Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TÁN SỎI THẬN QUA DA BẰNG ĐƯỜNG HẦM NHỎ<br />
DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM<br />
Vũ Nguyễn Khải Ca*, Hoàng Long*, Chu Văn Lâm*, Trần Chí Thanh*,<br />
Nguyễn Thị Hương*, Nguyễn Ngọc Thái**, Vũ Văn Hà*, Nguyễn Đức Minh*, Hồ Đức Thắng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Nghiên cứu khả năng tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ còn gọi là Mini – PCNL với<br />
hướng dẫn của siêu âm.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tổng cộng 6 bệnh nhân (1 nữ, 5 nam) được thực hiện tán sỏi qua<br />
da bằng đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm. Xác định Các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân (trước và<br />
sau phẫu thuật): biến chứng, biến chứng đặc biệt là chảy máu và Tỷ lệ truyền máu.Máy siêu âm xách tay<br />
SONOGRAT để chọc dò thận. Máy tán sỏi thận Accu - Tech (Laser Holmium). Máy bơm áp lực tưới rửa thận.<br />
Bộ chọc dò Mini – PCNL với Amplatz 18 và 20Ch. Thông niệu quản mở. Các guide wire (dây dẫn) chuyên dụng.<br />
Ống kính nội soi thận 0o cỡ 9,5Ch (2 kênh).<br />
Kết quả: Tổng số trường hợp: 30 ca. Tuổi trung bình: 43,05 ± 9,86, tuổi cao nhất 62, thấp nhất 32. Chiều cao<br />
trung bình: 1,64 m. Cân nặng trung bình: 54,5 ± 6,71 kg, bệnh nhân nặng cân nhất 76 kg, thấp cân nhất 45 kg.<br />
BMI: 21. Kích thước sỏi trung bình: 12,24 mm. Thời gian phẫu thuật trung bình: 89,87 phút, ngắn nhất 55 phút,<br />
dài nhất 188 phút. Tỉ lệ sạch sỏi sau tán 86,2%. Các biến chứng: 1 trường hợp chảy máu phải truyền máu; 1<br />
trường hợp tụ máu, nước tiểu quanh thận.<br />
Kết luận: Sử dụng siêu âm trong tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ là phương pháp có thể tiến hành<br />
để điều trị sỏi thận tại Việt Nam với tính hiệu quả và an toàn cao. Phương pháp này nếu được trang bị đầy đủ có<br />
thể dần thay thế phương pháp mổ mở truyền thống vẫn được áp dụng ở nước ta.<br />
Từ khóa: Tán sỏi thận qua da, đường hầm nhỏ.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ULTRASOUND GUIDANCE IN MINI-INVASIVE PERCUTANEOUS NEPHROLITHOTOMY<br />
Vu Nguyen Khai Ca, Hoang Long, Chu Van Lam, Tran Chi Thanh, Trinh Hoang Giang,<br />
Nguyen Thi Huong, Nguyen Ngoc Thai, Vu Van Ha, Nguyen Duc Minh, Ho Duc Thang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 277 - 281<br />
Introduction: The research about the ability mini-percutaneous nephrolithotomy (PCNL) for renal stones by<br />
using ultrasound guidance.<br />
Purpose: Role of ultrasound, estimate the safety, efficacy and feasibility of mini – PCNL for renal stones.<br />
Materials and methods: We treated 6 consecutive patients with mini – PCNL. Assessing age, height,<br />
weight, stone burden, operative time, stone-free rate, or length of postoperative hospital has been record.<br />
Ultrasound machine names SONOGRAT for percutaneous renal punctures. LASER Holmium machine is Accu<br />
– Tech. Mini – PCNL devices with 18 and 20 Ch. Special guide wires. optic endoscope with 00 and 9,5 Ch.<br />
Results: Total cases: 30 cases Average age: 43.05 ± 9.86, the highest age of 62, the lowest average 32. Height:<br />
Weight average: 54.5 ± 6.71 kg, the heaviest patients 76 kg, low weight least 45 kg. The average stone size: 12.24<br />
mm. The average surgical time: 89.87 minutes, the shortest 55 minutes, the longest 188 minutes. Stone clearance<br />
* Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội<br />
*** Đại Học Y Dược Tp.HCM<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Vũ Nguyễn Khải Ca ĐT: 0913201845<br />
<br />
Email: cakhanh2006@yahoo.com<br />
<br />
277<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
rate 86.2%. Complications: 1 case bleeding blood transfusions; 1 case of hematoma, urine around the kidney.<br />
Conclusion: By using ultrasound guidance, mini – PCNL is safety, efficacy and feasibility. It can be replaced<br />
the traditional open surgery.<br />
Key words: mini – PCNL<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Lấy sỏi thận qua da (LSTQD) được giới thiệu<br />
năm 1976 bởi Fernstrom and Johannson như là<br />
một phương pháp ít xâm hại(5). Kỹ thuật và dụng<br />
cụ đã được cải tiến trong 3 thập kỷ qua, lấy sỏi<br />
qua da đang dần trở thành một phương pháp<br />
điều trị với tỷ lệ biến chứng thấp. trong những<br />
năm gần đây, kỹ thuật lấy sỏi qua da được chỉ<br />
định cho sỏi thận có kích thước 2 cm. kỹ thuật<br />
LSQD đặc biệt được chỉ đỉnh cho sỏi đài dưới và<br />
sỏi cystine mà tán sỏi ngoài cơ thể thất bại(8). Các<br />
biến chứng thường liên quan với LSTQD bao<br />
gồm chảy máu, thủng hệ thống ống góp, nhiễm<br />
khuẩn đường tiết tiết niệu, và tổn thương cơ<br />
quan xung quang. Chảy máu là biến chứng<br />
thường gặp nhất và đáng lo ngại trong và sau<br />
phẫu thuật(7).<br />
Nghiên cứu này, chúng tôi để xác định giá<br />
trị lâm sàng của thời gian siêu âm LSTQD với<br />
tư thế nằm sấp(11). Chúng tôi đã nỗ lực thực<br />
hiện để giảm bớt tỷ lệ chảy máu hậu phẫu sau<br />
khi hoàn thành LSTQD sử dụng hướng dẫn<br />
của siêu âm.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Từ tháng 10/2014 đến tháng 5/2015, tổng<br />
cộng có 30 trường hợp sỏi thận được lấy sỏi qua<br />
da dưới hướng dẫn của siêu âm. Có 5 trường<br />
hợp có vết mổ cũ và 4 trường hợp tán sỏi ngoài<br />
cơ thể không có kết quả. Đánh giá trước mổ bằng<br />
chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị, siêu âm, chụp<br />
cắt lớp điện toán hoặc chụp hệ tiết niệu có tiêm<br />
thuốc cản quang.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Tiến cứu mô tả hàng loạt trường hợp<br />
<br />
Quy trình thực hiện<br />
Chuẩn bị dụng cụ<br />
<br />
278<br />
<br />
Máy siêu âm xách tay SONOGRAT để chọc<br />
dò thận.<br />
Máy tán sỏi thận Accu – Tech (Laser<br />
Holmium).<br />
Máy bơm áp lực tưới rửa thận.<br />
Bộ chọc dò Mini – PCNL với Amplatz 18 và<br />
20Ch.<br />
Thông niệu quản mở.<br />
Các guide wire (dây dẫn) chuyên dụng.<br />
Ống kính nội soi thận 0o cỡ 9,5Ch (2 kênh).<br />
<br />
Tiến hành<br />
Bệnh nhân được tiến hành tán sỏi thận qua<br />
da bằng đường hầm nhỏ trên phòng mổ, được<br />
gây mê nội khí quản và trải qua 2 giai đoạn như<br />
tán sỏi thận qua da quy chuẩn.<br />
Giai đoạn nằm tư thế sản khoa: đặt thông<br />
niệu quản 4Fr hay 5 Fr được đặt vào niệu quản<br />
cùng bên sỏi dưới hướng dẫn máy soi niệu quản.<br />
Giai đoạn nằm sấp: Chọc dò và tán sỏi.<br />
Đối với sỏi san hô, đường chọc dò qua đài<br />
giữa và đài trên được chọn (tiếp cận đài dưới và<br />
niệu quản dễ dàng). Đường chọc dò thứ hai<br />
được được tiến hành nếu sỏi khó trong những<br />
trường hợp nhất định. Kim chọc dò là kim 18gauge PTC dưới hướng dẫn siêu âm. Guide wire<br />
được đưa qua kim chọc dò. Nong đường chọc dò<br />
đến 16 Fr. Sử dụng LASER holmium để tán sỏ.<br />
đối với sỏi san hô lớn, chúng tôi tiến hành chọc<br />
dò thêm 1 đường. Đặt thông Double-J dưới<br />
hướng dẫn của máy soi. Đặt thông thận ra da<br />
bằng Foley 14 Fr hay 16 Fr.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tổng số trường hợp: 30 ca.<br />
Tuổi trung bình: 43,05 ± 9,86, tuổi cao nhất<br />
62, thấp nhất 32.<br />
Chiều cao trung bình: 1,64 m.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
Cân nặng trung bình: 54,5 ± 6,71 kg, bệnh<br />
nhân nặng cân nhất 76 kg, thấp cân nhất 45 kg<br />
BMI: 21<br />
Kích thước sỏi trung bình: 12,24 mm.<br />
Thời gian phẫu thuật trung bình: 89,87 phút,<br />
ngắn nhất 55 phút, dài nhất 188 phút.<br />
Tỉ lệ sạch sỏi sau tán 86,2%.<br />
Các biến chứng: 1 trường hợp chảy máu phải<br />
truyền máu; 1 trường hợp tụ máu, nước tiểu<br />
quanh thận.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
LSTQD dần được thay thế mổ mở lấy sỏi<br />
thận đối với sỏi san hô lớn(1). Chọc dò vào hệ<br />
thống đài bể thận thường được thực hiện dưới<br />
hướng dẫn của C-arm. Trong quá trình thực<br />
hiện, bệnh nhân và đội ngũ phẫu thuật tiếp xúc<br />
với một số mức độ bức xạ ion hóa. Việc tiếp xúc<br />
với bức xạ một cách thường xuyên sẽ tích lũy<br />
theo thời gian(10). Sử dụng siêu âm dẫn đường là<br />
1 cải thiện giúp ngăn chặn phơi nhiễm của bác sĩ<br />
phẫu thuật và bệnh nhân với bức xạ ion.<br />
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy siêu âm dẫn<br />
đường được đánh giá có tỷ lệ thành công cao với<br />
tỷ lệ biến chứng thấp(1). Hơn nữa, việc sử dụng<br />
hướng dẫn siêu âm cho việc chọc dò mặt trước<br />
đã được báo cáo là an toàn và hiệu quả ở trẻ<br />
em(3), thận ghép(6) và thận lạc(4).<br />
Việc sử dụng các hướng dẫn siêu âm có<br />
những lợi thế nhất định, trong đó có việc giảm<br />
phơi nhiễm bức xạ ion hóa, một thời gian thủ<br />
thuật ngắn hơn, một số giảm của lỗ thủng, và<br />
tránh chất cản quang(2). Ngoài ra, siêu âm cho<br />
phép hình ảnh của cấu trúc giữa da và thận(2).<br />
Với những cải tiến gần đây trong thiết bị và công<br />
nghệ, các biến chứng liên quan với PCNL đã<br />
được giảm đáng kể. Tuy nhiên, chảy máu thận<br />
sau LSTQD vẫn là 1 trong những biến chứng<br />
thường gặp nhất<br />
Chảy máu cần truyền máu là vấn đề nghiêm<br />
quan trọng trong LSTQD. Việc cải thiện kỹ thuật<br />
và trang thiết bị là thực sự cần thiết. Trong các<br />
nghiên cứu gần đây cho rằng việc sử dụng siêu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
âm trong LSTQD có thể làm giảm tỷ lệ chảy máu<br />
cần truyền máu. Osman và cs(9) thực hiện LSTQD<br />
dưới hướng dẫn của siêu âm ở 315 bệnh nhân.<br />
Tổng tỷ lệ biến chứng là 50,8%, và tỷ lệ chảy máu<br />
là 7,6% không có ý nghĩa lâm sàng. Các nhà<br />
nghiên cứu kết luận rằng LSTQD với hướng dẫn<br />
siêu âm không mất máu đáng kể hoặc biến<br />
chứng nặng.<br />
Lấy sỏi thận qua da dần được thay thế mổ<br />
mở lấy sỏi, ngay cả với sỏi san hô, sỏi sót sau mổ,<br />
sỏi thận tái phát sau mổ và thất bại của tán sỏi<br />
ngoài cơ thể. Trước đây, việc chọc dò vào hệ<br />
thống đài bể thận thường được thực hiện dưới<br />
hướng dẫn của C.arm. Trong quá trình thực<br />
hiện, bệnh nhân và đội ngũ phẫu thuật viên phải<br />
chịu tiếp xúc với bức xạ. Sử dụng siêu âm dẫn<br />
đường là một cải tiến quan trọng giúp ngăn chặn<br />
phơi nhiễm cho phẫu thuật viên và bệnh nhân<br />
với xạ ion hóa(11).<br />
Nghiên cứu đã cho thấy siêu âm dẫn đường<br />
được đánh giá là có tỉ lệ thành công cao với tỉ lệ<br />
biến chứng thấp. Hơn nữa việc sử dụng siêu âm<br />
hướng dẫn cho việc chọc dò mặt trước đã được<br />
báo cáo là an toàn và hiệu quả ở trẻ em(4), thận<br />
ghép(7) và bệnh thận lạc chỗ trong tiểu khung.<br />
Trong nghiên cứu này, đại đa số chúng tôi<br />
chọc 1 đường vào thẳng đài giữa, một số vào đài<br />
trên. Với đường chọc dò này sẽ dễ dàng tiếp cận<br />
sỏi ở đài dưới và sỏi đoạn bể thận – niệu quản.<br />
Tuy nhiên, một số trường hợp chúng tôi đi vào<br />
đài dưới. Đó là các trường hợp tán sỏi ngoài cơ<br />
thể thất bại, nếu đi vào đài trên hay đài giữa sẽ<br />
rất khó tiếp cận được sỏi.<br />
Với 30 bệnh nhân, chúng tôi thường tập<br />
trung vào sỏi có kích thước trung bình và bán<br />
san hô. Hơn nữa với số lượng bệnh nhân còn ít<br />
nên trong nghiên cứu chúng tôi chưa gặp trường<br />
hợp phải làm thêm đường hầm thứ 2. Tuy nhiên<br />
nếu làm Mini – PCNN bằng máy Lithoclast hay<br />
máy dùng năng lượng laser thì chỉ nên tán sỏi<br />
thận với kích thước vừa phải (2 – 3cm) hoặc sỏi<br />
bán san hô vì sẽ mất thời gian tán và lấy sỏi.<br />
Ngược lại, khi tán sỏi lớn nên dùng phương<br />
<br />
279<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
pháp lấy sỏi thận qua da cỡ tiêu chuẩn với<br />
Amplatz 26Ch, vừa tán vừa gắp sỏi sẽ giảm<br />
thiểu thời gian phẫu thuật.<br />
Việc sử dụng siêu âm dẫn đường có những<br />
lợi thế nhất định, trong đó có giảm phơi nhiễm,<br />
rút ngắn thời gian phẫu thuật, giảm số lần chọc<br />
dò và sử dụng chất cản quang trở nên không cần<br />
thiết(3).<br />
Với những cải tiến thiết bị và công nghệ<br />
trong thời gian gần đây, các biến chứng liên<br />
quan đến PCNN đã được giảm đáng kể. Tuy<br />
nhiên, chảy máu sau lấy sỏi thận qua da vẫn là<br />
một trong những biến chứng thường gặp nhất.<br />
Chảy máu cần truyền máu là một vấn đề<br />
nghiêm trọng trong lấy sỏi thận qua da. Việc<br />
cải thiện kĩ thuật, trang thiết bị là thực sự cần<br />
thiết. Tuy các nghiên cứu gần đây cho rằng sử<br />
dụng siêu âm trong lấy sỏi thận qua da có thể<br />
làm giảm tỉ lệ chảy máu cần truyền máu.<br />
Osmau và cộng sự lấy sỏi thận qua da dưới<br />
hướng dẫn của siêu âm cho 315 trường hợp,<br />
thì chỉ có 7,6% bị chảy máu không có ý nghĩa<br />
lâm sàng(10). Tất cả các bệnh nhân trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi đều được kiểm tra công<br />
thức máu (hồng cầu, huyết sắc tố, hematocrite)<br />
trước và sau tán. Các kết quả cho thấy cũng có<br />
chảy máu nhưng không có ý nghĩa lâm sàng.<br />
Chúng tôi có 1 trường hợp bị tụ máu, nước<br />
tiểu quanh thận phải mổ lại ngày thứ 2 sau mổ<br />
do tụt ống dẫn lưu thận và khi mổ phải truyền<br />
máu. Nghiên cứu của chúng tôi cũng trùng<br />
hợp với các nghiên cứu của các tác giả(10). Kết<br />
luận rằng lấy sỏi thận qua da với hướng dẫn<br />
siêu âm không mất máu đáng kể hoặc có biến<br />
chứng nặng. Tỉ lệ gặp biến chứng của chúng<br />
tôi là 3% (1 trường hợp).<br />
Nghiên cứu có 4 trường hợp sỏi bán san hô<br />
sau tán còn sót sỏi, chiếm tỉ lệ 13,8%. Còn 25<br />
trường hợp tán sỏi thành công đạt kết quả 86,2%.<br />
Các trường hợp sót sỏi sẽ xử trí bằng tán sỏi<br />
ngoài cơ thể hỗ trợ.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy rằng,<br />
với việc đặt thông JJ sau tán thay thế ống thông<br />
<br />
280<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
niệu quản bằng cách đặt xuôi dòng (theo một số<br />
tác giả) hay ngược dòng (theo nghiên cứu của<br />
chúng tôi) đã giải quyết được nguy cơ rò nước<br />
tiểu, rút ngắn thời gian nằm viện.<br />
Không có tổn thương cơ quan hay biến<br />
chứng nặng được ghi nhận trong nghiên cứu cảu<br />
chúng tôi.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Sử dụng siêu âm trong tán sỏi thận qua da<br />
bằng đường hầm nhỏ là phương pháp có thể<br />
tiến hành để điều trị sỏi thận tại Việt Nam với<br />
tính hiệu quả và an toàn cao. Phương pháp này<br />
nếu được trang bị đầy đủ có thể dần thay thế<br />
phương pháp mổ mở truyền thống vẫn được áp<br />
dụng ở nước ta.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
Basiri A, Ziaee AM, Kianian HR, et al. Ultrasonographic<br />
versus fluoroscopic access for percutaneous nephrolithotomy:<br />
a randomized clinical trial. J Endourol. 2008;22:281-284.<br />
Basiri A, Ziaee SA, Nasseh H, et al. Totally<br />
ultrasonographyguided percutaneous nephrolithotomy in the<br />
flank position.J Endourol. 2008;22:1453-1457.<br />
Desai M, Ridhorkar V, Patel S, et al. Pediatric percutaneous<br />
nephrolithotomy: assessing impact of technical innovations on<br />
safety and efficacy.J Endourol. 1999;13:359-364.<br />
Desai MR, Jasani A. Percutaneous nephrolithotripsy in ectopic<br />
kidneys.J Endourol. 2000;14:289-292.<br />
Fernstrom I, Johansson B. Percutaneous pyelolithotomy: a new<br />
extraction technique.Scand J Urol Nephrol. 1976;10:257-259.<br />
Francesca F, Felipetto R, Mosca F, et al. Percutaneous<br />
nephrolithotomy of transplanted kidney.J Endourol.<br />
2002;16:225-227.<br />
Jou YC, Cheng MC, Sheen JH, et al. Electrocauterization of<br />
bleeding points for percutaneous nephrolithotomy.Urology.<br />
2004; 64:443-447.<br />
Kader AK, Finelli A, Honey RJ. Nephroureterostomy-drained<br />
percutaneous nephrolithotomy: modification combining<br />
safety with decreased morbidity.J Endourol. 2004;18:29-32.<br />
Osman M, Wendt-Nordahl G, Heger K, et al. Percutaneous<br />
nephrolithotomy with ultrasonography-guided renal access:<br />
experience from over 300 cases. BJU Int. 2005;96:875-878.<br />
Rao PN, Faulkner K, Sweeney JK, et al. Radiation dose to<br />
patient and staff during percutaneous nephrostolithotomy.Br J<br />
Urol. 1987;59:508-512.<br />
Zhou X, Gao X, Wen J, et al. Clinical value of minimally<br />
invasive percutaneous nephrolithotomy in the supine position<br />
under the guidance of real-time ultrasound: report of 92 cases.<br />
Urol Res.2008;36:111-114.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
10/05/2015<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
01/06/2015<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
05/08/2015<br />
<br />
281<br />
<br />