intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

tâm linh và suy ngẫm: phần 2

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

117
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 2 gồm các nội dung chính: con người bản lĩnh, hiểu biết, tự tin, anh hùng, thiên tài và địa linh nhân kiệt, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, khoa học, kỹ thuật phát triển, con người thời văn minh, hiện đại,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: tâm linh và suy ngẫm: phần 2

XII.<br /> CON NGƯỜI BẢN LĨNH, HIỂU BIẾT,<br /> TỰ TIN<br /> Khó có thể nói thế nào là bản lĩnh, hiểu biết trước bức màn bí<br /> mật, huyền bí của Tâm linh và sự mênh mông, diệu kỳ của Khoa học.<br /> Ai cũng có lý đúng khi đi theo thiên hướng, ý thích và thực hành<br /> công việc của mình. Không phải dễ dàng bảo người duy tâm, mê tín dị<br /> đoan không tin vào tâm linh, thánh thần, ma quỷ. Cũng không thể bắt<br /> nhà khoa học và người không duy tâm đi vào con đường mê tín dị<br /> đoan. Thế thì cái gì cũng vừa vừa, phai phải tương đối được chăng?<br /> Người tin vào tâm linh cũng có bản lĩnh và hiểu biết tâm linh, người<br /> theo khoa học cũng có hiểu biết và bản lĩnh khoa học. Ai theo hướng<br /> nào thì đi theo hướng ấy. Người cứ hầu theo giá đồng, giá bóng, đổ<br /> tiền ra mua giấy tiền, vàng, mã về cúng rồi đốt vẫn thoải mái tinh<br /> thần. Người cứ bỏ tiền ra mà sách vở, nghiên cứu công trình khoa học<br /> cho thành công cũng thấy rất vui. Có ai bắt ai phải làm như mình đâu<br /> và cũng có ai nghe ai đâu, việc ai người ấy làm, cứ tự tin, cứ thoải mái<br /> như thế, vẫn làm ăn, vẫn sinh sống, chắc gì ai hơn ai? Thế mới có<br /> chuyện người này bảo người kia là chẳng biết cái gì, “Có thờ, có<br /> thiêng có kiêng có lành. Liệu hồn có ngày đấy!”. Người kia thì: “Ôi<br /> dào, chỉ mê tín dị đoan, mất thời gian, tốn tiền của, đồng bóng linh<br /> tinh. Chẳng làm gì cũng có sao đâu!”. Cứ thế, suốt đời này qua đời<br /> khác tranh luận vẫn thế thôi. Kết cục bảo, cái gì cũng có “lòng tin”, có<br /> “khoa học” của nó và đó là quyền tự do của mỗi con người!<br /> Ai thích cúng bái, tử vi, bói toán, bát quái, phong thủy thì cứ mời<br /> thầy cúng về nhà. Ai vô thần thì không cần quan tâm cái gì. Ai yêu<br /> thích sách vở thì tìm đọc, nghiên cứu sách vở. Ai yêu khoa học thì<br /> sáng tạo, phát minh…<br /> Trên thực tế từng có chuyện cứ mệnh danh là “tâm linh”, đồng<br /> bóng thì quyên góp rất nhanh được rất nhiều tiền, có người sẵn sàng<br /> cúng tiến hàng chục triệu đồng không đắn đo, do dự. Thế nhưng nói<br /> đến đóng góp xây dựng trường học, trạm xá, cầu, đường... phục vụ<br /> dân sinh thì thật khó khăn, thu mãi không đủ tiền, có khi công trình<br /> <br /> đành bỏ dở.<br /> Tuỳ theo nhận thức, hiểu biết và bản lĩnh của mỗi cá nhân mà tự<br /> tin hay không tự tin, làm hay không làm cái gì. Ai theo tâm linh thì<br /> đặt niềm tin vào tín ngưỡng. Ai mê tín dị đoan thì suy diễn và thần<br /> thánh hoá lên. Ai duy vật biện chứng khoa học thì mọi việc là bình<br /> thường và chỉ là khoa học. Sự hiểu biết và quan niệm khác nhau sẽ<br /> hướng theo hành động khác nhau. Nghiêng về phía nào thái quá có<br /> khi lại trở thành cực đoan, bác bỏ. Vì vậy, bản lĩnh con người sẽ thử<br /> thách trước nhận thức, hiểu biết và thiên hướng của họ.<br /> Để giải quyết sự khác biệt giữa hai xu hướng chúng ta cần trả lời<br /> những câu hỏi: Có thần thánh, ma quỷ hay không? Những hiện tượng<br /> thực tế như thế là gì? Cần đối xử với mọi sự việc xảy ra như thế nào?..<br /> Thần thánh, ma quỷ đều là khái niệm siêu hình, không có thực.<br /> Hoặc là thần thánh hoá đức tin về cái gì đó mà ngưỡng mộ như vĩ<br /> nhân, anh hùng, thiên tài trong thực tế. Người xưa hình tượng hoá<br /> thần thánh, ma quỷ từ siêu nhân, siêu hình mang tính giáo dục hướng<br /> thiện và ngăn ngừa tội ác. Khi những quan niệm, nếp sống, lối sống<br /> lâu dài trở thành phong tục, tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng dân gian và<br /> một số trong đó được thần thánh hoá lên. Những hành động anh<br /> hùng, năng lực siêu phàm của vĩ nhân mang giá trị đạo đức lớn lao<br /> được tôn vinh và thần thánh hoá lên thành thánh thần trong tâm linh<br /> người đời. Những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú hay bạo liệt cũng<br /> được con người thần thánh hoá trở nên kỳ diệu. Những khả năng<br /> ngoại cảm, giác quan thứ sáu, giấc mơ, chiêm bao, ảo giác kết hợp với<br /> tâm lý, bệnh tật ám ảnh vào sự sợ hãi mà bị ma quỷ hoá vào quan<br /> niệm của con người.<br /> Thời kỳ nguyên thủy xa xưa không có tôn giáo, đình chùa, nhà<br /> thờ, am miếu và không có khái niệm Phật, Thánh, ma quỷ. Quá trình<br /> vận động của cuộc sống con người nảy sinh mâu thuẫn lợi ích cá<br /> nhân, bệnh tật cùng với bạo liệt của thiên nhiên mà hình thành<br /> những cách thức giáo dục tính thiện và răn đe tội ác. Thế là những cá<br /> nhân tiêu biểu về đạo đức được tôn vinh lên, thần thánh hoá vào đời<br /> sống, xã hội. Điển hình như Đức Phật Thích Ca, Chúa Giêsu cùng<br /> những đồ đệ, tín đồ với sự ra đời Đạo Phật và Đạo Thiên Chúa. Đạo<br /> Hồi và các đạo khác trên thế giới cũng hình thành với những điển<br /> hình vị Thánh của họ. Vĩ nhân, lãnh tụ thiên tài, anh hùng dân tộc<br /> kiệt suất được người đời sùng tín tôn lên là những vị “Thánh”. Huyền<br /> <br /> thoại, truyền thuyết, thần linh cũng được đưa vào tâm linh giáo hoá<br /> điều thiện, diệt trừ tà ác.<br /> Tất cả những điển hình từ đời sống thực tế, bản thân họ bằng đạo<br /> đức, tài năng với hoài bão làm điều nhân nghĩa, có ích cho đời, cho<br /> nhân thế. Họ sống với đức tin và hành động bằng ý chí hướng thiện,<br /> có khi rất giản dị, không nghĩ rằng sẽ trở thành “Thánh, Thần” như<br /> người đời sau tôn vinh, thêu dệt. Nhưng vì uy tín lớn lao của những vĩ<br /> nhân, thiên tài, lãnh tụ, anh hùng mà các đồ đệ, học trò, rồi người đời<br /> sau và ngày nay là những người làm công tác tuyên huấn, tuyên<br /> truyền cứ thế tôn vinh, đề cao và thần thánh hoá về họ trở nên vĩ đại,<br /> siêu phàm mà thành biểu tượng tôn sùng, linh thiêng như những<br /> thánh, thần thành tín ngưỡng tâm linh trong cộng đồng người.<br /> Lịch sử loài người từ hàng trăm triệu năm xa xưa là đời sống<br /> hồng hoang, vô tư, không có áp lực của Thánh Thần, Ma Quỷ thì làm<br /> gì có khái niệm tâm linh. Các tôn giáo, đạo giáo chỉ phát nguồn từ<br /> trước Công Nguyên, cách đây mấy ngàn năm khi cộng đồng người có<br /> ý thức về nhu cầu giáo dục trong xã hội. Rồi từ có tiếng nói, ngôn ngữ,<br /> chữ viết đã tạo ra bước ngoặt lịch sử phát triển của loài người. Hình<br /> thức tôn giáo ra đời, các phong tục tập quán đúc kết, phát triển và<br /> tâm linh cũng hình thành theo. Đạo Phật được truyền vào Việt Nam<br /> từ khoảng thế kỷ thứ III đến thứ II TCN, sau này mới phát triển và<br /> những người theo đạo Phật mới theo tín ngưỡng đạo Phật. Đạo Thiên<br /> Chúa cũng chỉ mới có ở Việt Nam cách mấy trăm năm, từ khoảng thế<br /> kỷ XVI khi những người buôn phương Tây đặt chân lên vùng ven biển<br /> nước ta, một số người theo đạo Phật ở một số vùng chuyển sang theo<br /> đạo Công giáo và cũng bỏ luôn tín ngưỡng đạo Phật.<br /> Mọi sự kiện, hiện tượng tinh thần đều do con người nghĩ ra, tạo<br /> nên. Không có hoạt động, suy diễn của con người thì không có gì cả.<br /> Từ Hồng hoang Nguyên thủy vô tư, trong sáng, không có quan niệm<br /> thánh thần, ma quỷ, không chùa chiền, nhà thờ, đình, miếu, đến khi<br /> có ý thức, chịu sự tác động của thiên nhiên, bệnh tật và suy diễn dần<br /> dần hình thành khái niệm thần thánh, ma quỷ. Những quan niệm<br /> lành mạnh, tích cực, hướng thiện trở thành tín ngưỡng tốt đẹp,<br /> những tham vọng, ám ảnh tiêu cực, sợ hãi là mầm mống của mê tín dị<br /> đoan, ma quỷ.<br /> Điều chúng ta dễ nhận ra, ví như loài tinh tinh, vượn người, là<br /> loài động vật “gần với” con người nhất, nhưng do không có ý thức,<br /> <br /> tiếng nói và mặc dù sống trong hoang dã núi rừng, đêm tối, vẫn không<br /> bao giờ có “khái niệm” tâm linh, không có “ý thức” thần thánh, ma<br /> quỷ mà làm cho nó trở nên “sợ hãi”, “mê tín dị đoan”!<br /> Người thiếu hiểu biết và kém bản lĩnh thường bất lực trước sự<br /> huyền bí của thần quyền, sợ hãi trước siêu linh mà sinh mê tín dị<br /> đoan. Người hiểu biết, vững vàng thì coi là những hiện tượng bình<br /> thường, khoa học hay kỳ lạ để xử lý hay đón nhận thanh thản như là<br /> sự đương nhiên.<br /> Người theo đạo này thờ thần này, người theo đạo khác lại thờ<br /> thần khác. Theo đạo thờ cúng thì nhà nào cũng dành nơi thờ cúng gia<br /> tiên, thần thánh. Theo Phật thì tụng kinh niệm Phật ở chùa, chết đem<br /> chôn, quy “linh hồn” vào chùa theo Phật về cõi Niết Bàn, sau cải táng<br /> lấy hài cốt chôn sang chỗ khác. Theo Đức Chúa thì vào nhà thờ cầu<br /> kinh, xưng tội, rửa tội, chết chôn không cải táng nữa, “linh hồn” theo<br /> Chúa lên Thiên Đàng. Trong nhà người theo Công giáo không có bàn<br /> thờ cúng gia tiên. Trong nhà người theo thờ cúng không có hình ảnh<br /> Chúa. Chẳng có người đạo này làm theo đạo kia mà có sao đâu? Họ<br /> vẫn sống yên bình, người biết làm ăn bên nào cũng giầu, người tốt và<br /> kẻ bất lương thì bên nào chả có. Người bên nào bị bệnh cũng phải đến<br /> bệnh viện khám chữa mới khỏi, bệnh tật hiểm nghèo thì theo đạo gì<br /> cũng chết. Chưa nói đến bất đồng tôn giáo, sắc tộc gây ra chiến tranh<br /> liên miên, người chết vô kể, chùa chiền, nhà thờ bị bom đạn tàn phá,<br /> tượng Thánh, tượng Phật đổ vỡ tan tành, Cha cũng chết, Sư cũng<br /> thương vong mà có thần thánh nào linh thiêng ngăn lại được đâu.<br /> Như vậy, là do con người gây ra, làm nên nhân tâm hay tội ác chứ làm<br /> gì có ma quỷ, thánh thần.<br /> Có điều cần lưu ý rằng, người ta sinh ra đâu có thiên hướng, tâm<br /> lý và có môi trường giáo dục, học hành như nhau. Cho nên, người<br /> không có điều kiện tiếp xúc với tri thức học hành, hiểu biết hạn chế<br /> họ chỉ đơn giản làm theo những gì tác động, ám ảnh hoặc theo hội<br /> chứng số đông, kể cả bị “thôi miên” theo những tác động tâm linh, vô<br /> thức, trong đó có mê tín dị đoan. Còn khi tri thức, hiểu biết vượt lên<br /> tầm cao thì trước một hiện tượng, một vấn đề người ta hiểu ngay nó<br /> là cái gì. Vì thế, duy tâm, mê tín không thể phân biệt được mông muội<br /> và văn minh, khoa học cao siêu.<br /> Nhưng xã hội an bình, phát triển khoa học, văn minh thì tất cả ai<br /> cũng muốn được hưởng. Chẳng ai mong sống đời mông muội, lạc<br /> <br /> hậu, cổ xưa.<br /> Vậy ta tin vào đâu, vào cái gì? Phải chăng là tri thức hiểu biết,<br /> nhân tâm, bản lĩnh, lòng hướng thiện của con người cùng nhịp sống<br /> văn minh thời đại, sẽ là sự an bình, hạnh phúc và phát triển xã hội<br /> cho tất cả chúng ta.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2