Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TẦN SUẤT, ĐỘ NHẠY CỦA CÁC DẤU HIỆU HÌNH ẢNH<br />
CỦA CHỤP CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN TRONG CHẨN ĐOÁN<br />
BỆNH VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG<br />
Nguyễn Việt Thành*, Lê Huy Lưu*, Đặng Ngọc Thạch**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Bệnh lý túi thừa đại tràng thường rất phổ biến ở các nước phát triển và tần suất mắc bệnh tăng<br />
dần theo độ tuổi. Tại các nước châu Âu, túi thừa đại tràng xuất hiện chủ yếu bên trái chiếm tỉ lệ 95%, nhưng<br />
ngược lại tại các nước châu Á túi thừa xuất hiện chủ yếu bên phải với tỉ lệ lên đến 70%. Viêm túi thừa là một<br />
biến chứng lâm sàng thường gặp nhất của bệnh lý túi thừa đại tràng chiếm tỉ lệ khoảng 10-25%. Tại Việt Nam,<br />
theo Lê Huy Lưu nghiên cứu tại Bệnh Viện nhân dân Gia Định cho thấy VTTĐT không phải là bệnh hiếm và dễ<br />
chẩn đoán nhầm với viêm ruột thừa cấp. Hiện nay CCLĐT khá phổ biến ở nước ta, việc ứng dụng công cụ chẩn<br />
đoán này vào chẩn đoán xác định và lựa chọn phương pháp điều trị VTTĐT tại Việt Nam còn hạn chế.<br />
Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi đánh giá tần suất, độ nhạy của các dấu hiệu hình ảnh chụp cắt<br />
lớp điện toán (CLĐT) trong chẩn đoán viêm thừa đại tràng (VTTĐT), chân đoán VTTĐT có biến chứng, phân<br />
loại mức độ nặng của VTTĐT.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu các hồ sơ bệnh án của bệnh nhân VTTĐT được mổ, có CLĐT và có kết<br />
quả giải phẫu bệnh viêm túi thừa đại tràng, tại bệnh viện nhân dân Gia Định trong thời gian 04 năm từ<br />
01/01/2010 đến tháng 30/12/2013.<br />
Kết quả: Chúng tôi thu thập được 46 viêm túi thừa đại tràng, gồm 17 nữ, 29 nam, được mổ và có chụp<br />
CLĐT. Tuổi trung bình của bệnh nhân VTTĐT khá thấp là 38,71 tuổi. Bệnh nhân có tuổi nhỏ nhất là 15 và<br />
tuổi lớn nhất là 69.Có 40 túi thừa ở đại tràng phải gồm 24 trường hợp túi thừa đơn độc, 16 trường hợp<br />
nhiều túi thừa và 6 trường hợp đa túi thừa ở đại tràng trái. Độ nhạy của CLĐT trong chẩn đoán VTTĐT là<br />
76,1%. Chúng tôi có 19 trường hợp VTTĐT có biến chứng chiếm tỷ lệ 41,2%. CLĐT phát hiện VTTĐT có<br />
biến chứng với độ nhạy 94,7%. Trong nghiên cứu, chẩn đoán sau phẫu thuật ghi nhận 58,7% VTTĐT nhẹ,<br />
41,3% VTT nặng gồm 13% áp xe, 28,3% VTTĐT thủng gây VPM. CLĐT giúp phân lọai mức độ nặng của<br />
VTTĐT rất tốt so với kết quả phuật.<br />
Kết luận: CLĐT nhạy trong việc phát hiện VTTĐT và VTTĐT có biến chứng đồng thời giúp phân loại mức<br />
độ nặng của VTTĐT để giúp cho chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp.<br />
Từ khóa: Viêm túi thừa đại tràng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
FREQUENCY, SENSITIVITY OF INDIVIDUAL SIGNS OF DIVERTICULITIS ON COMPUTED<br />
TOMOGRAPHY SCANS<br />
Nguyen Viet Thanh, Le Huy Luu, Dang Ngoc Thach<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 175 - 180<br />
Background: Colonic diverticular are very common in developed countries, and the incidence increases with<br />
age. In European countries, colonic diverticular occurs the left colon (95%), whereas in Asian countries<br />
diverticular mainly appears to the right colon (70%). Diverticulitis is a clinical complication accounts for<br />
* Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TPHCM ** Lớp Học viên Cao học bộ môn Ngoại, ĐH Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Việt Thành.<br />
ĐT: 0913869049<br />
Email: ngvthanh7@yahoo.com<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát<br />
<br />
175<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
approximately 10-25%. In Vietnam, according to Le Huy Luu, the disease is not rare and easily misdiagnosed<br />
with appendicitis.<br />
Objective: The aim of our study was to determine the frequency, sensitivity of the individual signs of<br />
diverticulitis, complicated using multislices CT scan and ability of CT scan for classification of the severity of<br />
diverticulitis.<br />
Materials and methods: Between 01 January 2010 and 30 December 2013, 46 patients operated<br />
diverticulitis were examined on multislices CT without using contrast material and diagnosis were confirmed by<br />
histopathologic resutls.<br />
Result: Thirty five (76.1%) of the 46 CT scans were interpreted as positivefor diverticulitis; 12 scans<br />
(26.1%), as negative. Of the 34 scans that were positive for diverticulitis, 42 (91.3%; sensitivity) showed bowel<br />
wall thickening; 44 (95.7%; sensitivity), fat stranding; 34 (73.9% sensitivity), inflamed diverticula. Twenty seven<br />
(58.7%) of the 46 CT scans were interpreted as positive for complicated diverticulitis free fluid; 49 (43%;<br />
sensitivity 43%),,free air; 18 (16%; sensitivity), abscesses; four (4%; sensitivity 4%). Overall CT interpretation<br />
had a sensitivity of 76.1%.<br />
Conclusion: The two most frequent signs of diverticulitis were bowel wall thickening (96%) and fat<br />
stranding (95%). Less frequent but highly specific signs were fascial thickening (50%), free fluid (45%), and<br />
inflamed diverticula (43%).<br />
Key word: Diverticulitis.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Viêm túi thừa đại tràng (VTTĐT) là một biến<br />
chứng thường gặp nhất của túi thừa đại tràng,<br />
chiếm tỷ lệ khoảng 10-25%(6). Nghiên cứu của Lê<br />
Huy Lưu, Lý Minh Tùng tại Bệnh Viện nhân dân<br />
Gia Định cho thấy VTTĐT không phải là bệnh<br />
hiếm (12), tần suất mắc bệnh ngày càng tăng(14) và<br />
viêm túi thừa manh tràng là nguyên nhân dễ<br />
chẩn đoán nhầm với viêm ruột thừa(12).<br />
Hiện nay, với độ nhạy và độ chuyên biệt<br />
cao(4), chụp cắt lớp điện toán (CLĐT) được ưu<br />
tiên chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ<br />
VTTĐT nhằm xác định chẩn đoán VTTĐT đồng<br />
thời giúp phân biệt với các bệnh lý bụng cấp<br />
khác(2).<br />
Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi đánh giá<br />
độ nhạy của chụp CLĐT trong chẩn đoán<br />
VTTĐT, chẩn đoán VTTĐT có biến chứng, phân<br />
loại mức độ của VTTĐT.<br />
<br />
bệnh viện nhân dân Gia Định trong thời gian 04<br />
năm từ 01/01/2010 đến tháng 30/12/2013.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Trong khoảng thời gian từ 01/01/10 đến ngày<br />
30.12.2013 (4 năm) tại bệnh viện Nhân Dân Gia<br />
Định, chúng tôi thu thập được 46 viêm túi thừa<br />
đại tràng, gồm 17 nữ, 29 nam, được mổ và có<br />
chụp CLĐT. Tuổi trung bình của bệnh nhân<br />
VTTĐT khá thấp chỉ có 38,71 tuổi. Bệnh nhân có<br />
tuổi nhỏ nhất là 15 tuổi và tuổi lớn nhất là 69<br />
tuổi. 40 túi thừa ở đại tràng phải: 24 trường hợp<br />
túi thừa đơn độc, 16 trường hợp có nhiều túi<br />
thừa, 6 túi thừa ở đại tràng trái: chỉ có nhiều túi<br />
thừa. Xem xét độ nhạy của CLĐT, chúng tôi có<br />
kết quả sau:<br />
Bảng 1: Độ nhạy các dấu hiệu chụp CLĐT trong<br />
chẩn đoán VTTĐT.<br />
Chụp CLĐT<br />
<br />
Dương<br />
thật<br />
<br />
Âm<br />
giả<br />
<br />
Túi thừa viêm<br />
<br />
34<br />
42<br />
44<br />
<br />
12<br />
4<br />
2<br />
<br />
Độ nhạy (%)<br />
(46 Bn)<br />
73,9<br />
91,3<br />
95,7<br />
<br />
35<br />
<br />
11<br />
<br />
76,1<br />
<br />
43<br />
<br />
3<br />
<br />
93,4<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Chúng tôi hồi cứu các hồ sơ bệnh án của<br />
bệnh nhân VTTĐTđược mổ, có CLĐTvà có kết<br />
quả giải phẫu bệnh viêm túi thừa đại tràng, tại<br />
<br />
176<br />
<br />
Thâm nhiễm mỡ<br />
Túi thừa viêm-dày thànhthâm nhiểm mỡ<br />
Dày thành- thâm nhiểm mỡ<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
Bảng 2: Bảng độ nhạy các dấu hiệu Chụp CLĐT chẩn<br />
đoán VTTĐT biến chứng.<br />
VTTĐT biến<br />
chứng (19 Bn)<br />
<br />
CCLĐT<br />
<br />
Dịch ổ bụng<br />
<br />
19<br />
<br />
19<br />
<br />
Khí tự do/thủng<br />
<br />
13<br />
<br />
13<br />
<br />
100<br />
<br />
Áp xe<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
83,3<br />
<br />
Phẫu thuật Độ nhạy (%)<br />
100<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 3: Các dấu hiệu chụp CLĐT trước PT và hồi<br />
cứu lại phim.<br />
Trước PT<br />
Hồi cứu<br />
Chụp CLĐT<br />
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)<br />
Túi thừa<br />
34/46<br />
73,9<br />
45/46<br />
97,8<br />
Dày thành<br />
42/46<br />
91,3<br />
45/46<br />
97,8<br />
Thâm nhiễm mỡ 44/46<br />
95,7<br />
46/46<br />
100<br />
<br />
Bảng 4: Bảng các dấu hiệu CCLĐT trong nhóm chẩn đoán sai.<br />
VRT<br />
Trước PT<br />
Hồi cứu<br />
0/5<br />
5/5<br />
3/5<br />
5/5<br />
5/5<br />
5/5<br />
5<br />
<br />
Chụp CLĐT<br />
Túi thừa<br />
Dàythành<br />
Thâm nhiểm mỡ<br />
Tổng (11)<br />
<br />
UĐT<br />
Trước PT Hồi cứu<br />
0/2<br />
2/2<br />
2/2<br />
2/2<br />
2/2<br />
2/2<br />
2<br />
<br />
Bảng 5: Bảng chẩn đoán trước phẫu thuật của phẫn<br />
thuật viên.<br />
Chẩn đoán trước phẫu thuật<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
VTTĐT<br />
<br />
35<br />
<br />
76,1<br />
<br />
- VTT manh tràng<br />
<br />
(9)<br />
<br />
(19,6)<br />
<br />
- VTT tái phát<br />
<br />
(2)<br />
<br />
(4,3)<br />
<br />
- VTT áp xe<br />
<br />
(3)<br />
<br />
(6,5)<br />
<br />
- VTT thủng<br />
<br />
(13)<br />
<br />
(28,3)<br />
<br />
- VPM túi thừa<br />
<br />
(5)<br />
<br />
(10,9)<br />
<br />
- VTT + VRT<br />
<br />
(3)<br />
<br />
(6,5)<br />
<br />
VRT<br />
<br />
7<br />
<br />
12,4<br />
<br />
Thủng tạng rỗng<br />
<br />
2<br />
<br />
4,25<br />
<br />
U ĐT<br />
<br />
2<br />
<br />
4,25<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
46<br />
<br />
100<br />
<br />
Bảng 6: Bảng so sánh đặc điểm VTTĐT trên hình<br />
chụp CLĐT và phẫu thuật.<br />
VTTĐT<br />
<br />
Chụp CLĐT<br />
<br />
Phẫu thuật<br />
<br />
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
28<br />
<br />
60,8<br />
<br />
27<br />
<br />
58,7<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
18<br />
<br />
39,2<br />
<br />
19<br />
<br />
41,3<br />
<br />
+Áp xe<br />
<br />
5<br />
<br />
10,9<br />
<br />
6<br />
<br />
13<br />
<br />
+Thủng<br />
<br />
13<br />
<br />
28,3<br />
<br />
13<br />
<br />
28,3<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
46<br />
<br />
100<br />
<br />
46<br />
<br />
100<br />
<br />
Kiểm định<br />
2<br />
<br />
χ<br />
<br />
P<br />
<br />
0,09 0,7<br />
<br />
0,22 0,6<br />
0,00<br />
<br />
1<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đánh giá độ nhạy của chụp CLĐT trong<br />
chẩn đoán VTTĐT<br />
Độ nhạy của CLĐT trong việc phát hiện<br />
VTTĐT từ 79% đến 100% Hulnick(7),<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát<br />
<br />
TTR<br />
Trước PT<br />
Hồi cứu<br />
0/2<br />
2/2<br />
0/2<br />
2/2<br />
2/2<br />
2/2<br />
2<br />
<br />
VĐT<br />
Trước PT<br />
Hồi cứu<br />
0/2<br />
2/2<br />
2/2<br />
2/2<br />
2/2<br />
2/2<br />
2<br />
<br />
Ambrosetti(1), Rao(15), Retert(16). Độ nhạy này thay<br />
đổi tùy thuộc vào tiêu chuẩn chẩn đoán VTTĐT.<br />
Theo Ambrosetti, hai dấu hiệu có thể nghi ngờ<br />
VTTĐT là dày thành đại tràng và thâm nhiễm<br />
mỡ quanh đại tràng(1). Kircher(9) dùng hai dấu<br />
hiệu trên và thêm hình ảnh túi thừa để chẩn<br />
đoán VTTĐT. Nếu dùng hai tiêu chuẩn chẩn<br />
đoán theo Ambrosetti, chúng tôi có độ nhạy của<br />
CLĐT là 93,4% (Bảng 1). Tuy nhiên, với tiêu<br />
chuẩn chẩn đoán chắc chắn theo Kircher,<br />
CLĐTcó độ nhạy là 76,1% (Bảng 1). Độ nhạy này<br />
có thể do trong mẫu của chúng tôi, VTTĐT chủ<br />
yếu bên phải (87%) và do các bác sĩ hình ảnh<br />
thiếu kinh nghiệm chỉ phát hiện 34/46 trường<br />
hợp túi thừa viêm vì khi hồi cứu lại phim chúng<br />
tôi phát hiện đến 45 trường hợp có túi thừa viêm<br />
(Bảng 3). So sánh với các nghiên cứu về VTTĐT<br />
phải như Shyung(19) là 83,3% và Fang(5) là 78,4%<br />
thì kết quả của chúng tôi phù hợp.<br />
Hình ảnh túi thừa viêm trên CLĐT là một<br />
cấu trúc hình tròn hay bầu dục nhô ra ngoài từ<br />
thành đại tràng, bên trong chứa khí, bắt thuốc<br />
cản quang, có thể có hình sỏi phân (8). Trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi, độ nhạy hình ảnh túi<br />
thừa chỉ có 73,9% và âm tính giả là 26,1% (Bảng<br />
3). Kết quả này cao hơn Kriten (11) 60%, thấp<br />
hơn nhiều so với Kaewlai(8) 98,6% và tương tự Lý<br />
Minh Tùng(14) 69,2%. Trong 11 trường hợp bác sĩ<br />
hình ảnh không nghĩ đến VTTĐT, khi hồi cứu lại<br />
phim chúng tôi vẫn ghi nhận có hình ảnh túi<br />
thừa trong 10 trường hợp (Bảng 3). Phân tích các<br />
<br />
177<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
trường hợp này, chúng tôi thấy có 5 trường hợp<br />
hình ảnh viêm túi thừa manh tràng (túi thừa đơn<br />
độc) bị nhầm lẫn là ruột thừa viêm. Hình ảnh<br />
của viêm ruột thừa rất giống với túi thừa viêm<br />
nếu chỉ xem trên vài hình cắt ngang. Đây có thể<br />
là nguyên nhân làm cho bệnh nhân bị VTTĐT<br />
đơn giản phải trải qua phẫu thuật cắt túi thừa<br />
viêm và cắt ruột thừa. Chúng ta nên quan sát<br />
trên nhiều lát cắt và trên mặt phẳng tái tạo đứng<br />
ngang. Còn một lý do nữa là ruột thừa bị viêm<br />
thứ phát sau tình trạng viêm túi thừa. Các<br />
trường hợp còn lại có lẻ là do các bác sĩ không có<br />
kinh nghiệm nhận định hoặc không chú ý tìm (5<br />
trường hợp) hoặc do túi thừa không còn nguyên<br />
cấu trúc, hoặc chứa đầy dịch hoặc bị che khuất<br />
bởi các cơ quan khác (1 trường hợp).<br />
Dấu hiệu dày thành đại tràng là hình ảnh<br />
thành đại tràng dày trên 5mm. Độ nhạy của dấu<br />
hiệu này trong VTTĐT thay đổi, 100% theo<br />
Kristen(11), Kircher (9) là 96%, Kaewlai(8) là 82,7%,<br />
Hulnich(7) chỉ 70% và Lý Minh Tùng(14) là 69,2%.<br />
Dấu hiệu này của chúng tôi có độ nhạy là 91,3%<br />
và âm tính giả chỉ 8,7% phù hợp với các nghiên<br />
cứu trên. Đây là dấu hiệu không đặc hiệu của<br />
VTTĐT vì có thể gặp trong các bệnh lý như viêm<br />
ruột thừa, viêm đại tràng hoặc nhầm với ung thư<br />
đại tràng. Theo Shen(18), dấu hiệu này gặp trong<br />
VTTĐT và ung thư đại tràng là 82,5% và 85,7%.<br />
Theo Lee(13) nếu có dấu hiệu dày thành đại tràng,<br />
hình ảnh túi thừa viêm trong bệnh cảnh viêm<br />
nhiễm thì nghĩ nhiều đến VTTĐT hơn là ung<br />
thư. Ngược lại nếu hình ảnh dày thành đại tràng<br />
không đều kèm với hình ảnh hạch ổ bụng thì<br />
nghĩ nhiều đến ung thư đại tràng. 7 trường hợp<br />
dày thành đại tràng không nghĩ đến VTTĐT<br />
trong nghiên cứu là dokhông đi kèm với hình<br />
ảnh túi thừa viêm nên các bác sĩ hình ảnh nghĩ<br />
đến bệnh khác của đại tràng như viêm, ung thư<br />
(Bảng 4).<br />
Dấu hiệu thâm nhiễm mỡ quanh đại tràng<br />
hay còn gọi là lớp "mỡ dơ". Độ nhạy của dấu<br />
hiệu này trong VTTĐT thay đổi, 100% theo<br />
Kristen(11) và Lý Minh Tùng(14), Hulnich(7) là 98%,<br />
Kircher(9) là 95%. Độ nhạy dấu hiệu này của<br />
<br />
178<br />
<br />
chúng tôi là 95,7% và âm tính giả là 4,3%. Dấu<br />
hiệu thâm nhiểm mỡ mà không đi kèm dấu hiệu<br />
túi thừa viêm sẽ làm cho các bác sĩ lầm với các<br />
bệnh khác như viêm đại tràng ung thư đai tràng,<br />
viêm ruột thừa (Bảng 4).<br />
<br />
Vai trò của chụp CLĐT trong việc phát hiện<br />
VTTĐT biến chứng<br />
Chụp CLĐT rất có giá trị trong việc chẩn<br />
đoán VTTĐT có biến chứng. Theo Ambrosetti (1)<br />
các dấu hiệu nghi ngờ biến chứng trên chụp<br />
CLĐT bao gồm những dấu hiệu của VTTĐT đơn<br />
giản (túi thừa viêm, dày thành đại tràng và thâm<br />
nhiễm mỡ quanh đại tràng) cộng với một trong<br />
các dấu hiệu: áp xe, khí tự do và rò chất cản<br />
quang. Chúng tôi có 19 trường hợp VTTĐT có<br />
biến chứng chiếm tỷ lệ 41,2%. CLĐT phát hiện<br />
18 trường hợp VTTĐT có biến chứng với độ<br />
nhạy 94,7%.<br />
Túi thừa bị thủng được bao bọc sẽ tạo áp xe<br />
cạnh đại tràng, khung chậu hay bất cứ vị trí nào<br />
trong ổ bụng. Hình ảnh áp xe là một khối chứa<br />
dịch có thể có bóng khí bên trong và được bao<br />
bọc bởi lớp thành mỏng tăng quang(8). Chụp<br />
CLĐT phát hiện 5/6 trường hợp biến chứng áp<br />
xe (bảng 2), độ nhạy của dấu hiệu này là 83,3%<br />
thấp hơn tác giả Knochel là 96%(10). Khí tự do<br />
trong ổ bụng là hình ảnh những túi khí (đường<br />
kính lớn hơn hay bằng 5mm) hay bóng khí<br />
(đường kính nhỏ hơn 5mm) bên ngoài ống tiêu<br />
hóa(8). Tất cả 13 trường hợp VTTĐT thủng đều có<br />
dấu hiệu của khí tự do trên CLĐT, độ nhạy của<br />
dấu hiệu này là 100% (Bảng 2). CLĐT có thể phát<br />
hiện sớm khí tự do trong ổ bụng lượng(3). Khí tự<br />
do là dấu hiệu chính chẩn đoán thủng của ống<br />
tiêu hóa. CLĐT phát hiện hình ảnh của VTTĐT<br />
và khí tự do giúp chẩn đoán nguyên nhân thủng<br />
ống tiêu hóa là VTTĐT (11 trường hợp). Khi<br />
không thấy dấu hiệu của VTTĐT thì các dấu<br />
hiệu khác như rò chất cản quang ra ngoài ống<br />
tiêu hóa gần vị trí thủng, thành đại tràng không<br />
liên tục, tăng quang bất thường của thành đại<br />
tràng, hình ảnh áp xe hay khối viêm cạnh đại<br />
tràng(20). Đây là những dấu hiệu rất có giá trị<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
trong chẩn đoán nguyên nhân của thủng tạng<br />
rổng có nguồn gốc ở đại tràng như VTTĐT(1). Khi<br />
hồi cứu lại hai trường hợp chẩn đoán thủng tạng<br />
rổng trên CLĐT, chúng tôi vẫn ghi nhận dấu<br />
hiệu dày thành đại tràng và thâm nhiễm, có lẽ<br />
do không ghi nhận hình túi thừa viêm nên các<br />
bác sĩ hình ảnh không chẩn đoán được nguyên<br />
nhân thủng từ túi thừa đại tràng. Trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi không ghi nhận trường hợp<br />
nào có biến chứng rò tiêu hóa.<br />
<br />
Vai trò của CLĐT trong phân loại mức độ<br />
của VTTĐT<br />
Dựa trên (1) nghiên cứu tiến cứu 542 bệnh<br />
nhân, Ambrosetti chia VTTĐT thành 2 mức độ<br />
nhẹ và nặng gồm các biến chứng áp xe và thủng<br />
tự do. Các trường hợp nặng trên chụp CLĐT cần<br />
can thiệp ngoại khoa. Có thể dẫn lưu áp xe túi<br />
thừa đại tràng dưới CLĐT hoặc siêu âm. Trong<br />
trường hợp VPM toàn thể thì chỉ định phẫu<br />
thuật cấp cứu. Trong nghiên cứu, chẩn đoán sau<br />
phẫu thuật (Bảng 6) ghi nhận 58,7% VTTĐT nhẹ,<br />
41,3% VTT nặng gồm 13% áp xe, 28,3% VTTĐT<br />
thủng gây VPM. CLĐT giúp phân lọai mức độ<br />
nặng của VTTĐT rất tốt so với kết quả phuật<br />
(Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa phân loại<br />
của CLĐT và phẫu thuật (Bảng 6).<br />
Tỷ lệ bệnh nhân bị VTTĐT đơn giản được<br />
phẫu thuật trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ khá cao<br />
vì mẫu nghiên cứu chủ yếu là VTTĐT bên phải<br />
và tỷ lệ chẩn đoán nhầm với bệnh khác cần phải<br />
phẫu thuật chiếm tỷ lệ khá cao. Đây cũng là<br />
quan điểm của Lee(13), phần lớn VTTĐT phải<br />
không biến chứng nên điều trị bảo tồn, nhưng<br />
vai trò của nó bị giới hạn bởi tỷ lệ chẩn đoán<br />
đúng trước phẫu thuật còn thấp.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tóm lại, chụp CLĐT là phương tiện chẩn<br />
đoán hình ảnh có vai trò rất cao trong chẩn đoán.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các<br />
trường hợp đều được chụp CLĐT, kết quả tỷ lệ<br />
chẩn đoán chính xác trước phẫu thuật của phẫu<br />
thuật viên là 76,1% cao hơn rất nhiều các nghiên<br />
cứu khác trong nước không có được chụp CLĐT<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
trước phẫu thuật hay số trường hợp bệnh nhân<br />
được chụp CLĐT rất ít. Hơn nữa, tỷ lệ chẩn đoán<br />
nhần với VRT cũng giảm rất nhiều theo các<br />
trường hợp được chụp CLĐT. VTTĐT biến<br />
chứng thường được chỉ định phẫu thuật. Trong<br />
nghiên cứu, chụp CLĐT phát hiện biến chứng<br />
thủng túi thừa đại tràng qua hình ảnh khí tự do<br />
là 100% và hình ảnh áp xe là 83,3% (Bảng 2).<br />
Như vậy những thông tin có được từ Chụp<br />
CLĐT rất hữu ích cho các nhà ngoại khoa trong<br />
quyết định phẫu thuật bệnh nhân VTTĐT.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAMKHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
Ambrosetti P (2008), "Acute diverticulitis of left colon: Value of<br />
initial CT and timing of elective colectomy", J Gastrointest Surg,<br />
Vol.12, pp.1318-1320.<br />
Beckham H, Whitlow CB (2009), “The medical and<br />
nonoperative treatment of diverticulitis”, Clin Colon Rectal Surg,<br />
Vol.22 (3), pp.156-160.<br />
Catalano O (1996), "Computed tomography in the study of<br />
gastrointestinal perforation", Radiol Med, Vol.91, pp.247-252.<br />
Destigter KK, Keating DP (2009), "Imaging update: Acute<br />
colonic diverticulitis", Clin Colon Rectal Surg, Vol.3, pp.147–155.<br />
Fang JF, Chen RJ, Lin BC, Hsu YB, Kao JL, Chen MF (2003),<br />
"Aggressive resection is indicated for cecal diverticulitis", Am J<br />
Surg, Vol.185, pp.135-140.<br />
Hall J, Hammerich K, Roberts P (2010), “New paradigms in the<br />
management of diverticular disease”, Curr Probl Surg, Vol.47,<br />
pp.680-735.<br />
Hulnick DH, Megibow AJ, Balthazar EJ, et al (1984),<br />
“Computed tomography in the evaluation of diverticulitis”,<br />
Radiology, Vol.152, pp.491-495.<br />
Kaewlai R, Nazinitsky KJ (2007), "Acute colonic diverticulitis in<br />
a community-based hospital: CT evaluation in 138 patients",<br />
Emerg Radiol, Vol.13 (4), pp.171-179.<br />
Kircher MF, Rhea JT, Kihiczak Det al (2002), “Frequency,<br />
sensitivity, and specificity of individual signs of diverticulitis<br />
on thin-section helical CT with colonic contrast material:<br />
experience with 312 cases”, AJR Am J Roentgenol, Vol.178 (6),<br />
pp.1313-1318.<br />
Knochel JQ, Koehler PR, Lee TG, et al (1980), "Diagnosis of<br />
abdominal abscesses with computed tomography, Radiology,<br />
Vol.137, pp.425-432<br />
Kriten KD, David PK (2009), ‘Imaging update: acute colonic<br />
divericulitis", Clin Colon Rectal Surg, 2 Vol.2 (3), pp.147-155.<br />
Lê Huy Lưu, Nguyễn Văn Hải (2010), “Kết quả phẫu thuật túi<br />
thừa đại tràng phải bằng phẫu thuật nội soi”, Y học Thành phố<br />
Hồ Chí Minh, tập 14, tr. 12-15.<br />
Lee IK, Jung SE, Gorden DL, et al (2008), "The diagnostic<br />
criteria for right colonic diverticulitis: Prospective evaluation of<br />
100 patients", Int J Colorectal Dis, Vol.23(12), pp.1151-1157.<br />
Lý Minh Tùng (2011), Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và kết quả<br />
phẫu thuật viêm túi thừa đại tràng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí<br />
Minh, tr. 80-82.<br />
Rao PM, Rhea JT, (1998), "Colonic diverticulitis: evaluation of<br />
the arrowhead sign and the inflamed diverticulum for CT<br />
diagnosis", Radiology, Vol.209(3), pp.775-779.<br />
<br />
179<br />
<br />