Tăng cường liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp hướng đến nền kinh tế tri thức
lượt xem 5
download
Các nhà nghiên cứu đánh giá nền kinh tế thế giới đã bắt đầu bước sang nền kinh tế tri thức hay kinh tế sáng tạo. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức là một tất yếu lịch sử. Việt Nam đang đạt được những lợi thế nhất định về công nghệ thông tin và viễn thông để nhanh chóng tiếp cận với nền kinh tế tri thức. Cần có mối liên kết chặt chẽ và hiệu quả giữa trường đại học và các doanh nghiệp trong nghiên cứu, tích lũy và chuyển giao tri thức vào trong từng sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tăng cường liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp hướng đến nền kinh tế tri thức
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP HƯỚNG ĐẾN NỀN KINH TẾ TRI THỨC ENHANCING CONNECTION BETWEEN UNIVERSITIES AND COMPANIES FOR KNOWLEDGE ECONOMY TS. Nguyễn Thị Bích Thu Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng thu.ntb@due.edu.vn TÓM TẮT Các nhà nghiên cứu đánh giá nền kinh tế thế giới đã bắt đầu bước sang nền kinh tế tri thức hay kinh tế sáng tạo. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức là một tất yếu lịch sử. Việt Nam đang đạt được những lợi thế nhất định về công nghệ thông tin và viễn thông để nhanh chóng tiếp cận với nền kinh tế tri thức. Cần có mối liên kết chặt chẽ và hiệu quả giữa trường đại học và các doanh nghiệp trong nghiên cứu, tích lũy và chuyển giao tri thức vào trong từng sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ có như vậy nền kinh tế của Việt Nam mới có sự phát triển vượt trội để nhanh chóng bắt kịp với tốc độ phát triển của thế giới. Nhà nước sẽ đóng vai trò tạo dựng môi trường, nhưng quan hệ liên kết có bền vững và hiệu quả hay không thuộc về sự chủ động của mỗi trường đại học và doanh nghiệp. Từ khóa: Liên kết nhà trường và doanh nghiệp, kinh tế tri thức, trường đại học và kinh tế tri thức; doanh nghiệp và kinh tế tri thức; tổ chức học tập. ABSTRACT Researchers have had a consensus that the world economy is transforming to knowledge economy or creative economy. The development of knowledge economy is inevitable. Vietnam has been achieved some certain advantages of information technology to rapidly approach knowledge economy. It is necessary to establish effective connections between universities and companies in studying, accumulating and transferring knowledge into every product of companies. That is the way to help Vietnamese economy to keep pace with the development of world economy. The government have a role to establish the environment but whether the connections are sustainable or not depends on the actions of universities and companies Key Words: connections between universities and companies; knowledge economy; learning organization 1. Giới thiệu Các nhà nghiên cứu đánh giá nền kinh tế thế giới đã bắt đầu bước nền kinh tế tri thức hay kinh tế sáng tạo. Lấy theo chỉ số kinh tế tri thức (KEI) của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện nay có 32 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ được coi là đã trở thành nền kinh tế tri thức. Cả thế giới hướng tới nền kinh tế tri thức, rất nhiều quốc gia lựa chọn cạnh tranh quốc tế dựa trên tri thức. Dựa trên các tài liệu công bố, hiện nay đã có hơn 40 nước đưa ra tầm nhìn chiến lược 2030 hướng tới nền kinh tế tri thức, trong đó có cả các nước chậm phát triển như Siere Leonem Zimbabue, Namibia, Ethiopia… Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 của Việt Nam chỉ rõ “Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức”. Trong khi đó, theo xếp hạng về chỉ số kinh tế tri thức (KEI) của World Bank, Việt Nam xếp thứ 104/146 nước và lãnh thổ trong năm 2012, tăng so với 113/146 vào năm 2000 nhưng vẫn thuộc nhóm trung bình kém. Việt Nam đạt mức này chỉ do yếu tố công nghệ thông tin có tiến bộ nhanh, còn lại các yếu tố khác của kinh tế tri thức đều chưa có đóng góp đáng kể. So sánh với những nước trong khu vực Đông Nam Á, chỉ số KEI của Việt 160
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Nam năm 2012 mới chỉ đạt 3,4 điểm, trong khi Singapore là 8,26 (đã được xếp vào nước có nền kinh tế tri thức hay kinh tế sáng tạo); Malaysia là 6,10; Thái Lan là 5,21; và Philippine là 3,94… Phát triển kinh tế tri thức hiện nay được khẳng định là xu thế phát triển tất yếu khách quan, lôi cuốn tất cả các quốc gia. Các nước phát triển đi tới kinh tế tri thức là quá trình phát triển tự nhiên. Các nước đi sau phải nắm bắt các thành tựu mới của khoa học và công nghệ và kinh nghiệm các nước đi trước, đề ra chiến lược phát triển kinh tế tri thức ngay trong quá trình công nghiệp hóa, để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước. Trong bối cảnh đó mối liên kết chặt chẽ giữa các trường đại học nói riêng hay các cơ sở đào tạo nói chung – đối tượng đi đầu trong sang tạo, là nguồn cung ứng đội ngũ lao động sáng tạo với doanh ngiệp – đối tượng sử dụng sự sang tạo để đưa vào sản xuất, kinh doanh sẽ là nhân tố quyết định tốc độ phát triển kinh tế tri thức của quốc gia. 2. Trường đại học và doanh nghiệp trong nền kinh tế tri thức 2.1. Khái niệm kinh tế tri thức Có những định ngĩa khác nhau về nền kinh tế tri thức: Ngân hàng Thế giới – World Bank (1999) đưa ra khái niệm nền kinh tế tri thức là nền kinh tế sử dụng hiệu quả tri thức cho sự phát triển kinh tế và xã hội, bao gồm việc thu nhận và khai thác nguồn tri thức toàn cầu cũng như thích ứng và sáng tạo tri thức để dùng cho các nhu cầu riêng” Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD (2001) nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc tạo ra, phân phối và sử dụng tri thức và thông tin. Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, APEC (2000), nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó việc tạo ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng, của quá trình tạo ra của cải và việc làm cho tất cả các ngành kinh tế. Ở Việt Nam, giáo sư Đặng Hữu (2005) định nghĩa nền Kinh tế tri thức là một nền kinh tế trong đó, sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữu vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngân hàng Thế giới (1999) cho rằng nền kinh tế tri thức cần dựa trên bốn trụ cột: Thứ nhất, là môi trường kinh tế và thể chế xã hội thuận lợi cho sáng tạo và sử dụng tri thức. Cần một môi trường và thể chế theo luật, cho phép dòng chảy tự do của tri thức, hỗ trợ đầu tư cho công nghệ thông tin và truyền thông, khuyến khích việc làm của doanh nghiệp như trọng tâm của kinh tế tri thức. Thứ hai, là giáo dục và đào tạo có chất lượng cao để người dân được giáo dục và đào tạo năng lực sáng tạo, chia sẻ và sử dụng tri thức. Thứ ba, là hệ thống cách tân. Cần có một mạng lưới các trung tâm nghiên cứu, đại học, tổ chức chuyên gia cố vấn, doanh nghiệp tư nhân, các nhóm cộng đồng để thu nhận được kho tri thức toàn cầu luôn không ngừng tăng, truyền bá và thích ứng chúng cho các nhu cầu của đất nước, và sáng tạo ra các tri thức mới cần thiết. Thứ tư, là hạ tầng cơ sở thông tin. Cần có một hạ tầng cơ sở thông tin động, từ radio đến Internet để cho phép dễ dàng liên lạc, phổ biến và xử lý thông tin. 2.2. Thay đổi cơ bản của doanh nghiệp và giáo dục trong nền kinh tế tri thức Trong nền kinh tế tri thức doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác để phát triển. Trong cùng một lĩnh vực khi một công ty thành công hơn, lớn mạnh hơn thì công ty khác tìm cách sáp nhập vào hoặc chuyển hướng khác ngay, nếu không muốn bị phá sản. Trong nền kinh tế tri thức nảy sinh nhiều 161
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 công nghệ mới nên luôn xuất hiện nhiều công ty mới , sự ra đời của công ty gắn với sự ra đời của một công nghệ mới, một sáng chế mới. Các công ty phải luôn đổi mới và và phải kịp thời chuyển hướng theo sự phát triển của công nghệ. Để tăng sức mạnh các công ty phải hợp tác với nhau, phải “mua” nhau, trở thành tập đoàn chi phối cả thế giới. Mặt khác các công ty khổng lồ chia ra các công ty con trên khắp thế giới, và các công ty con được quyền chủ động nhiều hơn để có thể linh hoạt. Trong nền kinh tế tri thức, xã hội trở thành xã hội học tập. Giáo dục rất phát triển. Mọi người đều học tập, học thường xuyên, học ở trường và học trên mạng, không ngừng trau dồi kỹ năng, phát triển trí sáng tạo. Không học tập thường xuyên thì không phát triển được nền kinh tế tri thức. Mọi người thường xuyên được bổ túc, cập nhật kiến thức, chủ động theo kịp sự đổi mới. Với sự bùng nổ thông tin và sự luôn đổi mới kiến thức, mô hình giáo dục truyền thống - đào tạo xong rồi ra làm việc là không còn phù hợp, mà phải đào tạo cơ bản, ra làm việc và tiếp tục đào tạo, vừa đào tạo vừa làm việc. Con người phải học tập suốt đời. Hệ thống giáo dục phải đảm bảo cho mọi người bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu cũng có thể học tập được. Đầu tư cho giáo dục và cho khoa học chiếm tỷ lệ rất cao. Phát triển con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội. Các nhà nghiên cứu đều chỉ ra vốn con người là yếu tố then chốt nhất tạo ra giá trị cho doanh nghiệp tri thức. (Đặng Hữu, 2001) 2.3. Liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học Theo trích dẫn của Nhóm nghiên cứu T&C Consulting (2013), quan hệ hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp (University-Business Cooperation – gọi tắt là UBC) là yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng một hệ thống giáo dục đại học gắn liền với yêu cầu thực tiễn của thế giới việc làm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Theo nghiên cứu UBC của Châu Âu do tổ chức Science-to- Business Marketing Research Center thực hiện năm 2011, UBC được định nghĩa là tất cả các hình thức tương tác trực tiếp và gián tiếp của cá nhân và phi cá nhân giữa các trường đại học và doanh nghiệp vì lợi ích chung của hai bên, bao gồm: hợp tác trong nghiên cứu và phát triển (R&D), nhân viên di động (các học giả, sinh viên và các chuyên gia kinh doanh), thương mại hóa các kết quả R&D, phát triển chương trình giảng dạy và giảng dạy, LLL (Lifelong learning – học tập suốt đời), tổ chức sự kiện nhằm hỗ trợ các nỗ lực sáng nghiệp; và tham gia hoạt động quản trị của hai bên. Một nghiên cứu gần đây ở châu Âu về sự hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp thực hiện trên 3.000 trường đại học năm 2011 cho thấy rằng mối quan hệ này mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho xã hội, cho các doanh nghiệp, trường đại học, giảng viên, nhà nghiên cứu, và sinh viên, trong nhiều vấn đề liên quan đến giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao kiến thức. Do đó UBC đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một xã hội dựa trên tri thức. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên các số liệu thứ cấp, thông qua phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp, bài báo sẽ đưa ra những phân tích chuẩn tắc nhằm đánh giá và khuyến nghị về lợi ích của mối liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong nền kinh tế tri thức. Bài báo dựa trên quan điểm của quản trị nguồn nhân lực chiến lược và phát triển nguồn nhân lực bền vững để đánh giá và bàn luận thực trạng của các trường đại học và doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết. 3. Liên kết giữa các Trường đại học và doanh nghiệp Việt Nam 3.1. Thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và các trường đại học ở Việt Nam 162
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Các hình thức hợp tác để phù hợp với đặc thù nền tảng hợp tác giữa doanh nghiệp với các trường đại học và văn hóa của Việt Nam đã được nhóm nghiên cứu T&C Consulting (2013) xác định gồm: 1.R&D: Hợp tác thông qua các hợp đồng R&D; Các hoạt động đổi mới sáng tạo; cùng xuất bản các nghiên cứu chung giữa các nhà nghiên cứu của nhà trường và doanh nghiệp; 2.Thương mại hóa kết quả R&D: Hợp tác cùng công bố các phát minh, đồng sở hữu bằng sáng chế, bản quyền...; 3.Trải nghiệm môi trường làm việc tại doanh nghiệp: Các chuyên gia nghiên cứu/giảng viên/nhà quản lý của trường đại học đến làm việc tại doanh nghiệp trong một khoảng thời gian; 4.Xây dựng kỹ năng thực hành cho sinh viên: Doanh nghiệp hỗ trợ việc làm thêm và/hoặc cho phép sinh viên thực tập tại doanh nghiệp; 5.Phát triển chương trình đào tạo: Thành viên của doanh nghiệp tham gia hội đồng nghiên cứu, phát triển chương trình đào tạo ở khoa/ trường đại học; 6.Tham giảng dạy/ diễn thuyết: Thành viên của doanh nghiệp tham gia làm thỉnh giảng và/hoặc diễn thuyết cho một số chuyên đề trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên; 7. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Doanh nghiệp hợp đồng với các trường đại học cung cấp dịch vụ đào tạo và phát triển nhân viên cho doanh nghiệp; 8.Tổ chức sự kiện: Quảng bá cho doanh nghiệp qua việc hỗ trợ tinh thần sáng nghiệp và các hoạt động khởi nghiệpnhư liên kết, hợp tác với các trường đại học để triển khai các chương trình về văn hóa - văn nghệ, các hội thi kiến thức chuyên ngành, các hội thi sáng tạo cho sinh viên...; 9.Quản trị : Lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia hội đồng ra quyết định của các trường đại học cũng như tham gia quản lý ở các khoa. Ngược lại, các chuyên gia ở các trường đại học cũng có thể tham gia ra quyết định hoặc giữ vị trí trong hội đồng quản trị của doanh nghiệp;10.Tuyển dụng: Liên kết với nhà trường thực hiện chương trình hướng nghiệp, giới thiệu cơ hội việc làm, trao học bổng và trực tiếp tuyển dụng nhân tài là sinh viên. Bảng 2. Một số hoạt động liên kết tiêu biểu của trường đại học với doanh nghiệp TRƯỜNG TUYÊN BỐ CỦA TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT VỚI DOANH NGHIỆP Đại học Trở thành đại học định hướng Nhà trường đã triển khai hiệu quả 3 mô hình liên kết: Quốc gia nghiên cứu Liên kết trường - viện thuộc hệ thống ĐHQGHN; Hà Nội Đạt đỉnh cao dựa vào tri thức Liên kết giữa các trường của ĐHQGHN với các viện (Excellence through nghiên cứu, DN ngoài ĐHQGHN; Knowledge). mô hình đơn vị phối hợp thuộc liên kết giữa ĐHQGHN với viện nghiên cứu bên ngoài. Trong mô hình liên kết với DN phải kể đến những đối tác tiêu biểu, như: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Trung tâm Ươm tạo DN Công nghệ cao... Hiện nay, ĐHQGHN và các đơn vị thành viên đang triển khai hàng chục đề tài, dự án bắt nguồn từ sự hợp tác với DN, các bộ, ngành và địa phương. Đại học đào tạo trình độ cao, đa ngành, Hợp tác với Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Bách đa lĩnh vực; một trung tâm Rạng Đông trong hoạt động nghiên cứu khoa học, Khoa Hà nghiên cứu khoa học công nghệ chuyển giao công nghệ. Quan hệ hợp tác này đã Nội hàng đầu của đất nước, với một mang lại nhiều đề tài, dự án và tăng cường năng lực số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến nghiên cứu cho Trường; đồng thời, góp phần tạo nên trong khu vực và trên thế giới; sự tăng trưởng vượt bậc của Rạng Đông. Hiện nay, một địa chỉ tin cậy, hấp dẫn đối hai bên đã có nhiều dự án chung, trong đó có dự án với các nhà đầu tư phát triển xây dựng hai phòng thí nghiệm chung (01 đặt tại công nghệ, giới doanh nghiệp Rạng Đông và 01 tại TĐH Bách khoa Hà Nội), mang trong và ngoài nước. lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Trường Là một trong những TĐH đầu Hợp tác với DN để đổi mới chương trình đào tạo, 163
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Đại học tiên được chọn thí điểm mô hình giúp sinh viên tiếp cận nhiều hơn với thực tế, nâng Nông Lâm đào tạo theo định hướng nghề cao kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày – Đại học nghiệp ứng dụng (POHE) từ càng cao của thị trường. Sinh viên được đào tạo theo Huế năm 2005. Dự án POHE có nhiều cơ hội trực tiếp tham gia các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh của các cơ quan, DN trong và ngoài nước, như: Lào, Campuchia, Thái Lan... (Tổng hợp từ Kinh tế và dự báo, số 13, 7/2015, tr. 46-48) Nghiên cứu của nhóm T&C Consulting (2013), chỉ ra rằng: UBC dường như phát triển hơn giữa các doanh nghiệp ở miền Bắc và miền Nam so với miền Trung của Việt Nam. Mức độ các doanh nghiệp có hợp tác với các trường đại học tại miền Trung là thấp nhất, không có doanh nghiệp nào có từ 3 hình thức UBC trở lên. Doanh nghiệp từ các tỉnh miền Trung tham gia nhiều hơn vào việc nhận thực tập sinh từ các trường đại học (85,1% so với khoảng 50% ở các vùng khác) và thứ hai là tham gia giảng dạy/diễn thuyết (8.5%). Hầu như không có các hình thức khác của UBC tại khu vực này. Vai trò thúc đẩy hợp tác lớn nhất là lãnh đạo doanh nghiệp và cựu sinh viên của các trường đại học. Hầu hết doanh nghiệp khẳng định vai trò tiên quyết của lãnh đạo doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện cho UBC đuợc triển khai và phát triển lâu dài. Bên cạnh đó, phần lớn các hoạt động UBC hiện đều do vai trò khởi xướng và kết nối của những nhân viên doanh nghiệp là cựu sinh viên của trường đại học mà doanh nghiệp có hợp tác. Rào cản lớn nhất của UBC tại Việt Nam hiện nay là sự thiếu hụt thông tin từ cả hai phía doanh nghiệp và trường đại học. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cho biết họ không có đầu mối liên lạc cho UBC. 3.2. Thay đổi của các trường đại học Việt Nam Nền kinh tế tri thức tạo ra cơ hội nhưng cũng đem lại những thách thức cho giáo dục đại học Việt Nam. Theo PGS.TSKH Bùi Loan Thùy (2012) Sinh viên các trường đại học sẽ tiến tới phải tự học thực sự, phải trở thành người lao động có khả năng tự học suốt đời; phải có khả năng đưa ra được những quyết định độc lập trong bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh, môi trường xã hội có nhiều bất định, nhạy bén trước các vấn đề, biết cách tự học, tự hoàn thiện mình để bù đắp sự thiếu hụt về kỹ năng làm việc với con người và lấp các lỗ hổng của tri thức, biết cách thích ứng với sự thay đổi. Nền kinh tế tri thức sẽ đưa đến thị trường chất xám. Quan điểm về việc chuyển giao, cách thức tiếp cận, khai thác vốn tri thức khổng lồ và vô tận của thế giới có thể khác nhau giữa các trường đại học. Người học ở Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội để lựa chọn trường học, chương trình đào tạo phù hợp với năng lực và khả năng của cá nhân. Các Trường đại học đang dần tiến tới tạo mọi cơ hội thuận lợi nhất để sinh viên hiểu biết về các ngành nghề của Trường đang đào tạo. Với chế độ “ba công khai” các trường công bố mọi điều kiện học tập, chế độ học phí, chất lượng đào tạo, chính sách hỗ trợ sinh viên, chuẩn đầu ra để người học có thông tin đánh giá và lựa chọn. Thông tin tuyển sinh nhờ có công nghệ thông tin đã được kết nối mạng quốc gia. Sinh viên vào học với học chế tín chỉ được lựa chọn học cái gì, học vào thời gian nào, học với ai, được tự quyết định nghiên cứu cái gì, nghiên cứu bằng cách nào nên trở nên rất chủ động. Số lượng sinh viên đầu vào hiện nay gia tăng với các trường thuộc tốp trên đã có thương hiệu, cuộc cạnh tranh giữa các trường ngày càng cao. Các trường đầu tư 164
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG cho cơ sở vật chất, ký túc xá, gia tăng liên kết với nước ngoài, nâng cao chất lượng đào tạo, áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm. Theo PGS.TSKH Bùi Loan Thùy (2012), trong nền kinh tế tri thức thức hoạt động chủ yếu nhất là tạo ra tri thức, quảng bá tri thức và sử dụng tri thức, biến tri thức thành giá trị, sức sáng tạo của con người là động lực trực tiếp nhất của sự phát triển cho chính họ. Giáo dục đại học phải ra được sản phẩm là những con người có năng lực sáng tạo, khả năng tự đào tạo, tiếp cận nhanh tri thức mới, khả năng thường xuyên đổi mới cách nghĩ, cách làm, cách nhìn quen thuộc về công việc. Điều này buộc các trường đại học phải giải bài toán chất lượng, phải đặt chất lượng làm tiêu chí hàng đầu và đặc biệt coi trọng công tác kiểm định chất lượng độc lập. Hướng tới nền kinh tế tri thức, Chính phủ đã ban hành nghị định số 73/2015/NĐ-CP Qui định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học, một số tiêu chí cơ bản thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Một số nội dung cơ bản trong Nghị định 73/2015/NĐ-CP Cơ sở giáo dục đại học cơ sở giáo dục đại học định cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu hướng ứng dụng định hướng thực hành Vai trò đào tạo, nghiên cứu khoa đào tạo đội ngũ nhân lực chủ chú trọng đào tạo, phát triển học chuyên sâu về nguyên yếu theo hướng ứng dụng; năng lực thực hành của lý, lý thuyết cơ bản trong người học, gắn kết đào tạo các lĩnh vực khoa học; với thực tế sản xuất; phát triển các công nghệ phát triển các kết quả nghiên triển khai các kết quả nguồn; cứu cơ bản; Ứng dụng các nghiên cứu ứng dụng đã đạt cung cấp nguồn nhân lực công nghệ nguồn thành các được vào thực tiễn cuộc có năng lực giảng dạy và giải pháp công nghệ, quy trình sống; nghiên cứu cơ bản; quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người; Quy đại học, thạc sĩ và đào tạo các chương trình đào tạo định các chương trình đào tạo mô, trình độ tiến sĩ chiếm tỷ lệ hướng ứng dụng trình độ đại định hướng thực hành chiếm ngành lớn nhất trong tổng quy học, thạc sĩ chiếm tỷ lệ lớn tỷ lệ lớn nhất trong tổng quy nghề mô đào tạo; nhất trong tổng quy mô đào mô đào tạo; và các tạo. trình Có ít nhất 3 chuyên ngành Đào tạo chủ yếu trình độ đại Đào tạo trình độ đại học là độ đào đào tạo từ đại học đến tiến học và trình độ thạc sĩ ứng chủ yếu. tạo sĩ thuộc lĩnh vực khoa học dụng; một số ít chuyên ngành cơ bản và khoa học cơ bản đào tạo trình độ thạc sĩ nghiên ứng dụng ở 3 nhóm ngành. cứu và trình độ tiến sĩ. Cơ cấu Chi cho hoạt động khoa Chi cho hoạt động khoa học Chi cho h.động KHCN, SX hoạt học công nghệ chiếm ít công nghệ chiếm ít nhất 20% thử nghiệm, phát triển SP động nhất 20% tổng chi tổng chi; mới không thấp hơn 10% đào tổng chi. tạo và Giảng viên cơ hữu phải giảng viên, nghiên cứu viên cơ có ít nhất 30% giảng viên cơ khoa dành ít nhất 50% tổng thời hữu tham gia nghiên cứu khoa hữu của cơ sở giáo dục đại học gian làm việc định mức học, phát triển công nghệ có học tham gia các hoạt động công cho hoạt động nghiên cứu kết quả nghiên cứu được công phối hợp giữa nhà trường và nghệ khoa học; bố trên các tạp chí khoa học thực tế sản xuất hoặc thực Có ít nhất 80% giảng viên, công nghệ chuyên ngành trong hiện các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu viên cơ hữu và ngoài nước hoặc chuyển khoa học công nghệ, có 165
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 tham gia nghiên cứu khoa giao công nghệ, ứng dụng vào công trình được công bố; học có bài báo, công trình thực tế trên tổng số giảng viên, công bố trên các tạp chí nghiên cứu viên cơ hữu của cơ khoa học chuyên ngành sở giáo dục đại học không thấp trong và ngoài nước hằng hơn 70%; năm; Mỗi chuyên ngành đào tạo Có ít nhất 10% khối lượng trình độ tiến sĩ phải có ít của các chương trình đào nhất 1 Giáo sư hoặc 3 Phó tạo do các chuyên gia, Giáo sư là giảng viên cơ doanh nhân, nghệ nhân, cán hữu; bộ kỹ thuật, nhà quản lý có kinh nghiệm từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở trong nước và nước ngoài tham gia giảng dạy, báo cáo chuyên đề. Trong tuyên bố viễn cảnh, sứ mệnh, mục tiêu phát triển của các trường đại học đã bắt đầu có sự xác lập rõ ràng nhà trường đi theo định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng hay định hướng thực hành. Hoạt động kiểm định chất lượng trường đại học căn cứ trên tuyên bố viễn cảnh và sứ mệnh của trường để đánh giá. Đến hết tháng 8/2016 có 6 trường đại học Việt Nam đã được công bố đạt chuẩn của kiểm định chất lượng giáo dục. 3.3. Các doanh nghiệp Việt Nam hướng đến nền kinh tế tri thức Trong nền kinh tế tri thức, muốn xác lập được vị thế từng quốc gia, từng doanh nghiệp cần phải có những bước chuẩn bị, việc tạo ra kho tri thức có ý nghĩa quyết định đến sự thành công. Sáng tạo cái mới chính là hạt nhân, là công cụ tạo ra tri thức mới, chính vì vậy muốn có tri thức mới phải có sáng tạo. Ở Việt Nam nhiều tổ chức và doanh nghiệp đã xây dựng cho mình những nền tảng để trở thành tổ chức sáng tạo. Các doanh nghiệp đã bước đầu tạo ra môi trường tự do, khuyến khích học tập và rèn luyện, đảm bảo rằng mọi sáng kiến, sáng tạo đều có điều kiện và môi trường để phát huy. Nhiều công ty có những tuyên bố rõ ràng trong tuyên ngôn về sứ mạng và giá trị cột lõi mà họ theo đuổi Bảng 1. Tuyên bố theo đuổi sáng tạo của một số công ty CÔNG TY CÁC TUYÊN BỐ FPT Giá trị cốt lõi: Tôn – Đổi – Đồng ĐỔI MỚI - là Tinh thần đổi mới, bao gồm:Học hành, Sáng tạo và STCo (là sự hài hước, hóm hỉnh đặc trưng của người FPT). Tinh vân Tinh Vân định hướng thành một tập đoàn công nghệ hàng đầu, phát triển bền (Công ty CNTT) vững trên nền tảng của sức mạnh tri thức và tính nhân bản, vươn ra thị trường toàn cầu, nỗ lực đóng góp cộng đồng và phát huy tối đa tài năng, sức sáng tạo cho mỗi thành viên Viettel Viettel hiểu rằng, khách hàng luôn muốn được lắng nghe, quan tâm chăm sóc như những cá thể riêng biệt. Còn Viettel sẽ nỗ lực để sáng tạo phục vụ những nhu cầu riêng biệt ấy với một sự chia sẻ, thấu hiểu nhất. Vinggroup Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm - dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách sống hiện đại, 166
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ở bất cứ lĩnh vực nào Vingroup cũng chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt sự thay đổi xu hướng tiêu dùng. Vingroup đã làm nên những điều kỳ diệu để tôn vinh thương hiệu Việt và tự hào là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam. Co.opmart Chúng tôi không ngừng cải tiến các sản phẩm và dịch vụ của mình để mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng. Chúng tôi khát khao vươn lên hướng đến sự hoàn hảo nhằm đem lại những lợi ích thiết thực nhất cho khách hàng. (Nguồn website của các Công ty) Các doanh nghiệp đã đầu tư nhiều công sức để xây dựng được môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh; môi trường làm việc - học tập, hướng mọi thành viên tới việc học tập và rèn luyện suốt đời một cách tự giác, làm cho mỗi thành viên nhận thức rõ, đồng thời biết tôn trọng giá trị, ý nghĩa của sáng tạo, biết khao khát phấn đấu vươn lên, biết tôn trọng kỷ luật và trung thực. Các doanh nghiệp cũng đã có cơ chế khuyến khích và môi trường thuận lợi để tạo điều kiện cho mọi sáng kiến, sáng tạo được phát hiện, ươm mầm và áp dụng. Các doanh nghiệp hiện nay cần xây dựng hệ thống đo đếm, đánh giá về sáng tạo để có thể đo lường chính xác về doanh số sáng tạo, về những đóng góp của sáng tạo trong phát triển công ty. Tìm kiếm nhân tài, mở rộng hợp tác chiến lược với các trường đại học không chỉ trong nước mà còn ở một số nước có nền khoa học phát triển, để rút ngắn được khoảng cách về công nghệ so với khu vực và quốc tế. Đồng thời, từng bước xây dựng một chiến lược R&D rõ ràng để bắt kịp những xu thế công nghệ mới trên thế giới và từ đó làm chủ các công nghệ để vươn mình ra thế giới. 4. Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp tạo nên sức mạnh đưa kinh tế Việt nam hướng đến nền Kinh tế tri thức Với sự phân tầng của đại học và sự phát triển khác nhau của các doanh nghiệp Việt Nam, có thể thấy mối liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp sẽ dần đi vào chiều sâu, phục vụ thiết thực cho sự phát triển của các trường đại học và của doanh nghiệp, đưa cả hai cùng tiến tới tham gia tích cực vào nền kinh tế tri thức. Cùng với sự phát triển của xã hội Việt Nam, sự quan tâm của Chính phủ đã tạo dựng nền tảng CNTT phát triển vượt trội, Năm 2015 Việt Nam đứng trong top 5 nước tăng trưởng CNTT nhanh nhất thế giới. Trong lĩnh vực dịch vụ phần mềm “thuê ngoài”, Việt Nam còn đứng đầu thế giới. Trương Gia Bình (2015) cho rằng “lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, các quốc gia đi sau có cơ hội nắm bắt CNTT để tăng tốc phát triển với tốc độ không hạn chế. Đây là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam tăng tốc phát triển”. Nắm bắt cơ hội này, các trường đại học – nơi nghiên cứu, tích lũy và phát triển tri thức và doanh nghiệp – nơi sử dụng, đưa tri thức vào trong từng sản phẩm cung ứng ra xã hội cần có sự liên kết chặt chẽ và bền vững. Mối liên kết này sẽ tạo ra xã hội học tập và những tổ chức học tập, tri thức nhân loại sẽ được chuyển hóa thành sức lao động của lực lượng lao động được các trường đào tạo ra và doanh nghiệp sử dụng; Tri thức sẽ được chuyển giao từ các trường đại học nghiên cứu lan tỏa đến các trường đại học định hướng ứng dụng và định hướng thực hành để chuyển hóa thành ý tưởng kinh doanh của các nhà quản trị cấp cao đến các kế hoạch đầy tính sáng tạo để thực thi ý tưởng của nhà quản trị cấp trung và khả năng sáng tạo trong sản xuất và thực hiện công việc của đội ngũ lao động trực tiếp và nhân viên. Tính thực tiễn của nghiên cứu và nguồn tài trợ từ doanh nghiệp sẽ là nguồn động lực cho hoạt động 167
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 nghiên cứu và phát triển tri thức trong các trường đại học. Hàm lượng tri thức được chuyển vào sản phẩm sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. (Hình 1) Hình 1. Liên kết để phát triển tri thức giữa Trường đại hcoj và doanh nghiệp 5. Kết luận Sự phát triển của nền kinh tế tri thức là một tất yếu lịch sử. Việt Nam đang đạt được những lợi thế nhất định về công nghệ thông tin và viễn thông để nhanh chóng tiếp cận với nền kinh tế tri thức. Các trường đại học và doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có những cải tổ vượt bậc để phát triển và vươn tầm thế giới. Cần có mối liên kết chặt chẽ và hiệu quả giữa trường đại học và các doanh nghiệp trong nghiên cứu, tích lũy và chuyển giao tri thức vào trong từng sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ có như vậy nền kinh tế của chúng ta mới có sự phát triển vượt trội để nhanh chóng bắt kịp với tốc độ phát triển của thế giới. Nhà nước sẽ đóng vai trò tạo dựng môi trường, nhưng quan hệ liên kết có bền vững và hiệu quả hay không thuộc về sự chủ động của mỗi trường đại học và doanh nghiệp. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dụ và Đào tạo, Dự án phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, Báo cáo số 9: Quan điểm của doanh nghiệp về hợp tác với các trường đại học ở Việt Nam, Nhóm nghiên cứu T&C Consulting, 2013. [2] Bùi Loan Thùy, Bước đi của giáo dục đại học Việt Nam trước ngưỡng cửa kinh tế tri thức, Giáo dục và Đào tạo, số 4 (14), 2012. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam, văn kiện Đại hội XI, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020, http://www.xaydungdang.org.vn/Home/vankientulieu/Van-kien-Dang-Nha-nuoc/2011/3511/CHIEN- LUOC-PHAT-TRIEN-KINH-TEXA-HOI-20112020.aspx. [4] Đặng Hữu, Kinh tế tri thức: Thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, 2005. [5] Đoàn Văn Tình, Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp: kinh nghiệm quốc tế và liên hệ với Việt Nam, Kinh tế và dự báo, số 13, 7/2015, tr. 46-48. [6] Work Bank, knowledge economy index, 2012. [7] Organization for Economy Cooperation and Development (OECD), “The new economy: Beyond the hype”, Final report on the OECD Growth Project, 2001. [8] Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC), “Towards knowledge-based economies in APEC”, APEC Economic Committee Report, 11.2000. [9] Trung tâm Thông tin tư liệu KH&CN Quốc gia, Kỷ yếu Hội thảo Kinh tế tri thức, 2001 168
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG [10] World Bank, “Knowledge for development”, World Development Report, 1999. [11] http://baocongthuong.com.vn/cong-nghe-thong-tin-viet-nam-top-tang-truong-nhanh-nhat-the- gioi.html 169
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giải pháp gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với nhu cầu doanh nghiệp
9 p | 26 | 6
-
Đánh giá chất lượng giảng dạy trực tuyến, nghiên cứu tại trường Đại học Lao động – Xã hội
10 p | 23 | 6
-
Chính sách phát triển giáo dục đại học (Những thành công ở các nước phát triển và gợi ý bài học cho Việt Nam)
10 p | 87 | 5
-
Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, một bước để giải quyết tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường
6 p | 46 | 5
-
Vai trò của nghiên cứu khoa học với nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội trọng điểm
5 p | 65 | 5
-
Gắn chặt công tác chính trị tư tưởng với công tác chuyên môn, liên hệ giữa thủ trưởng với chi bộ
4 p | 55 | 4
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học
8 p | 21 | 4
-
Thúc đẩy hợp tác trường đại học - doanh nghiệp tại Việt Nam
4 p | 88 | 4
-
Một số giải pháp tăng cường hợp tác đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin
9 p | 14 | 4
-
Đẩy mạnh liên kết giữa Trường Đại học Ngoại thương và doanh nghiệp tiếp cận từ mô hình “Sản - Học - Quan” (産・学・官) của Nhật Bản
10 p | 8 | 4
-
Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp sản xuất nhằm tăng cường nguồn lực cho giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh tự chủ
10 p | 9 | 3
-
Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học hiện nay
7 p | 6 | 3
-
Liên thông thư viện đại học Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp tại các trường đại học khu vực phía Bắc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý)
7 p | 7 | 3
-
Một số giải pháp tăng cường hợp tác giữa giảng viên và hướng dẫn viên tại doanh nghiệp nhằm phát triển khoa kinh tế theo hướng đại học ứng dụng
5 p | 10 | 3
-
Thúc đẩy hợp tác hiệu quả giữa trường đại học và doanh nghiệp trước bối cảnh hội nhập hiện nay
9 p | 35 | 1
-
Thực trạng và giải pháp tăng cường năng lực cho giảng viên vùng Đông Nam Bộ phát triển hướng đến giáo dục 4.0
5 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn