intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TAM LĂNG

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

54
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'tam lăng', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TAM LĂNG

  1. TAM LĂNG Tên thuốc: Rhizoma Sparganii Tên khoa học: Seipus yagara Ohwi Họ Cói (Cyperaceae) Bộ phận dùng: thân rễ gọi là củ, bề ngoài màu tro nhợt, mịn cứng chắc, không mốc mọt không xốp là thứ tốt. Còn có loại hắc tam lăng (Sparganium recemosum Huds) Họ hắc tam lăng (Sparganiaceae) hình nHọn hơn kinh Tam lăng, cũng dùng thay thế. Thành phần hoá học: tinh dầu, tinh bột và một số chất khác chưa nghiên cứu.
  2. Tính vị: vị đắng, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Can và Tỳ. Tác dụng: hành khí phá huyết, tiêu tích, chỉ thống, thông kinh, làm thuốc tiêu, thuốc tán. Chủ trị: kinh bế thông kinh, sản hậu ứ trệ. - Khí trệ huyết ứ biểu hiện như vô kinh, đau bụng hoặc đầy bụng và thượng vị: Dùng Ttam lăng với Nga truật trong bài Nga Truật Hoàn. - Thực tích và khí trệ biểu hiện như đau và chướng bụng và thượng vị: Dùng Tam lăng với Nga truật, Thanh bì và Mạch nha. Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g. Cách Bào chế:
  3. Theo Trung Y: Dùng Tam lăng phải nướng chín, làm thuốc tiêu tích thì tẩm giấm 1 ngày. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ngâm nước lã một giờ đem ủ cho mềm, thái nhỏ, tẩm giấm hay rượu sao qua hoặc rửa sạch, ngâm giấm 1 đêm, thái lát sao qua dùng. Bảo quản: dễ mốc mọt cần để chỗ khô ráo và kín, trước mùa đem phơi kỹ, khi bị chớm mốc mọt có thể sấy hơi diêm sinh. Kiêng ky: Tỳ Vị hư yếu, không có thực tích thì kiêng dùng. Không dùng tam lăng cho phụ nữ có thai và trong giai đoạn kinh nguyệt ra nhiều. Ghi chú:
  4. Bào chế với dấm làm tăng tác dụng giảm đau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2