có biến chứng, các đối tượng còn lại thường chỉ có biểu hiện bệnh vào những đợt cấp. Do đó, tâm lý bệnh nhân thường chủ quan, ít tuân thủ nghiêm túc chế độ điều trị và ăn uống. Vì vậy, thời gian xuất hiện biến chứng có thể đến rất sớm gây khó khăn cho điều trị, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nghiên cứu của Phạm Quang Cử cho thấy có tới 30% bệnh nhân có sỏi thận ngay ở năm đầu tiên. Các yếu tố dinh dưỡng và chuyển hóa có liên quan mật thiết với các biến chứng của bệnh gout. Ngoài các biến chứng tại khớp thì các biến ngoài khớp cũng khá phổ biến. Biến chứng ngoài khớp thường gặp nhất của gout là sỏi thận chiếm 44,8% do lắng đọng tinh thể acid uric trong bể thận và đường tiết niệu. Các biến chứng như viêm thực quản, viêm kết mạc, viêm mạch ngoại vi, viêm rễ thần kinh chiếm tỷ lệ từ 5- 20%. Một số biến chứng như viêm màng ngoài tim, viêm màng não, viêm tinh hoàn, hội chứng thần kinh ngoại biên do tophi chèn ép... gặp với tỷ lệ thấp nhưng đây lại là các biến chứng rất nặng của bệnh. PHẦN VII ĐÔNG Y TRONG PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ GOUT Y văn cổ không có ghi chứng gout nhưng có chứng "thống phong" là chỉ chứng thống tý lâu ngày khó khỏi. Cho nên bệnh thống phong (gout) có thể qui thuộc phạm trù chứng tý trong đông y. Ngày xưa gout đuợc xem như là “bệnh của vua chúa” vì thường xuất hiện trên những người giàu sang với những đồ ăn thức uống của người giàu. Đông y còn gọi là ‘Lịch Tiết Phong, ‘Bạch Hổ Phong’, ‘Bạch Hổ Lịch Tiết’. Nguyên nhân bệnh lý theo Đông y thì thống phong là do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp gây đau, co duỗi khó khăn. Bắt đầu bệnh còn ở cơ biểu kinh lạc, bệnh lâu, tà khí vào gân xương gây tổn thương tạng phủ, chức năng của khí huyết tân dịch rối loạn, tân dịch ứ trệ thành đàm, khí huyết ngưng trệ thành ứ, đàm ứ kết mà hình thành các u cục lắng đọng quanh khớp, dưới da. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương đến can thận, làm biến dạng các khớp và tái phát nhiều lần. Biện Chứng Luận Trị trong Đông y: Biện chứng luận trị cần chú ý đến giai đoạn phát triển của bệnh. Đối với thể cấp tính chủ yếu dùng phép thanh nhiệt thông lạc khu phong trừ thấp, đối với thể mạn tính thường kèm theo đàm thấp, ứ huyết, hàn ngưng, nên tùy chứng mà dùng các phép hóa đàm, trừ thấp, hoạt huyết thông lạc, ôn kinh, tán hàn. Đồng thời chú ý đến mức độ hư tổn của âm dương, khí huyết, can thận mà bồi bổ thích hợp. Đối với thể cấp tính: Biểu hiện chính là thể phong thấp nhiệt; đột ngột khớp ngón cái (thường gặp nhưng cũng có thể các khớp nhỏ khác) sưng nóng đỏ đau, không 15
  16. đụng vào được, kèm theo sốt, đau đầu, sợ lạnh hoặc bứt rứt, khát nước, miệng khô, tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn, mạch sác. Điều trị: Thanh nhiệt, thông lạc, khu phong, trừ thấp. Dùng bài: Bạch Hổ Quế Chi Thang Gia giảm: Thạch cao 40 - 60g (sắc trước), Tri mẫu 12g, Quế chi 4 - 6g, Bạch thược, Xích thược đều 12g, Dây Kim ngân 20 - 30g, Phòng kỷ 10g, Mộc thông, Hải đồng bì đều 10g, Cam thảo 5 - 10g, sắc uống ngày l thang, trong thời gian sưng đỏ nóng sốt. Trường hợp thấp nhiệt nặng (Sưng tấy đau nhiều gia thêm dây Kim ngân 40 - 50g, Thổ phục linh,Ý dĩ (tăng trừ thấp) hoặc gia thuốc hoạt huyết như Toàn Đương qui, Đan sâm, Trạch lan, Đào nhân, Hồng hoa, Tằm sa để hóa ứ chỉ thống, trường hợp có biểu chứng thì thêm Quế chi, Độc hoạt, Tế tân để giải biểu, tán hàn chỉ thống. Đối với thể mạn tính: nhiều khớp sưng to đau kéo dài, co duỗi khó, tại khớp không đỏ nóng rõ nhưng đau nhiều, dị dạng kèm theo tê dại, da tím sạm đen, chườm nóng dễ chịu, mạch Trầm Huyền hoặc Khẩn, lưỡi nhợt, rêu trắng là triệu chứng của hàn thấp ứ trệ. Điều trị: Khu hàn, thông lạc, trừ thấp, chỉ thống. Dùng Chế Ô đầu, Tế tân đều 4 - 5g (sắc trước), Toàn Đương qui 12g, Xích thược 12g, Uy linh tiên 10g, Thổ phục linh 16g, Tỳ giải 12g, Ý dĩ nhân 20g, Mộc thông 10g, Quế chi 4 - 6g, sắc uống. Trường hợp sưng đau nhiều khớp, mạch Hoãn Hoạt, rêu lưỡi trắng bẩn dày là triệu chứng đàm trọc ứ trệ, thêm chích Cương tàm, Xuyên sơn giáp, Hy thiêm thảo, Hải đồng bì, để tăng tác dụng hoạt lạc, trừ đàm. Đau nhiều do huyết ứ (đau như dao đâm, mạch sáp, lưỡi tím bầm) thêm Ngô công, Toàn yết, sao Diên hồ sách để hoạt huyết chỉ thống. Trường hợp thận dương hư (liệt dương, đau mỏi lưng gối, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưỡi bệu, mạch trầm, hoãn vô lực thêm Bổ cốt chỉ, Nhục thung dung, Cốt toái bổ để bổ thận kiện cốt định thống, có triệu chứng khí huyết hư thêm Hoàng kỳ, Đương qui, Nhân sâm, Bạch truật... Trên lâm sàng thường gặp: Thấp Nhiệt Uẩn Kết: Khớp sưng đỏ, đau, nóng. Phiền táo, khát, nước tiểu vàng, đỏ, đầu đau, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Nhu, Sác. Điều trị: Tuyên thanh, lợi thấp nhiệt, thông lạc, chỉ thống. Dùng bài Niêm Thống Thang gia giảm: Đương quy, Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng cầm đều 10g, Thương truật, Trư linh, Trạch tả, Phòng kỷ đều 12g, Long đởm thảo (sao), Khổ sâm, Tri mẫu, Thăng ma đều 6g, Ý dĩ nhân (sống), Xích tiểu đậu đều 15g. Sắc uống . Đờm Ngưng Trở Lạc: do nhiều đờm ẩm gây nên, các khớp nặng, cử động khó khăn, khớp mềm hoặc cứng, có khi sốt cao, đầu đau, lo sợ, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế, Sáp. Điều trị: Hòa doanh, khứ ứ, hóa đờm, thông lạc. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang gia giảm: Đương quy, Xích thược, Đào nhân, Mộc qua đều 10g, Hồng hoa, Uy linh tiên, Xuyên khung đều 6g, Dã xích đậu, Triết bối mẫu đều 12g, Ty qua lạc, Tạo giác thích, Giáp châu đều 4,5g. Sắc uống. Phong Thấp Hàn, Huyết Ứ: Bệnh phát cấp, khớp đau cứng một chỗ, lạnh thì đau nhiều, gặp ấm, nóng dễ chịu hơn, có thể bị biến dạng khớp và cứng khớp, khó cử động. Dù sưng nhưng không thấy nóng, đỏ, lưỡi trắng mỏng, mạch Hoạt, Trầm, Huyền hoặc Nhu, Hoãn. 16
  17. Điều trị: khu phong, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc. Dùng bài Kê Huyết Phụ Tử Niêm Thống Thang: Kê huyết đằng, Nhẫn đông đằng đều 50g, Thương truật, Kinh giới tuệ. 17
  18. THAY LỜI KẾT Khi bị mắc bệnh gout, các chức năng liên quan chuyển hóa của cơ thể không còn như bình thường nữa. Do vậy, trong phòng tránh bệnh tái phát thì thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý là quan trọng nhất. Cùng với sự phát triển của xã hội, bệnh gout ngày càng phổ biến, trong khi cả y dược học cổ truyền và y học hiện đại còn gặp khó khăn trong điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân thì việc hiểu rõ về gout là một điều hết sức cần thiết đối với mọi người để thực hiện tốt dự phòng tái phát và biến chứng nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng sức khoẻ của người bệnh nói chung. Trung tâm Dịch vụ Khoa học kỹ thuật Y Dược - Trường Đại học Y Thái Bình mong nhận được hợp tác cùng với các đồng nghiệp, các nhà khoa học trong nước và ngoài nước để tiếp tục hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, giúp điều trị bệnh gout nói riêng, các bệnh thuộc hội chứng chuyển hóa nói chung như thừa cân, béo phì, tiểu đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp,… Trung tâm xin giới thiệu thực phẩm chức năng THỐNG PHONG VIỆT dùng cho người bị bệnh gout cấp tính và mạn tính, với nguyện vọng được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng từ các kết quả nghiên cứu chuyên môn, tâm huyết và tình cảm của các cán bộ khoa học Trung tâm. Xin trân trọng cảm ơn./. Tr−êng ®¹i häc y th¸I b×nh Trung t©m dV khoa häc kü thuËt y d−îc 18
  19. PHỤ LỤC BẢNG THÀNH PHẦN PURIN TRONG MỘT SỐ THỰC PHẨM Tên thực phẩm Hàm lượng purin Tên thực phẩm Hàm lượng purin (mg) trong 100 g (mg) trong 100 g thực phẩm ăn được thực phẩm ăn được Thực phẩm nguồn gốc động vật Thực phẩm nguồn gốc thực vật Gan lợn 515 Đậu đen 222 Cá mòi 345 Đậu trắng, hạt 128 Bầu dục 334 Giá đậu tương 80 Gan gà 243 Lạc 74 Cá trích 210 Mơ khô 73 Thịt ngựa 200 Đậu phụ 68 Thịt cừu nạc 182 Kê 62 Thịt bê nạc 172 Vừng 62 Cá hồi 170 Nấm tây 58 Thịt lợn, nạc 166 Nấm mỡ 58 Thịt ngỗng 165 Rau muống 57 Chân giò lợn 160 Chuối tây 57 Cá chép 160 Ớt xanh to 55 Tôm biển 147 Ngô tươi 52 Cá thu 145 Súp lơ trắng 51 Thịt vịt 138 Đậu cô ve 37 Lưỡi lợn 136 Dưa bở 33 Thịt bò lưng, nạc 133 Cải bắp đỏ 32 Thịt thỏ nhà 132 Măng tre 29 Thịt gà tây 110 Cải soong 28 Sò 90 Nho ngọt 27 Óc lợn 83 Su hào 25 Thực phẩm nguồn gốc thực vật Mận 24 Khoai tây 16 Măng tây 23 Bột mỳ 14 Cải bắp 22 Táo tây 14 Cà tím 21 Hành tây 13 Dâu tây 21 Rau diếp 13 Đào 21 Xà lách 13 Dứa tây 19 Lê 12 Cam 19 Cà chua 11 Cà rốt 17 Dưa chuột 7 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0