intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu VB.Net - ĐH Hàng Hải Việt Nam

Chia sẻ: Vi Van Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

103
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Thực tập chuyên ngành Visual Basic" trình bày nội dung thông qua các chương sau: chương 1 giới thiệu, chương 2 làm việc với các điều khiển, chương 3 menu và dialogbox, chương 4 biến và toán từ, chương 5 sử dụng các cấu trúc quyết định, chương 6 các cấu trúc lặp,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu VB.Net - ĐH Hàng Hải Việt Nam

  1. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI BỘ MÔN: KỸ THUẬT MÁY TÍNH KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÀI GIẢNG THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH VISUAL BASIC TÊN HỌC PHẦN : THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH VB MÃ HỌC PHẦN : 17315 TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : ĐẠI HỌC CHÍNH QUY DÙNG CHO SV NGÀNH : CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HẢI PHÒNG - 2011 0
  2. MỤC LỤC YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG CHI TIẾT ................................................................ 4 Chương 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................... 6 1.1. Môi trường phát triển Visual Studio.net .................................................... 6 1.1.1. Khởi động visual studio.NET.................................................................................... 6 1.1.2. Mở một dự án VB.NET ............................................................................................. 6 1.2. Các công cụ của Visual Studio.NET .......................................................... 7 1.2.2 Cửa sổ Properties .................................................................................................... 10 1.2.3. Thoát khỏi Visual Studio ........................................................................................ 12 1.3. Bài tập cuối chương ................................................................................. 12 Chương 2: LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐIỀU KHIỂN .............................................. 13 1.1. Điều khiển TextBox - chương trình HELLOWORLD ............................ 13 1.1.1. Tìm hiểu chương trình ............................................................................................ 13 1.1.2. Thiết kế chương trình.............................................................................................. 13 1.1.3 Viết mã lệnh ............................................................................................................. 15 2.2. Điều khiển DATETIMEPICKER – Chương trình Birthday.................... 16 2.1.1. Tìm hiểu chương trình ............................................................................................ 16 2.1.2. Xây dựng giao diện ................................................................................................. 16 2.1.3. Viết mã lệnh cho chương trình ............................................................................... 17 2.3.1. CheckBox – chương trình MyCheckBox ................................................................. 17 2.3.2. Một số điều khiển khác ........................................................................................... 18 2.4. Bài tập cuối chương ................................................................................. 22 Chương 3: MENU VÀ DIALOGBOX ............................................................... 23 3.1. Điều khiển MainMenu – chương trình MyMenu ..................................... 23 3.1.1. Thiết kế giao diện và xây dựng chương trình ......................................................... 23 3.1.2. Thêm phím truy cập vào các mục chọn lệnh trên menu ......................................... 24 3.1.3. Thay đổi thứ tự các mục chọn ................................................................................ 24 3.1.4. Xử lý các mục chọn ................................................................................................. 24 3.1.5. Chạy chương trình MyMenu ................................................................................... 25 3.2. Các hàm và thuộc tính về thời gian hệ thống ........................................... 25 3.3. Các điều khiển DialogBox chuẩn............................................................. 25 3.3.1. Thêm hộp thoại chuẩn vào project ......................................................................... 26 3.3.2. Thêm mục File vào menu ........................................................................................ 27 3.3.3. Viết mã chương trình .............................................................................................. 27 Chương 4: BIẾN VÀ TOÁN TỬ ........................................................................ 31 4.1. Câu lệnh.................................................................................................... 31 4.2. Sử dụng biến............................................................................................. 31 4.2.1 Sử dụng biến để chứa thông tin ............................................................................... 31 4.2.2. Sử dụng biến trong chương trình............................................................................ 31 4.2.3. Sử dụng biến để chứa dữ liệu nhập từ ngoài vào ................................................... 32 1
  3. 4.2.4. Sử dụng biến nhận kết quả xuất.............................................................................. 33 4.3. Các kiểu dữ liệu........................................................................................ 34 4.4. Hằng ......................................................................................................... 37 4.5. Toán tử. .................................................................................................... 38 4.5.1. Các toán tử cơ sở: +, -, *, / .................................................................................... 38 4.5.2. Sử dụng các toán tử : , Mod, ^, &........................................................................... 39 4.6. Làm việc với các phương thức trong thư viện .NET ............................... 40 4.7. Bài tập cuối chương ................................................................................. 41 Chương 5: SỬ DỤNG CÁC CẤU TRÚC QUYẾT ĐỊNH ................................. 42 5.1. Lập trình hướng sự kiện ........................................................................... 42 5.2. Sử dụng biểu thức điều kiện..................................................................... 42 5.3. Câu lệnh If…Then.................................................................................... 42 5.3.1. Kiểm tra nhiều điều kiện trong cấu trúc If…Then .................................................. 43 5.3.2. Các toán tử logic trong biểu thức điều kiện ........................................................... 43 5.4. Câu lệnh Select Case ................................................................................ 44 5.5. Bài tập cuối chương ................................................................................. 45 Chương 6: CÁC CẤU TRÚC LẶP ..................................................................... 47 6.1. Vòng lặp For…Next ................................................................................. 47 6.2. Vòng lặp DO LOOP ................................................................................. 49 6.3. Bài tập cuối chương ................................................................................. 50 Chương 7: MODULE, HÀM VÀ THỦ TỤC ..................................................... 52 7.1. Làm việc với MODULE .......................................................................... 52 7.1.1. Tạo và lưu module chuẩn ....................................................................................... 52 7.2. Làm việc với các biến Public ................................................................... 54 7.3. Hàm (FUNCTION) .................................................................................. 56 7.3.1. Khai báo hàm ......................................................................................................... 56 7.3.2. Gọi hàm .................................................................................................................. 57 7.3.3. Sử dụng hàm ........................................................................................................... 57 7.4. Thủ tục...................................................................................................... 59 7.5. Truyền đối số theo tham trị và tham biến ................................................ 59 7.6. Bài tập cuối chương ................................................................................. 59 Chương 8: MẢNG............................................................................................... 60 8.1. Khai báo mảng ......................................................................................... 60 8.2. Làm việc với các phần tử trong mảng ...................................................... 61 8.3. Mảng có kích thước cố định..................................................................... 61 8.4. Mảng động................................................................................................ 63 8.5. Câu lệnh REDIM...................................................................................... 63 8.6. Bài tập cuối chương ................................................................................. 64 Chương 9: ADO.NET ......................................................................................... 65 2
  4. 9.1. Lập trình với ADO.NET .......................................................................... 65 9.1.1. Một số thuật ngữ ..................................................................................................... 65 9.1.2. Làm việc với cơ sở dữ liệu Access .......................................................................... 65 9.1.3. Đối tượng Data Adapter ......................................................................................... 68 9.1.4. Sử dụng đối tượng điều khiển OleDbDataAdapter ................................................ 68 9.2. Sử dụng các điều khiển ràng buộc dữ liệu ............................................... 73 9.3. Tạo các điều khiển duyệt xem dữ liệu ..................................................... 75 9.4. Hiển thị vị trí của bản ghi hiện hành ........................................................ 76 9.5. Đối tượng DatagridView .......................................................................... 77 9.6. Định dạng các ô lưới trong DataGridView .............................................. 82 9.7. Cập nhật cơ sở dữ ..................................................................................... 83 9.8. Bài tập cuối chương ................................................................................. 84 ĐỀ THI ................................................................................................................ 85 HƯỚNG DẪN GIẢI ........................................................................................... 87 3
  5. YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG CHI TIẾT Tên học phần: Thực tập chuyên ngành Visual Basic Loại học phần: 5 Bộ môn phụ trách giảng dạy: Kỹ thuật Máy tính Khoa phụ trách: CNTT Mã học phần: 17315 Tổng số TC: 3 TS tiết Lý thuyết Thực hành/Xemina Tự học Bài tập lớn Đồ án môn học 45 0 45 0 0 0 Điều kiện tiên quyết: Sinh viên phải học xong các học phần sau mới được đăng ký học phần này: Tin học đại cương, Ngôn ngữ lập trình C, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật. Mục tiêu của học phần: - Cung cấp cho sinh viên kỹ năng mở đầu của ngôn ngữ lập trình hướng sự kiện trên hệ điều hành Windows Nội dung chủ yếu - Những vấn đề cơ bản về ngôn ngữ lập trình VB.NET - Cách thức xây dựng một chương trình dựa trên ngôn ngữ lập trình VB.NET Nội dung chi tiết của học phần: PHÂN PHỐI SỐ TIẾT TÊN CHƢƠNG MỤC TS LT TH/Xemina BT KT Chƣơng I: Giới thiệu 3 3 1.1. Môi trường phát triển Visual Studio 1 1.2. Các công cụ của Visual Studio 2 Chƣơng II: Làm việc với các điều khiển 8 8 2.1. Điều khiển TextBox 1 2.2. Điều khiển DateTimePicker 1 2.3. Các điều khiển khác 6 Chƣơng III: Menu và Dialog Box 4 4 3.1. Điều khiển Menu 1 3.2. Các hàm thời gian hệ thống 1 3.3. Các điều khiển Dialogbox 2 Chƣơng IV: Biến và toán tử 4 4 4.1. Câu lệnh 0.5 4.2. Sử dụng biến 0.5 4.3. Các kiểu dữ liệu 1 4.4. Hằng 1 4.5. Toán tử 0.5 4.6. Làm việc với các phương thức trong thư viện .net 0.5 Chƣơng V: Sử dụng các cấu trúc quyết định 6 6 5.1. Lập trình hướng sự kiện 3 5.2. Sử dụng biểu thức điều kiện 1 5.3. Câu lệnh If ... Then 1 5.4. Câu lệnh Select .... Case 1 Chƣơng VI: Các cấu trúc lặp 4 4 6.1. Vòng lặp For ... Next 2 6.2. Vòng lặp Do ... Loop 2 Chƣơng VII: Module, hàm và thủ tục 4 4 7.1. Làm việc với Module 1 4
  6. PHÂN PHỐI SỐ TIẾT TÊN CHƢƠNG MỤC TS LT TH/Xemina BT KT 7.2.Làm việc với các biến Public 1 7.3. Hàm (Function) 1 7.4. Thủ tục 0.5 7.5. Truyền đối số theo tham trị và tham chiếu 0.5 Chƣơng VIII: Mảng 4 4 8.1. Khai báo mảng 0.5 8.2. Làm việc với các phần tử trong mảng 2 8.3. Mảng có kích thước cố định 0.5 8.4. Mảng động 0.5 8.5. Câu lệnh Redim 0.5 Chƣơng IX: ADO.NET 8 8 9.1. Lập trình với ADO.NET 1 9.2.Sử dụng các điều khiển ràng buộc dữ liệu 1 9.3. Tạo các điều khiển duyệt xem dữ liệu 2 9.4. Hiển thị vị trí của bản ghi hiện hành 1 9.5. Đối tượng DatagridView 1 9.6. Định dạng các ô lưới trong DatagridView 1 9.7. Cập nhật cơ sở dữ liệu 1 Nhiệm vụ của sinh viên: Tham dự các buổi thuyết trình của giáo viên, tự học, tự làm bài tập do giáo viên giao, tham dự các buổi thực hành, các bài kiểm tra định kỳ và cuối kỳ. Tài liệu học tập: Microsoft Visual Basic 2005 step by step, Microsoft Press. Tim Patrik, Programming Visual Basic 2008, O‟reilly. Microsoft ADO.NET, Microsoft Express. Hình thức và tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: - Hình thức thi cuối kỳ : Thi trên máy tính. - Đánh giá dựa trên tình hình tham dự buổi thực hành, điểm kiểm tra thường xuyên và điểm kết thúc học phần. Thang điểm: Thang điểm chữ A, B, C, D, F Điểm đánh giá học phần: Z = 0,3X + 0,7Y. (n=3; X = (X1 + X2 + X3)/3) Ngày phê duyệt: / / 2012 Bộ phận biên soạn Trƣởng Bộ môn Trƣởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 5
  7. Chƣơng 1: GIỚI THIỆU 1.1. Môi trƣờng phát triển Visual Studio.net Mặc dù ngôn ngữ mà ta sẽ học là Visual Basic nhưng môi trường phát triển sử dụng để viết chương trình là IDE - Môi trường phát triển tích hợp Microsoft Visual Studio - Microsoft Visual Studio Integrated Development Environment. Visual Studio là một môi trường phát triển mạnh mẽ cung cấp tất cả những công cụ bạn cần để tạo những chương trình lớn cho Windows hay các ứng dụng Web một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tất cả các đặc điểm trong Visual Studio đều được ứng dụng như nhau cho các ngôn ngữ Visual Basic, Visual C++, Visual C# và Visual J#. 1.1.1. Khởi động visual studio.NET Bƣớc 1. Tại thanh tác vụ Windows, chọn Start, All Programs và chọn thư mục Microsoft Visual Studio 2005 ta sẽ thấy danh sách các thư mục và biểu tượng trong thư mục Microsoft Visual Studio 2005. Bƣớc 2: Chọn vào biểu tượng Microsoft Visual Studio 2005. Khi ta chọn vào biểu tượng khởi động, Visual Studio sẽ khởi động và ta sẽ thấy môi trường phát triển trên màn hình với rất nhiều thực đơn menu, công cụ và các cửa sổ thành phần (các cửa sổ công cụ). Ta cũng có thể thẩy Start Page, trong đó có chứa các liên kết, các thông tin về MSDN và các lựa chọn của project. Trong Visual Studio 2005, Start Page được cải tiến nhiều và là nguồn thông tin đầy đủ về chương trình của chúng ta. Bên cạnh đó còn có thực đơn mới Community cung cấp cho chúng ta nguồn truy nhập vào những thông tin như vậy. Hình 1.1 - Trang khởi động Start Page 1.1.2. Mở một dự án VB.NET Bƣớc 1. Chọn mục Open Projects/Solutions trong Start Page Hộp thoại Open Project sẽ xuất hiện trên màn hình với các lựa chọn, ta cũng có thể mở hộp thoại này bằng cách nhấn vào mục Open Project trong menu File hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + O. 6
  8. Hình 1.2 - Mở một Project Bƣớc 2. Duyệt đến thư mục chứa project mà ta muốn mở. Ví dụ ở đây ta mở thư mục c:\vb05sbs. (Thư mục C:\vb05sbs là thư mục mặc định cho các chương trình của chúng ta trong giáo trình này.) Hình 1.3 - Duyệt tới thư mục chứa Project Bƣớc 3. Mở thư mục chap01\musictrivia và chọn file MusicTrivia.sln 1.2. Các công cụ của Visual Studio.NET VS.NET cung cấp rất nhiều công cụ tiện ích cho người lập trình. Chúng ta sẽ tìm hiểu dần trong quá trình học. Ở đây ta sẽ tìm hiểu về hai cửa sổ chính, cửa sổ Designer và cửa sổ Properties. 1.2.1 Cửa sổ Designer 7
  9. Nếu thành công, project MusicTrivia sẽ được mở trong môi trường phát triển Visual Studio. Tuy nhiên, ta có thể chưa thấy các biểu mẫu và các điều khiển khác. Để làm cho các biểu mẫu này hiển thị, ta dùng cửa sổ Solution Explorer. Hiển thị cửa số Designer: Chọn cửa sổ Solution Explorer tại góc trên phải của màn hình Studio. Nếu bạn không thấy cửa sổ này, chọn vào mục Solution Explorer trong menu View. Khi project được mở, cửa sổ Solution Explorer trông như sau: Hình 1.4 - Cửa sổ Design Chọn vào mục View Designer trong cửa sổ Solution Explorer để hiển thị giao diện của chương trình. Biểu mẫu Music Trivia sẽ được hiển thị trong Designer như hình dưới đây: 8
  10. Hình 1.5 - Thực thi Project Music Trivia Ta có thể thấy là tab Start Page nằm bên cạnh MusicTrivia trên đầu của cửa sổ Designer, bạn có thể chọn để hiển thị trang khởi động Start Page. Để trở về màn hình Designer của project, bấm chuột vào MusicTrivia.vb[Design]. Thực thi một chƣơng trình Visual Basic: Bƣớc 1: Bấm nút Start Debugging (phím mũi tên màu xanh) trên thanh công cụ Toolbar để thực thi chương trình Music Trivia trong Visual Studio. Hình 1.6.1 - Chương trình Music Trivia Music Trivia sẽ hỏi một câu hỏi: What rock and roll instrument is often played with sharp, slapping thumb movements? Bƣớc 2: Bấm vào Answer để biết về câu trả lời. Chương trình sẽ hiển thị câu trả lời cho câu hỏi bên trên. 9
  11. Hình 1.6.2 - Chương trình Music Trivia Chọn nút Quit để đóng chương trình lại. Biểu mẫu Music Trivia sẽ đóng lại và Visual Studio IDE được hiển thị để ta tiếp tục phát triển chương trình. 1.2.2 Cửa sổ Properties Chúng ta sử dụng cửa sổ Properties để thay đổi các đặc trưng, hay các thuộc tính của các thành phần giao diện người sử dụng trên biểu mẫu. Ta có thể thay đổi các thông tin này bằng cách sử dụng cửa sổ Properties trong quá trình ta xây dựng giao diện hoặc qua mã lệnh trong cửa sổ Code Editor trong khi chương trình đang thực thi. Ví dụ, câu hỏi trong chương trình Music Trivia có thể được hiển thị với các thuộc tính khác nhau của kiểu chữ, độ lớn chữ. Ta sẽ tìm hiểu cách thay đổi các thuộc tính này. Bƣớc 1. Chọn đối tượng Label1 trên biểu mẫu, Label1 là đối tượng chứa dòng chữ "What rock and roll instrument is often played with short, slapping thumb movements?". Chú ý: để làm việc với một đối tượng trên biểu mẫu, đầu tiên ta phải chọn đối tượng này. Khi ta chọn được đối tượng rồi thì các thông tin về thuộc tính của đối tượng sẽ xuất hiện trong cửa sổ Properties. Bƣớc 2. Bấm vào nút Properties Window trên thanh công cụ Standard. Ta sẽ thấy một cửa sổ tương tự như sau: 10
  12. Hình 1.7 Cửa sổ Properties Bƣớc 3. Ta tìm trong danh sách thuộc tính thuộc tính Font Bƣớc 4. Chọn vào thuộc tính Font trong cột bên trái. Font hiện tại là Microsoft Sans Serif được hiển thị tại cột bên phải của hàng tương ứng, và ngay bên cạnh là một nút gồm có ba dấu chấm (nút Ellipsis). Bƣớc 5. Bấm vào nút Ellipsis, hộp thoại Font sẽ hiện ra Hình 1.8 Hộp thoại Font 11
  13. Thay đổi font size từ 11 sang 12, và thay đổi font style từ Regular sang Italic. Bấm OK để ghi lại những thay đổi này. Tương tự ta sẽ thay đổi thuộc tính Font của Label2 sao cho kết quả như sau: Hình 1.9 Giao diện sau khi thay đổi Đến bước này, ta đã thành công trong việc tìm hiểu cách thay đổi thuộc tính các đối tượng trong VB. 1.2.3. Thoát khỏi Visual Studio - Lưu lại những gì chúng ta làm bằng cách chọn File | Save all. - Chọn mục Exit trong thực đơn File để thoát khỏi VS.NET. 1.3. Bài tập cuối chƣơng Bạn hãy mở project MusicTrivia và thực hiện các bài tập nhỏ sau đây. Bài 1. Thay đổi dòng chữ : "What rock and roll instrument is often played with short, slapping thumb movements?" thành "Nhạc cụ Rock and roll nào khi chơi ta phải di chuyển các ngón tay nhanh và khoảng cách di chuyển ngắn. Bài 2. Thay đổi dòng chữ: "The Bass Guita" thành "Đó là Guita Bass" Bài 3. Dùng thuộc tính Text của Button để thay đổi "Answer" và "Quit" lần lượt thành "Trả lời" và "Thoát" Bài 4. Thay đổi dòng chữ trên tiêu đề của biểu mẫu thành "Ví dụ đầu tiên" Bài 5. Thay đổi hình ảnh người nhạc sỹ bằng ảnh của chính bạn. 12
  14. Chƣơng 2: LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐIỀU KHIỂN Nội dung: - Sử dụng các điều khiển Textbox và Button tạo chương trình Hello World - Sử dụng điều khiển DateTimePicker hiển thị ngày sinh - Sử dụng combobox, CheckBox, RadioButton, ListBox để xử lý các nhập liệu của người dùng - Sử dụng điều khiển LinkLabel để hiển thị trang web trên Internet - Cài đặt điều khiển ActiveX 1.1. Điều khiển TextBox - chƣơng trình HELLOWORLD 1.1.1. Tìm hiểu chương trình Giao diện chính của chương trình như sau: Hình 2.1 - Giao diện chương trình HelloWorld Chương trình bao gồm một textbox – ô văn bản cho phép nhập chuỗi ký tự có biểu tượng trên TOOLBOX và một button. Khi chương trình chạy, click vào button hiển thị để textbox hiện dòng chữ “HelloWorld”. 1.1.2. Thiết kế chương trình Tại trang start page chọn tạo mới một solution. Nhập tên tại ô Name là HelloWorld, click vào nút Browse để chọn đường dẫn lưu solution của mình. 13
  15. Hình 2.2 - Tạo Solution HelloWorld Nhấn OK để tạo. Tiếp theo ta tạo mới một project từ solution này. Để tạo ta R-click vào Solution vừa tạo chọn Add | New Project Hình 2.3 - Thêm một project vào Solution Một cửa sổ hiện ra, click chọn Windows Application tại ô Visual Studio Installed Template. Nhập tên là HelloWorld tại ô Name, đường dẫn như đường dẫn chứa solution mới tạo. 14
  16. Hình 2.4 - Thêm project HelloWorld Thiết kế: - Tạo một Textbox (textbox1) và một Button (Button1) lên giao diện đồ họa của Form như đã biết TextBox: điều khiển cho phép nhập, hoặc in một chuỗi các ký tự cho chương trình xử lý. Button: điều khiển cho phép chương trình có một hành động khi người dùng click lên khi chạy chương trình. Ta tạo giao diện gồm có các điều khiển như sau: STT Đối tượng Thuộc tính Giá trị 1 Form Name frmViDu Text Đối tượng TextBox và Button 2 Button Name cmdHienThi Text Hiển thị 3 TextBox Name txtHienThi Text rỗng TextAlign Center 1.1.3 Viết mã lệnh - Tại giao diện chính của Form double click vào Button1 để chuyển qua chế độ viết mã, viết thủ tục cmdHienThi_Click - Nhập đoạn mã sau vào đó: txtHienThi.Text = "HelloWorld!" 15
  17. Chú ý: khi bạn gõ txtHienThi và dấu „.‟ thì chương trình tự xổ xuống một danh sách cho bạn chọn lựa các thuộc tính, bạn chọn thuộc tính text (Enter). 2.2. Điều khiển DATETIMEPICKER – Chƣơng trình Birthday DATETIMEPICKER là điều khiển cho phép người dùng chọn thời gian dưới dạng giao diện của lịch biểu. Ta xét ví dụ sau đây. 2.1.1. Tìm hiểu chương trình Chương trình có một điều khiển DaeTimePicker (trên TOOLBOX là điều khiển có hình ) cho phép người dùng chọn một ngày bất kỳ để chương trình xử lý và một nút Button1 sẽ thực hiện đưa ra một hộp thông báo MsgBox hiển thị ngày mà người dùng đã chọn. Giao diện của chương trình: Hình 2.5 Giao diện chương trình Birthday 2.1.2. Xây dựng giao diện Bạn cũng tạo mới một Solution có tên Birthday và thêm một Project có tên tương tự ở dạng Windows Application trong ô Visual Studio Installed Template như ví dụ trước. Tại giao diện thiết kế của form1 bạn thêm hai điều khiển là DateTimePicker và Button1 vào, đặt thuộc tính Text cho Button1 là „Hiện ngày sinh‟. Lưu lại tất cả những thiết đặt bằng cách nhấp chọn Save All trên Standard Bar. STT Đối tượng Thuộc tính Giá trị 1 Form Name frmViDu Text Đối tượng DateTimePicker 2 Button Name cmdHienThi Text Hiển thị 3 DateTimePicker Name dateNgaySN Format Long 16
  18. 2.1.3. Viết mã lệnh cho chương trình Bạn chỉ cần viết mã cho cmdHienThi để thực thi hành động hiện ra thông báo khi người dùng đã chọn ngày và click lên nó. Double click vào cmdHienThi tại giao diện thiết kế form1 và nhập mã như sau: MsgBox("Ngày sinh của bạn là: " & dateNgaySN.Text) MsgBox("Ngày trong năm: " & dateNgaySN.Value.DayOfYear.ToString) MsgBox("Hôm nay là ngày: " & Now.ToString) Đoạn mã này sẽ hiển thị lần lượt ba thông báo có trong dấu ngoặc đơn. Dấu „&‟ để kết nối chuỗi như “Ngày sinh của bạn là” với nội dung là thuộc tính Text của điều khiển DateTimePicker1. Các hàm khác các bạn sẽ làm quen dần trong các chương sau. Để thay đổi khuôn dạng hiển thị ngày tháng của DateTimePicker, chúng ta thay đổi thuộc tính Format của đối tượng này. 2.3. Điều khiển CheckBox, ListBox, GroupBox, RadioButton Trong suốt quá trình lập trình, thực tế ta luôn xuay quanh việc lập trình để xử lý các điều khiển nhập liệu. Các điều khiển nhập liệu gồm TextBox cho phép người dùng nhập vào một chuỗi các ký tự, menu thể hiện thông tin dưới dạng chọn lệnh, các loại hộp thoại như Checkbox, ListBox, RadioButton, ComboBox thể hiện thông tin dưới dạng tương tự như menu… 2.3.1. CheckBox – chương trình MyCheckBox Sử dụng CheckBox là điều khiển cho phép người dùng chọn lựa khả năng xử lý của chương trình. Ta thử tìm hiểu kỹ hơn về điều khiển này qua bài tập sau: Chương trình MyCheckBox Chương trình gồm có hai CheckBox, nếu click chọn vào CheckBox nào thì sẽ hiện một bức ảnh tương ứng. Giao diện chính như sau: Hình 2.6 Giao diện chương trình MyCheckBox 17
  19. Thiết kế giao diện: Tạo một project mới tên là MyCheckBox. Các điều khiển sử dụng trong form gồm: - chkMayTinh: thuộc tính Checked – False; Text – Máy tính cá nhân - chkMayPT: thuộc tính Checked – False; Text – Máy photocopy - picMayTinh: thuộc tính Image – None; SizeMode: StretchImage - picMayPT: thuộc tính Image – None; SizeMode: Stretchimage Viết mã lệnh cho chương trình: Vì ta muốn khi người dùng click vào checkbox thì lập tức có thay đổi ẩn/hiện các ảnh ngay nên ta cần xây dựng thủ tục thể hiện sự thay đổi gắn với các checkbox. Trong VB thủ tục đó là thủ tục "CheckBox_CheckedChanged" mà ta có thể tạo ra bằng cách nhắp đúp vào điều khiển checkbox từ giao diện thiết kế form hay lựa chọn từ danh sách xổ xuống như đã biết. - Double click vào điều khiển chkMayTinh để tạo thủ tục chkMayTinh_CheckedChanged. Sau đó nhập đoạn mã sau vào: If chkMayTinh.CheckState = 1 Then picMayTinh.Image = System.Drawing.Image.FromFile_ ("D:\Data\Calcultr.bmp") picMayTinh.Visible = True Else picMayTinh.Visible = False End If Chú ý: Dấu „_‟ ở dòng mã thứ 3 từ trên xuống là dấu cho phép ta xuống dòng khi thấy dòng lệnh quá dài trong VB. Bức ảnh ta muốn cho vào điều khiển PictureBox1 không nhất thiết phải giống như trên. Bạn có thể copy một bức ảnh bất kỳ vào thư mục chứa dự án và kéo trực tiếp từ cửa sổ Solution Explorer vào trong đoạn mã để lấy đường dẫn. - Tương tự bạn tạo thủ tục chkMayPT_CheckedChanged như sau: If chkMayPT.CheckState = 1 Then 'PictureBox2.Visible = True picMayPT.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ ("D:\Data\CopyMach.bmp") picMayPT.Visible = True Else picMayPT.Visible = False End If 2.3.2. Một số điều khiển khác Ta tìm hiểu tác dụng của một số điều khiển khác như RadioButton, ComboBox, ListBox … qua ví dụ InputControls dưới đây. 18
  20. Chương trình InputControls Chương trình gồm có 6 ô hiện ảnh tương ứng với 5 mặt hàng và một hiển thị đơn vị tiền mà người dùng sẽ chi trả khi mua hàng. Ô thứ nhất sẽ hiển thị các sản phẩm tương ứng với một trong ba radiobutton đặt trong điều khiển GroupBox. Ô thứ hai, thứ ba và thứ tư hiển thị các sản phẩm tương ứng với các mặt hàng chọn bởi các checkbox đặt trong GroupBox2. Ô thứ 5 hiển thị 1 trong 3 sản phẩm được chọn bởi điều khiển ListBox1. Ô thứ 6 hiển thị ảnh của đơn vị tiền tệ mà người dùng chọn bởi ComboBox1. Sau đây là giao diện của chương trình: Hình 2.7 Giao diện chương trình InputControls Thiết kế giao diện: - Tạo hai điều khiển GroupBox - Tạo 3 radiobox đặt vào trong điều khiển GroupBox1. - Tạo 3 CheckBox đặt vào trong điều khiển GroupBox2. - Tạo 1 điều khiển ListBox và không nhập liệu gì cả. - Tạo một điều khiển ComboBox. - Tạo 6 PictureBox và 3 Label cùng 1 Button. - Sửa các thuộc tính sao cho phù hợp với hình trên. Riêng hai điều khiển ListBox và ComboBox thì các dữ liệu sẽ được nhập khi Form được load vào lúc chương trình chạy. Viết mã lệnh cho chương trình: Dưới đây là toàn bộ mã của chương trình: Public Class Form1 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2