Đ. Lưu, L. H. Quang / Tăng cường gắn kết trường đại học với trường phổ thông...<br />
<br />
TĂNG CƯỜNG GẮN KẾT TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI TRƯỜNG<br />
PHỔ THÔNG ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN<br />
Đặng Lưu, Lê Hồ Quang<br />
Khoa Sư phạm Ngữ Văn, Trường Đại học Vinh<br />
Ngày nhận bài 25/10/2017, ngày nhận đăng 25/12/2017<br />
Tóm tắt: Để tăng cường gắn kết giữa trường đại học và trường phổ thông nhằm<br />
nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, cần khẩn trương thực hiện một số biện pháp. Bộ<br />
Giáo dục và Đào tạo nên quy định trách nhiệm của trường phổ thông trong việc phối<br />
hợp với trường đại học sư phạm để đào tạo nghề cho sinh viên. Chương trình đào tạo<br />
giáo viên của các khoa/trường sư phạm phải gắn với thực tế dạy học ở phổ thông. Giờ<br />
dạy của giảng viên nên giảm tính hàn lâm, giảm lý thuyết, chú trọng đào tạo kỹ năng<br />
sư phạm cho người học. Thời gian thực tập nghề của sinh viên cần được tăng thêm,<br />
hình thức thực tập nên được cải tiến. Các biện pháp vừa nêu phải được tiến hành đồng<br />
bộ thì mới có hiệu quả.<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong việc đổi mới nền giáo dục quốc<br />
gia, đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quyết<br />
định cho sự thành công. Hễ ai quan tâm<br />
đến lĩnh vực giáo dục đều dễ dàng nhận ra<br />
điều đó. Việc cập nhật thông tin về các<br />
nền giáo dục tiên tiến trên thế giới hiện<br />
nay giúp ta có điều kiện đối sánh và thấy<br />
rõ tình trạng đáng lo ngại trong đào tạo<br />
ngành sư phạm cũng như chất lượng giáo<br />
viên ở Việt Nam. Gần đây, chủ đề này đã<br />
làm nóng các diễn đàn. Nhiều người chỉ<br />
ra một “chùm” nguyên nhân dẫn đến thực<br />
trạng nêu trên. Chất lượng đầu vào thấp.<br />
Chương trình đào tạo chủ yếu cung cấp tri<br />
thức, chưa chú ý phát triển năng lực sư<br />
phạm của người học. Khâu rèn nghề chưa<br />
đảm bảo yêu cầu khiến người học thiếu<br />
các kỹ năng cần thiết mà thực tế đòi hỏi.<br />
Sinh viên không có động lực học tập vì<br />
khó tìm việc sau khi ra trường. Đời sống<br />
của giáo viên căn bản là khó khăn, không<br />
có sức hấp dẫn đối với người học sư<br />
phạm. Tâm lý thực dụng của con người<br />
trong nền kinh tế thị trường...<br />
Do sự chi phối của một chuỗi nguyên<br />
Email: dangluu@gmail.com (Đ. Lưu)<br />
<br />
58<br />
<br />
nhân, cho nên vấn đề chất lượng ngành sư<br />
phạm cần phải được giải quyết đồng bộ.<br />
Bên cạnh những khâu thuộc trách nhiệm<br />
của người học, của xã hội, của các nhà<br />
quản lý vĩ mô, những người hoạch định<br />
chính sách, có một “phân khúc” quan<br />
trọng thuộc chức trách của các cơ sở đào<br />
tạo. Ở “phân khúc” này, có ba điểm mấu<br />
chốt cần tập trung giải quyết: phải có một<br />
chương trình đào tạo sát yêu cầu thực<br />
tiễn, phải có một đội ngũ giảng viên đủ<br />
trình độ, tâm huyết với nghề, và cuối cùng<br />
phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở<br />
đào tạo sư phạm với các trường phổ<br />
thông để người học được rèn nghề một<br />
cách thực chất, có hiệu quả.<br />
Ngày nay, liên kết với doanh nghiệp<br />
là một nhân tố đảm bảo sự sống còn của<br />
mô hình đại học hiện đại. Chỉ có liên kết,<br />
sản phẩm đào tạo của nhà trường mới đáp<br />
ứng ở mức cao những đòi hỏi của nhà<br />
tuyển dụng trong môi trường cạnh tranh<br />
quyết liệt. Chỉ có liên kết, nhà trường mới<br />
luôn luôn có điều kiện tự soi lại mình,<br />
nhận ra những chỗ bất cập so với yêu cầu<br />
thực tế để thường xuyên điều chỉnh<br />
chương trình và cách thức đào tạo.<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
Ngành sư phạm ở các trường đại học<br />
không thể tự cho phép mình đứng ngoài<br />
bối cảnh đó.<br />
II. NỘI DUNG<br />
1. Thực trạng mối quan hệ giữa<br />
trường đại học với trường phổ thông<br />
trong đào tạo giáo viên hiện nay<br />
Trong chương trình đào tạo giáo viên,<br />
ngoài các học phần cơ sở ngành và<br />
chuyên ngành, có một số học phần thuộc<br />
về nghiệp vụ sư phạm. Đó là Tâm lý học,<br />
Giáo dục học, Phương pháp dạy học bộ<br />
môn. Bên cạnh tri thức lý thuyết, những<br />
học phần này còn có nội dung rèn luyện<br />
năng lực nghề nghiệp thể hiện qua hoạt<br />
động kiến tập và thực tập sư phạm.<br />
Trước hết, phải nói ngay rằng, việc<br />
đào tạo ngành sư phạm ở Việt Nam, thời<br />
gian dành cho sinh viên thực tập còn quá<br />
ít. Xin lấy ví dụ từ Trường Đại học Vinh:<br />
trong tổng số 132 tín chỉ của khung<br />
chương trình, thực tập giảng dạy ở phổ<br />
thông chỉ có 5 tín chỉ, chiếm gần 3,8%,<br />
trong khi ở Phần Lan, sinh viên phải thực<br />
hành dạy ở phổ thông là 40 tín chỉ. Người<br />
ta quy định: “Trong đào tạo giáo viên bộ<br />
môn, thời lượng thực hành dạy ở các<br />
trường phổ thông chiếm khoảng một phần<br />
ba chương trình học” [8, tr. 237]. Những<br />
số liệu trên đặt bên cạnh nhau, tự nó đã<br />
nói lên nhiều điều.<br />
Cách tiến hành lâu nay của chúng ta<br />
là trường đại học lên kế hoạch, liên hệ với<br />
các sở giáo dục và đào tạo, từ đó có được<br />
danh sách những trường phổ thông sẽ tiếp<br />
nhận đoàn kiến tập/ thực tập. Dựa trên<br />
danh sách đó, trường yêu cầu các khoa<br />
phân công sinh viên về các trường phổ<br />
thông theo chỉ tiêu đã được ấn định. Mỗi<br />
đoàn kiến tập/ thực tập gồm sinh viên đủ<br />
các khoa, sẽ đến một trường nào đó theo<br />
phân công. Đã có một thời, trường đại học<br />
cử giảng viên phụ trách đoàn thực tập,<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 3B (2017), tr. 58-64<br />
<br />
phối hợp với trường phổ thông để giải<br />
quyết những vụ việc nảy sinh cũng như<br />
tham gia đánh giá sinh viên. Nhưng đó là<br />
câu chuyện của quá khứ. Hiện nay, nhiệm<br />
vụ quản lý đoàn thực tập được giao cho<br />
đội ngũ cán bộ là sinh viên, do nhà trường<br />
cử trên cơ sở đề xuất của các khoa.<br />
Trong thời gian làm việc ở trường<br />
phổ thông, sinh viên phải tìm hiều môi<br />
trường giáo dục, thực hành một số hoạt<br />
động trong tư cách người giáo viên như<br />
chủ nhiệm lớp, dạy học theo chương<br />
trình, các hoạt động ngoài giờ... Nếu là<br />
kiến tập, sinh viên phải có sản phẩm hoàn<br />
thành trong quá trình hoạt động ở trường<br />
phổ thông và viết bài thu hoạch để giảng<br />
viên phụ trách học phần đánh giá. Nếu là<br />
thực tập, trường sở tại sẽ phân công giáo<br />
viên hướng dẫn và đánh giá kết quả các<br />
hoạt động của sinh viên.<br />
Với cách làm như vậy, trường phổ<br />
thông chỉ đóng vai trò là “đơn vị sản<br />
xuất”, người học được đến để trải nghiệm<br />
nghề nghiệp. Sự trải nghiệm diễn ra ở<br />
những mức độ khác nhau. Là kiến tập thì<br />
sinh viên chỉ dừng lại ở quan sát, tìm hiểu<br />
và tham gia vài hoạt động của lớp học,<br />
của nhà trường. Là thực tập thì sinh viên<br />
được trực tiếp tham gia sâu hơn vào một<br />
số hoạt động của trường như làm chủ<br />
nhiệm lớp, dạy học. Dù không “khoán<br />
trắng” cho sinh viên (vì trường, khoa có<br />
tổ chức các đợt kiểm tra cũng như tổng<br />
kết cuối đợt thực tập), nhưng xem ra quan<br />
hệ giữa trường đại học và trường phổ<br />
thông theo kiểu đó vẫn mang tính chất<br />
đơn tuyến, một chiều, chưa có sự tương<br />
tác. Rốt cuộc, chất lượng học nghề, rèn<br />
nghề của sinh viên sư phạm chủ yếu vẫn<br />
phụ thuộc vào các hoạt động diễn ra trong<br />
khuôn viên của trường đại học. Thực<br />
trạng này đã được nhiều người nhận thấy<br />
và phản ánh trên một số diễn đàn [2], [6],<br />
[7], [9].<br />
59<br />
<br />
Đ. Lưu, L. H. Quang / Tăng cường gắn kết trường đại học với trường phổ thông...<br />
<br />
Hằng năm, tại các cuộc tổng kết thực<br />
tập, cán bộ quản lý và giáo viên ở các<br />
trường phổ thông thường phàn nàn tình<br />
trạng sinh viên non yếu về kỹ năng sư<br />
phạm. Đó là một thực tế mà các giảng<br />
viên dạy phương pháp đều nhận thấy. Tuy<br />
nhiên, một khi việc đào tạo vẫn nặng về lý<br />
thuyết, một khi sinh viên chỉ được tiếp<br />
xúc với môi trường phổ thông ít ỏi như<br />
bấy lâu nay, thì tình trạng nêu trên khó mà<br />
cải thiện. Việc tập giảng được tiến hành<br />
định kỳ theo yêu cầu của các học phần<br />
phương pháp, dù được hướng dẫn bởi<br />
những giảng viên giàu kinh nghiệm,<br />
nhưng kiểu “lớp học mô phỏng” do sinh<br />
viên đóng cả vai giáo viên lẫn vai học<br />
sinh để tập tành hoàn toàn khác xa với<br />
một lớp học sinh động trong thực tế ở<br />
trường phổ thông. Không được thâm nhập<br />
thường xuyên vào môi trường đó, việc rèn<br />
nghề ở giảng đường đại học không khác<br />
gì “múa cho nhau xem, hát cho nhau<br />
nghe” trong phòng tập. Khi đứng trước<br />
cái “sân khấu hoành tráng” là lớp thực,<br />
trường thực, đòi hỏi phải có những hoạt<br />
động đa dạng, phong phú, phải giải quyết<br />
những mối quan hệ phức tạp, với vốn kỹ<br />
năng “phòng tập” còn quá ít ỏi như vậy,<br />
tất yếu sinh viên sẽ rất lúng túng.<br />
2. Một số biện pháp xây dựng mối<br />
quan hệ gắn kết giữa trường đại học và<br />
trường phổ thông trong đào tạo giáo<br />
viên<br />
2.1. Trước hết, để tạo nên mối quan<br />
hệ gắn kết giữa trường đại học có đào tạo<br />
ngành sư phạm với trường phổ thông,<br />
theo chúng tôi, cần xác định rõ bản chất<br />
của mối quan hệ cũng như vai trò, trách<br />
nhiệm, quyền lợi của mỗi bên trong mối<br />
quan hệ này. Trên thực tế, như đã phân<br />
tích, sự phối hợp, gắn kết giữa trường đại<br />
học và phổ thông chủ yếu theo “thời vụ”,<br />
nghĩa là khi nào có học phần kiến tập hay<br />
thực tập, trường đại học mới “nhờ”<br />
60<br />
<br />
trường phổ thông “giúp đỡ”. Mối quan hệ<br />
như vậy là khá là lỏng lẻo, manh mún,<br />
không hề có sự ràng buộc.<br />
Kinh phí chi trả cho hoạt động hướng<br />
dẫn thực tập dường như chỉ mang tính<br />
“tượng trưng” và cũng không thống nhất<br />
ở các cơ sở đại học. Việc không có một<br />
cơ chế làm việc đồng bộ với những quy<br />
định trách nhiệm và quyền lợi cụ thể, rõ<br />
ràng khiến sự phối hợp giữa hai bên gặp<br />
không ít vướng mắc. Trường đại học thì<br />
lâm vào thế phải “cậy nhờ” trường phổ<br />
thông, còn trường phổ thông thì lâm vào<br />
thế “bị làm phiền’, “buộc phải giúp đỡ”.<br />
Việc có nhận đoàn thực tập hay không tùy<br />
vào “hảo tâm” của lãnh đạo nhà trường.<br />
Có những trường thẳng thừng từ chối. Vì<br />
là quan hệ “cậy nhờ”, cho nên cả hai bên<br />
đều không xác định rõ trách nhiệm, nghĩa<br />
vụ cũng như quyền lợi của mình. Về phía<br />
trường phổ thông, một khi việc đào tạo<br />
giáo viên - nguồn nhân lực có ý nghĩa<br />
quyết định sự hưng thịnh của xã hội – mà<br />
bị đặt vào một cái thế “phải giúp” miễn<br />
cưỡng, bị động như vậy thì hiệu quả của<br />
nó đến đâu, chắc không cần nói thêm.<br />
Nếu xét về lợi ích toàn cục, mối quan<br />
hệ giữa trường đại học và trường phổ<br />
thông phải là mối quan hệ hợp tác, cộng<br />
sinh. Theo quan niệm hiện đại, trường đại<br />
học sư phạm là cơ sở sản xuất “sản phẩm”<br />
đặc biệt (giáo viên), chịu trách nhiệm về<br />
sản phẩm này trước thị trường lao động,<br />
trước đơn vị tuyển dụng. Trường phổ<br />
thông là đơn vị “đặt hàng” cũng là đơn vị<br />
tuyển dụng và trực tiếp kiểm nghiệm chất<br />
lượng giáo viên - sản phẩm đào tạo của<br />
trường đại học. Trường phổ thông sẽ được<br />
hưởng lợi từ những “sản phẩm” đạt chất<br />
lượng cao (những giáo viên có trình độ,<br />
năng lực, phẩm chất tốt); ngược lại, nếu<br />
“sản phẩm” bị lỗi (những giáo viên yếu<br />
kém về các mặt) thì nơi trực tiếp phải<br />
hứng chịu hậu quả cũng là trường phổ<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
thông. Bởi vậy, việc xây dựng mối quan<br />
hệ chặt chẽ, gắn bó giữa trường đại học và<br />
trường phổ thông trong việc đào tạo giáo<br />
viên không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ<br />
mà còn xuất phát từ quyền lợi thiết thực<br />
của cả hai bên.<br />
Lý thuyết là như vậy, nhưng trên thực<br />
tế còn có nhiều điều vướng mắc, đặc biệt<br />
trong quá trình thực hiện. Do đó, cần có<br />
sự chỉ đạo thống nhất từ các cấp quản lý<br />
về vấn đề nói trên, và sự chỉ đạo này phải<br />
được cụ thể hóa thành các văn bản pháp<br />
lý. Cơ quan chủ quản có quyền quyết định<br />
điều này hoặc tham mưu cho cấp trên để<br />
ban hành các văn bản phải là Bộ Giáo dục<br />
và Đào tạo. Liệu có thể đưa những nội<br />
dung này vào Điều lệ trường trung học,<br />
Luật Giáo dục đại học hay là những văn<br />
bản dưới luật như các thông tư, chỉ thị...?<br />
Theo chúng tôi, đó là điều cơ quan có<br />
thẩm quyền rất cần cân nhắc. Chỉ biết<br />
rằng, khi đã có hành lang pháp lý, mọi<br />
hoạt động sẽ diễn ra bài bản hơn, thuận<br />
lợi hơn cho cả đôi bên.<br />
Khi đã có văn bản quy định, sự phối<br />
hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan,<br />
đơn vị hữu quan (trường đại học sư phạm,<br />
trường phổ thông, các sở GD&ĐT, phòng<br />
GD&ĐT, UBND các tỉnh, huyện…) là<br />
điều có thể làm được. Sự phân nhiệm theo<br />
cơ chế rành mạch như vậy nhất thiết phải<br />
đi đôi với khung quy định về kinh phí. Có<br />
chi trả thích đáng cho những giáo viên<br />
phổ thông thực sự tham gia vào công việc<br />
đào tạo sinh viên ngành sư phạm thì mới<br />
khuyến khích được sự tự giác, tích cực<br />
của họ.<br />
2.2. Gắn kết với trường phổ thông<br />
còn phải được thể hiện ở việc đổi mới<br />
phương thức đào tạo ngành sư phạm.<br />
Chương trình đào tạo nhất thiết phải thay<br />
đổi theo hướng gắn với thực tiễn dạy học<br />
ở trường phổ thông. Hoạt động rèn nghề<br />
cho sinh viên không thể phó mặc cho<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 3B (2017), tr. 58-64<br />
<br />
giảng viên dạy các học phần nghiệp vụ sư<br />
phạm như trước đây, mà mỗi giảng viên,<br />
dù dạy bất cứ mảng kiến thức cơ bản nào,<br />
hễ lên lớp với sinh viên sư phạm đều phải<br />
đồng thời là một nhà giáo học pháp. Phải<br />
luôn đặt ra câu hỏi: những tri thức trong<br />
học phần này liên quan thế nào đến<br />
chương trình phổ thông? Với học phần<br />
này, những kỹ năng, năng lực nào cần<br />
phát triển cho sinh viên để họ biết cách xử<br />
lý trong giờ dạy ở phổ thông sau này?<br />
Muốn trả lời những câu hỏi đó, giảng viên<br />
dạy khoa học cơ bản ở ngành sư phạm<br />
cần bớt lý thuyết, bớt hàn lâm. Phải<br />
nghiên cứu kỹ chương trình phổ thông,<br />
thâm nhập thực tế phổ thông bằng mọi<br />
cách mới thấy được những chỗ nan giải<br />
của giáo viên khi dạy những nội dung liên<br />
quan đến học phần mà mình đảm trách.<br />
Giảng viên đại học nhất thiết phải thường<br />
xuyên theo dõi những thay đổi về chương<br />
trình, sách giáo khoa, về phương pháp dạy<br />
học ở phổ thông để có hướng điều chỉnh<br />
cách dạy của mình cho thiết thực.<br />
Đối với giảng viên đảm trách các học<br />
phần phương pháp dạy học, việc gắn kết<br />
với phổ thông đòi hỏi ở mức độ cao hơn.<br />
Nội dung và cách thức tổ chức dạy học<br />
cần luôn bám sát những yêu cầu đào tạo<br />
giáo viên trong bối cảnh mới. Tính hiệu<br />
quả của những phương pháp dạy học mà<br />
giảng viên đề xuất phải được kiểm<br />
nghiệm không chỉ qua thực hành trên<br />
giảng đường, mà còn qua kết quả thực tập<br />
của sinh viên ở trường phổ thông. Những<br />
thông tin về năng lực thực tế của sinh viên<br />
trong các đợt thực tập phải được nhà giáo<br />
học pháp đón nhận và xử lý. Đó chính là<br />
một kênh thông tin hết sức quan trọng<br />
giúp giảng viên tự soát xét lại cách đào<br />
tạo của mình. Hơn thế nữa, giảng viên<br />
phương pháp phải thường xuyên có mặt<br />
tại địa điểm thực tập, không chỉ giúp đỡ<br />
sinh viên về chuyên môn, mà còn phối<br />
<br />
61<br />
<br />
Đ. Lưu, L. H. Quang / Tăng cường gắn kết trường đại học với trường phổ thông...<br />
<br />
hợp với trường sở tại trong việc đánh giá.<br />
Một cách làm rất đáng học tập từ Phần<br />
Lan: mọi giai đoạn trong quá trình thực<br />
tập của sinh viên, “tất cả đều phải qua<br />
đánh giá của giáo viên hướng dẫn cùng<br />
giáo sư và giảng viên của khoa đào tạo<br />
giáo viên” [8, tr. 238].<br />
Phát huy lợi thế từ trường phổ thông<br />
thực hành, giảng viên phương pháp có thể<br />
mạnh dạn thay đổi hình thức dạy học. Bên<br />
cạnh những giờ dạy trên giảng đường, cần<br />
có những giờ cùng sinh viên thâm nhập<br />
thực tế. Các tiết dạy ở trường thực hành<br />
mà thầy trò cùng được tham dự là những<br />
“tư liệu sống” vô cùng quý giá, qua đó,<br />
giảng viên nêu lên nhiều vấn đề cho sinh<br />
viên phân tích, thảo luận, tìm kiếm cách<br />
thức dạy học phù hợp với các kiểu bài cụ<br />
thể. Chỗ này, ngành sư phạm có thể tiếp<br />
thu những kinh nghiệm quý báu của các<br />
trường đại học y khoa. Ở nhiều trường y,<br />
buổi sáng sinh viên học trên lớp, buổi<br />
chiều thực tập tại bệnh viện. Hoạt động<br />
kiểu này diễn ra thường xuyên. Hơn thế,<br />
giảng viên dạy trên lớp có thể đồng thời là<br />
bác sĩ điều trị ở một khoa. Sinh viên được<br />
chỉ dẫn thực hành thăm khám, lập bệnh án<br />
cho những bệnh nhân mà thầy mình đang<br />
điều trị, sau đó chứng kiến cách khám<br />
bệnh, hội chẩn, điều trị của thầy. Từ cách<br />
làm của thầy, sinh viên nhận ra những<br />
non nớt, thiếu hụt của bản thân để có cách<br />
tu tập, rèn luyện nghề nghiệp. Vận dụng<br />
cách đào tạo của ngành y, giáo viên<br />
phương pháp sư phạm cần phá bỏ những<br />
rào cản tâm lý, tránh giữ kẽ không cần<br />
thiết, sẵn sàng dạy mẫu một số tiết ở<br />
trường thực hành để sinh viên dự giờ, học<br />
tập. Một nhà phương pháp có bản lĩnh thì<br />
không sợ bị phân tích, mổ xẻ cách dạy<br />
của mình. Ở phương diện là “tư liệu<br />
sống”, những bất cập trong giờ dạy của<br />
thầy cũng hữu ích không kém sự thành<br />
công.<br />
<br />
62<br />
<br />
Gắn với phổ thông không chỉ thể hiện<br />
ở thay đổi nội dung, cấu trúc chương<br />
trình, ở phương pháp dạy học, mà còn ở<br />
hình thức đánh giá các học phần nghiệp<br />
vụ sư phạm. Sản phẩm để đánh giá không<br />
nhất thiết phải là một bài kiểm tra lý<br />
thuyết theo bộ đề như lâu nay, mà có thể<br />
là một tiểu luận do sinh viên nghiên cứu<br />
về chương trình, SGK, giáo án giảng dạy,<br />
hoặc một hoạt động trải nghiệm dạy học<br />
qua thâm nhập thực tế...<br />
2.3. Trong quá trình đào tạo sư phạm<br />
ở trường đại học, rất cần sự tham gia hỗ<br />
trợ của giáo viên phổ thông. Sự tham gia<br />
này không chỉ ở việc hướng dẫn kiến tập,<br />
thực tập sư phạm theo định kỳ như đã đề<br />
cập ở trên, mà còn trong cả quá trình đào<br />
tạo. Giáo viên có thể được mời để tư vấn<br />
cho sinh viên về kinh nghiệm tiến hành<br />
các hoạt động trước khi các em đến các<br />
trường phổ thông. Đặc biệt, hiện nay có<br />
nhiều giáo viên phổ thông đang theo học<br />
cao học hoặc nghiên cứu sinh ở trường<br />
đại học. Có thể huy động những học<br />
viên/giáo viên này tham gia giảng dạy thể<br />
nghiệm các phương pháp cho sinh viên<br />
học tập tại trường thực hành. (Cần nói<br />
thêm, nhà trường nên tạo cơ chế thật<br />
thông thoáng, có chế độ tài chính rõ ràng<br />
để trường thực hành trở thành một môi<br />
trường hấp dẫn cho sinh viên học nghề).<br />
Ở khâu làm luận văn thạc sĩ, cán bộ<br />
hướng dẫn khoa học nên giao cho học<br />
viên những đề tài gần gũi, thiết thực, có<br />
tính khả thi, chẳng hạn, nghiên cứu một<br />
hoạt động cụ thể ở một trường phổ thông<br />
mà họ hiểu biết cặn kẽ, có thể là trường<br />
mà họ đang công tác. Những đề tài giàu<br />
khả năng ứng dụng như vậy sẽ góp phần<br />
giải quyết các bài toán thực tiễn thường<br />
xuyên đặt ra. Đây là cách mà một số nền<br />
giáo dục tiên tiến, đặc biệt là Phần Lan đã<br />
áp dụng rất hiệu quả bấy lâu nay, khiến<br />
<br />