intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu lưu trữ Việt Nam - 25 năm trên đường đổi mới 1986-2011: Phần 2

Chia sẻ: Sơn Nam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:336

86
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1 Tài liệu Việt Nam - 25 năm trên đường đổi mới 1986-2011 qua Tài liệu lưu trữ, phần 2 giới thiệu tới người học các kiến thức về Đổi mới, hội nhập và phát triển bao gồm các nội dung: Những trăn trở, tìm tòi và thử nghiệm, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định đường lối đổi mới,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu lưu trữ Việt Nam - 25 năm trên đường đổi mới 1986-2011: Phần 2

  1. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (THÁNG 12/1986) QUYẾT ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI 156
  2. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được đại biểu nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 13/12/1986. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu sưu tầm. 157
  3. Quang cảnh buổi khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 15/12/1986. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu ảnh sưu tầm. Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ Chính trị đọc diễn văn khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 15/12/1986. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu ảnh sưu tầm. 158
  4. “…Phải đấu tranh chống cái cũ, chống bảo thủ trì trệ, chống giáo điều rập khuôn, chống chủ quan nóng vội, chống tha hóa biến chất, chống những thói quen lỗi thời dai dẳng…” (Trích: Diễn văn khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Văn Linh trình bày, ngày 15/12/1986) 159
  5. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội, tháng 12/1986. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu ảnh sưu tầm. Toàn cảnh đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 18/12/1986. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu ảnh sưu tầm. 160
  6. "…Để tăng cường sức chiến đấu và năng lực tổ chức thực tiễn của mình, Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: Đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đối mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác…" ( Trích: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng do đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V, chủ tịch Hội đồng Nhà nước trình bày, ngày 25/12/1986) 161
  7. Nghị quyết số 02 NQ/HNTW ngày 09/4/1987 của Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) giải quyết những vấn đề cấp bách về phân phối lưu thông. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu sưu tầm. 162
  8. Biên bản họp Hội nghị Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng ngày 09/6/1987 về chuyển hoạt động nội thương sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. 163
  9. VĂN PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG Độc lập - Tự do - hạnh phúc BIÊN BẢN Hội nghị Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng về việc chuyển hoạt động Nội thương sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa ngày 9 tháng 6 năm 1987 --------- Chủ trì Hội nghị: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt Tới dự Hội nghị có các đồng chí: Võ Văn Kiệt, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đồng Sĩ Nguyên, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đoàn Duy Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Tham dự Hội nghị có các Bộ: Đồng chí Hoàng Minh Thắng: Bộ trưởng Bộ Nội thương Đồng chí Vũ Trọng Nam, Thứ trưởng Bộ Nội thương Đồng chí Đậu Ngọc Xuân, Bộ trưởng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Đồng chí Sáu Phan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Đồng chí Ngô Tuấn Kiêm, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Đồng chí Vũ Quang Tuyến, Phó ban Ban Kinh tế Trung ương Đồng chí Lê Kim Lăng, Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Đồng chí Tân, Bộ Nông nghiệp - Công nghiệp thực phẩm Đồng chí Hồ Tế, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đồng chí Lý Tài Luận, Thứ trưởng Bộ Tài chính Chuyên viên theo dõi có các đồng chí: Bùi Đức Vy, Đường, Duân, Hải, Hà, Phước. Đồng chí Thắng: (Có báo cáo kèm theo). 164
  10. Tờ trình Thường vụ lần này, chúng tôi đã làm việc với các Bộ, ngành liên quan để tham gia ý kiến, về cơ bản nhất trí. Xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Những vấn đề về thể chế hóa chính sách mua bán hàng hóa. Chấn chỉnh lại hệ thống tổ chức kinh doanh, tách quản lý hành chính Nhà nước sang hạch toán kinh doanh, cơ sở sản xuất độc lập. Giải quyết một bước kế hoạch hóa quản lý giá cả, quản lý tài chính. Xác định trách nhiệm của Bộ Nội thương, Ủy ban Nhân dân tỉnh thi hành Nghị quyết này. Tôi xin trình bày một số điểm khác nhau trong khi xin ý kiến của các cơ quan liên quan: Về tổ chức kinh doanh ở thị xã và thành phố, tỉnh lỵ của tỉnh và quận của thành phố. Bộ Nội thương cho Công ty thương nghiệp tỉnh làm luôn việc bán lẻ. Các đồng chí ở quận, huyện…muốn giữ nguyên như hiện nay. Tình trạng hiện nay Tổng Công ty Trung ương nắm hàng ít hơn tỉnh, tỉnh ít hơn huyện, tín dụng thương nghiệp cũng vậy. Ở huyện 55 tỷ, tỉnh 25 tỷ, trung ương 20 tỷ, muốn đi vào cơ chế để trung ương nắm được hàng, tiền. Đối với hàng tiểu công nghiệp thì ai nắm hàng tiểu công nghiệp được Nhà nước cấp vật tư. Hiện ta có các Tổng Công ty: Tổng Công ty bách hóa, bông vải sợi, thực phẩm công nghệ tươi sống, nông thổ sản, thủ công mỹ nghệ, điện máy…dưới Tổng Công ty có 36 công ty thương mại và 9 trung tâm hạch toán độc lập. (Anh Nam): Trong Tổng Công ty có công ty trực thuộc của nó; trong Tổng số 40 tỉnh thành có 7 tỉnh có 1 công ty còn các tỉnh khác có từ 2 - 3 công ty; ở huyện có một công ty tổng hợp. Tỉnh: 239 công ty - miền Bắc 109 công ty, miền Nam 130 công ty Huyện: 592 công ty - miền Bắc 303 công ty, miền Nam 289 công ty. (Quận thị xã)… 165
  11. Về giá: - Các Tổng Công ty chưa giao hàng được vì hiện đang vướng giá Nhà nước giao - Ủy ban Vật giá Nhà nước và Bộ Nội thương chỉ đạo bằng khung giá hay chính sách giá, bằng thông số hay quyết định giá chuẩn - Việc mua bán còn lại bằng chính sách giá. Về tiền: + Trong 7 công ty có 2 - 3 công ty từ bán buôn đưa sang bán lẻ để có tiền mặt cho ngân hàng. Cơ chế chuyển sang hạch toán kinh doanh. + Điều chỉnh quỹ hàng hóa bán buôn trung ương để tạo thêm nguồn cho quỹ hàng hóa bán buôn trung ương. Cân đối vật tư cho sản xuất hàng xuất sang Liên Xô. Về bảo hiểm đời sống cán bộ. Khôi phục tiền lương, thực tế cho cán bộ, công nhân viên như đối với khu vực sản xuất, tính đúng, tính đủ tiền lương vào chi phí lưu thông. Mở rộng hình thức khoán quỹ lương. Tổng ngạch theo doanh số cho các công ty thương nghiệp. Cho phép một số cơ sở kinh doanh thương nghiệp làm thử cơ chế khoán gộp cả lương, thưởng, quỹ xĩ nghiệp theo thu nhập rộng; tức là lấy tổng doanh thu trừ chi phí vật chất, các khoản nộp ngân sách còn lại được sử dụng trả vào lương, thưởng và trích lập các quỹ xí nghiệp. Về cơ sở vật chất kỹ thuật. Cần tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho thương nghiệp. Bộ Nội thương có kế hoạch từng bước đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thương nghiệp. Chuyển sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa thương nghiệp có đội ngũ cán bộ đủ sức thực hiện nhiệm vụ được giao; tổ chức tập huấn cán bộ nắm vững tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng và Nghị quyết Trung ương. Củng cố đội ngũ cán bộ thương nghiệp. Đồng chí Thạch: Ta nên tập trung vào vấn đề nào cụ thể. Anh Thắng báo cáo, theo tôi tập trung vào hai vấn đề bàn: 166
  12. Về cơ chế: - Quản lý hành chính tách với hạch toán kinh doanh. - Hệ thống kinh doanh thế nào. (Đồng chí Thành: Chuyển Bộ Nội thương sang quản lý nhà nước, Công ty sang kinh doanh). Đồng chí Sáu Phan: Nếu không giải quyết cơ chế thì thương nghiệp khó hoạt động. Mua bán không đúng chức năng kinh doanh dẫn đến việc quản lý khó khăn. Ở huyện có những công ty: + Công ty thương nghiệp huyện, công ty ăn uống, cửa hàng bách hóa, cửa hàng chất đốt, cửa hàng mua bán. + Công ty cung ứng sản xuất hàng xuất khẩu + Công ty thủy sản cấp huyện + Công ty chăn nuôi cấp huyện + Công ty bảo vệ cây trồng + Công ty nông nghiệp + Công ty Xây dựng + Công ty giao thông vận tải + Công ty công nghiệp,… (Anh Nguyên: Công ty xây dựng và Công ty giao thông làm gì?). Mua bán hiện nay quản lý khó khăn, có loại hàng xuất nhập khẩu, quà biếu…trôi nổi trên thị trường cho nên tất cả việc mua bán hàng hóa không phải do cơ quan chủ quản quản lý hay nói cách khác là cơ quan không đúng chức năng cũng đứng ra kinh doanh buôn bán được. Tôi lấy ví dụ công ty giao thông đi thu mua hàng nông sản để đổi,…một vỏ xe đổi một tạ dầu chẳng hạn. Hàng nhận ở trung ương thấp xa giá thị trường nên khó bán, khó mua, bán không được, bán chậm; ở cửa hàng nảy ra mua bán (ký gửi) theo giá thỏa thuận tạo ra tiền (ăn chênh lệch giá); mình mắc ở chỗ này thực trạng bên dưới làm vậy gây ra tình trạng lộn xộn. Ta tính lại cơ chế thế nào để hàng hóa đến tay người 167
  13. tiêu dùng. Trong tình hình hiện nay hợp tác xã mua bán có tác dụng rất lớn, làm tốt hợp tác xã mua bán nó tác dụng đến khối liên minh công nông quản lý được hàng và giá cả. Ý thứ hai là: Ta giải quyết giá kinh doanh thương nghiệp để mua được bán được; quy định lại hàng bán lẻ chỉ có ngành thương nghiệp quản lý cấm không để các ngành khác buôn bán. Định rõ chức năng quản lý sửa lại lãi suất ngân hàng để cho thương nghiệp hoạt động được. Ở huyện có một tổ chức công ty trong đó có nhiều cửa hàng; còn tất cả các ngành khác không thuộc chức năng kinh doanh không được mua bán. Đồng chí Tuyến. Tôi xin phát biểu 2 ý: - Phương thức mua bán - Tổ chức mua bán. Phương thức ta có 7 công ty có 5 công ty do Trung ương rót hàng xuống; nếu tổ chức từ công ty trung ương đi mua thông qua cơ sở hoạt động thế này không ổn. Vì hàng hóa nằm trong dân; khi thiết kế mô hình kinh doanh phải do khách quan hàng hóa đó: Ví dụ: Công ty nông sản hàng hóa từ người sản xuất lên. Còn công ty vật tư xây dựng từ trung ương xuống. (Anh Thạch: toàn bộ cơ chế thay đổi làm vậy mới nghiêm). Mình có phân cấp trung ương và địa phương; địa phương thu mua nông phẩm, địa phương quyết định, khi giao nghĩa vụ, rồi ta lại giao vật tư tương ứng để thu mua; nếu để trung ương đưa chân rết xuống cơ sở để thu mua có đúng không? Đề nghị Thường vụ cho ý kiến, tôi thấy đó là chức năng của địa phương đối với hàng nông sản tươi sống. Đối với hàng công nghiệp điện máy, dầu lửa do Trung ương rót xuống ta phải tính toán cho đúng, chặt chẽ. Về hợp tác xã mua bán nếu tách ra hạch toán độc lập kinh nghiệm các nước đều làm như vậy để tạo quyền độc lập tự chủ kinh doanh. 168
  14. Đối với bán lẻ, ở huyện có cơ sở bán lẻ, nên gom lại thành một công ty độc lập, có màng lưới phong phú. Ở quận, phường không nên thành công ty ở quận, phường nữa. Riêng mặt hàng tươi sống nếu để quận, phường làm tốt hơn. Đồng chí Tiệm: Tôi nhất trí, còn phần giá cho bộ đội thế nào? (Anh Sáu Dân: đã quyết rồi giao cho hậu cần quân đội lo). Quy tắc tính giá, thuế thế nào? Hạch toán thế nào. Về cơ chế giá nên mở rộng dần ra, có biện pháp của pháp luật để quản lý. Cần có 2 sơ đồ để tổ chức: - Hàng công nghiệp, - Hàng nông sản. Đồng chí Nguyễn Khánh: Hàng từ cấp 1 xuống cấp 2 với tỷ lệ 130 %, do khâu mua bán lòng thòng giữa công ty cấp 1 và cấp 2, mỗi cấp lãi suất có chênh lệch, có lãi nên người ta lợi dụng làm. Về lãi suất phương án 1 là 12% sắp tới đưa xuống 5% làm được thì không bị lỗ. Về cơ chế việc khẳng định phải xáo bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và chuyển hẳn sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa; trong khi đó ngân hàng chưa chuyển tôi thấy chéo nhau. (Đồng chí Thành: cần hạn chế hoạt động lung tung ở xã, huyện, tỉnh. Trong khi có lạm phát ta cho lãi suất thấp sẽ phá giá đồng tiền. Muốn cứu nền kinh tế này ta phải chống lạm phát). Đồng chí Lý Tài Luận: Trong cơ chế thương nghiệp, chuyển sang hạch toán kinh doanh: - Nông sản thực phẩm dưới huyện, công ty trực tiếp làm nhiệm vụ bán lẻ và làm nhiệm vụ thu mua. - 9 ngành cấp trên nên có đơn đặt hàng làm cho sản xuất chủ động và khuyến khích sản xuất và cân đối, điều hòa trong cả nước, trong xuất khẩu nữa. 169
  15. Đối với công nghiệp thực phẩm cần giảm bớt khâu trung gian từ bán buôn đến bán lẻ để thuận lợi cho kinh doanh không phân theo cấp hành chính; tập trung thống nhất Bộ Nội thương quản lý. Về tín dụng, lãi suất nguồn của tín dụng, vốn nhàn rỗi cho nền kinh tế quốc dân, nguồn cho lưu thông, nguồn cho sản xuất…Lãi suất phục vụ cho sản xuất và kinh doanh để cho sản xuất và lưu thông bình thường. Hiện nay do làm ăn kém, ghìm giá, vốn bị ứ đọng, cần có lãi suất cao để đảm bảo tín dụng và quay vòng vốn nhanh. Đồng chí Đồng Sĩ Nguyên: Trong dự thảo Anh Thắng (Bộ Nội thương) trình bày chuyển ngành thương nghiệp bán buôn, bán lẻ sang hạch toán kinh doanh. Cả hợp tác xã mua bán, đây là vấn đề đời sống xã hội; khi ta bàn cơ chế này phải nằm trong một tổng thể hoạch định. Ta thấy việc cấp bách để thực hiện cho được hạch toán kinh doanh đối với các đơn vị hạch toán của Bộ Nội thương. Các công ty bán buôn: Có loại hạch toán đối với công ty bán buôn, Có loại cửa hàng hạch toán bán lẻ, Có cửa hàng hợp tác quốc doanh, Có cửa hàng bán buôn tư nhân. Chủ yếu nằm ở các quận, phường, thị trấn huyện lị. Đối với Công ty bán buôn của các tỉnh lớn rót thẳng xuống cửa hàng, đây là vấn đề tổ chức rất hệ trọng; phải sắp xếp lại hệ thống tổ chức kinh doanh theo một cơ chế mới. Công ty bán buôn xây dựng, có bao nhiêu cái trong cả nước, không nên xây dựng công ty của trung ương. Nên thống nhất một cửa hàng trong đó có nhiều mặt hàng như than, xi măng, sắt, thép…để nó rót thẳng. Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng có đủ tư cách để giải thể các cấp trung gian; ta làm không sai đâu. 170
  16. Vấn đề công ty thương nghiệp huyện anh Thắng thuyết trình tôi không rõ. (Anh Nam: có công ty tỉnh, công ty huyện). Lý do vậy trong Ủy ban Nhân dân huyện không cần có phòng thương nghiệp huyện chỉ cần tổ chuyên viên giúp Chủ tịch. Đồng chí Nguyễn Cơ Thạch: Ta cần có quan niệm thương mại đối với nền kinh tế, có sản xuất hàng hóa thì phải có thương mại hóa, thông qua nó ta mới hệ thống phân công lao động đưa nền kinh tế phát triển; nên tôi đề nghị không có luật lệ cấm người ta buôn bán, đây nó thuộc nhu cầu cuộc sống; nói như vậy ta phải củng cố lại nội thương mà vướng hiện nay là giá cả, ta phải gỡ chỗ này. Trong nền kinh tế quan trọng là sản xuất và tiêu dùng mà thương mại hóa là người làm môi giới. Người dân làm chủ trong sản xuất, vậy làm chủ trong hàng hóa và tiêu dùng, người nông dân chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Người nông dân hạch toán được, tại sao hợp tác xã không hạch toán được; nói thế ta nghĩ tới công ty cấp trên của nó, ta chia làm ba loại và có nhiều nguồn như các đồng chí đã chia (nguồn trung ương và nguồn nông sản nông dân sản xuất). Đối với hàng công nghiệp có hợp đồng 3 bên; bộ máy kinh doanh nội thương làm có hiệu quả thì sẽ xóa các khâu khác. Đồng chí Võ Nguyên Giáp: Vấn đề quan trọng nhưng ta đặt chưa đúng tầm: Kiện toàn, chất lượng, xóa tiêu cực trong Bộ Nội thương. Ở huyện giữ khâu tổ chức, tôi đồng ý. Đồng chí Nguyễn Cơ Thạch: Trách nhiệm cơ quan quản lý của Bộ Nội thương có Sở thương nghiệp, Bộ Nội thương có 2 chức năng, 4 nhiệm vụ đã nêu rồi tôi thêm nhiệm vụ thông tin của Bộ Nội thương, như nắm tình hình, cân đối sản xuất với tiêu dùng và thanh tra kiểm tra…của Bộ Nội thương. Đồng chí Võ Văn Kiệt kết luận: Dự thảo Bộ Nội thương trình lần này rút gọn hơn và có hướng mới. Vấn đề xác định dứt khoát hơn là chuyển toàn bộ thương nghiệp sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. 171
  17. Trên cơ sở Nghị Quyết Đại hội lần thứ 6 của Đảng và Nghị quyết Trung ương lần 2, chúng ta đẩy mạnh sản xuất hàng hóa gắn liền với lưu thông hàng hóa, gắn lưu thông hàng hóa với kế hoạch hóa. Những quan điểm phù hợp với nghị quyết của Đảng. Lưu thông phân phối, cả nước là một thị trường để ta thống nhất, nếu không thống nhất dẫn đến chia cắt thị trường; việc giải tỏa ngăn sông cấm chợ trạm gác là bề ngoài, ta không thống nhất thị trường cả nước không được; nếu chia theo cấp quản lý hành chính thì thị trường ta chia cắt, việc điều động phân phối đọng lại, không xác định hệ thống lưu thông từ trung ương đến địa phương thì thị trường ta vẫn bị chia cắt từng mảnh. Từng khu vực có đặc thù riêng nhưng nó phải nằm trong sự điều hòa thống nhất của Nhà nước. Ở nước ta hiện nay, lưu thông còn ảnh hưởng của 5 thành phần kinh tế; theo quy luật cung cầu trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa từ sản xuất đến lưu thông phải có kế hoạch hóa, khi ta xác định hướng rõ rệt (tách bộ phận còn cung cấp cho quân đội) toàn bộ đưa vào kinh doanh. Tôi đi vào những vấn đề cụ thể: Chuyển hẳn hoạt động nội thương sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa là việc cấp bách, nhưng phải tính toán bước đi cho phù hợp khả năng của mình, muốn chuyển phải có thời gian. Tách chức năng quản lý hành chính Nhà nước sang quản lý kinh doanh; hệ thống tổ chức kinh doanh thu mua bán buôn không qua nấc trung gian nếu để hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng qua nhiều nấc trung gian rất chậm trong sản xuất và giá cả tăng. Do vậy, chúng ta cần có cơ chế thích hợp trong kinh doanh để đạt hiệu quả cao. Thông qua chức năng quản lý hành chính Nhà nước, Bộ Nội thương cần phải lập lại trật tự, kỷ cương ngay trong quản lý kinh doanh của Nhà nước, cơ quan không có chức năng mua bán không được kinh doanh, chấm dứt việc tranh mua tranh bán. Những người buôn bán thương nghiệp trên thị trường phải tổ chức lại và phải có đăng ký kinh doanh, chỗ này cũng phải xiết lại, còn lại người buôn bán 172
  18. tự do chúng ta làm cho rõ. Tất cả lực lượng thương nghiệp quốc doanh, tư thương được phép cũng phải làm cho rõ trong quản lý lưu thông hiện nay. Việc lưu thông hàng hóa phục vụ sản xuất, quan điểm hàng hóa gắn với sản xuất, thương nghiệp phải làm; chức năng quản lý kinh doanh phải tổ chức quay vòng nhanh, lưu thông hàng hóa phục vụ tốt cho sản xuất, bảo đảm quản lý thị trường, giữ mức ổn định thị trường. Cần tổ chức quản lý, cải tạo tư thương cho tốt để ổn định tình hình, vừa qua chúng ta bị nẩy cơn sốt do bọn này kích động làm giá cả tăng. Về hệ thống tổ chức kinh doanh phải xác định hướng rõ ràng và từng bước nghiên cứu sự thay đổi cho phù hợp; ở trung ương có 7 Tổng Công ty, theo tôi chỉ cần 3 Tổng Công ty: - Tổng Công ty vải sợi, - Tổng Công ty công nghệ phẩm, - Tổng Công ty vật liệu xây dựng chất đốt. Các Tổng công ty Trung ương quản lý điều hòa trong cả nước; có tỉnh lớn, hàng hóa lớn; có tỉnh diện tích lớn nhưng dân số, hàng hóa ít, ta cần tổ chức cho hợp lý trong từng vùng, từng địa bàn, cho thích hợp hoặc có công ty, công ty tổng hợp ở khu vực là quan trọng; đối với tỉnh ít hàng hóa ta phải tính. Ở quận, phường nội thành ta phải quan tâm các dịch vụ của nó không cần phải lập công ty. Ở huyện hạn chế không cần có công ty; ta xây dựng các dịch vụ, cửa hàng bán buôn (có bán buôn và bán lẻ) ở huyện, xã cần nghiên cứu chỗ này vì đây là cơ sở phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng. Hệ thống kinh doanh thương nghiệp đảm bảo chi phí ít nhất, chống hiện tượng hàng hóa đi vòng vèo; có mặt hàng phải nắm 100%, có mặt hàng chỉ cần nắm 80 - 90% đối với hàng bán buôn. Các Tổng công ty tùy theo tính chất mặt hàng để nắm phân phối cho người tiêu dùng; hệ thống này làm tốt có tác dụng thuận lợi cho người tiêu dùng, tác động vào sản xuất. 173
  19. Vấn đề chiết khấu, tính chiết khấu, một lần, nguyên tắc chung của bước đi làm sao ít đầu mối, hợp tác xã mua bán ở xã, gắn liền với nhu cầu đời sống phân phối theo đầu người, phải quy định phạm vi hoạt động cho cụ thể. Trong tình hình hiện nay tách hệ thống hợp tác xã ra khỏi hệ thống thương nghiệp là một điều không tốt; ý kiến của tôi có khác với ý anh Thành; theo tôi hệ thống hợp tác xã luôn luôn gắn với hệ thống thương nghiệp; muốn làm tốt trước hết cần xem lại hệ thống quản lý. Về giá, dứt khoát giá bán lẻ chuyển sang giá kinh doanh, vấn đề này cần được bàn cho kỹ. Đối với hệ thống buôn bán ta dùng hình thức đấu tranh kinh tế để quản lý. Về tài chính, đảm bảo nộp đúng chế độ thuế đối với việc mua bán. Về ngân hàng tính lại lãi suất, đồng người, ngân hàng và Bộ Nội thương nghiên cứu gấp. Về hợp đồng kinh tế là vấn đề quan trọng trong kinh doanh thương nghiệp - hợp đồng tay đôi, hợp đồng tay ba; đồng thời kết hợp với các đoàn thể trong kinh doanh, để nhân dân làm chủ trong sản xuất, trong phân phối lưu thông. Đồng ý để Bộ Nội thương làm thử trên một vài trọng điểm mà Thường vụ cho phép; sau sơ kết có quyết định chính thức để làm. Đồng chí Đồng Sĩ Nguyên: Tôi thấy có điểm còn băn khoăn, thương nghiệp có bán buôn có bán lẻ nên làm rõ hạch toán bán buôn độc lập, bán lẻ cửa hàng độc lập. Tổng Công ty dưới là công ty, rồi đến cửa hàng, thương nghiệp mua vào, bán ra trong phạm vi khu vực dân cư, tại sao để Tổng Công ty bán buôn cả nước; nếu làm tổng công ty, công ty, cửa hàng khá nặng nề; chỉ cần công ty bán buôn trực thuộc bộ, dưới có cửa hàng; không cần Tổng Công ty nữa. Đồng chí Võ Văn Kiệt; Tôi đồng ý với anh Nguyên ngang công ty nó có bộ phận điều hòa trong khu vực đó và hàng hóa của nó cũng điều hòa trong cả nước. Đồng chí Hoàng Minh Thắng: 174
  20. Tổng công ty trung ương, công ty tỉnh dần dần đi gần với nhau dưới có chân rết ta di dần từng bước. Ở khu vực huyện anh cho chúng tôi cơ chế để làm. Đồng chí Đồng Sĩ Nguyên: Sau này tính cơ chế lương thực, than, xi măng, vật tư đây là khu vực hàng hóa lớn do nhiều cơ quan quản lý, cần được tính đồng bộ. Đồng chí Đoàn Duy Thành: Ta cần làm thí điểm về tổ chức; còn kinh doanh vẫn chuyển sang hạch toán kinh doanh; tùy từng lĩnh vực ta làm; nên để Tổng Công ty hoạt động trong tình hình này. Đồng chí Nguyễn Khánh: Nên chia làm hai loại việc, việc nào phức tạp có liên quan đến địa phương cho làm thử, việc nào thuộc Bộ, ta quyết cho làm luôn. Bộ Nội thương chuẩn bị trình Thường vụ quyết./. Người ghi biên bản Tô Tần. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phông Văn phòng Chính phủ, hồ sơ 1754. 175
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0