TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br />
<br />
TẦN SUẤT CỦA TRIỆU CHỨNG KHÓ THỞ KHI NGỒI CÚI XUỐNG<br />
VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,<br />
CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH<br />
Lương Công Thức*; Nguyễn Thị Vân Anh**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu và đối tượng: nghiên cứu tần suất và mối liên quan của triệu chứng khó thở khi<br />
ngồi cúi xuống với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở 65 bệnh nhân (BN) suy tim mạn<br />
tính (STMT) điều trị tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 10 - 2014 đến 4 - 2015.<br />
Kết quả: khó thở khi ngồi cúi xuống gặp 43/65 BN (66,15%). Thời gian xuất hiện triệu chứng<br />
trung bình 14,3 ± 6,78 giây. So với BN không có triệu chứng khó thở khi ngồi cúi xuống, những<br />
BN này có triệu chứng khó thở khi nằm (79,1% so với 13,6%, p < 0,01), khó thở kịch phát về<br />
đêm (81,4% so với 9,1%, p < 0,01), phù chân (51,2% so với 4,6%, p < 0,01), gan to (44,2% so<br />
với 18,2%, p < 0,01), tĩnh mạch cổ nổi (44,2% so với 9,1%, p < 0,005), mỏm tim lệch trái<br />
(46,5% so với 9,1 %, p < 0,005) và ran ứ đọng ở phổi (53,5% so với 9,1%, p < 0,005) hơn. Tỷ lệ<br />
triệu chứng khó thở khi ngồi cúi xuống ở BN suy tim độ IV cao hơn độ III và độ II. Thời gian<br />
xuất hiện khó thở khi ngồi cúi xuống giảm dần theo mức độ suy tim. BN khó thở khi ngồi cúi<br />
xuống có tỷ lệ chỉ số tim/lồng ngực > 0,5 trên phim X quang cao hơn, nồng độ BNP cao hơn và<br />
EF thấp hơn so với BN không có khó thở khi ngồi cúi xuống. Kết luận: khó thở khi ngồi cúi<br />
xuống là triệu chứng hay gặp ở BN suy tim, liên quan với các triệu chứng khác của suy tim ứ<br />
huyết và mức độ suy tim. BN khó thở khi ngồi cúi xuống có nồng độ BNP huyết thanh cao hơn,<br />
bóng tim to trên X quang to hơn và phân suất tống máu thất trái giảm hơn.<br />
* Từ khóa: Khó thở; Khó thở khi ngồi cúi xuống; Suy tim.<br />
<br />
Bendopnea: Incidence and Relation with Clinical Symptoms and<br />
Laboratory Findings in Patients with Heart Failure<br />
Summary<br />
Objectives and subjects: To investigate the incidence of bendopnea and its relations with<br />
clinical symptoms and laboratory findings in 65 patients with chronic heart failure, who treated<br />
in Department of Cardiology, 103 Hospital. Results: Bendopnea was present in 66.15% of<br />
patients (43/65). Mean duration from bending to onset of dyspnea was 14.3 sec. Patients with<br />
bendopnea were more likely to have orthopnea (79.1% vs. 13.6%, p < 0.01), nocturnal<br />
paroxysmal dyspnea (81.4% vs. 9.1%, p < 0.01), leg edema (51.2% vs. 4.6%, p < 0.01),<br />
hepatomegaly (44.2% vs. 18.2%, p < 0.01), jugular vein distension (44.2% vs. 9.1%, p < 0.005),<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
** Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lương Công Thức (lcthuc@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 29/06/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/09/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 28/09/2015<br />
<br />
72<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br />
cardiomegaly (46.5% vs. 9.1%, p < 0.005) and pulmonary rales (53.5% vs. 9.1%, p < 0.005)<br />
than those without bendopnea. The rate of bendopnea in NYHA IV patients was higher than in<br />
NYHA III and subsequently higher than NYHA II patients. Duration from bending to onset of<br />
dyspnea decreased as NYHA classes increased. Patients with bendopnea were more likely to<br />
have heart/lung ratio > 0.5 on X-ray, a higher BNP level, and a lower EF compared with patients<br />
without bendopnea. Conclusions: Bendopnea is frequent in heart failure patients. It is associated<br />
with other symptoms and degree of heart failure. Bendopnea is also related to a higher BNP level,<br />
more frequent cardiomegaly on X-ray and a lower EF.<br />
* Key words: Dyspnea; Bendopnea; Heart failure.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Suy tim là một nguyên nhân chủ yếu<br />
làm BN tim mạch phải nhập viện. Trong<br />
suy tim, khó thở là triệu chứng chính và là<br />
nền tảng để đánh giá mức độ suy tim<br />
theo NYHA [6]. Trong nhiều năm qua,<br />
triệu chứng lâm sàng của suy tim vẫn<br />
không hề thay đổi. Khó thở khi gắng sức,<br />
khó thở khi nằm và khó thở kịch phát về<br />
đêm là những kiểu khó thở hay gặp nhất<br />
của suy tim và đƣợc sử dụng làm tiêu<br />
chuẩn để chẩn đoán suy tim theo tiêu<br />
chuẩn Framingham từ năm 1971 [4]. Năm<br />
2014, trên cơ sở quan sát thấy nhiều BN<br />
suy tim mô tả họ bị khó thở khi gập ngƣời<br />
cúi xuống phía trƣớc, tƣơng tự nhƣ khi<br />
ngồi đi giày, Jennifer T Thibodeau và CS<br />
đã mô tả một triệu chứng mới với tên gọi<br />
“bendopnea” [6]. “Bendo” là tiền tố trong<br />
tiếng Anh có nghĩa là gập ngƣời xuống<br />
trƣớc, còn “pnea” là hậu tố gốc La tinh<br />
mang nghĩa khó thở. Bendopnea đƣợc<br />
hiểu là khó thở khi ngồi cúi xuống. Khi tiến<br />
hành thông tim phải cho BN, Thibodeau<br />
JT và CS nhận thấy cơ chế chính của khó<br />
thở khi ngồi cúi xuống là áp lực đổ đầy<br />
thất trái tăng cao khi cúi xuống so với khi<br />
ngồi ở BN vốn đã có tăng áp lực đổ đầy<br />
thất trái, đặc biệt là BN có cung lƣợng tim<br />
<br />
thấp. Các tác giả này cho rằng khi không<br />
thông tim phải, triệu chứng khó thở khi<br />
ngồi cúi xuống xuất hiện có thể gợi ý áp<br />
lực mao mạch phổi bít và áp lực đổ đầy<br />
thất trái tăng cao. Triệu chứng khó thở khi<br />
ngồi cúi xuống làm phong phú thêm bảng<br />
lâm sàng của suy tim, cũng nhƣ thêm một<br />
công cụ trong việc đánh giá diễn biến và<br />
mức độ khó thở trong suy tim, giúp ích<br />
cho công tác chẩn đoán, tiên lƣợng và<br />
điều trị. Tuy nhiên, mối liên quan của khó<br />
thở khi ngồi cúi xuống với các triệu chứng<br />
khác của suy tim chƣa đƣợc các tác giả<br />
này đề cập đến. Mặt khác, tại sao khi cúi<br />
xuống, áp lực mao mạch phổi bít lại tăng<br />
lên là vấn đề cần đƣợc làm rõ. Vòng bụng<br />
to đƣợc cho là có thể gây ra cảm giác khó<br />
thở khi ngồi cúi xuống, tuy nhiên, trong<br />
nghiên cứu của mình, Thibodeau JT và<br />
CS nhận thấy khó thở khi ngồi cúi xuống<br />
không liên quan với chỉ số vòng bụng/<br />
vòng mông. Mặc dù khó thở khi ngồi cúi<br />
xuống liên quan với triệu chứng tĩnh<br />
mạch cổ nổi, các tác giả không đề cập<br />
đến mối liên quan với triệu chứng gan to.<br />
Liệu những ngƣời có gan to khi ngồi cúi<br />
xuống có hay bị khó thở khi ngồi cúi<br />
xuống không?. Khó thở khi ngồi cúi xuống<br />
có liên quan với các triệu chứng suy tim<br />
khác không?. Triệu chứng khó thở khi ngồi<br />
73<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br />
<br />
cúi xuống cũng chƣa từng đƣợc mô tả<br />
ở Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu này nhằm: Khảo sát tần suất<br />
xuất hiện triệu chứng khó thở khi ngồi cúi<br />
xuống ở BN suy tim và mối liên quan của<br />
nó với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm<br />
sàng ở BN STMT.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
65 BN suy tim đƣợc khám và điều trị<br />
tại Khoa Tim mạch (A2), Bệnh viện Quân<br />
y 103 từ tháng 10 - 2014 đến 4 - 2015.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn: BN > 18 tuổi,<br />
đƣợc chẩn đoán STMT theo hƣớng dẫn<br />
của Hội Tim mạch châu Âu ESC (2008) [2].<br />
Loại khỏi nghiên cứu những BN suy<br />
tim cấp.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Phƣơng pháp nghiên cứu: mô tả, tiến<br />
cứu. BN đƣợc khám lâm sàng phát hiện<br />
triệu chứng cơ năng, thực thể bệnh tim<br />
mạch, tiền sử bệnh tật, sử dụng thuốc,<br />
nguyên nhân gây suy tim, làm các xét<br />
nghiệm cận lâm sàng thƣờng quy, điện tim,<br />
xét nghiệm BNP và siêu âm tim.<br />
- Cách xác định khó thở khi ngồi cúi<br />
xuống: triệu chứng đƣợc xác định theo<br />
Thibodeau và CS [5]. BN ngồi trên ghế,<br />
gấp ngƣời ở phần eo và cúi xuống trƣớc,<br />
tay chạm mắt cá chân, nhƣ thể đang đi<br />
giầy hay đi tất. Khi có khó thở mới xuất<br />
hiện hoặc khó thở tăng lên, báo cho<br />
nghiên cứu viên. Nghiên cứu viên tính<br />
thời gian từ khi BN cúi xuống đến khi xuất<br />
<br />
74<br />
<br />
hiện triệu chứng khó thở. Các triệu chứng<br />
khác nhƣ đau đầu hoặc choáng váng, tức<br />
ngực hoặc tức bụng khi ngồi cúi xuống<br />
không tính là khó thở khi ngồi cúi xuống.<br />
Đối tƣợng đƣợc xác định có triệu chứng<br />
khó thở khi ngồi cúi xuống nếu xuất hiện<br />
khó thở trong vòng 30 giây. Nếu > 30 giây<br />
không xuất hiện triệu chứng khó thở xếp<br />
vào nhóm không có triệu chứng khó thở<br />
khi ngồi cúi xuống.<br />
- Đo thời gian xuất hiện triệu chứng khó<br />
thở khi ngồi cúi bằng đồng hồ bấm giây.<br />
- Các tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng<br />
trong nghiên cứu theo tiêu chuẩn chẩn<br />
đoán suy tim theo Hội Tim mạch châu Âu<br />
ESC (2008), phân mức độ suy tim theo<br />
NYHA [5].<br />
- Xử lý số liệu: số liệu trình bày dƣới<br />
dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn hoặc<br />
tỷ lệ phần trăm. So sánh giá trị trung bình<br />
giữa các nhóm bằng t-student test hoặc<br />
ANOVA, so sánh tỷ lệ bằng thuật toán χ2.<br />
Giá trị p < 0,05 đƣợc coi lµ có ý nghĩa<br />
thống kê. Xử lý số liệu bằng phần mềm<br />
JMP 10 (SAS Inc, Mỹ).<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm chung của đối tƣợng<br />
nghiên cứu.<br />
65 BN gồm 41 nam (63,07%) và 24 nữ<br />
(39,63%), tuổi trung bình 68,8 ± 13,34.<br />
2. Tần suất xuất hiện triệu chứng khó<br />
thở khi ngồi cúi xuống.<br />
43 BN (66,15%) có triệu chứng khó<br />
thở khi ngồi cúi xuống, 22 BN (33,85%)<br />
không có triệu chứng này.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br />
<br />
3. Thời gian xuất hiện khó thở khi ngồi cúi xuống.<br />
Bảng 1: Thời gian xuất hiện khó thở khi ngồi cúi xuống.<br />
ĐỘ SUY TIM<br />
THỜI GIAN<br />
<br />
Thời gian xuất hiện khó thở<br />
khi ngồi cúi xuống (giây)<br />
<br />
NYHA II (n = 2)<br />
<br />
NYHA III (n = 24)<br />
<br />
NYHA IV (n = 17)<br />
<br />
Chung (n = 65)<br />
<br />
23,9 ± 5,0<br />
<br />
16,23 ± 6,57<br />
<br />
10,49 ± 4,96<br />
<br />
14,32 ± 6,78<br />
<br />
p (ANOVA)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Thời gian xuất hiện triệu chứng khó thở khi ngồi cúi xuống trung bình 14,32 ± 6,78<br />
giây. BN suy tim nặng hơn có thời gian xuất hiện khó thở khi ngồi cúi xuống sớm hơn.<br />
4. Liên quan giữa khó thở khi ngồi cúi xuống với một số đặc điểm lâm sàng,<br />
cận lâm sàng.<br />
Bảng 2: Liên quan giữa khó thở khi ngồi cúi xuống với các đặc điểm chung.<br />
NHÓM<br />
<br />
CÓ TRIỆU CHỨNG<br />
KHÓ THỞ KHI NGỒI<br />
CÚI XUỐNG (n = 43)<br />
<br />
KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG<br />
KHÓ THỞ KHI NGỒI CÚI<br />
XUỐNG (n = 22)<br />
<br />
p<br />
<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
72,2 ± 11,12<br />
<br />
62,1 ± 14,96<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Giới nam<br />
<br />
24 (55,81%)<br />
<br />
17 (77,27%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM<br />
<br />
Đặc điểm nhân trắc<br />
<br />
2<br />
<br />
BMI (kg/m )<br />
<br />
22,0 ± 2,45<br />
<br />
21,6 ± 2,45<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Vòng bụng (cm)<br />
<br />
81,0 ± 9,45<br />
<br />
80,5 ± 11,07<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Vòng mông (cm)<br />
<br />
85,2 ± 7,13<br />
<br />
84,2 ± 8,07<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ vòng bụng/vòng mông<br />
<br />
0,95 ± 0,062<br />
<br />
0,95 ± 0,054<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
15 (34,8%)<br />
<br />
6 (27,3%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Các bệnh nền<br />
Rung nhĩ<br />
Đái tháo đƣờng<br />
<br />
7 (16,3%)<br />
<br />
1 (4,5%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tăng huyết áp<br />
<br />
28 (65,1%)<br />
<br />
12 (54,5%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Suy thận<br />
<br />
7 (16,3%)<br />
<br />
1 (4,5%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Hở hai lá<br />
<br />
5 (11,6%)<br />
<br />
1 (4,5%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính<br />
<br />
19 (44,2%)<br />
<br />
10 (47,6%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Digoxin<br />
<br />
16 (37,2%)<br />
<br />
4 (18,2%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Furosemid<br />
<br />
33 (76,7%)<br />
<br />
5 (22,7%)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Aldacton<br />
<br />
30 (69,7%)<br />
<br />
12 (54,5%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Nitroglycerin<br />
<br />
23 (53,5%)<br />
<br />
7 (31,8%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
ACE/ARB<br />
<br />
31 (72,1%)<br />
<br />
15 (68,2%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Betablocker<br />
<br />
5 (11,6%)<br />
<br />
3 (13,6%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Thuốc đang sử dụng<br />
<br />
Tuổi trung bình của BN có triệu chứng khó thở khi ngồi cúi xuống cao hơn và tỷ lệ<br />
dùng furosemid nhiều hơn BN không có triệu chứng khó thở khi ngồi cúi xuống.<br />
<br />
75<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br />
<br />
Bảng 3: Liên quan giữa khó thở khi ngồi cúi xuống với các triệu chứng suy tim và<br />
mức độ suy tim.<br />
NHÓM<br />
<br />
CÓ TRIỆU CHỨNG KHÓ<br />
THỞ KHI NGỒI CÚI<br />
XUỐNG (n = 43)<br />
<br />
KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG<br />
KHÓ THỞ KHI NGỒI CÚI<br />
XUỐNG (n = 22)<br />
<br />
p<br />
<br />
Đau ngực<br />
<br />
29 (67,4%)<br />
<br />
19 (86,4%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Khó thở khi gắng sức<br />
<br />
43 (100%)<br />
<br />
22 (100%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Khó thở khi nằm<br />
<br />
34 (79,1%)<br />
<br />
3 (13,6%)<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Khó thở kịch phát về đêm<br />
<br />
35 (81,4%)<br />
<br />
2 (9,1%)<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Hồi hộp đánh trống ngực<br />
<br />
26 (60,5%)<br />
<br />
12 (54,5%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Phù chân<br />
<br />
22 (51,2%)<br />
<br />
1 (4,6%)<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Gan to<br />
<br />
19 (44,2%)<br />
<br />
4 (18,2%)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Tĩnh mạch cổ nổi<br />
<br />
19 (44,2%)<br />
<br />
2 (9,1%)<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Rale ẩm, nổ ở phổi<br />
<br />
23 (53,5%)<br />
<br />
2 (9,1%)<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Mỏm tim lệch trái<br />
<br />
20 (46,5%<br />
<br />
2(9,1%)<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
NYHA II<br />
<br />
2 (12,5% )<br />
<br />
14 (87,5%)<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
NYHA III<br />
<br />
24 (75,0%)<br />
<br />
8 (25,0%)<br />
<br />
NYHA IV<br />
<br />
17 (100%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM<br />
<br />
Triệu chứng cơ năng<br />
<br />
Triệu chứng thực thể<br />
<br />
NYHA<br />
<br />
BN có triệu chứng khó thở khi ngồi cúi xuống có tần suất triệu chứng khó thở khi nằm,<br />
khó thở kịch phát cao hơn về đêm cao so víi không có khó thở khi ngồi cúi xuống. BN<br />
có khó thở khi ngồi cúi xuống cũng có các triệu chứng thực thể của suy tim ứ huyết<br />
nhiều hơn. Mức độ suy tim càng nặng, tần suất gặp khó thở khi ngồi cúi xuống càng cao.<br />
Bảng 4: Liên quan giữa khó thở khi ngồi cúi xuống với một số đặc điểm cận lâm sàng ở<br />
đối tƣợng nghiên cứu.<br />
ĐẶC ĐIỂM<br />
<br />
NHÓM<br />
<br />
CÓ TRIỆU CHỨNG KHÓ<br />
THỞ KHI NGỒI CÚI<br />
XUỐNG (n = 43)<br />
<br />
KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG<br />
KHÓ THỞ KHI NGỒI CÚI<br />
XUỐNG (n = 22)<br />
<br />
p<br />
<br />
BNP (pg/ml)<br />
<br />
1558,0 ± 162,81<br />
<br />
257,6 ± 232,97<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
34 (79,1%)<br />
<br />
3 (13,6%)<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
52,0 ± 1,56<br />
23,5 ± 6,43<br />
47,0 ± 13,26<br />
5,0 ± 2,44<br />
3,2 ± 1,62<br />
40,3 ± 18,82<br />
<br />
53,3 ± 10,70<br />
22,5 ± 4,33<br />
40,3 ± 12,61<br />
5,5 ± 2,44<br />
3,5 ± 1,59<br />
51,5 ± 16,06<br />
<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
< 0,05<br />
<br />
Chỉ số tim-lồng ngực > 0,5<br />
Siêu âm tim<br />
Dd (mm)<br />
RVDd (mm)<br />
PAPs (mmHg)<br />
CO (l/phút)<br />
2<br />
CI (l/ phút/m )<br />
EF (%) (Simpson)<br />
<br />
76<br />
<br />