TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 47<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên đề 3<br />
ĐÁNH GIÁ HÀNH VI XÂM PHẠM<br />
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI<br />
SÁNG CHẾ, TÊN THƯƠNG MẠI, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ<br />
VÀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH<br />
<br />
Mỗi đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ có những đặc thù<br />
riêng. Các đặc thù này bao gồm cách thức được bảo hộ, phạm vi bảo hộ,<br />
thời gian bảo hộ và các trường hợp đặc thù.<br />
Nguyên tắc chung để đánh giá và xác định có hành vi xâm phạm<br />
quyền sở hữu công nghiệp hay không là phải căn cứ vào các nội dung sau:<br />
1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo<br />
hộ quyền SHCN;<br />
2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét;<br />
3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền<br />
SHCN và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm<br />
quyền cho phép sử dụng đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ của quyền<br />
SHCN;<br />
4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Đối với các hành vi xảy ra<br />
trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người sử dụng<br />
mạng internet tại Việt Nam thì cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam.<br />
Về cơ bản, các quy định nêu trên được áp dụng để đánh giá có hay<br />
không có hành vi xâm phạm quyền SHCN. Tuy nhiên, đối với mỗi đối<br />
tượng SHCN cụ thể thì ngoài các nội dung nêu trên, còn phải lưu ý đến<br />
các trường hợp ngoại lệ hoặc đặc điểm riêng.<br />
48 Côc së h÷u trÝ tuÖ<br />
<br />
<br />
1. Đánh giá xâm phạm quyền SHCN đối với sáng chế<br />
<br />
1.1. Xác định chủ thể quyền sở hữu đối với sáng chế<br />
Chủ thể quyền sở hữu đối với sáng chế là tổ chức hoặc cá nhân sở hữu<br />
sáng chế hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở<br />
hữu sáng chế, tác giả sáng chế (Điều 121, Điều 122 của Luật Sở hữu trí<br />
tuệ) và được xác định trên cơ sở văn bằng bảo hộ hoặc hợp đồng chuyển<br />
giao quyền sở hữu sáng chế được nhà nước ghi nhận.<br />
Trong trường hợp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công<br />
nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được cấp chung cho nhiều tổ chức, cá<br />
nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 86, khoản 5 Điều 87 và khoản 2 Điều<br />
90 của Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu<br />
chung của các tổ chức, cá nhân đó. Các chủ sở hữu chung thực hiện quyền<br />
sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự.<br />
Tài liệu chứng minh tư cách chủ thể quyền, gồm một trong các tài liệu<br />
sau (xem Điều 24 Nghị định 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung theo<br />
Nghị định 119/2010/NĐ-CP):<br />
i) Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.<br />
ii) Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp do Cục<br />
Sở hữu trí tuệ cấp có ghi nhận về chủ sở hữu sáng chế.<br />
Trong hoạt động thực thi quyền sở hữu công nghiệp thì việc xác định<br />
chủ thể quyền sở hữu công nghiệp là rất quan trọng để khẳng định người<br />
đó có quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế của mình, hoặc có<br />
quyền gửi đơn đến các cơ quan thực thi yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm<br />
quyền sở hữu công nghiệp hay không.<br />
<br />
1.2. Xác định phạm vi bảo hộ đối với sáng chế<br />
Phạm vi bảo hộ của sáng chế được xác định trong văn bằng bảo hộ<br />
sáng chế, cụ thể là tại phần Yêu cầu bảo hộ sáng chế. Yêu cầu bảo hộ sáng<br />
chế có thể bao gồm một hoặc nhiều điểm bảo hộ độc lập. Tiếp theo mỗi<br />
yêu cầu bảo hộ độc lập có thể có một hoặc nhiều điểm yêu cầu bảo hộ phụ<br />
thuộc để cụ thể hoá điểm độc lập trước nó.<br />
TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 49<br />
<br />
<br />
1.3. Xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế<br />
Để xác định đánh giá về yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế<br />
phải xác định có hay không có sự đồng nhất giữa sản phẩm/bộ phận của<br />
sản phẩm, quy trình/bộ phận của quy trình bị nghi ngờ vi phạm với sản<br />
phẩm/quy trình được bảo hộ.<br />
Do vậy, cần phải so sánh tất cả các dấu hiệu (đặc điểm kỹ thuật) thuộc<br />
từng điểm trong Yêu cầu bảo hộ với các dấu hiệu của sản phẩm/bộ phận<br />
của sản phẩm, quy trình/bộ phận của quy trình bị nghi ngờ vi phạm.<br />
<br />
1.3.1. Đối với sáng chế được bảo hộ là sản phẩm<br />
Bị coi là có yếu tố xâm phạm quyền SHCN đối với sáng chế khi:<br />
i) Sản phẩm được làm trùng với sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ<br />
sáng chế;<br />
ii) Sản phẩm được làm tương đương với sản phẩm thuộc phạm vi bảo<br />
hộ sáng chế;<br />
iii) Bộ phận (phần) của sản phẩm được làm trùng với bộ phận (phần)<br />
của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;<br />
iv) Bộ phận (phần) của sản phẩm được làm tương đương với bộ phận<br />
(phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.<br />
1.3.2. Đối với sáng chế là quy trình<br />
Quy trình trùng với với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;<br />
Quy trình tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;<br />
Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo<br />
quy trình trùng với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;<br />
Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo<br />
quy trình tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.<br />
<br />
1.3.3. Xác định phạm vi trùng<br />
Một sản phẩm (bộ phận sản phẩm) hoặc quy trình bị coi là trùng với<br />
sản phẩm (bộ phận sản phẩm) hoặc quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng<br />
50 Côc së h÷u trÝ tuÖ<br />
<br />
<br />
chế nếu sản phẩm (bộ phận sản phẩm) hoặc quy trình đó có tất cả các dấu<br />
hiệu (đặc điểm kỹ thuật) cơ bản trùng nhau hoặc tương đương nhau.<br />
Một dấu hiệu được so sánh bị coi là đồng nhất với một dấu hiệu được<br />
bảo hộ nếu có cùng bản chất, cùng mục đích sử dụng và cùng mối quan hệ<br />
với các dấu hiệu khác nêu trong Yêu cầu bảo hộ.<br />
Nếu trong sản phẩm (bộ phận sản phẩm) hoặc quy trình nghi ngờ có<br />
tất cả các dấu hiệu (đặc điểm kỹ thuật) cơ bản trùng hoặc gần như trùng<br />
hoàn toàn (tức là có thể sử dụng thay thế) và có kết quả như sử dụng các<br />
dấu hiệu (đặc điểm kỹ thuật) cơ bản thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế thì<br />
được coi là trùng với sáng chế đang được bảo hộ.<br />
1.3.4. Xác định phạm vi tương đương<br />
Một sản phẩm (bộ phận sản phẩm) hoặc quy trình bị coi là tương<br />
đương với sản phẩm (bộ phận sản phẩm) hoặc quy trình thuộc phạm vi<br />
yêu cầu bảo hộ sáng chế nếu có phần lớn các dấu hiệu (đặc điểm kỹ thuật)<br />
cơ bản trùng hoặc gần như trùng hoàn toàn (tức là có thể sử dụng thay thế)<br />
và có kết quả như sử dụng các dấu hiệu (đặc điểm kỹ thuật) cơ bản thuộc<br />
phạm vi bảo hộ sáng chế.<br />
Một dấu hiệu được so sánh bị coi là một biến thể tương đương với<br />
một dấu hiệu được bảo hộ nếu bản chất của dấu hiệu đó đã được biết đến<br />
trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng, có cùng mục đích sử dụng với cách<br />
thức đạt được mục đích về cơ bản như nhau.<br />
<br />
1.4. Trường hợp ngoại lệ không bị coi là xâm phạm quyền đối<br />
với sáng chế<br />
Trong trường hợp xác định được yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí<br />
tuệ nhưng chủ thể sử dụng sản phẩm (bộ phận sản phẩm), quy trình thuộc<br />
phạm vi bảo hộ sáng chế vẫn không bị coi là có hành vi xâm phạm quyền<br />
sở hữu trí tuệ nếu thuộc các trường hợp ngoại lệ dưới đây:<br />
1.4.1. Quyền sử dụng trước<br />
Trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn<br />
đăng ký sáng chế mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần<br />
TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 51<br />
<br />
<br />
thiết để sử dụng sản phẩm (bộ phận sản phẩm) hoặc quy trình đồng nhất<br />
với sáng chế trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập thì<br />
sau khi bằng độc quyền sáng chế được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử<br />
dụng sáng chế nhưng không được mở rộng phạm vi và khối lượng đã sử<br />
dụng hoặc chuẩn bị sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù<br />
cho chủ sở hữu sáng chế và không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công<br />
nghiệp đối với sáng chế.<br />
<br />
1.4.2. Sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có<br />
thẩm quyền<br />
Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm (bộ phận sản phẩm) hoặc quy<br />
trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế của tổ chức, cá nhân khác theo quyết<br />
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.<br />
<br />
1.5. Ví dụ vụ xâm phạm sáng chế "Hộp chở đồ của xe máy có<br />
thể điều chỉnh chuyển động của cơ cấu đóng mở nắp"<br />
Nội dung vụ việc<br />
Công ty GIVI SRL (Italy) là chủ sở hữu sáng chế "Hộp chở đồ của xe<br />
máy có thể điều chỉnh chuyển động của cơ cấu đóng mở nắp" đang được<br />
bảo hộ tại Việt Nam theo Bằng độc quyền sáng chế số 4916 (cấp ngày<br />
05/5/2005).<br />
Thực hiện Quyết định số 46/QĐTTra, ngày 06/11/2008, Đoàn thanh<br />
tra đã tiến hành thanh tra việc sản xuất sản phẩm Hộp chở đồ của xe máy<br />
gắn nhãn hiệu "ASEAN" tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Giày<br />
Đức Minh (gọi tắt là Công ty Đức Minh) theo nội dung Đơn yêu cầu xử lý<br />
xâm phạm quyền đối với sáng chế của Công ty GIVI SRL.<br />
Tại thời điểm thanh tra, Đoàn thanh tra đã phát hiện Công ty Đức<br />
Minh sản xuất để bán sản phẩm Hộp chở đồ của xe máy gắn dấu hiệu<br />
"ASEAN" trong đó có 95 bộ ổ khoá có các đặc điểm như mô tả trong Đơn<br />
yêu cầu xử lý xâm phạm của Công ty GIVI SRL.<br />
52 Côc së h÷u trÝ tuÖ<br />
<br />
<br />
<br />
Sản phẩm được làm theo sáng chế<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vấn đề: Xác định các dấu hiệu gồm phần đáy, phần nắp, chi tiết<br />
hãm (lẫy khoá), đặc biệt là cơ cấu điều chỉnh có phương tiện mở có trùng<br />
với tập hợp các dấu hiệu của "Hợp chở đồ của xe máy có thể điều chỉnh<br />
chuyển động của cơ cấu đóng mở nắp" trong yêu cầu bảo hộ của Bằng độc<br />
quyền sáng chế số 4916 đang được bảo hộ tại Việt Nam cho GIVI SRL<br />
(Italy) hay không?<br />
Kết luận và quyết định xử lý<br />
Xem xét các dấu hiệu trên sản phẩm phát hiện tại Công ty Đức Minh,<br />
Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ thấy rằng:<br />
Sản phẩm "Hộp chở đồ của xe máy" do Công ty Đức Minh sản xuất<br />
có tập hợp các dấu hiệu gồm phần đáy, phần nắp, chi tiết hãm (lẫy khoá),<br />
đặc biệt là cơ cấu điều chỉnh có phương tiện mở trùng với tập hợp các dấu<br />
hiệu của "Hộp chở đồ của xe máy có thể điều chỉnh chuyển động của cơ<br />
cấu đóng mở nắp" trong yêu cầu bảo hộ của Bằng độc quyền sáng chế số<br />
4916 đang được bảo hộ tại Việt Nam cho GIVI SRL (Italy). Do đó việc<br />
sản xuất các sản phẩm nêu trên mà không do Chủ văn bằng hoặc người<br />
người được Chủ văn bằng cho phép sản xuất là hành vi xâm phạm quyền<br />
sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được bảo hộ, vi phạm quy định tại<br />
điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 106/NĐ-CP ngày 22/9/2006.<br />
Ngày 11/11/2007, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã có<br />
Quyết định số 50/QĐTTra xử phạt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công<br />
TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 53<br />
<br />
<br />
nghiệp đối với Công ty Đức Minh với số tiền là 4.750.000 đồng, buộc<br />
Công ty Đức Minh tự tiêu huỷ 95 bộ ổ khoá xâm phạm quyền đối với sáng<br />
chế của Công ty GIVI SRL (Italy).<br />
Vấn đề cần lưu ý<br />
Sản phẩm "Hộp chở đồ của xe máy" do Công ty Đức Minh sản xuất<br />
có tập hợp các dấu hiệu gồm phần đáy, phần nắp, chi tiết hãm (lẫy khoá),<br />
đặc biệt là cơ cấu điều chỉnh có phương tiện mở trùng với tập hợp các dấu<br />
hiệu của "Hộp chở đồ của xe máy có thể điều chỉnh chuyển động của cơ<br />
cấu đóng mở nắp" trong yêu cầu bảo hộ của Bằng độc quyền sáng chế số<br />
4916 cho GIVI SRL (Italy).<br />
Khi đánh giá tính trùng hoặc tương tự của sáng chế cần lưu ý đến các<br />
dấu hiệu kỹ thuật được xác định trong các điểm yêu cầu bảo hộ của sáng<br />
chế.<br />
<br />
1.6. Tình huống thảo luận<br />
1.6.1.Tình huống 1<br />
Công ty Rhone Puolenc Agrochime (CH Pháp) được cấp Bằng độc<br />
quyền sáng chế số 1928 (cấp ngày 20/3/2001 và có thời hạn hiệu lực đến<br />
hết ngày 14/8/2017) bảo hộ sản phẩm "Hỗn hợp thuốc trừ sâu bao gồm<br />
thuốc trừ sâu thuộc họ Clonicotinyl và thuốc trừ sâu có nhóm Pyrazol,<br />
Pyrol hoặc Phenylimidazol".<br />
Phần Yêu cầu bảo hộ của Bằng độc quyền số 1928 gồm 20 điểm.<br />
Trong đó, nội dung tại điểm 1, 2, 3 được thể hiện như sau:<br />
Điểm 1: Hỗn hợp nông hoá để bảo vệ thực vật chống lại sâu bọ hoặc<br />
các động vật chân khớp, khác biệt ở chỗ, hỗn hợp này bao gồm: Thuốc trừ<br />
sâu A thuộc nhóm Clonicotinyl như Imidacloprit, Axetamiprit hoặc<br />
Nitenpyram, và thuốc trừ sâu B có nhóm Pyrazol, Pyrol, hoặc<br />
Phenylimidazol với một lượng hữu hiệu.<br />
Điểm 2: Hỗn hợp theo điểm 1, khác biệt ở chỗ, thuốc trừ sâu B là<br />
thuốc trừ sâu có nhóm Pyrazol;<br />
54 Côc së h÷u trÝ tuÖ<br />
<br />
<br />
Điểm 3: Hỗn hợp theo điểm 2, khác biệt ở chỗ thuốc trừ sâu B là<br />
Fipronil bao gồm các dược chất có công thức hoá học (±)-5-amino-1(-2,6-<br />
diclo-α,α,α-triplo-p-tolyl)-4-triflometylsulfinylpyrazol-3-cacbonitril; hợp<br />
chất 5-amino-1 (-2,6-diclo-α,α,α-triplo-p-tolyl) -4-elysulfilylpyrazol-3-<br />
cacbonitril; hoặc hợp chất 5-metylamino-1-(2,6-diclo-α,α,α-triplo-p-tolyl)-<br />
4-etylsulfinylpyrazol-3-cacbonitril.<br />
Công ty Rhone Puolenc Agrochime phát hiện trên thị trường Việt<br />
Nam có Công ty MC sản xuất thuốc trừ sâu mang nhãn hiệu "HENRR<br />
500WG", trên mẫu bao gói có ghi thành phần hoạt chất bao gồm<br />
Imdacloprid thuốc trừ sâu A và Fipronil thuốc trừ sâu B.<br />
Yêu cầu:<br />
1. Xác định người có quyền nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm<br />
quyền SHCN đối với sáng chế nêu trên?<br />
2. Xác định có yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế (cụ thể là<br />
điểm 1, 2, 3 của Yêu cầu bảo hộ) hay không?<br />
3. Xác định cơ quan có thẩm quyền xử lý?<br />
1.6.2. Tình huống 2<br />
Ông Phạm Hoàng Thắng (thành phố Cần Thơ, Việt Nam) là chủ Bằng<br />
độc quyền sáng chế số 3399 cấp ngày 17/3/2003 bảo hộ "Thiết bị gieo hạt".<br />
Nội dung Yêu cầu bảo hộ của Bằng độc quyền sáng chế tại điểm 1, 2,<br />
3 như sau:<br />
Điểm 1: Thiết bị gieo hạt bao gồm một trục chính (1) có hai bánh xe<br />
(2) lắp cố định vào hai đầu của nó, các ông chứa hạt (3) lắp cố định dọc<br />
theo trục chính này vào một càng kéo (7) lắp có thể xoay quanh trục chính,<br />
khác biệt ở chỗ, ông chứa hạt (3) có phần giữa hình trụ (4) và được làm<br />
thon dần về hai đầu của nó, phần giữa hình trụ (4) này có các lỗ gieo hạt<br />
(5) được tạo ra cách đều nhau trên chu vi của nó và một trong số các phần<br />
thon dần nêu trên có trang bị cửa nạp hạt (6).<br />
TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 55<br />
<br />
<br />
Điểm 2: Thiết bị gieo hạt theo điểm 1, khác biệt ở chỗ, ống chứa hạt<br />
(3) còn có phương tiện điều chỉnh độ mở của các lỗ gieo hạt là một chi tiết<br />
dạng vành 98) lắp bao quanh phần giữa hình trụ (4) nêu trên, sao cho nó<br />
có thể điều chỉnh được vị trí so với phần giữa hình trụ này, chi tiết dạng<br />
vanh (8) cũng có các lỗ (9) ở các vị trí tương ứng với các lỗ (5) trên phần<br />
hình trụ (4).<br />
Điểm 3: Thiết bị gieo hạt bao gồm một trục chính 91) có hai bánh xe<br />
(2) lắp cố định vào hai đầu của nó, ống chứa hạt (10) lắp cố định dọc theo<br />
trục chính này và một càng kéo 97) lắp có thể xoay quanh trục chính, khác<br />
biệt ở chỗ, ống chứa hạt (10) có mặt cắt ngang hình sao và kéo dài trên<br />
gần như toàn bộ chiều dài của trục chính (1), các lỗ gieo hạt (11) được bố<br />
trí ở các khoảng cách nhất định dọc trên đỉnh của mỗi cánh sao và các cửa<br />
nạp hạt (12) được bố trí ở những khoảng cách nhất định dọc theo ống chứa<br />
hạt này và nằm trên thành bên của một trong số các cánh sao và ống chứa<br />
hạt (10) này được trang bị trên một phương tiện điều chỉnh độ mở của các<br />
lỗ gieo hạt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ảnh sáng chế được bảo hộ cho ông Phạm Hoàng Thắng<br />
<br />
Ông Phạm Hoàng Thắng phát hiện Công ty CN có sản xuất "Giàn sạ<br />
lúa theo hàng" có những đặc điểm tương tự với SC "Thiết bị gieo hạt" mà<br />
không được ông cho phép và đã làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền<br />
xử lý Công ty CN.<br />
Yêu cầu: Xác định có yếu tố xâm phạm quyền đối với Bằng độc<br />
quyền sáng chế số 3399 hay không?<br />
56 Côc së h÷u trÝ tuÖ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ảnh "Giàn sạ lúa theo hàng" do Công ty CN sản xuất và bán trên thị trường.<br />
<br />
2. Đánh giá xâm phạm quyền đối với tên thương mại<br />
<br />
2.1. Xác định tên thương mại được bảo hộ<br />
Khác với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác, quyền sở hữu đối<br />
với tên thương mại không phát sinh trên cơ sở văn bằng bảo hộ do cơ quan<br />
có thẩm quyền cấp mà trên cơ sở thực tiễn sử dụng tên thương mại. Tổ<br />
chức, cá nhân khi yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với tên<br />
thương mại có nghĩa vụ chứng minh về việc quyền sở hữu đối với tên<br />
thương mại đó đã được xác lập.<br />
Phạm vi quyền đối với tên thương mại được xác định theo phạm vi<br />
bảo hộ tên thương mại, gồm tên thương mại, lĩnh vực kinh doanh và lãnh<br />
thổ kinh doanh trong đó tên thương mại được chủ thể mang tên thương<br />
mại sử dụng một cách hợp pháp. Việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá<br />
nhân kinh doanh trong thủ tục kinh doanh không được coi là sử dụng tên<br />
gọi đó mà chỉ là một điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó được coi là hợp<br />
pháp.<br />
Sử dụng hợp pháp tên thương mại là việc sử dụng tên thương mại đã<br />
được cơ quan có thẩm quyền cấp để xưng danh trong các hoạt động kinh<br />
TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 57<br />
<br />
<br />
doanh như: thể hiện trên giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá,<br />
bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, phương tiện quảng cáo.<br />
Tên thương mại được xem xét, bảo hộ dưới góc độ sở hữu công<br />
nghiệp là bảo hộ yếu tố phân biệt được của tên đó. Ví dụ: tên thương mại<br />
"Công ty TNHH (hoặc Cổ phần) vật liệu xây dựng Trường Sơn" thì yếu<br />
tố phân biệt được bảo hộ là chữ "Trường Sơn", yếu tố còn lại không<br />
được bảo hộ vì không có khả năng phân biệt với các Công ty TNHH vật<br />
liệu xây dựng khác.<br />
<br />
2.2. Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại<br />
Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được thể hiện dưới<br />
dạng chỉ dẫn thương mại gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện<br />
dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các<br />
phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn<br />
với tên thương mại được bảo hộ.<br />
Căn cứ để xem xét có hay không có yếu tố xâm phạm quyền đối với<br />
tên thương mại là phạm vi bảo hộ tên thương mại được xác định trên cơ sở<br />
các chứng cứ thể hiện việc sử dụng tên thương mại đó một cách hợp pháp<br />
(như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký<br />
hoạt động Hộ kinh doanh cá thể... do cơ quan có thẩm quyền cấp); lĩnh<br />
vực kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại đó; khu vực<br />
kinh doanh; quá trình sử dụng tên thương mại đó, trong đó xác định cụ thể<br />
về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh và sản<br />
phẩm, dịch vụ mang tên thương mại.<br />
Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm<br />
quyền đối với tên thương mại hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với<br />
tên thương mại được bảo hộ và phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu<br />
hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Cụ thể:<br />
58 Côc së h÷u trÝ tuÖ<br />
<br />
<br />
Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng với tên thương mại được bảo hộ và sản<br />
phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng với sản phẩm, dịch vụ<br />
mang tên thương mại được bảo hộ;<br />
Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng với tên thương mại được bảo hộ và sản<br />
phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ tương tự với sản phẩm, dịch vụ<br />
mang tên thương mại được bảo hộ;<br />
Dấu hiệu bị nghi ngờ tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại<br />
được bảo hộ và sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng với<br />
sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ;<br />
Dấu hiệu bị nghi ngờ tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại<br />
được bảo hộ và sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ tương tự với<br />
sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ.<br />
Trong đó:<br />
+ Một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được bảo hộ nếu<br />
giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm<br />
đối với chữ cái;<br />
+ Một dấu hiệu bị coi là tương tự với tên thương mại được bảo hộ nếu<br />
tương tự về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, gây nhầm lẫn<br />
cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động<br />
kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ;<br />
+ Sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là trùng với sản<br />
phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu giống nhau về bản<br />
chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ;<br />
+ Sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là tương tự với<br />
sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu tương tự nhau<br />
về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ.<br />
Trong thực tiễn, khi có yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương<br />
mại, để xác định có hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại hay<br />
không cần phải căn cứ vào thời điểm tên thương mại đó được sử dụng<br />
TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 59<br />
<br />
<br />
thông qua các hoá đơn, giấy tờ giao dịch, biển hiệu. Thời điểm được cấp<br />
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không đương nhiên đồng nghĩa với<br />
việc tên thương mại đã được sử dụng từ thời điểm đó.<br />
Việc sử dụng loại hình doanh nghiệp trên biển hiệu có thành phần<br />
phân biệt (tên riêng) được trình bày nổi bật hơn so với các thành phần còn<br />
lại thì cũng không thể coi là sử dụng tên thương mại được bảo hộ.<br />
<br />
2.3. Tình huống thảo luận<br />
Doanh nghiệp tư nhân Thiết kế thời trang Cường Thịnh có địa chỉ tại<br />
phường 11, quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động theo GCNĐK<br />
kinh doanh số 0304173727 cấp ngày 16/01/2006 với nhiều ngành kinh<br />
doanh, trong đó có "Thiết kế tạo mẫu. Mua bán, gia công hàng may mặc,<br />
vải sợi".<br />
Doanh nghiệp tư nhân Thiết kế thời trang Cường Thịnh là chủ của<br />
GCNĐK nhãn hiệu số 91308 (ngày nộp đơn 18/10/2005 và cấp ngày<br />
11/7/2007) bảo hộ nhãn hiệu "CT, Cường Thịnh, Hình" cho sản phẩm<br />
"quần áo" thuộc nhóm 25 và "dịch vụ may quần áo" thuộc nhóm 40.<br />
Trong thực tế, DNTN Thiết kế thời trang Cường Thịnh sử dụng tên<br />
thương mại "Cường Thịnh" trong quá trình kinh doanh (biển hiệu, hoá<br />
đơn, catalogue...) từ thời điểm cấp GCNĐK kinh doanh.<br />
Doanh nghiệp tư nhân Thiết kế thời trang Cường Thịnh gửi đơn đến<br />
cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền<br />
đối với nhãn hiệu "CT, Cường Thịnh, Hình" và tên thương mại Cường<br />
Thịnh của Hộ kinh doanh cá thể Cường Thịnh có địa chỉ tại phường 5,<br />
quận 3, TP. Hồ Chí Minh.<br />
Theo hồ sơ do doanh nghiệp tư nhân Thiết kế thời trang Cường Thịnh<br />
cung cấp thì Hộ kinh doanh cá thể Cường Thịnh hoạt động theo Giấy<br />
chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể với tên cơ sở là<br />
"Cường Thịnh" cấp đăng ký lần đầu ngày 25/12/2006 với ngành nghề kinh<br />
doanh là "cắt may quần áo".<br />
Xác định Hộ kinh doanh cá thể Cường Thịnh có hành vi xâm phạm<br />
quyền đối với nhãn hiệu và tên thương mại hay không?<br />
60 Côc së h÷u trÝ tuÖ<br />
TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 61<br />
<br />
<br />
3. Đánh giá xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý<br />
3.1. Xác định phạm vi bảo hộ<br />
Phạm vi bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý được xác định căn cứ vào Quyết<br />
định đăng bạ chỉ dẫn địa lý.<br />
<br />
3.2. Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn<br />
địa lý<br />
Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được thể hiện dưới<br />
dạng dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ,<br />
giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện<br />
kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn<br />
địa lý được bảo hộ.<br />
3.2.1. Bị coi là xâm phạm quyền chỉ dẫn địa lý khi<br />
i) Sử dụng chỉ dẫn cho sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn về tính<br />
chất, chất lượng đặc thù cho dù có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;<br />
ii) Sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tương tự nhằm mục đích lợi<br />
dụng danh tiếng, uy tín;<br />
iii) Sử dụng bất kỳ chỉ dẫn nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý<br />
cho hàng hoá không có nguồn gốc địa lý, làm hiểu sai là có nguồn gốc<br />
mang chỉ dẫn địa lý;<br />
iv) Sử dụng chỉ dẫn địa lý về rượu vang, rượu mạnh không có nguồn<br />
gốc xuất từ khu vực địa lý tương ứng.<br />
3.2.2. Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm<br />
lẫn với chỉ dẫn địa lý<br />
Một dấu hiệu bị coi là trùng với chỉ dẫn địa lý nếu giống với chỉ dẫn<br />
địa lý được bảo hộ về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với<br />
chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của<br />
chỉ dẫn địa lý;<br />
Một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn<br />
địa lý nếu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý đó về cấu tạo<br />
từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình<br />
ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý;<br />
62 Côc së h÷u trÝ tuÖ<br />
<br />
<br />
3.2.3. Sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với<br />
sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ<br />
Sản phẩm bị coi là trùng hoặc tương tự nếu giống nhau hoặc tương tự<br />
nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ.<br />
Các tiêu chí dùng để đánh giá một dấu hiệu có bị coi là có khả năng<br />
gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ được đánh giá tổng thể<br />
dấu hiệu với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, có sự xem xét thích đáng về các<br />
thành phần mạnh, yếu của chỉ dẫn địa lý đó ở các đặc điểm chính, nổi bật<br />
của chỉ dẫn địa lý đó. Việc đánh giá có hay không yếu tố xâm phạm quyền<br />
đối với chỉ dẫn địa lý cần phải dựa trên đánh giá tổng thể các dấu hiệu và<br />
đặc biệt nhấn mạnh những thành phần nổi bật nói trên. Việc phân nhỏ dấu<br />
hiệu để đánh giá không phải là cách để xác định yếu tố xâm phạm quyền.<br />
<br />
3.3. Tình huống thảo luận<br />
Sự khác nhau giữa hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý và<br />
việc sử dụng "trái phép" chỉ dẫn địa lý Nước mắm Phan Thiết là gì? Điều<br />
kiện phân biệt giữa việc sử dụng trái phép chỉ dẫn địa lý và giả mạo chỉ<br />
dẫn địa lý? Việc sử dụng chỉ dẫn không tuân thủ quy chế sử dụng do tổ<br />
chức quản lý chỉ dẫn địa lý đặt ra có bị coi là vi phạm quy định pháp luật<br />
sở hữu trí tuệ? Việc xử lý hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý không được phép<br />
hoặc không tuân thủ quy chế sử dụng chỉ dẫn địa lý của tổ chức quản lý chỉ<br />
dẫn địa lý tuân theo thủ tục, chế tài quy định ở đâu, ai có thẩm quyền xử lý?<br />
Ví dụ việc sử dụng Chỉ dẫn địa lý Phan Thiết cho sản phẩm nước mắm.<br />
<br />
<br />
Sản phẩm nước mắm Phan Thiết, tỉnh Bình<br />
Thuận được cấp GCNĐK chỉ dẫn địa lý số<br />
000010.<br />
Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý: Sở KH&CN tỉnh<br />
Bình Thuận.<br />
Tổ chức quản lý chất lượng: Chi cục Tiêu<br />
chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Bình Thuận<br />
Hiệp hội kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn<br />
địa lý: Hiệp hội nước mắm Phan Thiết với 29<br />
thành viên được phép sử dụng chỉ dẫn địa lý<br />
được bảo hộ.<br />
TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 63<br />
<br />
<br />
Sơ đồ quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý<br />
"Phan Thiết" dùng cho sản phẩm nước mắm<br />
<br />
<br />
Nộp Đơn yêu cầu<br />
cấp GCN quyền<br />
sử dụng<br />
1<br />
<br />
<br />
Kết quả - (*)<br />
Trả hồ sơ<br />
Xem xét Đơn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kết quả +(**)<br />
<br />
Thông báo không đủ<br />
Kết quả điều kiện cấp GCN<br />
Kiểm tra, đánh giá (****)<br />
điều kiện sử dụng<br />
Khiếu 2<br />
nại, yêu<br />
cầu<br />
thu Kết quả -<br />
hồi Cấp GCN quyền sử (888 (***) Thu hồi<br />
quyền dụng quyền sử<br />
sử 2 dụng<br />
2<br />
dụng<br />
Kết quả +(****)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Duy trì/gia hạn quyền<br />
sử dụng<br />
2<br />
3<br />
<br />
<br />
Ghi chú:<br />
1 Tổ chức, cá nhân muốn sử dụng chỉ dẫn địa lý;<br />
2 Cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý;<br />
3 Các tổ chức, cá nhân khác.<br />
(*) : Đơn không đáp ứng các yêu cầu quy định;<br />
(**) : Đơn đáp ứng các yêu cầu quy định;<br />
(***) : Điều kiện sử dụng không được đáp ứng;<br />
(****) : Điều kiện sử dụng được đáp ứng.<br />
64 Côc së h÷u trÝ tuÖ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tháng 3/2009, Hiệp hội nước mắm Phan Thiết phát hiện Cơ<br />
sở sản xuất nước mắm Hoàng Ngư có địa chỉ tại Khu chế<br />
biến nước mắm Phú Hải, thành phố Phan Thiết sản xuất sản<br />
phẩm nước mắm có sử dụng dấu hiệu "NƯỚC MẮM HOÀNG<br />
NGƯ, MẮM XAY CÓ GIA VỊ PHAN THIẾT, HIỆU CÁ ÁNH<br />
VÀNG" trên tem sản phẩm.<br />
<br />
Yêu cầu:<br />
Đánh giá Cơ sở sản xuất nước mắm Hoàng Ngư có yếu tố xâm phạm<br />
quyền đối với chỉ dẫn địa lý "Phan Thiết" cho sản phẩm nước mắm hay<br />
không?<br />
Vấn đề đặt ra:<br />
1. Tổ chức, cá nhân ở thành phố Phan Thiết sử dụng chỉ dẫn địa lý<br />
Phan Thiết nhưng không tham gia vào hiệp hội nước mắm và không được<br />
TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 65<br />
<br />
<br />
Sở KHCN cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nhưng thực<br />
tế sản phẩm của tổ chức, cá nhân đó đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng<br />
mang chỉ dẫn địa lý đã đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ. Hành vi sử dụng<br />
trái phép chỉ dẫn địa lý (không được phép của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa<br />
lý) đó có bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý không? Có thể<br />
bị coi là hành vi giả mạo chỉ dẫn địa lý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ<br />
không?<br />
2. Việc tổ chức, cá nhân (kể cả được phép và không được phép sử<br />
dụng) sử dụng chữ Phan Thiết không đúng mẫu tem, vị trí trên bao bì sản<br />
phẩm nước mắm theo quy định của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý thì có bị<br />
coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý không? Có bị xử lý vi phạm<br />
theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ không?<br />
<br />
4. Xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh<br />
<br />
4.1. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh<br />
Luật Sở hữu trí tuệ tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp trong việc độc<br />
quyền sử dụng các tài sản trí tuệ đã được cấp văn bằng bảo hộ, hoặc được<br />
thừa nhận qua thực tế sử dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp hành vi vi<br />
phạm chưa đến mức xâm phạm quyền SHTT nhưng ảnh hưởng đến quyền<br />
và lợi ích của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác thì không thể đánh<br />
giá là hành vi xâm phạm quyền SHCN. Do đó, Luật Sở hữu trí tuệ đã tạo<br />
cơ chế để bảo vệ các chủ thể chống lại các hành vi sử dụng các chỉ dẫn<br />
gây nhầm lẫn bằng việc quy định quyền của tổ chức, cá nhân yêu cầu cơ<br />
quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh<br />
về chỉ dẫn thương mại.<br />
Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở<br />
thực tiễn của hoạt động cạnh tranh mà không cần thực hiện thủ tục đăng<br />
ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng quyền chống cạnh tranh không lành<br />
mạnh, chủ thể phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể<br />
hiện đối tượng, lĩnh vực, lãnh thổ, thời gian kinh doanh liên quan đến hoạt<br />
động cạnh tranh.<br />
66 Côc së h÷u trÝ tuÖ<br />
<br />
<br />
Việc xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa<br />
lý căn cứ vào phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của văn bằng bảo<br />
hộ; xâm phạm quyền đối với tên thương mại căn cứ vào việc tên thương<br />
mại đã được xác lập và sử dụng hợp pháp trong một khu vực và lĩnh vực<br />
kinh doanh.<br />
Nhưng hành vi cạnh tranh không lành mạnh được xác định trên cơ sở<br />
một chỉ dẫn thương mại chưa đến mức trùng hoặc tương tự với các đối<br />
tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, cách trình bày<br />
các chỉ dẫn thương mại này có những dấu hiệu (như màu sắc, font chữ,<br />
kiểu chữ...) khiến người tiêu dùng liên tưởng đến chỉ dẫn thương mại của<br />
doanh nghiệp khác đã sử dụng rộng rãi, được nhiều người tiêu dùng biết<br />
đến. Thông thường các chỉ dẫn thương mại được biết đến là các nhãn hàng<br />
hoá, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, kiểu dáng bao bì hàng<br />
hoá...<br />
Ví dụ về chỉ dẫn thương mại liên quan đến nhãn hàng hoá, khẩu hiệu<br />
kinh doanh:<br />
Bitis: "Nâng niu bàn chân Việt"<br />
Slogan của Sfone: "Nghe là thấy"<br />
Cà phê Trung Nguyên: "Khơi nguồn sáng tạo"<br />
Một hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại tương tự với chỉ dẫn thương<br />
mại của người khác đã sử dụng có thể đã gây nhầm lẫn cho người tiêu<br />
dùng hoặc có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Hậu quả gây<br />
nhầm lẫn cho người tiêu dùng không phải là điều kiện bắt buộc khi yêu<br />
cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh.<br />
Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có những<br />
điểm khác so với cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại nói chung (theo<br />
Luật Cạnh tranh).<br />
TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 67<br />
<br />
<br />
4.2. So sánh hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh<br />
vực sở hữu trí tuệ và lĩnh vực thương mại<br />
<br />
Sở hữu trí tuệ Thương mại<br />
<br />
Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây Tuyên truyền, nói xấu, đưa tin thất<br />
nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt thiệt đối với hoạt động kinh doanh<br />
động kinh doanh, nguồn gốc thương hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh<br />
mại của hàng hoá, dịch vụ. doanh khác;<br />
<br />
Mua chuộc, dụ dỗ, ép buộc khách<br />
hàng trong mua bán hàng hoá, dịch<br />
vụ;<br />
<br />
Găm giữ hàng hoá để đầu cơ.<br />
<br />
Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây Dụ dỗ, lôi kéo nhân viên của đối<br />
nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, thủ cạnh tranh;<br />
tính năng, chất lượng, số lượng hoặc<br />
Gây rối hoạt động kinh doanh của<br />
đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ;<br />
tổ chức, cá nhân khác.<br />
về điều kiện cung cấp hàng hoá dịch<br />
vụ.<br />
<br />
Sử dụng nhãn hiệu tại một số nước Bán phá giá hàng hoá;<br />
thành viên của điều ước có quy định<br />
Tổ chức bán hàng đa cấp trái<br />
cấm đại diện, đại lý sử dụng nhãn hiệu<br />
phép.<br />
nếu không được sự đồng ý của Chủ<br />
nhãn hiệu và không có lý do chính<br />
đáng.<br />
<br />
Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng<br />
hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc gây<br />
nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương<br />
mại, chỉ dẫn địa lý mà mình không có<br />
quyền sử dụng, nhằm chiếm giữ tên<br />
miền hoặc làm thiệt hại đến uy tín,<br />
danh tiếng nhãn hiệu, tên thương mại,<br />
chỉ dẫn địa lý.<br />
68 Côc së h÷u trÝ tuÖ<br />
<br />
<br />
<br />
4.3. Sử dụng chỉ dẫn thương mại trong cạnh tranh không lành mạnh<br />
Là hành vi gắn chỉ dẫn thương mại lên hàng hoá, bảo bì, phương tiện<br />
kinh doanh phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương<br />
tiện quảng cáo, bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng<br />
hoá có gắn chỉ dẫn thương mại đó.<br />
<br />
4.4. Yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh<br />
4.4.1. Khi yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, người<br />
yêu cầu phải cung cấp các bằng chứng chứng minh<br />
Chỉ dẫn thương mại đã được sử dụng trước về thời gian trên sản<br />
phẩm, dịch vụ so với tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh<br />
không lành mạnh;<br />
Chỉ dẫn thương mại này đã được người tiêu dùng biết đến (thông<br />
qua thời gian sử dụng; số lượng khách hàng đã tiếp cận, mua hoặc sử<br />
dụng hàng hoá, dịch vụ; doanh thu của hàng hoá, dịch vụ; chi phí quảng<br />
cáo sản phẩm...);<br />
Đánh giá về các yếu tố tương tự, gây nhầm lẫn giữa chỉ dẫn thương<br />
mại của sản phẩm, dịch vụ do mình cung cấp với chỉ dẫn thương mại của<br />
sản phẩm, dịch vụ bị yêu cầu xử lý.<br />
4.4.2. Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên<br />
miền<br />
Người yêu cầu xử lý phải chứng minh việc đăng ký, chiếm giữ quyền<br />
sử dụng hoặc sử dụng tên miền cho sản phẩm, dịch vụ tương tự để lợi<br />
dụng uy tín của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý hoặc gây thiệt<br />
hại đến uy tín của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.<br />
Người đăng ký, chiếm giữ tên miền nhằm mục đích thu lợi và người<br />
đăng ký, chiếm giữ, sử dụng tên miền này không phải là chủ sở hữu của<br />
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý hoặc tên thương mại tương ứng.<br />
Việc gây thiệt hại ở đây có thể là làm giảm sút thu nhập, thị phần của<br />
sản phẩm, dịch vụ, làm ảnh hưởng đến uy tín của thương nhân...<br />
Ví dụ: vụ việc cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến các chỉ dẫn<br />
thương mại<br />
TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 69<br />
<br />
<br />
Nhãn hiệu, bao bì sản phẩm mang Bao bì sản phẩm gắn chỉ dẫn thương mại<br />
chỉ dẫn thương mại có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vụ việc:<br />
Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương MEDIPLANTEX (gọi tắt là<br />
Công ty MEDIPLANTEX) là chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn<br />
hiệu số 44906 bảo hộ nhãn hiệu "Superkan" cho các sản phẩm thuốc và<br />
dược phẩm các loại thuộc nhóm 05.<br />
Ngày 25/7/2007, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ nhận được<br />
Đơn yêu cầu của Công ty Sở hữu trí tuệ Sao Việt, đại diện sở hữu công<br />
nghiệp theo uỷ quyền của Công ty MEDIPLANTEX đề nghị thanh tra và<br />
xử lý Công ty Cổ phần Dược và Vật tư Thanh Hoá (gọi tắt là Công ty<br />
Dược Thanh Hoá) vì có hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu<br />
công nghiệp đối với sản phẩm thuốc mang nhãn hiệu "Superkan".<br />
Ngày 29/10/2007, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra<br />
Quyết định số 51/QĐTTra tiến hành thanh tra việc sản xuất, kinh doanh<br />
sản phẩm dược phẩm mang nhãn hiệu "Thekan" tại Công ty Dược Thanh<br />
Hoá. Tại thời điểm thanh tra, Đoàn Thanh tra phát hiện trong kho của<br />
Công ty Dược Thanh Hoá đang tàng trữ 13.000 hộp sản phẩm mang nhãn<br />
hiệu "Thekan" chờ xuất bán.<br />
Vấn đề: Xác định việc Công ty Dược Thanh Hoá sử dụng chỉ dẫn<br />
thương mại "Thekan & Hình" trên vỏ hộp thuốc có tương tự gây nhầm lẫn<br />
với chỉ dẫn thương mại "Superkan và Hình" trên hộp thuốc của Công ty<br />
MEDIPLANTEX hay không?<br />
70 Côc së h÷u trÝ tuÖ<br />
<br />
<br />
Kết luận và quyết định xử lý:<br />
So sánh các chỉ dẫn thương mại trên sản phẩm thuốc mang nhãn hiệu<br />
"Superkan" (được Cục Quản lý Dược cấp giấy phép lưu hành năm 2001)<br />
và chỉ dẫn thương mại trên sản phẩm thuốc mang nhãn hiệu "Thekan’<br />
(được Cục Quản lý Dược cấp giấy phép lưu hành năm 2004), Thanh tra<br />
Bộ KH&CN thấy rằng tuy có khác biệt về mặt nhãn hiệu (nhãn hiệu<br />
Thekan và nhãn hiệu Superkan đều được bảo hộ tại Việt Nam), về vị trí<br />
hình lá cây Ginko cách điệu, cách thể hiện bốn góc hình chữ nhật, cách<br />
trình bày dòng chữ "Cao bạch quả..." nhưng về tổng thể cách trình bày, kết<br />
hợp phần chữ và hình, màu sắc thể hiện là tương tự nhau, phần hình lá cây<br />
Ginko cách điệu cùng được thể hiện bằng màu xanh lá cây có cùng tỷ lệ<br />
trên mặt chính diện của hộp thuốc. Do Công ty MEDIPLANTEX sử dụng<br />
chỉ dẫn thương mại "Superkan và Hình" trước Công ty Dược Thanh Hoá<br />
nên việc sử dụng chỉ dẫn thương mại "Thekan và Hình" của Công ty Dược<br />
Thanh Hoá sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về xuất xứ của sản phẩm.<br />
Đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh quy định tại Điều 130 Luật Sở<br />
hữu trí tuệ, vi phạm điểm a khoản 2 Điều 30 của Nghị định 120/2005/NĐ-<br />
CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định xử lý vi phạm pháp luật trong<br />
lĩnh vực cạnh tranh.<br />
Ngày 10/11/2007, Công ty MEDIPLANTEX đã có đơn số<br />
112/CV/MNP gửi Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ xin rút yêu cầu<br />
xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp đối với<br />
Công ty Dược Thanh Hoá do hai Công ty đã có thoả thuận, thống nhất tự<br />
giải quyết vụ việc.<br />
Do đó căn cứ khoản 5 Điều 21 Nghị định 106/2006/NĐ-CP và Đơn<br />
xin rút yêu cầu xử lý vi phạm, ngày 15/11/2007, Thanh tra Bộ Khoa học<br />
và Công nghệ đã có Công văn số 337/TTra thông báo không xử lý hành vi<br />
cạnh tranh không lành mạnh đối với Công ty Dược Thanh Hoá.<br />
Vấn đề cần lưu ý:<br />
Các chỉ dẫn thương mại trên sản phẩm thuốc mang nhãn hiệu<br />
"Superkan" và chỉ dẫn thương mại trên sản phẩm thuốc mang nhãn hiệu<br />
TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 71<br />
<br />
<br />
"Thekan" tuy có khác biệt về mặt nhãn hiệu, về vị trí hình lá cây Ginko<br />
cách điệu, cách thể hiện bốn góc hình chữ nhật, cách trình bày dòng chữ<br />
"Cao bạch quả..." nhưng về tổng thể cách trình bày, kết hợp phần chữ và<br />
hình, màu sắc thể hiện là tương tự nhau, phần hình lá cây Ginko cách điệu<br />
cùng được thể hiện bằng màu xanh lá cây có cùng tỷ lệ trên mặt chính<br />
diện của hộp thuốc. Do Công ty MEDIPLANTEX sử dụng chỉ dẫn thương<br />
mại "Superkan và Hình" trước Công ty Dược Thanh Hoá nên việc sử dụng<br />
chỉ dẫn thương mại "Thekan và Hình" của Công ty Dược Thanh Hoá sẽ<br />
gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về xuất xứ của sản phẩm.<br />
Do đó, khi xác định yếu tố cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu<br />
công nghiệp cần lưu ý: so sánh việc sử dụng chỉ dẫn thương mại (hành vi<br />
gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá...). Chứng minh<br />
quyền sử dụng trước của đối tượng đối với chỉ dẫn thương mại.<br />
72 Côc së h÷u trÝ tuÖ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên đề 4<br />
THỰC TIỄN XỬ LÝ CÁC VỤ XÂM PHẠM<br />
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP<br />
<br />
<br />
1. Vấn đề chung<br />
<br />
Hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong thực tiễn ở Việt Nam<br />
trong thời gian gần đây có chuyển biến khá tích cực thể hiện ở các khía cạnh:<br />
Hệ thống quy phạm pháp luật được ban hành và bổ sung sửa đổi khá<br />
nhanh, bám sát các yêu cầu thực tiễn, đủ để các cơ quan có thẩm quyền<br />
thực thi, thủ tục để thực thi đã được điều chỉnh theo hướng tạo sự chủ<br />
động cho cơ quan thực thi như sửa đổi quy định không bắt buộc chủ sở<br />
hữu quyền phải khuyến cáo trước khi kiểm tra đối với đối tượng xâm hại,<br />
cũng như không buộc phải tính mức thiệt hại trước khi thụ lý đơn đề nghị<br />
xâm hại.<br />
Hệ thống các cơ quan chức năng thực thi quyền được xây dựng thêm<br />
các đơn vị chuyên trách thực thi quyền sở hữu trí tuệ từ Trung ương đến<br />
địa phương, nhiệm vụ thực thi quyền sở hữu trí tuệ đã được giao là nhiệm<br />
vụ trọng tâm và thường xuyên của các cơ quan chức năng, nguồn lực cán<br />
bộ thực thi đã được bổ sung và đào tạo, bồi dưỡng nhiều hơn.<br />
Các hoạt động liên quan đến cấp phép kinh doanh, đăng kiểm phương<br />
tiện, cấp phép đơn hàng nhập khẩu, thủ tục xác nhận công bố chất lượng<br />
hàng hoá, công bố hợp chuẩn, hợp quy... đã và đang xem xét đến yếu tố<br />
không gây xâm phạm quyền.<br />
Số lượng các vụ xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tăng dần<br />
từng năm, tăng cả đối tượng bảo hộ như bản quyền tác giả, chỉ dẫn đại lý,<br />
TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 73<br />
<br />
<br />
cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ... Việc kiểm tra và xử lý<br />
xâm phạm quyền đã được các Đội nghiệp vụ của Hải quan, Công an kinh<br />
tế và Quản lý thị trường xử lý khá bài bản. Có thể thấy vài năm trước đây,<br />
việc xử lý 3 công ty vi phạm bản quyền phần mềm của Công ty Microsoft<br />
đã đòi hỏi nhiều cuộc họp tham vấn từ cấp tỉnh đến Trung ương do có<br />
nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau, kéo dài nhiều tháng, thì nay những<br />
việc kiểm tra và xử lý như vậy đã là việc kiểm tra và xử lý bình thường<br />
của cấp Đội Quản lý thị trường.<br />
Số lượng doanh nghiệp và trình độ doanh nghiệp khi đề nghị xử lý<br />
xâm hại quyền sở hữu trí tuệ đã thực hiện ngày càng bài bản hơn, sự hợp<br />
tác với các cơ quan chức năng có chiều sâu và hầu hết các doanh nghiệp<br />
sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh trong nước đã coi trọng việc xác lập<br />
quyền cho các sản phẩm của mình cũng như hạn chế việc xâm phạm<br />
quyền của người khác.<br />
Đáng chú ý là sự quan tâm về thực thi quyền sở hữu trí tuệ không chỉ<br />
gắn với quyền lợi của doanh nghiệp mà nó còn luôn gắn chặt với lợi ích<br />
quốc gia. Thực tế nhiều năm qua cho thấy người Mỹ quan tâm đến hoàn<br />
thiện văn pháp pháp quy và các lực lượng chức năng tại Việt Nam chủ yếu<br />
là đến vấn đề xâm phạm bản quyền, nhất là các phần mềm, thì người Pháp<br />
lại chỉ quan tâm nhiều đến chỉ dẫn địa lý của rượu vang và nhãn hiệu thời<br />
trang cao cấp, trong khi đó người Nhật quan tâm đến kiểu dáng và nhãn<br />
hiệu xe máy và nhãn hiệu đồ điện tử, gia dụng, người Trung Quốc mặc dù<br />
có rất nhiều hàng hoá lưu thông tại Việt Nam nhưng hiếm thấy doanh<br />
nghiệp và các đại diện pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc<br />
quan tâm đến thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các thương hiệu của họ tại<br />
Việt Nam, với lý do dễ hiểu họ là trung tâm sản xuất và cung ứng lớn nhất<br />
các loại hàng hoá xâm phạm quyền cho cả thế giới, quốc gia và doanh<br />
nghiệp của họ đang được hưởng lợi về vấn đề này.<br />
Trong hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, vấn đề lợi<br />
ích quốc gia gắn với lợi ích doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức,<br />
74 Côc së h÷u trÝ tuÖ<br />
<br />
<br />
hiện nay đang ở tình trạng mạnh ai nấy làm, ai thuê gì thì làm đó, tranh<br />
giành việc và giải quyết vụ việc không giống nhau ở mỗi ngành, mỗi địa<br />
phương, ít quan tâm đến lợi ích của quốc gia. Điều này lý giải thực trạng<br />
thực thi bảo hộ quyền ở Việt Nam là chủ yếu bảo hộ cho nhãn hiệu, kiểu<br />
dáng, chỉ dẫn địa lý, bản quyền của chủ sở hữu nước ngoài, doanh nghiệp<br />
nhỏ Việt Nam khó có khả năng tổ chức thực thi do yếu tố tiềm lực kinh tế<br />
hạn chế.<br />
Mặt khác, yêu cầu và ngay cả cách giải quyết vấn đề thực thi mỗi<br />
quốc gia, mỗi doanh nghiệp cũng lựa chọn các giải pháp giải quyết cũng<br />
khác nhau cũng làm cho vấn đề thực thi thiếu đồng nhất.<br />
Thực tiễn cho thấy, để thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam có<br />
nhiều vấn đề còn phải làm rõ cả về văn bản pháp lý và thực tiễn thực hiện.<br />
Có nhiều vấn đề chúng ta làm không giống ai và cũng ít ai giống chúng ta<br />
nên rất khó áp dụng kinh nghiệm và học tập các nước xử lý vấn nạn này<br />
có hiệu quả.<br />
<br />
2. Thực tiễn thực thi xử lý xâm phạm<br />
<br />
Để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, pháp luật hiện hành quy định 3<br />
biện pháp để xử lý các hành vi xâm phạm quyền. Tuỳ theo tính chất và<br />
mức độ xâm phạm, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân<br />
sự, hành chính hoặc hình sự và theo quy định sau đây:<br />
Biện pháp dân sự: Được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo<br />
yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt<br />
hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử<br />
lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp<br />
dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp<br />
dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.<br />
Biện pháp hành chính: Được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm<br />
thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí<br />
tuệ, theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân phát<br />
TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 75<br />
<br />
<br />
hiện hành vi xâm phạm gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;<br />
hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện. Hình thức, mức phạt,<br />
thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc<br />
phục hậu quả tuân theo quy định của các nghị định về xử phạt hành chính<br />
trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.<br />
Biện pháp hình sự: Được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm<br />
trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định<br />
của Bộ luật Hình sự. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình<br />
sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.<br />
Ngoài 3 biện pháp nêu trên, trong trường hợp cần thiết các cơ quan có<br />
thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm<br />
soát hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp,<br />
biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt hành chính.<br />
Thực tiễn trong nhiều năm qua, có đến 90% số vụ việc liên quan<br />
đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được các chủ sở hữu chọn biện pháp<br />
thực thi hành chính, ít thực hiện biện pháp dân sự, hầu hết các chủ sở hữu<br />
không muốn tự mình giải quyết với cơ sở vi phạm, ngại khiếu kiện dân sự<br />
mà chủ yếu trông cậy vào các biện pháp hành chính. Lý do chủ yếu của<br />
việc lựa chọn biện pháp hành chính là các văn bản pháp quy về sở hữu trí<br />
tuệ liên quan đến biện pháp hành chính khá cụ thể, dễ thực hiện, trình tự<br />
thủ tục đơn giản hơn, số lượng cơ quan có thẩm quyền tham gia giải quyết<br />
khá đông so với đội ngũ thẩm phán dân sự về sở hữu trí tuệ, hiệu quả xử lý<br />
nhanh và kịp thời. Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng biện pháp này dẫn<br />
đến sự hiểu không đúng là giải quyết vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí<br />
tuệ ở Việt Nam chỉ là biện pháp hành chính.<br />
Theo quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các<br />
biện pháp hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ gồm:<br />
Thanh tra chuyên ngành Khoa học và Công nghệ, Văn hoá, Thể<br />
thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được xử lý các hành<br />
vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất, quảng cáo,<br />
kinh doanh, lưu thông hàng hoá trên thị trường;<br />
76 Côc së h÷u trÝ tuÖ<br />
<br />
<br />
Quản lý thị trường xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ<br />
trong lưu thông và kinh doanh thương mại trên thị trường;<br />
Hải quan áp dụng các biện pháp thực thi biên giới liên quan đến<br />
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hàng hoá;<br />
Công an kinh tế phát hiện, xác minh thu thập chứng cứ và cung cấp<br />
cho các cơ quan trên để xử lý vi phạm;<br />
Chủ tịch UBND các cấp xử phạt tại địa phương với mức phạt vượt<br />
quá thẩm quyền của các cơ quan trên.<br />
Quan hệ hành chính trong việc áp dụng biện pháp hành chính xuất<br />
hiện giữa chủ sở hữu quyền – cơ quan chức năng – đối tượng xâm hại. Khi<br />
xảy ra hành vi xâm phạm quyền theo các quy định tại các Nghị định<br />
hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ quy định quy trình, thủ tục chung<br />
cho áp dụng biện pháp hành chính theo đó người yêu cầu xử lý vi phạm<br />
phải có đơn đề nghị xử lý hành vi xâm phạm, cơ quan có thẩm quyền tiếp<br />
nhận và xem xét xử lý đơn, chấp thuận hoặc từ chối không xử lý hoặc tiến<br />
hành xử lý theo thẩm quyền.<br />
Mỗi ngành, theo chức năng và thẩm quyền của mình lại quy định các<br />
quy trình riêng để tổ chức thực hiện. Cho đến nay, trong 4 Bộ có chức<br />
năng thực thi quyền sở hữu trí tuệ, Bộ Công Thương đã ban hành Thông<br />
tư số 12/2009/TTBCT về quy trình, thủ tục xử lý hành chính về sở hữu<br />
trí tuệ.<br />
Thực tiễn cho thấy, công tác tiếp nhận đơn và xử lý đơn đúng quy<br />
định sẽ bảo đảm đến 60% sự thành công của một vụ việc thực thi quyền sở<br />
hữu trí tuệ. Thực tiễn thực thi quyền sở hữu trí tuệ nảy sinh một số vấn đề<br />
đáng quan tâm được trình bày sau đây.<br />
<br />
2.1. Công tác tiếp nhận đơn, xử lý đơn<br />
Theo quy định tại Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ<br />
hiện nay, tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi phát<br />
hiện hàng hoá lưu thông trên thị trường xâm phạm quyền hoặc giả mạo<br />
TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ S