intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tần suất huyết khối tiểu nhĩ trái trên siêu âm tim qua thực quản ở người cao tuổi có nhồi máu não cấp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhồi máu não cấp là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế ở người cao tuổi. Siêu âm tim qua thực quản là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh học thường được thực hiện ở các bệnh nhân cao tuổi có nhồi máu não cấp nhằm loại trừ nguyên nhân thuyên tắc từ tim, đặc biệt là huyết khối tiểu nhĩ trái. Khảo sát tần suất hiện mắc của huyết khối tiểu nhĩ trái trên siêu âm tim qua thực quản ở người cao tuổi nhồi máu não cấp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tần suất huyết khối tiểu nhĩ trái trên siêu âm tim qua thực quản ở người cao tuổi có nhồi máu não cấp

  1. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022 Nghiên cứu Y học TẦN SUẤT HUYẾT KHỐI TIỂU NHĨ TRÁI TRÊN SIÊU ÂM TIM QUA THỰC QUẢN Ở NGƢỜI CAO TUỔI CÓ NHỒI MÁU NÃO CẤP Nguyễn Quang Huy1, Nguyễn Thanh Huân1, Thân Hà Ngọc Thể1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhồi máu não cấp là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế ở người cao tuổi. Siêu âm tim qua thực quản là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh học thường được thực hiện ở các bệnh nhân cao tuổi có nhồi máu não cấp nhằm loại trừ nguyên nhân thuyên tắc từ tim, đặc biệt là huyết khối tiểu nhĩ trái. Tại Việt Nam, tần suất huyết khối tiểu nhĩ trái ở các bệnh nhân cao tuổi này vẫn chưa được rõ. Mục tiêu: Khảo sát tần suất hiện mắc của huyết khối tiểu nhĩ trái trên siêu âm tim qua thực quản ở người cao tuổi nhồi máu não cấp. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Các bệnh nhân cao tuổi có nhồi máu não cấp được siêu âm tim qua thực quản tại Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Thống Nhất từ 07/2020 đến 05/2021. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 134 bệnh nhân (tuổi trung bình: 71,7 ± 8,6, nam: 54,5%). Huyết khối tiểu nhĩ trái được ghi nhận ở 19 bệnh nhân (14,2%). Đường kính nhĩ trái ở nhóm có huyết khối lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có huyết khối (43,7 ± 5,5 mm và 34,6 ± 8,6 mm, p
  2. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022 Conclusion: Our results reinforce that LAA thrombus may present in the elderly with AIS and TEE examination need to be perform in the patients. This not only guides us to the source of embolism but also helps us undertake corrective therapeutic interventions to prevent recurrent ischemic strokes. Key words: left atrial appendage thrombus, transesophageal echocardiography, ischemic stroke ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu Đột quỵ não là một trong các nguyên nhân Khảo sát tần suất huyết khối tiểu nhĩ trái hàng đầu gây tử vong và tàn tật ở người cao bằng siêu âm tim qua thực quản ở người cao tuổi(1). Đột quỵ não gồm hai nhóm nguyên nhân tuổi có nhồi máu não cấp tại Bệnh Viện Thống chính: nhồi máu não và xuất huyết não, trong đó Nhất từ 7/2020 đến 5/2021. nhồi máu não chiếm từ 80 – 85% trường hợp đột ĐỐI TƢỢNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU quỵ(2). Nhồi máu não là tình trạng tắc nghẽn các Đối tƣợng nghiên cứu động mạch não, dẫn đến giảm cung cấp máu Các bệnh nhân ≥60 tuổi có nhồi máu não cấp nuôi nhu mô não. Có 2 nhóm nguyên nhân được điều trị tại bệnh viện Thống Nhất và được chính gây nhồi máu não: huyết khối hình thành chỉ định siêu âm tim qua thực quản tại khoa Nội từ mảng xơ vữa hệ động mạch cảnh-cột sống và Tim Mạch - bệnh viện Thống Nhất từ tháng huyết khối hình thành từ tim, đặc biệt là ở tiểu 07/2020 đến tháng 05/2021. nhĩ trái(3). Do cấu trúc giải phẫu phức tạp, tiểu nhĩ trái là nơi hình thành huyết khối đầu tiên Tiêu chuẩn chọn trong nhĩ trái khi có rối loạn co bóp và ứ máu(4). Bệnh nhân ≥60 tuổi có nhồi máu não cấp, Mặc dù rung nhĩ đóng vai trò chính trong sinh được xác định trên lâm sàng và hình ảnh học. bệnh học hình thành huyết khối tiểu nhĩ trái, tuy Bệnh nhân được làm siêu âm tim qua thực nhiên bệnh nhân có thể có huyết khối tiểu nhĩ quản ≤1 tuần sau nhồi máu não cấp. trái nhưng không có rung nhĩ(5,6). Trong trường Bệnh nhân và hoặc thân nhân đồng ý tham hợp này, bệnh nhân có thể bị bỏ sót nguyên gia nghiên cứu. nhân, dẫn đến việc điều trị, tiên lượng không Tiêu chuẩn loại trừ đúng. Do đó, xác định nguyên nhân gây nhồi Siêu âm tim qua thực quản có kết quả không máu não, đặt biệt là sự tồn tại huyết khối tiểu nhĩ rõ ràng về sự tồn tại của huyết khối. trái, là rất cần thiết. Bệnh nhân được sử dụng thuốc tiêu sợi Siêu âm tim qua thực quản là một phương huyết và/hoặc kháng đông ≤1 tuần trước khi pháp chẩn đoán hình ảnh có độ nhạy và đặc được làm siêu âm tim qua thực quản. hiệu tương đương chụp cắt lớp điện toán và hơn Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu. siêu âm tim qua thành ngực trong xác định sự tồn tại của huyết khối tiểu nhĩ trái(7). Hiện nay, Phƣơng pháp nghiên cứu các khuyến cáo trong chẩn đoán và điều trị nhồi Thiết kế nghiên cứu máu não nhấn mạnh vai trò của siêu âm tim qua Nghiên cứu cắt ngang mô tả. thực quản đối với bệnh nhân nghi ngờ nhồi máu Cỡ mẫu não do nguyên nhân là huyết khối từ tiểu nhĩ Cỡ mẫu được tính theo công thức ước tỉnh tỉ trái(8,9,10). Tại Việt Nam, các số liệu về tần suất lệ của nghiên cứu cắt ngang: huyết khối tiểu nhĩ trái ở bệnh nhân cao tuổi có nhồi máu não cấp được khảo sát trên siêu âm tim qua thực quản vẫn còn thiếu. Đây là câu hỏi nghiên cứu và lý do để chúng tôi tiến hành Z1 – α/2 = 1,96 (sai số loại I, α = 0,05). nghiên cứu này. d=0,05 (sai số tuyệt đối 5%). Chuyên Đề Nội Khoa 91
  3. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022 Nghiên cứu Y học Chúng tôi lấy p=0,08 theo kết quả nghiên gồm các giá trị: tăng huyết áp, suy tim, bệnh tim cứu của Leung DY, tần suất huyết khối tiểu nhĩ thiếu máu cục bộ, đái tháo đường, rối loạn lipid trái được ghi nhận trên siêu âm tim qua thực máu. Đánh giá dựa vào hồ sơ khám bệnh của quản ở nhóm các bệnh nhân nhồi máu não cấp bệnh nhân. có độ tuổi trung bình 60 trở lên là 8%(11), n tối Đặc điểm của nhịp tim: là các biến danh thiểu là 114 bệnh nhân. định, được ghi nhận dựa trên điện tâm đồ 12 Phương pháp chọn mẫu chuyển đạo và kết hợp điện tâm đồ 24 giờ (nếu có) được ghi nhận trong hồ sơ. Chọn mẫu liên tục thuận tiện. - Nhịp xoang: khi có đủ 3 điều kiện sau trên Chúng tôi chọn các bệnh nhân cao tuổi có điện tim. Sóng P dương ở chuyển đạo DI, DII, nhồi máu não cấp được siêu âm tim qua thực aVF, sóng P âm ở chuyển đạo aVR và sau sóng P quản và giải thích về nghiên cứu. luôn đi sau mỗi phức bộ QRS. Nếu bệnh nhân đồng ý tham gia, chúng tôi - Rung nhĩ: mất sóng P, thay bằng sóng f sẽ cho bệnh nhân ký vào phiếu đồng thuận lăn tăn, phức bộ QRS không đều về biên độ và tham gia. thời gian. Nếu bệnh nhân thỏa tiêu chí đưa vào và Nhồi máu não cấp: xác định dựa trên kết không có tiêu chí loại ra sẽ được đưa vào quả chụp cộng hưởng từ sọ não ghi nhận trong nghiên cứu. hồ sơ. Phương pháp thực hiện Đặc điểm của siêu âm tim qua thành ngực Quy trình siêu âm tim qua thực quản tại bệnh viện Phân suất tống máu thất trái: là biến định Thống Nhất lượng liên tục (%), được đo bằng phương pháp Bệnh nhân cần nhịn ăn uống ít nhất 8 giờ Teicholz hoặc phương pháp Simspon. trước khi siêu âm tim qua thực quản. Bệnh Đường kính nhĩ trái: là biến định lượng nhân được hỏi về tiền sử dị ứng thuốc tê. Bệnh liên tục (mm), được đo ở mặt cắt cạnh ức cuối nhân nằm trên giường. Gắn monitor điện tâm tâm thu. đồ đồng bộ với máy siêu âm tim. Kiểm tra đầu Đường kính thất trái cuối tâm trương: là biến dò siêu âm tim. Xịt thuốc tê lidocain 10%, định lượng liên tục (mm), được đo ở mặt cắt xylocain Jelly 2%. Đặt bệnh nhân ở tư thế cạnh ức trục dọc. nghiêng trái. Đảm bảo bệnh nhân ở tư thế Đặc điểm của siêu âm tim qua thực quản thoải mái. Cho bệnh nhân ngậm ống canuyn. Huyết khối tiểu nhĩ trái: được xác định theo Bôi trơn đầu dò. Tiến hành đặt đầu dò siêu âm chuẩn của Daniel WG(12): là một khối cản âm tim qua thực quản. Dặn bệnh nhân thở bằng tăng đậm độ trong tiểu nhĩ trái có/không có một mũi trong quá trình siêu âm. Sau khi siêu âm phần nhô vào buồng nhĩ trái. Huyết khối tiểu xong, rút đầu dò, ngâm đầu dò trong dung nhĩ trái được khảo sát ở 4 mặt cắt khác nhau trên dịch tiệt trùng. Dặn bệnh nhân nhịn ăn uống ít siêu âm tim qua thực quản: ngang van động nhất 1 giờ sau siêu âm. mạch chủ (0-50o), mép van hai lá (50-80o), hai Định nghĩa biến số buồng (80-110o) và trục dọc (>110o). Là biến nhị Tuổi: là biến định lượng liên tục, tính từ giá gồm 2 giá trị có và không có huyết khối. năm sinh của bệnh nhân cho đến ngày bệnh Tương phản tự nhiên (máu xoáy): được xác nhân đi khám. định theo chuẩn của Fatkin D(13). Là biến thứ tự, Giới: là biến nhị giá gồm 2 giá trị là nam phân theo độ nặng. Độ nặng được phân loại từ hoặc nữ. 0-4: Tiền sử bệnh nội khoa: là biến danh định bao 0: không (không có tương phản). 92 Chuyên Đề Nội Khoa
  4. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022 1+: Mức độ nhẹ (tương phản tối thiểu trong trong tiểu nhĩ trái. Đặc điểm huyết khối tiểu nhĩ tiểu nhĩ trái hoặc phân phối rải rác trong nhĩ trái, trái được trình bày trong Bảng 1. chỉ phát hiện thoáng qua trong chu kỳ tim bằng Bảng 1. Đặc điểm huyết khối tiểu nhĩ trái ở 19 bệnh kỹ thuật tăng gain tối ưu). nhân 2+: Mức độ nhẹ đến vừa (tương phản đặc Đặc điểm huyết khối n = 19 hơn 1 +, phân bố đồng dạng hơn, có thể phát Vận tốc dòng chảy qua tiểu nhĩ trái (m/s) 0,38 ± 0,19 Hình thái tiểu nhĩ trái hiện không cần kỹ thuật tăng gain). Hình xương rồng, n (%) 07 (36,8) 3+: Mức độ vừa (tương phản đặc, xoáy trong Hình bông cải, n (%) 05 (26,3) toàn bộ chu kỳ tim). Hình cờ gió, n (%) 05 (26,3) 4+: Mức độ nặng (tương phản nhiều, đặc và Hình cánh gà, n (%) 02 (10,5) chuyển động xoáy chậm trong tiểu nhĩ trái, Chuyển động máu xoáy, n (%) 15 (78,9) Độ 0, n (%) 04 (21,1) thường với 1 hình ảnh tương tự trong lòng nhĩ Độ 1+, n (%) 03 (15,8) trái). Độ 2+, n (%) 04 (21,1) Xử lý số liệu Độ 3+, n (%) 04 (21,1) Độ 4+, n (%) 04 (21,1) Số liệu được xử lý bằng phần mềm STATA 14. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tần suất Các biến số định tính được mô tả bằng tần số huyết khối tiểu nhĩ trái ở 134 bệnh nhân cao tuổi (n) và tỉ lệ %. có nhồi máu não cấp được siêu âm tim qua thực quản là 19 (14,2%) bệnh nhân. Trong đó, hầu hết Các biến số định lượng được mô tả bằng giá các bện nhân có huyết khối tiểu nhĩ trái đều có trị trung bình ± độ lệch chuẩn (ĐLC). chuyển động máu xoáy trong tiểu nhĩ (78,9%). Dùng phép kiểm định chi-bình phương để Vận tốc trung bình qua tiểu nhĩ trái ở những so sánh sự khác biệt giữa các biến định tính. bệnh nhân có huyết khối là 0,38 ± 0,19 m/s. Dùng phép kiểm t-student để so sánh các Trong những bệnh nhân có huyết khối, hình thái biến định lượng. xương rồng chiếm tỉ lệ cao nhất (36,8%), hình Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p
  5. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022 Nghiên cứu Y học Bảng 2. So sánh đặc điểm hai nhóm có và không có huyết khối tiểu nhĩ trái Huyết khối tiểu nhĩ trái Chung Đặc điểm Có Không có p (n=134) (n=19) (n=115) Đặc điểm chung Tuổi 71,7 ± 8,6 71,8 ± 8,6 70,8 ± 8,7 0,56 Nam giới, n (%) 73 (54,5) 10 (52,6) 63 (54,8) 0,86 Đặc điểm nhịp tim Rung nhĩ, n (%) 22 (16,4) 18 (94,7) 04 (3,5)
  6. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022 diện ở những bệnh nhân có nhĩ trái dãn, có máu 6. Kamel H, Okin PM, Longstreth W, et al (2015). Atrial cardiopathy: a broadened concept of left atrial xoáy trong tiểu nhĩ trái. Do đó, trong quá trình thromboembolism beyond atrial fibrillation. Future Cardiology, thực hiện siêu âm, các bác sĩ cần lưu ý tại các đặc 11(3):323-31. 7. Camen S, Haeusler K, Schnabel R, et al (2019). Cardiac imaging điểm này để cải thiện khả năng phát hiện huyết after ischemic stroke. Herz, 44(4):296-303. khối tiểu nhĩ trái. 8. Saric M, Armour AC, Kronzon I, et al (2016). Guidelines for the use of echocardiography in the evaluation of a cardiac source of Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 1 embolism. Journal of the American Society of Echocardiography, bệnh nhân nhịp xoang nhưng có huyết khối 29(1):1-42. trong tiểu nhĩ trái. Mặc dù chưa được hiểu biết 9. Schwartz BG, Alexander CT, Schussler JM, et al (2018) Utility of routine transesophageal echocardiography in patients with đầy đủ, cơ chế của sự hình thành huyết khối stroke or transient ischemic attack. Baylor University Medical tiểu nhĩ trái ở các bệnh nhân nhịp xoang được Center Proceedings, Taylor & Francis. cho là liên quan đến bệnh cơ nhĩ với các nguy 10. Marino B, Jaiswal, Kerwin, et al (2016). Impact of transesophageal echocardiography on clinical management of cơ từ sự khác biệt về hình thái, cấu trúc và patients over age 50 with cryptogenic stroke and normal chức năng của tiểu nhĩ trái(5,6,18). Đây tiền đề transthoracic echocardiogram. Journal of Hospital Medicine, trong tương lai để chúng tôi thực hiện nghiên 11(2):95-8. 11. Leung DY, Black IW, Stewart WJ, et al (1995). Selection of cứu khảo sát đặc điểm của tiểu nhĩ trái ở các patients for transesophageal echocardiography after stroke and bệnh nhân có huyết khối. systemic embolic events: role of transthoracic echocardiography. Stroke, 26(10):1820-4. KẾT LUẬN 12. Daniel WG, Werner G, Mügge A, et al (1995). Transesophageal echocardiography. New England Journal of Medicine, Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 332(19):1268-80. tần suất huyết khối tiểu nhĩ trái ở bệnh nhân 13. Fatkin D, Kelly RP, Feneley MP, et al (1994). Relations between nhồi máu não cấp là 14,2%. Huyết khối tiểu nhĩ left atrial appendage blood flow velocity, spontaneous echocardiographic contrast and thromboembolic risk in vivo. trái được ghi nhận ở 5,3% bệnh nhân nhịp xoang Journal of the American College of Cardiology, 23(4):961-9. và 94,7% bệnh nhân rung nhĩ. Nghiên cứu của 14. Hur J, Kim YJ, Choi E-Y, et al (2009). Left atrial appendage thrombi in stroke patients: detection with two-phase cardiac CT chúng tôi nêu được 2 vấn đề. Thứ nhất, huyết angiography versus transesophageal echocardiography. khối tiểu nhĩ trái có thể hiện diện ở bệnh nhân Radiology, 251(3):683-90. nhồi máu não cấp, ngay cả ở bệnh nhân nhịp 15. De Abreu TT, Mateus S, Carreteiro, et al (2008). Therapeutic implications of transesophageal echocardiography after xoang. Thứ hai, ở bệnh nhân nhồi máu não cấp, transthoracic echocardiography on acute stroke patients. huyết khối tiểu nhĩ trái cần được tầm soát bởi Vascular Health and Risk Management, 4(1):167. siêu âm tim qua thực quản nhằm định hướng 16. Strandberg M, Marttila R, Helenius H, et al (2002). Transoesophageal echocardiography in selecting patients for chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh. anticoagulation after ischaemic stroke or transient ischaemic attack. Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry, 73(1):29- TÀI LIỆU THAM KHẢO 33. 1. Campbell BC, De Silva DA, Davis SM, et al (2019). Ischaemic 17. Powers WJ, Rabinstein AA, Becker K, et al (2019). Guidelines for stroke. Nature Reviews Disease Primers, 5(1):1-22. the early management of patients with acute ischemic stroke: 2. Korb PJ, Pearce J, Jones W, et al (2017). Coding in Stroke and 2019 update to the 2018 guidelines for the early management of Other Cerebrovascular Diseases. Lifelong Learning in Neurology, acute ischemic stroke: a guideline for healthcare professionals 23(1):e1-e11. from the American Heart Association/American Stroke 3. Chen RL, Balami JS, Buchan AM, et al (2010). Ischemic stroke in Association. Stroke, 50(12):e344-e418. the elderly: an overview of evidence. Nature Reviews Neurology, 18. Shen MJ, Arora R, Jalife J, et al (2019). Atrial myopathy. Basic to 6(5):256-65. Translational Science, 4(5):640-54. 4. Naksuk N, Padmanabhan D, Asirvatham SJ, et al (2016). Left atrial appendage: embryology, anatomy, physiology, arrhythmia and therapeutic intervention. Clinical Ngày nhận bài báo: 07/12/2021 Electrophysiology, 2(4):403-12. Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 10/02/2022 5. Yaghi S, Song C, Kamel H, et al (2015). Left atrial appendage Ngày bài báo được đăng: 15/03/2022 function and stroke risk. Stroke, 46(12):3554-9. Chuyên Đề Nội Khoa 95
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1