intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu phục vụ Hội thảo - Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020 (Quyển 2)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:546

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu phục vụ Hội thảo - Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020 (Quyển 2) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Tự chủ đại học -các khoảng cách trong nhận thức và sự không đồng bộ về thể chế; Cơ chế tự chủ đại học từ chính sách đến thực tiễn - Vấn đề, nghiên cứu hệ thống và giải pháp; Tài chính đại học công lập trên thế giới, cơ chế tài chính đại học công lập tại Việt Nam và các kiến nghị;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu phục vụ Hội thảo - Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020 (Quyển 2)

  1. QUỐC HỘI KHÓA XIV ỦY BAN VĂN HÓA, GIÁO DỤC, THANH NIÊN, THIẾU NIÊN VÀ NHI ĐỒNG HỘI THẢO GIÁO DỤC VIỆT NAM 2020 “Tự chủ trong giáo dục đại học - từ chính sách đến thực tiễn” (Tài liệu phục vụ Hội thảo - Quyển 2) Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2020
  2. MỤC LỤC STT Bài tham luận Tác giả/ Cơ quan thực hiện Tr. II Phiên 1: Thể chế tự chủ trong giáo dục đại học 1. Tự chủ đại học -các khoảng cách trong nhận Lâm Quang Thiệp 1 thức và sự không đồng bộ về thể chế Trường Đại học Thăng Long 2. Cơ chế tự chủ đại học từ chính sách đến thực Phạm Huy Dũng 5 tiễn - Vấn đề, nghiên cứu hệ thống và giải pháp Trường Đại Học Thăng Long 3. Hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ làm cơ sở Nguyễn Huy Bằng 11 cho việc thực hiện tự chủ của cơ sở giáo dục Chi hội luật gia Bộ GD&ĐT đại học 4. Một số vấn đề cần được làm rõ và hướng dẫn Lê Văn Học 17 khi thực hiện quyền tự chủ trong giáo dục đại Ủy ban VHGDTNTN&NĐ học theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học 5. Giáo dục đại học tư – những đóng góp trong Nguyễn Kim Hồng 23 lĩnh vực giáo dục đại học sau khi “Luật sửa Trường Đại học Văn Hiến đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học” có hiệu lực 6. Chính sách tự chủ giáo dục- Động lực lớn cho Đinh Văn Trọng 35 sự phát triển giáo dục đại học công lập ở Việt Lê Thị Tuyết Ba Nam Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng 7. Chính sách tự chủ đại học của nhà nước và Nguyễn Mậu Hùng 41 năng lực thực tế của hệ thống các trường đại Nguyễn Thị Hạnh học công lập địa phương của Việt Nam hiện Trường Đại học Khoa học, nay Đại học Huế 8. Tự chủ trong giáo dục đại học Trương Thị Lê Hồng 65 ở các trường ngoài công lập – Thực trạng và Trường Đại học Ngoại ngữ - giải pháp Tin học TP.HCM 9. Thiết chế Hội đồng trường gắn với tự chủ đại Lê Anh Tuấn 75 học Lê Minh Thắng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 10. Bàn về trách nhiệm giải trình Nguyễn Hội Nghĩa 81 Đại học Quốc gia TP. HCM 11. Phương thức thực hiện phân quyền tự chủ và Nguyễn Viết Thịnh 87 trách nhiệm giải trình đến đơn vị và cá nhân ở Nguyễn Thanh Bình Trường Đại học Tiền Giang Trường Đại học Tiền Giang 12. Hoàn thiện chính sách pháp luật về hội đồng Nguyễn Xuân Thủy 91 trường góp phần tăng cường hoạt động tự chủ Học viện Cảnh sát Nhân dân trong các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam
  3. 13. Vai trò của Hội đồng trường trong quản trị đại Lê Trung Thành 109 học ở các cơ sở giáo dục đại học công lập thí Nguyễn Bá Nhẫm điểm thực hiện cơ chế tự chủ -tự chịu trách Trường Đại học Kinh tế Quốc nhiệm theo Nghị quyết số 77/NQ-CP dân 14. Xây dựng nền quản trị đại học tiên tiến gắn Bành Tiến Long 123 liền với công tác kiểm định chất lượng giáo Trường Đại học Bách khoa dục Việt Nam Hà Nội 15. Đề xuất mô hình phát triển đội ngũ giảng viên Ngô Thị Hiếu 139 theo hướng tăng quyền tự chủ, trách nhiệm xã Nguyễn Thanh Hưng hội của cơ sở giáo dục đại học công lập Trường Đại học Tây Nguyên 16. Bàn về tự do học thuật trong cơ chế tự chủ Nguyễn Hồng Nga 153 của giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM 17. Tự chủ đại học gắn với kiểm định chất lượng Trần Thị Thanh Tú 163 – xu thế tất yếu của đổi mới giáo dục đào tạo Nguyễn Thị Minh Phượng đại học Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN 18. Đặc thù của quản trị đại học và những bất cập Phạm Đức Chính 169 trong cơ cấu tổ chức, quản lý hệ thống ở Việt Trường Đại học Kinh tế-Luật, Nam hiện nay ĐHQG HCM 19. Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải Chu Hồng Thanh 197 trình trong quản trị nhà nước về giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội 20. Nội dung cơ bản của quản trị đại học và đặc Nguyễn Văn Cừ 207 thù quản trị đại học luật – góc nhìn kinh tế và Bộ GD&ĐT pháp lý Phạm Thị Giang Thu Trường Đại học Luật Hà Nội 21. Kinh nghiệm tự chủ về quản lý và phát triển Nguyễn Yến Chi 221 cán bộ tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Vũ Văn Yêm Trần Ngọc Khiêm Huỳnh Quyết Thắng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 22. Đổi mới quản trị đại học trước yêu cầu Phạm Đỗ Nhật Tiến 235 chuyển đổi số trong giáo dục đại học Bộ GD&ĐT 23. Tìm hiểu cặp khái niệm “Quyền tự chủ - Mai Văn Tỉnh 249 Trách nhiệm giải trình” trong quản trị đại học Hiệp hội các trường ĐH,CĐ công lập trên thế giới và đối chiếu quá trình Việt Nam đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam 24. Mô hình quản lý công mới (NPM) trong tự Nguyễn Thị Ngọc Liên 269 chủ đại học tại Việt Nam: nghiên cứu về Vũ Minh Hà Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Trần Mai Đông Minh Lý Thị Minh Châu Trường ĐH Kinh tế TP.HCM
  4. 25. Tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội của các Nguyễn Thị Thuý Hồng 285 trường đại học Việt Nam trong đào tạo mở và Trường Đại học Mở Hà Nội từ xa nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời đại hội nhập 26. Một số bất cập trong xây dựng cơ chế chính Trương Tuấn Linh 291 sách để đáp ứng quyền tự chủ về quản lý nhân Nguyễn Phương Thảo sự của trường đại học thành viên thuộc đại Trường Đại học Công nghệ học vùng ở Việt Nam Thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên 27. Chủ động hợp tác với doanh nghiệp, doanh Trần Đình Lý 299 nhân “Kết nối để thành công” trong bối cảnh Đặng Kiên Cường tự chủ Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM 28. Quản trị đại học trong bối cảnh tự chủ đại học Nguyễn Quang Giải 309 tại Việt Nam Nguyễn Hải Linh Phú Thị Tuyết Nga Trường Đại học Thủ Dầu Một 29. Cơ chế quản trị đại học tự chủ và tiến trình Đỗ Đức Minh 319 hoàn thiện pháp luật tự chủ đại học ở Việt Khoa Luật, ĐHQGHN Nam 30. Quyền tự do học thuật trong giáo dục đại học: Bùi Tiến Đạt 339 Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Khoa Luật, ĐHQGHN Nam 31. Tự chủ của giảng viên: cơ sở và ứng dụng Trần Thùy Nhung 347 trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam Lê Thị Xuân Thu Trường ĐH Luật TP.HCM 32. Mô hình quản trị đại học tự chủ cùng với Nguyễn Minh Huyền Trang 359 trách nhiệm giải trình xã hội và mục tiêu nâng Đại học Quốc gia TP.HCM cao vị thế của các trường đại học Việt Nam 33. Tự chủ về nhân sự trong các trường đại học Lê Đức Thọ 377 công lập ở Việt Nam hiện nay Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng III Phiên 2: Tự chủ tài chính trong giáo dục đại học 34. Tài chính đại học công lập trên thế giới, cơ Nguyễn Thị Cành 385 chế tài chính đại học công lập tại Việt Nam và Đoàn Thị Phương Diệp các kiến nghị Trường ĐH Kinh tế-Luật, ĐHQG HCM 35. Thực trạng tài chính và triển khai tự chủ tài Mai Thanh Phong 401 chính trong các trường đại học công lập Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG HCM 36. Tự chủ tài chính - chìa khóa vàng trong tự chủ Nguyễn Trọng Cơ 405 đại học Học viện Tài chính
  5. 37. Tự chủ tài chính giáo dục đại học, thực tiễn tại Trần Mai Ước 411 Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 38. Giáo dục đại học Việt Nam: những trải Đặng Văn Định 419 nghiệm về tự chủ tài chính trong thời kỳ đổi Hiệp hội các trường ĐH, CĐ mới Việt Nam 39. Thực tiễn thực hiện tự chủ tài chính tại các cơ Lê Thị Thúy Hà 431 sở giáo dục đại học công lập hiện nay ở nước Học viện Ngân hàng ta – một số giải pháp gợi ý trong thời gian tới 40. Tự chủ tài chính và đổi mới đầu tư Nguyễn Hóa 441 ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học Trường Đại học Thương mại 41. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm Nguyễn Đình Hưng 457 nguồn tài chính bền vững cho các cơ sở giáo Đại học quốc gia TP.HCM dục đại học công lập trong điều kiện tự chủ Phí Thị Hồng Linh Trường Đại học Kinh tế quốc dân 42. Tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học Nguyễn Thị Phúc Hậu 475 công lập Việt Nam Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên 43. Tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học Trần Thị Ái Diễm 483 - kinh nghiệm ở các nước và bài học cho Việt Học viện Ngân hàng – Phân Nam viện Phú Yên 44. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính ở Phạm Thúy Quỳnh Nga 489 các trường đại học công lập Đại học Nội vụ Hà Nội 45. Tự chủ tài chính tại trường Đại học Khoa học Nguyễn Đức Tuấn 495 Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG HCM 46. Đổi mới chính sách học phí và học bổng tại Nguyễn Phong Điền 511 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong thực Nguyễn Đắc Trung hiện tự chủ Huỳnh Quyết Thắng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 47. Tính giá dịch vụ đào tạo tại các trường đại Hoàng Thị Bích Ngọc 517 học công lập tự chủ: thực trạng và giải pháp Nguyễn Thị Minh Giang Trường Đại học thương mại 48. Các hình thức sở hữu, chủ sở hữu , đại diện Lê Viết Khuyến 529 chủ sở hữu, cơ cấu hội đồng trường và lộ trình Hiệp hội các trường ĐH,CĐ chuyển qua tự chủ của các cơ sở giáo dục đại Việt Nam học tại Việt Nam
  6. TỰ CHỦ ĐẠI HỌC - CÁC KHOẢNG CÁCH TRONG NHẬN THỨC VÀ SỰ KHÔNG ĐỒNG BỘ VỀ THỂ CHẾ Lâm Quang Thiệp Trường Đại học Thăng Long Tự chủ đại học là một chủ đề có lẽ được đề cập đến nhiều nhất trong cộng đồng giáo dục đại học (GDĐH) vào những năm gần đây. Bài viết này sẽ giới thiệu qua về sự phát triển của chủ đề này trên thế giới và ở Việt Nam, và phân tích một số cản trở của việc triển khai chính sách tự chủ đại học vào thực tiễn GDĐH nước ta. 1. Tự chủ đại học – thế giới và Việt Nam Tự chủ đại học là một chủ đề không hề mới, nó được nói đến rất nhiều trên thế giới và ở nước ta, và chắc sẽ còn được bàn cãi tiếp tục và mãi mãi, khi nào trên đời này còn tồn tại trường đại học. Các loại nhà trường, phần lớn liên quan đến nhà nước và tôn giáo đã ra đời trên thế giới cách đây khoảng ba nghìn năm. Tuy nhiên, khi xác định thời điểm ra đời của trường đại học, các nhà nghiên cứu lịch sử GDĐH phương Tây đã thống nhất với nhau rằng khi nào xuất hiện loại nhà trường có quyền tự chủ (đối với nhà nước và tôn giáo), thì xem như bắt đầu có trường đại học [The History of Higher Education, 1997]. Ở châu Âu đó là vào khoảng thế kỷ thứ 12, với trường Bologna ở Ý và một số trường khác ở Anh, Pháp. Sau đó khái niệm tự chủ đại học được nhắc đến nhiều nhất với sự ra đời của đại học kiểu Humboldt vào đầu thế kỷ 19 ở Đức, với các tiêu chí: tự chủ, tự do học thuật và gắn kết giữa giảng dạy với nghiên cứu [Lâm Quang Thiệp, 2018]. Vận dụng kinh nghiệm quốc tế, trong thập niên đầu đổi mới sau năm 1986 ở nước ta, khái niệm quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của trường đại học đã được đưa vào Luật Giáo dục đầu tiên năm 1998. Để đảm bảo thực thi các khái niệm đó trong các cơ sở GDĐH, thực thể Hội đồng trường được đưa vào Điều lệ trường đại học đầu tiên năm 2003. Sau đó, trong các Luật Giáo dục và Luật GDĐH luôn luôn nhắc lại và ngày càng làm rõ thể chế tự chủ đại học. Tuy nhiên cho đến nay thể chế tự chủ đại học vẫn không thâm nhập suôn sẽ vào thực tiễn GDĐH vì rất nhiều lý do. Dưới đây chúng ta thử phân tích một vài lý do chủ yếu cản trở việc hiện thực thể chế tự chủ đaị học. 2. Khoảng cách trong nhận thức về tự chủ đại học Mặc dù chính sách tự chủ đại học đã được các cấp lãnh đạo cao của Đảng và Nhà nước đề xuất và đưa vào hệ thống luật lệ về giáo dục, nhưng nhận thức về chính sách này vẫn còn khoảng cách giữa cấp đề xuất và cấp áp dụng chính sách, cũng như giữa các cấp khác nhau thực thi chính sách trong thực tiễn. Liên quan đến tự chủ đại học, từ năm 2005, Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi mới GDĐH của Chính phủ đã quy định “Xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các cơ sở GDĐH công lập”. Theo quy định này, khi đã đưa vào hội đồng trường (HĐT) đại diện của bộ chủ quản thì sự quản trị của bộ chủ quản không được thực hiện trực tiếp nữa mà thông qua đại diện này. Sau đó, Nghị quyết 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ lại nói rõ: “giảm 1
  7. mạnh sự can thiệp hành chính của các cơ quan chủ quản đối với hoạt động của các trường đại học, tiến tới xóa bỏ cơ chế chủ quản; đổi mới mô hình quản trị đại học theo hướng chuyển từ chế độ thủ trưởng (hiệu trưởng) sang chế độ tập thể lãnh đạo (HĐT)”. Tiếp đến, Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 về tổ chức và quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập cũng chỉ đạo cần “nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơ chế HĐT trong các trường đại học theo hướng HĐT là cơ quan thực quyền cao nhất của trường đại học”, và quy định cụ thể “bí thư đảng uỷ kiêm chủ tịch HĐT”. Như vậy từ các cấp chỉ đạo, nhận thức về tự chủ đại học ngày càng rõ ràng và mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi nhận thức không theo kịp sự phát triển của chính sách, cấp áp dụng chính sách bên dưới thường có xu hướng bám theo các quy định cũ, thậm chí ban hành các văn bản vi phạm các văn bản chỉ đạo của cấp trên và các luật lệ đã được cải tiến. Điều đó thể hiện rất rõ ở trường hợp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cơ quan bên trên trường Đại học Tôn Đức Thắng, trong các sự kiện mâu thuẫn xảy ra vừa qua. Nhiều chuyên gia cho rằng Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1584/QĐ-TLĐ với nhiều quy định trái với Nghị quyết số 19-NQ/TW cũng như Luật số GDĐH năm 2018 về tự chủ đại học [Trần Đình Thiên, 2020]. Liên quan với tình hình này, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã kiến nghị Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cùng Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh những sai phạm trong việc ban hành các văn bản dưới luật của các tổ chức cấp dưới [Hiệp hội …,2020]. Hãy lấy thêm một ví dụ liên quan đến Nghị định 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật GDĐH năm 2018 vừa mới ban hành ngày 30/12/2019. Ở Điều 7 của Nghị định nói trên vẫn quy định cơ quan chủ quản (tuy gọi chệch là cơ quan quản lý trực tiếp) có nhiều quyền quyết định bên trên HĐT chứ không phải chỉ cử đại diện tham gia HĐT. Ví dụ này chứng tỏ những người soạn thảo Nghị định, do những lý do khác nhau, không thật thấm nhuần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về việc đảm bảo cho “HĐT là cơ quan có thực quyền cao nhất của trường đại học” như đã nêu trên đây. Khoảng cách trong nhận thức được nói ở đây không chỉ phụ thuộc vào trình độ nhận thức, mà đôi khi còn liên quan đến lợi ích nhóm. “Khi đó, lợi ích của “nhóm đang giữ quyền” trở thành thế lực cản trở mạnh mẽ hoạt động tự chủ”. [Trần Đình Thiên, 2020]. 3. Sự không đồng bộ về thể chế trong tự chủ đại học Một trong những khó khăn trong việc thực thi chính sách tự chủ đại học, đặc biệt ở cấp cơ sở, là sự không đồng bộ về thể chế. - Xin nêu một ví dụ. Một trong các quyền quan trọng về tự chủ đại học của HĐT là lựa chọn hiệu trưởng. Các chuyên gia quốc tế cũng lưu ý đến quyền này, khi nói “HĐT chỉ có một người thừa hành duy nhất là hiệu trưởng” [John Carver, 2006]. Do đó khi quyền này thuộc về Bộ chủ quản thì thực tế HĐT đã bị vô hiệu hóa. Cho nên Luật GDĐH năm 2018 quy định: “Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập do HĐT quyết định và được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận”. Tuy nhiên theo quy định của Bộ GD&ĐT, thể hiện ở Quyết định 7939/QD- BGĐT ngày 20/11/2008, quyền đề cử hiệu trưởng các trường đại học trực thuộc Bộ là 2
  8. chức năng của Vụ Tổ chức và Cán bộ của Bộ chứ không thuộc chức năng của HĐT (chúng tôi không rõ quyết định này hiện có còn hiệu lực không). Như vậy, có sự không đồng bộ về thể chế, sự không đồng bộ này là một trong những lý do vô hiệu hóa tác dụng của HĐT, cản trở việc thực hiện quyền tự chủ của trường đại học. Một ví dụ khác là Luật đầu tư công được áp dụng đối với các đối tượng “có liên quan đến hoạt động đầu tư công, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công” [Luật đầu tư công, 2019], trong đó có các trường đại học công lập. Khi được tự chủ, trường đại học công lập có phải tuân thủ Luật đầu tư công hay không? Nếu không có quy định rõ, trường đại học công lập tự chủ sẽ gặp khó khăn trong hoạt động. Trong trường hợp trường Đại học Tôn Đức Thắng, tuy là trường công lập thuộc Tổng Liên Đoàn Lao động nhưng không nhận ngân sách Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 3995/VPCP-KGVX ngày 18/6/2008 quy định “Trường được tự quyết định mức thu học phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật như một trường ngoài công lập”. Đó là một cách xử lý tốt của Chính phủ trong một trường hợp cụ thể, hỗ trợ nhà trường ứng phó với sự không đồng bộ về thể chế nói trên. - Đối với các trường đại học ngoài công lập, quyền tự chủ đại học cũng gặp nhiều vấn đề. Chính sách coi trọng GDĐH ngoài công lập đã được Nhà nước lưu ý ngay từ lúc loại hình trường này ra đời vào đầu thập niên 1990. Xu hướng đó thể hiện rõ nhất trong Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi mới GDĐH, đưa ra chỉ tiêu vào năm 2010 có “khoảng 40% tổng số sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập”. Trong thực tiễn chỉ tiêu này đã không đạt được, sau đó nó phải bị điều chỉnh nhiều lần, và cho đến nay, năm 2020, con số đạt được cũng chỉ mới khoảng 14%. Vì sao GDĐH ngoài công lập phát triển chậm như vậy? Ngoài các nguyên nhân khác, sự thiếu đồng bộ về thể chế cũng là một lý do quan trọng. Chẳng hạn, một vấn đề tồn tại từ lâu, và vẫn được thể hiện trong Luật GDĐH năm 2018, là quy định về “tài sản chung không chia” của các trường đại học ngoài công lập. Chính quy định này ngăn trở phần lớn các trường đại học dân lập chuyển đổi thành trường đại học tư thục tư thục theo Quyết định 122/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 5 nam 2006. Sự phân tâm của các trường đại học ngoài công lập càng tăng khi được nghe một vị lãnh đạo có trách nhiệm giải thích mục đích của việc bảo toàn tài sản chung không chia là làm tăng dần tỷ lệ phần tài sản chung đó so với tài sản tư để giảm dần tính chất tư nhân của trường đại học ngoài công lập. Như vậy, rõ ràng cả khoảng cách về nhận thức và sự thiếu đồng bộ trong thể chế về tự chủ đại học đối với trường ngoài công lập đã cản trở sự phát triển của loại hình đại học này ♦ Trên đây chỉ bàn về một vài cản trở trong việc áp dụng chính sách tự chủ đại học vào thực tiễn. Quá trình thực hiện tự chủ đại học sẽ tiếp tục làm nảy sinh nhiều khó khăn khác. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này ở chỗ đây là chính sách tạo nên sự di chuyển về quyền lực, các bộ phận đã và đang giữ quyền lực không muốn mất nó. Quá trình này không xảy ra đơn giản, vì thực chất là một quá trình đấu tranh để khẳng định quyền lực. Tuy nhiên, quá trình đấu tranh đó sẽ làm cho hệ thống GDĐH nước ta ngày càng trưởng thành và mạnh mẽ hơn. 3
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. The History of Higher Education, 1997. ASHE Reader Series, Simon & Schuster Custom Publishing. 2. Lâm Quang Thiệp, 2018. “Humboldt, Hoa Kỳ và Giáo dục đại học Việt Nam”, trong “Nghiệp vụ sư phạm đại học”, NXB Giáo dục. Có thể xem ở: https://drive.google.com/file/d/1nDEKZKJ4qivdn4h3U1veiHa5d_MCAvjB/view 3. Trần Đình Thiên, 2020. “Thủ tướng nên ban hành một Nghị định cho riêng Trường Đại học Tôn Đức Thắng.” https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/thu-tuong- nen-ban-hanh-mot-nghi-dinh-cho-rieng-truong-dai-hoc-ton-duc-thang- post205615.gd 4. Hiệp hội các trường đại học và Cao đẳng Việt Nam, 2020 “Đề nghị giám sát văn bản dưới luật do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành”. https://giaoduc.net.vn/tin-hiep-hoi/de-nghi-giam-sat-van-ban-duoi-luat-do-tong- lien-doan-lao-dong-viet-nam-ban-hanh-post204786.gd 5. Luật đàu tư công, 2019. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/dau-tu/Luat-Dau-tu- cong-2019-362113.aspx 6. John Carver, Miriam Carver, 2006. Reinventing Your Board. Jossey-Bass Publishers. 4
  10. CƠ CHẾ TỰ CHỦ ĐẠI HỌC TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN THỰC TIỄN VẤN ĐỀ, NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG VÀ GIẢI PHÁP Phạm Huy Dũng Trường Đại Học Thăng Long 1. Vấn đề Cơ chế tự chủ đại học là cách thức để thực hiện tự chủ. Và, cách thức để thực hiện tự chủ gắn với định nghĩa về tự chủ đại học. Nhiều người có đưa ra định nghĩa về tự chủ đại học. Song, tác giả Keiko Yokoyama1 nhận xét rằng các quốc gia khác nhau có thể có định nghĩa khác nhau về tự chủ đại học; thí dụ so sánh trường hợp Anh Quốc và Nhật Bản. Trường hợp Anh Quốc coi tự chủ đại học như lý tưởng của đại học, bảo vệ các trường đại học khỏi bị áp lực từ bên ngoài. Trường hợp Nhật Bản hiểu tự chủ đại học trong quan hệ điều phối của Bộ Giáo dục và các bộ liên đới. Xu thế của chính sách thị trường hóa tại 2 quốc gia này đã làm thay đổi ý nghĩa của tự chủ đại học tại quốc gia của họ thành tự chủ theo hợp đồng (contractual autonomy) tại Anh Quốc, và tự chủ của cơ sở đào tạo (institutional autonomy) tại Nhật Bản. Câu hỏi ở đây là: “Định nghĩa tự chủ đại học tại Việt Nam là gì? Luật đại học sửa đổi số 34/ 2018/ QH14 năm 20182 đã định nghĩa như sau: “Quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học. Trách nhiệm giải trình là việc cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm báo cáo, minh bạch thông tin đối với người học, xã hội, cơ quan quản lý có thẩm quyền, chủ sở hữu và các bên liên quan về việc tuân thủ quy định của pháp luật và thực hiện đúng quy định, cam kết của cơ sở giáo dục đại học”. Như vậy, có thể hiểu tự chủ đại học ở Việt Nam là tự chủ của cơ sở đào tạo , và cơ sở đào tạo có trách nhiệm giải trình xã hội về các hoạt động theo hướng tự chủ của mình. Như vậy, cũng có thể hiểu cơ chế tự chủ bao gồm các điều kiện để thực hiện tự chủ như: -Có hội đồng trường, hội đồng đại học; -Có quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính; -Có quy chế, quy trình, quy định quản lý nội bộ khác; -Có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định. Chính sách tự chủ đại học Việt Nam bắt đầu từ 20053. với một nghị quyết chính phủ do Thủ tưởng Phan Văn Khải ký. Từ năm học 2006 – 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương “cởi trói” cho các trường đại học về tuyển sinh,tổ chức nhân sự, cấp phát văn bằng, mở ngành nghề, chương trình đào tạo, liên thông, học phí, tự chủ tài chính, hợp tác quốc tế. Song, khái niệm này, chưa có một nội hàm cụ thể thế nào là tự chủ, tự chủ thì sẽ được làm gì, và không được làm gì. Luật Giáo dục Đại học 2012 quy đinh về quyền tự chủ cho các trường đại học tại điều 32 của luật do Chủ tịch Quốc 1 Keiko Yokoyama, 2007). Changing Definitions of University Autonomy: The Cases of England and Japan, Higher Education in Europe, 32:4, 399-409, DOI: 10.1080/03797720802066294 2 Chủ tịch Quốc hội Ngyễn Thị Kim Ngân 2018. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục đại hcj só 34/2018/QH14 ký và ban hành ngày 19 tháng 11 năm 2018 và có hiệu lực ngày 01 tháng 07nnawm 2019 3 Thủ tướng Phan Văn Khải 2005. Nghị quyết chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2200- 2020, số 14/2005/NQ-CP, ký và ban hành ngày 02 tháng 11 năm 2005 5
  11. hội Nguyễn Sinh Hùng ký năm 20124. Năm 2013 có nghị quyết Trung ương 29- NQ/TW đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo do Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ký và ban hành ngày 4 tháng 11 năm 20135. Trong tinh thần đó, năm 2014, lại có nghị quyết Chính phủ về thí điẻm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017, số 77/NQ-CP do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký và ban hành ngày 24 tháng 10 năm 20146. Do đó, việc triển khai tự chủ đại học đã được thực hiện thí điểm giai đoạn 2014 – 2017 ở 4 trường đại học trực thuộc Bộ như: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại thương, Đại học Hà Nội và về sau mở rộng thêm ở các trường như : Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Tài chính – Marketting…có thể xem là những bước đi đầu tiên trong việc thực hiện tự chủ đại học. Trong giai đoạn này có nhiều chồng chéo về quyền hạn, chức năng, và nhiệm vụ giữa ban giám hiệu và hội đồng trường. Năm 2018, luật giáo dục đại học số 34/2018/QH147 sửa đổi đã làm rõ những vấn đề này. Như vậy, cơ chế thực hiện tự chủ đại học đã ngày càng rõ ràng và có hiệu quả. Nhưng, vẫn còn rất nhiều tác động trái chiều từ nhiều phía như trường hợp trường Đại học Tôn Đức Thắng, trường Đại học Kinh tế Công Nghệ, trường Đại học Hoa Sen, … Tự chủ đại học đang có một số rối loạn phải quan tâm; Vietnam Net 20188 nêu: “Về tự chủ giáo dục đại học, đồng tình với các ý kiến cho rằng đang được triển khai rất tốt, Thủ tướng (Nguyễn Xuân Phúc) lưu ý, bước đi, cách làm phải hết sức chặt chẽ, tốt hơn để không gây rối loạn”. Vấn đề đặt ra là có biện pháp nào, có cơ chế nào, cần có điều chỉnh nào để thực thi tự chủ đại học có hiệu quả và giải quyết được rối loan nói trên. 2. Vấn đề cơ chế _ Hướng giải quyết hệ thống Báo cáo này không đi vào từng trường hợp cụ thể, và phân tích vấn đề theo nghiên cứu hệ thống (giáo dục), tìm nguyên nhân từ phân tích hệ thống để ứng dụng cho trường hợp cụ thể. Nghiên cứu cho báo cáo này sử dụng mô tả hệ thống của Clark Burton 19839. Theo khung mô tả này, hệ thống giáo dục đại học gồm: (1) các cơ sở giáo dục đại học được phân theo loại ngang (chỉ có các cơ sở công; có cả cơ sở công và cơ sở tư), và được phân loại dọc, trên dưới theo cấp độ (trường đại học cộng đồng chỉ đào tạo cử nhân, trường đại học có đào tạo thạc sĩ, và trường đại học nghiên cứu đào tạo tiến sĩ); phân loại các cơ sở đào tạo theo UNESCO, chiều dọc gồm 10 cấp độ và chiều ngang theo chức năng; (2) Các chủ thể (bên trong trường _ thí dụ cổ đông và bên ngoài trường _ thí dụ cơ quan chủ quản) trong hệ thống có tác động quyền lực 4 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng 2013. Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 được Quốc Hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012. và ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2013. 5 Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng 2013. Nghị quyết Hội nghị Trung Ương 8 Khóa XI về đỏi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo, số 29-NQ/TW ký và ban hành ngày 4 tháng 11 năm 2013. 6 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 2014 Nghị quyết Chính phủ về thí điẻm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017, số 77/NQ-CP ký và ban hành ngày 24 tháng 10 năm 2014. 7 Chủ tịch Quốc hội Ngyễn Thị Kim Ngân 2018. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục đại hcj só 34/2018/QH14 ký và ban hành ngày 19 tháng 11 năm 2018 và có hiệu lực ngày 01 tháng 07nnawm 2019 8 Vietnamnet 12/09/2020 15:53:05 (GMT +7). Thủ tướng: Không để tự chủ đại học "gây rối loạn". https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/thu-tuong-som-dua-khoi-nghiep-vao-chuong-trinh-giang-day- dai-hoc-453892.htm. 29/05/2018 22:05 GMT+7 9 Clark, Burton R. 1998. Creating entrepreneurial universities: Organizational pathways of transformation, issues in higher education. New York: Pergamon 6
  12. (sức ép) đến cơ sở đại học; (3) Và, quản lý Nhà nước (governance) trực tiếp tham gia quyết định hay giám sát thanh tra gián tiếp trên cơ sở quy định luật pháp và điều lệ. Tìm cơ chế hay chỉnh sửa cơ chế giải quyết những vấn đề nẩy sinh trong quá trình thực hiện tự chủ đại học dựa trên quan niệm cho rằng thực hiện tự chủ đại học luôn là một quá trình từ khi có trường đại học đến nay. Tự chủ đại học luôn được thực hiện trong một bối cảnh nhất định; nói một cách khác trong một hệ thống giáo dục đại học nhất định vào một thời điểm nhất định với các mối quan hệ giữa hệ thống đại học quốc gia và xu thế quốc tế.Và, bất kể vấn đề nào của tự chủ đại học, cần xem đó là vấn đề của cơ sở hay vấn đề của hệ thống. Nói chung vấn đề nào cơ sở không giải quyết được, vậy đó là vấn đề của hệ thống. Tự chủ đại học ở Việt Nam đã có luật quy định, đã có hướng dẫn của chính phủ để thực hiện. Các trường đại học của Việt Nam (theo phân loại ngang) có trường công lập (tự chủ và chưa tự chủ),trường đại học tư thục tự chủ và chưa tự chủ, trường đại học dân lập (đã chuyển đổi sang tư thục và chưa chuyển đổi sang tư thục), trường đại học công lập (có bộ hoặc ban ngành chủ quản và không có bộ hoặc ban ngành chủ quản chỉ trực thuộc bộ Giáo dục và Đào tạo). Việc phân loại theo chiều dọc, tuy có đưa vào luật và hướng dẫn thực hiện luât song chưa chính thức phân trường nào thuộc loại nào mà vẫn còn để các trường tự nhận mình thuộc loại nào; hơn nữa các tiêu chí cụ thể để một trường thuốc loại nào, cũng chưa quy định pháp lý trường nào là trường đại học nghiên cứu, trường nào là trường đại học ứng dụng, và trường nào là trường đại học thực hành. Việc xác định cơ sở đại học nào thuộc loại trường nào quan trọng ở chỗ loại trường đó phải có tiêu chí gì, và làm thế nào để đạt được tiêu chí đó, cơ chế nào cho trường này hoạt động. Việt Nam cũng có quy định luật thành lập hội đồng tường, hội đồng đại học, ban giám hiệu. Mối quan hệ và quyền hạn của các chủ thể (trong trường như cổ đông, hay ngoài trường như bộ hoặc ban ngành chủ quản) trong quy định thành lập (bầu) hội đồng trường cũng như sự kiểm soát của các chủ thể đối với hoạt đồng trường là yếu tố quan trọng để tránh rối loạn. Quyền hạn của quản lý Nhà nước là một yếu tố rất quan trọng. Quyền hạn này không phải bao giờ cũng là yếu tố đối lập với tự chủ đại học, mà đôi khi lại là yếu tố giúp cho tự chủ đại học tại cơ sở đỡ bị rối loạn, thí dụ quyền hạn này giúp điều hòa các chủ thể ảnh hưởng bên trong và bên ngoài cơ sở trường đại học. Đưa vấn đề cản trở hay rối loạn trong tự chủ đại học vào khung phân tích trên và tìm xem những vấn đề này thuộc khu vực nào. Phân tích chủ yếu dựa trên thảo luận meta chuyên đề nhóm chuyên gia và phân tích Delphi khi có những ý kiến khác nhau. Cao hơn nữa là ứng dụng thử nghiệm so sánh khi từ phân tích chuyên gia cho ra một đáp án cụ thể có thể thử nghiệm để đánh giá. Báo cáo này mới chỉ ở mức độ lấy ý kiến phân tích chuyên gia. 3. Thảo luận chuyên đề meta và phân tích Delphi Báo cáo này trên cơ sở tập hợp một số vấn đề liên quan hệ thống và cơ chế đang xẩy ra tại một số trường đại học công lập và đại học tư thục, có và không có bộ ngành hay cơ quan chủ quản, như trường hợp trường đại học Hoa Sen, trường đại học Kinh Tế và Công Nghệ, trường hợp trường đại học Tôn Đức Thắng, v.v. Báo cáo này không nghiên cứu và phân tích trường hợp của một trường đại học cụ thể, mà đưa những trường hợp này thành một vấn đề chung mang tính hệ thống để phân tích. Thảo luận meta chuyên đề nhóm chuyên gia nêu lên một số vấn đề sau đây trong nghiên cứu của báo cáo này: 7
  13. - Các chủ thể quyền lực trong và ngoài cơ sở đại học tác động đến cơ chế thực hiện tự chủ đại học - Quản lý Nhà nước (Governance) đối với tác động của các chủ thể nói trên chưa rõ ràng Hai vấn đề được nêu trên tách rời nhau bởi thuộc hai nội dung khác biệt trong mô tả hệ thống của Clark Burton 1983, song hai vấn đề này có chung một mối liên lệ với nội dung tự chủ đại học. Bốn lần thảo luận meta chuyên đề nhóm chuyên gia đều thống nhất cho rằng vấn đề xẩy ra tại trường đại học Hoa Sen, trường đại học Kinh tế Công Nghệ, hay trường đại học Tôn Đức Thằng đều thuộc 2 vấn đề được xác đinh trên. Phân tích cho rằng có trường hợp vấn đề được xác định chủ yếu thuộc bên trong trường đại học (thí dụ từ các cổ đông), có vấn đề đề được xác định chủ yếu thuộc bên ngoài trường đại học (thí dụ từ bộ, ban ngành đoàn thể chủ quản). Song, dù vấn đề xuất phát từ bên trong hay bên ngoài trường đại học đều có vai trò và trách nhiệm của quản lý Nhà nước. Mối quan hệ giữa quản lý Nhà nước và quản lý trường đại học không chỉ xẩy ra một chiều là quản lý Nhà nước giảm thì quản lý trường đại học tự chủ hơn và ngược lại. Vấn đề còn ở chỗ quản lý Nhà nước quản lý các chủ thể tác động đến thực hiện tự chủ đại học cho sự phát triển giáo dục đại học tốt hơn. Bốn lần thảo luận meta chuyên đề nhóm chuyên gia cho rằng cơ chế chủ yếu để thực hiện tự chủ đại học hiện nay là tổ chức hội đồng trường, hội đồng đại học và quan hệ của tổ chức này với các chủ thể trong trường (các đoàn thể) và ngoài trường (các cơ quan chủ quản). Ý kiến về cơ chế tự chủ với sự hình thành hội đồng trường, hội đồng đại học trong quản lý Nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học tự chủ chia thành 5 nhóm y kiến có cơ chế tự chủ điều chỉnh khác nhau; trong mỗi nhóm ý kiến lại có một số bình luận, tham gia như sau: (1) Nhóm thứ nhất giữ ý kiến truyền thống cơ chế quản lý Nhà nước trực tiếp là cơ chế thích hợp; trong đó, cái gì Nhà nước làm, cái gì cơ sở giáo dục đào tạo làm trong quản lý Nhà nước. Nhóm này cho rằng cơ chế truyền thống vẫn có hiệu quả và không gây hỗn loạn. Thường vẫn có. một hai ý kiến trong mỗi lần thảo luận. (2) Nhóm thứ hai cho rằng giảm bớt sự kiểm soát của Nhà nước tại các cơ sở giáo dục công, đồng thời tăng mức độ tự chủ cho các cơ sở này là hướng thích hợp, và đã có luật và hướng dẫn luật để thực hiện tự chủ đại học. Trong nhóm này, có ý kiến cho rằng tự chủ học thuật là tự chủ quan trọng nhất của các trường đại học. Song, để tự chủ được học thuật, các có sở giáo dục đại học cấn có năng lực để thực hiện tự chủ này. Kiểm đinh Nhà nước các cơ sở giáo dục và các chương trình giáo dục đào tạo hiện nay đã đủ chưa, quy định về tự chủ tài chính và quyền được tự chủ thu học phí (thí dụ tự thực hiện được chi thường xuyên sẽ được tự chủ về thu học phí) đã đủ chưa là những vấn đề cần được nghiên cứu để có quyết định thích hợp. Nhóm này có một số người đề nghị nghiên cứu nêu rõ cái được do tự chủ đại học mà có được, trên cơ sở đó mới hoàn chỉnh được cơ chế cho tự chủ đại học (3) Nhóm thứ ba cho rằng cơ chế thực hiện tự chủ đại học đòi hỏi sự tham gia của quản lý Nhà nước cho tự chủ đại học. Nói một cách khác là quản lý nhà nước không những giảm bớt sự kiểm soát trực tiếp của Nhà nước, trao quyền tự chủ cho cơ sở đại học, mà còn giúp điều chỉnh thông qua pháp luật các chủ thể bên trong và bên ngoài trường ảnh hưởng trái chiều với lợi ích của giáo dục. 8
  14. (4) Nhóm thứ tư cho rằng việc trao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục còn có thể là một điều kiện để các cơ sở giáo dục này thực hiện một số hoạt động ngược chiều với lợi ích của giáo dục. Nhóm này cho rằng khi mở cho tự chủ giáo dục đại học cần xem xét những khả năng từ sự việc mở này có thể dẫn đến những hậu quả ngược chiều giáo dục là những hậu quả gì và điều chỉnh cơ chế tự chủ thích hợp. (5) Nhóm thứ năm cho rằng tự chủ đại học là một quá trình, phụ thuộc vào bối cảnh nhận thức hay thực tế từng trường hợp. Có trường hợp mở rộng dân chủ trong thành lập hội đồng trường dẫn đến hỗn loạn và bầu ra thành phần hội đồng không chấp nhận được. Có trường hợp tập trung quyền lực trong bầu hội đồng trường, trong bổ nhiệm hiệu trưởng dẫn đến những quyết định gây tranh cãi. Có trường hợp tập trung quyền lực dẫn đến quyết định cuối cùng là bán trường cho quyền lợi của một số người, không rõ tác động thế nào đến giáo dục. Trường hợp này đòi hỏi nghiên cứu tìm giải pháp từ sự hài hòa ảnh hưởng tác động của các chủ thể, và vai trò tác động của quản lý nhà nước dựa trên luật, các quyết định dưới luật. Luật và điều chỉnh luật chính là cơ chế quan trọng để thực hiện tự chủ đại học và điều chỉnh những vấn đề ngược chiều với giáo dục trong thưc hiện tự chủ đại học. Với 5 nhóm ý kiến nói trên có thể tổng hợp vấn đề thuộc cơ chế thực hiện tự chủ giáo dục đại học như sau: “ Cơ chế thực hiện tự chủ đại học có thể hiểu là tổ chức hội đồng trường, hội đồng đại học trong sự cân đối tác động ảnh hưởng của các chủ thể bên trong và bên ngoài cơ sở đại học, trong phạm vi quản lý Nhà nước đối với các cơ sở đại học tự chủ. Một số vấn đề đang xẩy ra tại một số trường đại học tự chủ công và tư liên quan tới: (1) Các chủ thể quyền lực trong và ngoài cơ sở đại học tác động đến cơ chế thực hiện tự chủ đại học (2) Và, quản lý Nhà nước (Governance) đối với tác động của các chủ thể nói trên. Bốn lần thảo luận meta chuyên đề nhóm chuyên gia cho rằng cần điều chỉnh cơ chế thực hiện tự chủ đại học tăng cường quản lý Nhà nước dựa trên luật pháp hỗ trợ cho thực hiện tự chủ đại học hạn chế tác đông trái chiều giáo dục từ tác động của các chủ thể bên trong và bên ngoài cơ sở giáo dục đào tạo, cũng như tác động trái chiều giáo dục từ bản thân quản lý (hội đồng trường, ban giám hiệu) của cơ sở giáo dục đào tạo. 4. Kết luận và đề nghị Nghiên cứu này điểm lại quá trình thực hiện tự chủ đại học tại Việt Nam từ 2005 đến nay và nhận thấy việc tự chủ đại học này đã ngày càng được nhận thức rõ hơn và được chấp nhận nhiều hơn, góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn cho các cơ sở giáo dục đào tạo. Tuy nhiên cho đến nay, mặc dầu đã có quy định luật và hướng dẫn luật thực hiện tự chủ đại học, vẫn còn một số trắc trở và hỗn loạn. Một nghiên cứu dựa trên thảo luận meta chuyên đề lấy ý kiến chuyên gia nhằm xác định vấn đề của tự chủ đại học (thí dụ vấn đề từ trường đại học Kinh tế Công Nghệ, trường đại học Hoa Sen, trường đại học Tôn Đức Thắng, v.v.), nguyên nhân của vấn đề và biện pháp giải quyết. Kết quả của nghiên cứu cho rằng nguyên nhân của vấn đề tự chủ đại học đang xẩy ra ở một số trường đại học hiên nay là việc tất yếu xẩy ra không có gì là lạ lẫm, vì đó chính là các mối quan hệ giữa các chủ thể (trong và ngoài) ảnh hưởng trái chiều giáo dục đến cơ sở giáo dục đào tạo, vì đó là quản lý nhà nước mới chỉ đưa ra cơ chế thực hiện tự chủ đại học, chưa quan tâm đến cơ chế điều phối các chủ thể trong ngoài cơ sở giáo dục đào tạo tác động trái chiều giáo dục đến các cơ sở này (tác động không thích hợp vào tổ chức trường ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của trường), cũng chưa quan tâm đến bản thân tổ chức của cở giáo dục đào tạo 9
  15. (Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu) có thể thực hiên những hoạt động gì trái chiều giáo dục (bầu phiếu không chất lượng, bán trường). Những điều chỉnh này hết sức phúc tạp cần phân tích hệ thống. Có những quyết định có thể giúp ích cho một phía này, song lại có hại cho một phía khác; thí dụ mở rộng quyền dân chủ có thể hạn chế một số sai phạm của quản lý, nhưng cũng có thể tạo nên sự hỗn loạn trong sự lựa chọn nhân sự quản lý. Báo cáo của nghiên cứu này khuyến nghị phát triển nghiên cứu hệ thống giáo dục để xây dựng chính sách, chiến lược và xây dựng luật. Trong nghiên cứu hệ thống phát hiện vấn đề và tìm giải pháp luôn phải trả lời câu hỏi là nghiên cứu đang theo định nghĩa nào về tự chủ đại học như đã trình bầy ngay phần đàu của báo cáo này 10
  16. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN NỘI BỘ LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC THỰC HIỆN TỰ CHỦ CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Nguyễn Huy Bằng Chi hội Luật gia Bộ Giáo dục và Đào tạo ĐẶT VẤN ĐỀ Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật SĐBSMSĐ) thể hiện một bước tiến quan trọng về tư duy quản lý, tạo cơ sở cho việc đẩy mạnh tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH). Thực hiện tự chủ là quá trình cần được triển khai bài bản với cơ chế khoa học chứ không thể chỉ bằng kinh nghiệm và quyết tâm. Trên cơ sở Hội nghị triển khai Luật và Hội nghị triển khai Nghị định số 99/2019/NĐ-CP, các CSGDĐH đã bắt tay vào việc hoàn thiện Quy chế tổ chức hoạt động mới và các văn bản cần thiết khác. Tuy nhiên, việc triển khai ở nhiều nơi còn lúng túng dẫn đến tốc độ và kết quả triển khai Luật còn khiêm tốn. Bên cạnh nguyên nhân ảnh hưởng của covit19 thì một số trường chưa có nhận thức đầy đủ vấn đề này, từ đó chưa tổ chức việc soạn thảo một cách căn cơ, quyết liệt. Tham luận này đề cập một số vấn đề cơ bản về hệ thống văn bản quy phạm nội bộ và gợi ý cách tổ chức hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ của CSGDĐH (hệ thống VBNB) trong quá trình thực hiện tự chủ theo quy định của Luật SĐBSMSĐ. NỘI DUNG I/ Hoàn thiện hệ thống VBNB là yêu cầu bắt buộc để thực hiện tự chủ 1. Chúng ta đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Theo đó, các quan hệ xã hội cơ bản đều cần được điều chỉnh bằng pháp luật. Các cơ quan nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Các tổ chức, cá nhân (trong đó có các CSGDĐH) hoạt động theo pháp luật. Với sự ra đời của Luật SĐBSMSĐ , Nghị định số 99/2019/NĐ-CP, quyền tự chủ của CSGDĐH được mở rộng khá nhiều. Tự chủ là việc các CSGDĐH được tự xác định mục tiêu phát triển và cách thức thực hiện mục tiêu của mình nhằm đáp ứng mục tiêu chung của đất nước theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Nhiều việc trước đây nhà nước trực tiếp làm hoặc trực tiếp kiểm tra trước khi cho làm thì với cơ chế tự chủ, nhà nước chỉ đặt ra yêu cầu, giám sát việc làm đối với cơ sở. Nhà nước chuyển từ cơ chế kiểm soát, tiền kiềm sang cơ chế giám sát, hậu kiểm. CSGDĐH là một tổ chức của nhiều người thì không thể hoạt động tùy hứng mà phải thiết lập được mục tiêu, tổ chức, “lối chơi” một cách khoa học, thiết thực bằng một cơ chế nội bộ phù hợp quy định của Nhà nước và thực tiễn của mình. Mọi chủ thể trong CSGDĐH (từ lãnh đạo cao nhất đến mỗi nhân viên) phải có thói quen tự hỏi “quy định thế nào?” mỗi khi bắt tay vào làm một việc gì đó, tránh làm việc cảm tính hoặc thấy người ta làm mình cũng làm mà không biết thế là đúng hay sai dẫn đến rủi ro đáng tiếc. Tổ chức và cơ chế hoạt động của CSGDĐH trong bối cảnh tăng cường tự chủ chỉ có thể có được dựa trên cơ sở các quy định nội bộ được xây dựng một cách có hệ thống. 2. Theo quy định của Luật SĐBSMSĐ thì một trong các điều kiện để CSGDĐH được tự chủ là “ Đã ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt 11
  17. động; Quy chế tài chính; Quy chế, quy trình, quy định quản lý nội bộ khác…” ( Điểm b, Khoản 2 Điều 32). Luật còn quy định cụ thể nhiệm vụ của Hội đồng trường và Hiệu trưởng trong việc ban hành văn bản nội bộ như sau: - Hội đồng trường “ Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động, Quy chế tài chính, Quy chế dân chủ ở cơ sở” ( Điểm b, Khoản 2, Điều 16) và một số vấn đề khác về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản… - Hiệu trưởng “ Trình văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng trường, hội đồng đại học sau khi tổ chức lấy ý kiến của tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong CSGDDH; ban hành quy định khác của cơ sở giáo dục đại học…” ( Điểm c, Khoản 2, Điều 20) Trên cơ sở Luật SĐBSMSĐ , Nghị định số 99/2019/NĐ-CP đã có quy định cụ thể hơn việc ban hành văn bản nội bộ khi đề cập đến quyền tự chủ của CSGDDH tại Điều 13. Cụ thể: - Điểm a, Khoản 1 Điều 13 quy định quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn quy định rõ: “ Được quyền ban hành và tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về hoạt động tuyển sinh, đào tạo, khoa học công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật”. - Điểm c, Khoản 2 Điều 13 quy định tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự quy định: “Các CSGDDH phải ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về tổ chức bộ máy và nhân sự”. - Điểm c, Khoản 3, Điều 13 quy định : “ Các CSGDĐH phải ban hành, tổ chức thực hiện quy định nội bộ về tài chính, tài sản…”. 3. Nghị quyết 19 - NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCHTW Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp quan trọng đối với việc đổi mới quản trị đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, cơ sở giáo dục đại học nói riêng. Theo đó, pháp luật chuyên ngành không quy định việc thành lập tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, việc này phải được quy định trong các văn bản nội bộ của CSGDĐH. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng nêu ra nhiều vấn đề cụ thể như: “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơ chế hội đồng trường trong các trường đại học theo hướng Hội đồng trường là cơ quan thực quyền cao nhất của trường đại học. Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng trường” và nhiều chủ trương, biện pháp khác mà các trường phải nghiên cứu, thể chế hóa để vận dụng thống nhất. II/ Một số vấn đề cơ bản về hệ thống VBNB 1. Quan niệm về hệ thống VBNB Quy phạm nội bộ của một CSGDĐH có thể được hiểu là quy tắc xử sự chung do CSGDĐH ban hành trên cơ sở quy định của pháp luật, điều chỉnh các quan hệ tổ chức và hoạt động trên các lĩnh vực của CSGDĐH mà mọi chủ thể trong CSGDĐH buộc phải tuân theo. Việc tổ chức và hoạt động của CSGDĐH rất đa dạng với nhiều hành vi của nhiều chủ thể khác nhau. Vì vậy, các quy phạm này cũng rất nhiều. Để bảo đảm mọi quan hệ quan trọng trong CSGDĐH đều được điều chỉnh và việc sử dụng các quy phạm này thuận lợi thì các quy phạm này phải được xây dựng có hệ thống. Hệ thống VBNB bao gồm tổng thể các quy phạm nội bộ điều chỉnh các quan hệ trong CSGDĐH được thể hiện trong các quy chế, quy trình, quy định do CSGDDH ban hành trên cơ sở quy định của pháp luật, phù hợp với mục tiêu phát triển nhằm hình 12
  18. thành cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, tiêu chuẩn chuyên môn, các điều kiện bảo đảm chất lượng và điều chỉnh các quan hệ khác của CSGDDH. Theo quy định thì các VBNB của CSGDĐH chủ yếu do Hội đồng trường và Hiệu trưởng ban hành. Tuy nhiên, đối với trường tư thục thì Quy chế tài chính lại do nhà đầu tư ban hành. Đối với các trường có đơn vị trực thuộc (có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng) thì các đơn vị này cũng có thể ban hành VBNB điều chỉnh trong phạm vi đơn vị đó. Vì vậy, cần quy định về thứ bậc của hệ thống VBNB trong CSGDDH. Thứ bậc đó có thể là: - Văn bản của nhà đầu tư. - Văn bản của Hội đồng trường. - Văn bản của Thường trực Hội đồng trường. - Văn bản của Hiệu trưởng. - Văn bản của người đứng đầu đơn vị trực thuộc. Khi đó, giá trị của các văn bản này cần được áp dụng tương tự như việc việc áp dụng văn bản pháp luật của Nhà nước. 2. Vai trò của hệ thống VBNB - Là điều kiện để được tự chủ - Là phương tiện thống nhất mọi hoạt động, phát huy dân chủ, bảo đảm sự ổn định, nâng cao hiệu quả quản trị của CSGDĐH - Là thước đo để giám sát, đánh giá, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân trong CSGDĐH - Đáp ứng yêu cầu giải trình theo quy định và phản ánh “hình ảnh” của CSGDĐH. 3. Yêu cầu của hệ thống VBNB a) Yêu cầu của hệ thống: cần đảm bảo - Tính toàn diện: tất cả các lĩnh vực hoạt động của CSGDĐH đều phải có quy phạm điều chỉnh. - Tính đồng bộ: có quy định về nội dung thì phải có quy định về trình tự, thủ tục; có quy định giao nhiệm vụ thì phải có quy định về điều kiện thực hiện nhiệm vụ… - Tính phù hợp: không được trái quy định của pháp luật và phải phù hợp với thực tiễn của CSGDĐH. - Kỹ thuật pháp lý: phải có sự thống nhất nội tại cao, được sắp xếp logic, dễ tìm, dễ sử dụng. b) Yêu cầu đối với từng văn bản: - Có căn cứ pháp lý, căn cứ đó đang còn hiệu lực; - Mỗi văn bản phải giải quyết trọn vẹn một hoặc một số vấn đề quản lý của CSGDĐH. - Nội dung phù hợp quy định của pháp luật; phù hợp thực tiễn của CSGDDH có tính đến hướng phát triển theo mục tiêu. 13
  19. - Ban hành đúng trình tự, thủ tục, thể thức và kỹ thuật trình bày ( có thể áp dụng theo quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày của văn bản QPPL) 4. Các văn bản cần ban hành - Quy chế tổ chức và hoạt động - Quy chế tài chính - Quy chế dân chủ - Các văn bản về chuyên môn - Các văn bản về tổ chức, nhân sự - Các văn bản về tài chính, tài sản - Các văn bản khác III/ Tổ chức hoàn thiện hệ thống VBNB 1. Nâng cao nhận thức Thực tế cho thấy, trong quá trình xây dựng và phát triển, các CSGDĐH đều đã tổ chức soạn thảo, ban hành các văn bản quy định nhiều lĩnh vực hoạt động ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, các văn bản này thường rời rạc, không được cập nhật, nhiều văn bản hình thức, thậm chí không phù hợp với quy định của pháp luật ( cả về nội dung và hình thức). Vì vậy, trong điều hành phải ra nhiều mệnh lệnh cụ thể, lãnh đạo phải “ra tay” phân xử trực tiếp thường xuyên, tính thống nhất trong việc thực hiện các công việc có tính lặp lại không cao, tính chủ động của cấp dưới bị hạn chế. Đối với các CSGDĐH đã thành lập Hội đồng trường rồi thì quan hệ hoạt động giữa Hội đồng trường và Hiệu trưởng không rõ ràng, không tạo được cơ chế bổ sung, phát huy vai trò của nhau. Trong bối cảnh tăng cường tự chủ hiện nay, các CSGDĐH phải thay đổi nhận thức về việc xây dựng và thực hiện các quy định nội bộ của mình. Cần xác định rõ vai trò của hệ thống VBQPNB, sự cần thiết sớm hoàn thiện cả hệ thống và trách nhiệm tham gia hoàn thiện của từng chủ thể. Việc hoàn thiện này cần chung tay một cách căn cơ, khoa học chứ không chỉ giao cho bộ phận pháp chế hoặc một vài chuyên viên soạn thảo trình lãnh đạo ký. Cũng cần nhận thức rằng, việc tăng cường tự chủ, đổi mới quản trị là quá trình nên việc ban hành văn bản này cũng cần “ vừa chạy vừa xếp hàng”, có thứ tự ưu tiên. 2. Công việc cần làm - Xây dựng kế hoạch chung để hoàn thiện hệ thống VBNB. Kế hoạch này nên tập trung thời gian khoảng 01 năm. - Thành lập Ban chỉ đạo và Tổ thư ký hoàn thiện hệ thống VBNB do Hiệu trưởng đứng đầu. Kiện toàn bộ phận làm công tác pháp chế giúp Ban chỉ đạo với vai trò thường trực. - Tổ chức rà soát các văn bản hiện có, xây dựng kế hoạch soạn thảo đối với từng văn bản theo thứ tự ưu tiên - Tổ chức soạn thảo, thẩm định, thông qua, ban hành - Tập hợp hóa thành “bộ luật” của CSGDĐH. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0