Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
TẬN DỤNG BÃ ĐẦU TÔM TỪ QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN BỘT ĐẠM<br />
GIÀU CAROTENOID BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP<br />
HAI ENZYME PROTEASE ĐỂ THU HỒI CHITIN VÀ CHITOSAN<br />
RECOVERY OF CHITIN AND CHITOSAN FROM SHRIMP HEAD WASTE<br />
OF CAROTENOID-RICH PROTEIN EXTRACTION PROCESS<br />
BY USING COMBINING TWO PROTEASES<br />
Phạm Thị Đan Phượng1, Trang Sĩ Trung2<br />
Ngày nhận bài: 29/11/2013; Ngày phản biện thông qua: 22/5/2014; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bã đầu tôm từ quá trình thu nhận chế phẩm đạm giàu carotenoid bằng phương pháp xử lý kết hợp hai enzyme<br />
protease được tận dụng để thu hồi chitin và chitosan. Kết quả phân tích cho thấy bã đầu tôm còn chứa hàm lượng protein<br />
và khoáng thấp dưới 10% và 16,8% và cần tiếp tục loại protein và khoáng để đạt yêu cầu về chất lượng của chitin kỹ thuật.<br />
Bã đầu tôm được tiếp tục xử lý bằng NaOH 2% trong12 giờ để khử protein và xử lý HCl 4% trong 3 giờ để khử khoáng.<br />
Sản phẩm chitin - chitosan được đánh giá có chất lượng tinh sạch cao với hàm lượng protein và khoáng thấp dưới 1%,<br />
chitosan có độ nhớt cao hơn 1000 cps.<br />
Từ khóa: bã đầu tôm, đạm giàu carotenoid, thu nhận, chitin, chitosan<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Shrimp head waste from the production process of the carotenoid-rich protein by new method combining two<br />
proteases have been used for extraction of chitin and chitosan. Analytical results showed that shrimp waste head content<br />
low amounts of protein and minerals of 10% and 16.8% respectively but needed further treatment in order reach the<br />
commercial quality of chitin. Shrimp head waste was treated with 2% NaOH for 12 hrs to remove protein and 4% HCl<br />
treatment for 3 hrs to remove the minerals. Resultant chitin and chitosan have high purity with low residual protein and<br />
minerals of less than 1% and high viscosity of 1000 cps.<br />
Keywords: shrimp head waste, carotenoid - rich protein, extraction, chitin, chitosan<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sử dụng đầu tôm để sản xuất bột đạm giàu<br />
carotenoid là một hướng đi mới, nhằm tăng cường<br />
hiệu quả của việc sử dụng nguồn nguyên liệu còn<br />
lại trong chế biến thủy sản và nhu cầu về protein và<br />
chất màu phục vụ cho ngành chế biến thực phẩm.<br />
Việt Nam là một trong những nước chế biến tôm<br />
lớn nhất thế giới, sản lượng tôm hàng năm ước đạt<br />
473.000 tấn, do đó lượng đầu tôm loại thải trong quá<br />
trình chế biến ước khoảng 97.000 tấn/năm (Anh và<br />
cs, 2011). Đây là nguồn nguyên liệu còn lại từ công<br />
nghiệp chế biến tôm cần được nghiên cứu để thu<br />
nhận các sản phẩm giá trị gia tăng.<br />
1<br />
2<br />
<br />
Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu<br />
đã được triển khai để sử dụng có hiệu quả nguồn phế<br />
liệu đầu tôm từ các nhà máy chế biến thủy sản để<br />
chế biến chitin, chitosan và protein (Trung và cs, 2011).<br />
Đặc biệt, đầu tôm đã được nghiên cứu chế biến sản<br />
phẩm bột đạm giàu carotenoid làm phụ gia trong chế<br />
biến thực phẩm bằng phương pháp thủy phân kết hợp<br />
hai enzyme protease (Alcalase và Flavourzyme). Với<br />
phương pháp này, hiệu suất thu hồi và chất lượng bột<br />
đạm giàu carotenoid thu nhận từ đầu tôm được nâng<br />
cao đáng kể so với phương pháp sử dụng enzyme đơn,<br />
đặc biệt là về hàm lượng protein, carotenoid và mùi,<br />
vị của chế phẩm thu được (Phượng và Luyến, 2013).<br />
<br />
ThS. Phạm Thị Đan Phượng: Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang<br />
PGS. TS. Trang Sĩ Trung: Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 37<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Tuy nhiên, hiện nay bã đầu tôm từ quá trình<br />
chế biến bột đạm giàu carotenoid bằng phương<br />
pháp kết hợp Alcalase và Flavourzyme chưa được<br />
nghiên cứu để tận dụng để thu nhận chitin, chitosan.<br />
Chitin, đặc biệt là chitosan là những polyme sinh<br />
học có nhiều ứng dụng trong nông nghiệp, công<br />
nghệ thực phẩm, môi trường, công nghệ sinh học<br />
(Hirano, 1996; Kumar, 2000). Theo Trung và cs (2012),<br />
hàm lượng chitin trong đầu tôm đạt khoảng 9,3%.<br />
Do đó, lượng bã thải này là nguồn nguyên liệu<br />
rất phù hợp để thu nhận chitin và chitosan, nhằm<br />
nâng cao hiệu quả của công nghệ xử lý đầu tôm<br />
để sản xuất bột đạm giàu carotenoid. Trên thế<br />
giới, việc thu nhận đa sản phẩm từ đầu tôm đã<br />
được quan tâm nghiên cứu (Chakrabarti, 2002;<br />
Klomklao và cs, 2009). Trong bài báo này, chúng<br />
tôi xin trình bày kết quả nghiên cứu tận dụng bã<br />
tôm từ quá trình chế biến chế phẩm đạm giàu<br />
carotenoid bằng phương pháp kết hợp hai enzyme<br />
protease để thu hồi chitin và chtosan.<br />
II. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Nguyên vật liệu<br />
Bã đầu tôm được thu hồi từ quy trình thu nhận<br />
chế phẩm đạm giàu carotenoid bằng phương pháp<br />
kết hợp Alcalase và Flavourzyme tại Phòng thí<br />
nghiệm - Trường Đại học Nha Trang theo quy trình<br />
nghiên cứu của (Phượng. P.T.Đ & Luyến. T.T, 2013).<br />
Alcalase và Flavourzyme được mua từ Công ty<br />
Novozymes (Đan Mạch). Alcalase 2,4 L có hoạt<br />
tính là 2,4 AU/g và Flavourzyme có hoạt tính<br />
500 LAPU/g. Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu là<br />
các loại hóa chất tinh khiết.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Xác định chế độ khử protein và khử khoáng để<br />
thu nhận chitin từ bã đầu tôm<br />
Bã đầu tôm thẻ chân trắng lấy từ quá trình thu<br />
nhận chế phẩm đạm giàu carotenoid bằng phương<br />
pháp kết hợp enzyme Alcalase và Flavourzyme.<br />
Sau đó tiếp tục tiến hành tách protein bằng kiềm<br />
loãng và khử khoáng bằng acid loãng để sản<br />
xuất chitin.<br />
2.1.1. Xác định nồng độ NaOH sử dụng và thời gian<br />
để khử protein còn lại trong bã đầu tôm<br />
Bã đầu tôm sau thu hồi, được khử protein bằng<br />
NaOH với các nồng độ khác nhau: 1, 2, 3%; ứng<br />
với mỗi nồng độ bã tôm được khử ở các thời gian<br />
khác nhau: 6, 12, 18 h. Chế độ khử protein thích<br />
hợp được chọn dựa trên việc đáng giá hàm lượng<br />
protein còn lại trong bã đầu tôm.<br />
<br />
38 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 2/2014<br />
2.1.2. Xác định nồng ðộ HCl sử dụng và thời gian để<br />
khử khoáng còn lại trong bã đầu tôm<br />
Bã đầu tôm sau quá trình khử protein, tiếp tục<br />
tiến hành khử khoáng bằng HCl với các nồng độ<br />
khác nhau: 3, 4, 5%; ứng với mỗi nồng độ bã tôm<br />
được khử ở các thời gian khác nhau: 3, 6, 12h.<br />
Chế độ khử khoáng thích hợp được chọn dựa trên<br />
việc đánh giá hàm lượng khoáng còn lại trong bã<br />
đầu tôm.<br />
2.1.3. Deacetyl chitin để thu nhận chitosan<br />
Chitin từ bã đầu tôm sẽ được deacetyl ở 650C<br />
trong thời gian 20 giờ với NaOH 50% để thu nhận<br />
chitosan (Trung và cs, 2006). Chitin và chitosan thu<br />
được được xác định các chỉ tiêu chất lượng cơ bản.<br />
2.2. Phương pháp phân tích<br />
Hàm lượng ẩm và khoáng được xác định theo<br />
phương pháp chuẩn của AOAC (1990). Hàm lượng<br />
protein trong đầu tôm được xác định theo phương<br />
pháp của Boyer (1993). Hàm lượng lipid được xác<br />
định theo phương pháp Folch và cs (1957). Hàm<br />
lượng chitin được xác định bằng phương pháp của<br />
Erika và cs (2006). Hàm lượng protein trong chitin<br />
và chitosan được xác định theo phương pháp<br />
microbiuret của Ruth và cs (1964). Độ tan được xác<br />
định theo phương pháp của Rao và cs (2007). Độ<br />
nhớt biểu kiến của dung dịch chitosan (1%, w/v trong<br />
acid acetic 1%) được đo bằng nhớt kế Brookfield và<br />
độ đục đo bằng máy đo độ đục HACH. Độ deacetyl<br />
của chitin được xác định theo phương pháp quang<br />
phổ của Tan và cs (2008).<br />
2.3. Xử lý thống kê<br />
Số liệu báo cáo là giá trị trung bình của 3 lần<br />
lặp lại. Kết quả được phân tích thống kê bằng phần<br />
mềm Minitab và Microsoft Excel. Giá trị của p < 0,05<br />
được xem là có ý nghĩa về mặt thống kê.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Bã đầu tôm từ quy trình xử lý kết hợp hai<br />
enzyme protease để sản xuất đạm giàu carotenoid<br />
được xác định thành phần hóa học cơ bản. Kết quả<br />
được trình bày ở bảng 1.<br />
Bảng 1. Thành phần hóa học cơ bản của bã tôm<br />
Thành phần hóa học<br />
<br />
Hàm lượng ẩm<br />
Hàm lượng protein*<br />
Hàm lượng khoáng*<br />
Hàm lượng lipid*<br />
Hàm lượng chitin*<br />
<br />
Hàm lượng (%)<br />
<br />
79,1 ± 2,8<br />
7,5 ± 1,9<br />
16,8 ± 2,6<br />
2,9 ± 1,0<br />
65,8 ± 3,3<br />
<br />
*Kết quả tính theo hàm lượng chất khô tuyệt đối<br />
<br />
Trong bã đầu tôm chứa chủ yếu là chitin với<br />
65,8%, tiếp theo là khoáng (16,8%) và protein (7,5%).<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Thành phần chủ yếu của bã đầu tôm là chitin. Tuy<br />
nhiên, để đạt yêu cầu về chất lượng của chitin kỹ<br />
thuật (hàm lượng khoáng và protein còn lại trong<br />
chitin