TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 70-76<br />
<br />
TẠO DÒNG VÀ BIỂU HIỆN PHÂN ĐOẠN CỦA GEN DFNB59 MÃ HÓA CHO<br />
PEJVAKIN CỦA NGƯỜI Ở VI KHUẨN Escherichia coli<br />
Nguyễn Thị Kim Cúc1*, Kazutada Watanabe2, Manabu Toyoshima2, Yasushi Shimoda2<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Nha trang, *kimcuc03@gmail.com<br />
2<br />
Trường Đại học Công nghệ Nagaoka, Nhật Bản<br />
<br />
TÓM TẮT: DFNB59 (Deafness, autosomal recessive 59) là một gen được xác định nằm trên nhiễm sắc<br />
thể 2q31.1-q31.3, đột biến trên gen này có liên quan đến tật điếc không có hội chứng ở người. DFNB59<br />
mã hóa cho pejvakin, một protein dài 352 amino acid. Pejvakin là protein có cùng nguồn gốc (paralog) với<br />
DFNA5, một protein thuộc họ gasdermin chưa rõ chức năng cũng liên quan đến tật điếc. Trong nghiên cứu<br />
này, plasmid tái tổ hợp pBluescript II SK mang gen mã hóa cho protein pejvakin của người (DFNB59)<br />
được sử dụng làm mạch khuôn cho việc khuếch đại phân đoạn gen f1DFNB59, phân đoạn gen này sau đó<br />
được tạo dòng vào plasmid pGEX-3X và biến nạp vào vi khuẩn vi khuẩn E. coli Top 10 để lưu giữ.<br />
Plasmid tái tổ hợp pGEX-3X mang f1DFNB59 từ các thể biến nạp E. coli Top 10 thành công sẽ được biến<br />
nạp vào vi khuẩn E. coli BL21 để tiến hành biểu hiện protein đích dung hợp với Glutathione-STransferase (GST). Protein đích dung hợp với GST sau đó được tiến hành tinh sạch bằng phương pháp sắc<br />
lý ái lực với Glutathione. Protein thu được sau tinh sạch (hơn 40 kDa) phù hợp để sử dụng làm protein<br />
kháng nguyên cho việc sản xuất kháng thể đơn dòng kháng pejvakin.<br />
Từ khóa: Gen DFNB59, protein pejvakin, protein dung hợp, mất thính giác, tật điếc.<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Khác với tật điếc có hội chứng (syndromic<br />
deafness), tật điếc không có hội chứng<br />
(nonsyndromic deafness) ở người liên quan đến<br />
việc mất thính giác mà không đi kèm với các<br />
biểu hiện bất thường khác [9, 11]. Phần lớn, tật<br />
điếc không có hội chứng được di truyền theo gen<br />
lặn có liên quan đến các đột biến của cả 2 alen<br />
trên một gen. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho<br />
thấy, hơn 10 gen và locus có thể gây ra các mức<br />
độ mất hoặc giảm thính giác khác nhau ở người.<br />
Trong đó, các đột biến trên gen DFNB59 (PJVK)<br />
được xác định là nguyên nhân gây ra sự mất<br />
thính giác có hoặc không có đi kèm bệnh thần<br />
kinh thính giác [6, 7, 11].<br />
Gen DFNB59 nằm trên nhiễm sắc thể<br />
2q31.2, mã hóa cho protein pejvakin, một<br />
protein đóng vai trò trong dẫn truyền thần kinh<br />
[3]. Các đột biến trên gen này có thể gây ra sự<br />
mất thính giác ổn định hoặc tiến triển có hoặc<br />
không có kèm theo các rối loạn thần kinh thính<br />
giác (auditory neuropathy spectrum disorder)<br />
[1, 2, 3, 4, 5]. Gen DFNB59 gồm có 7 exon, dài<br />
9,8 kb trong trình tự genome, và mã hóa cho<br />
một protein gồm 352 amino acid (khối lượng<br />
phân tử suy luận của protein này khoảng 39,9<br />
kDa; điểm đẳng điện là 9,31). Việc xác định<br />
70<br />
<br />
DFNB59 như là gen gây ra bệnh thần kinh thính<br />
giác (auditory neuropathy) đã được chứng minh<br />
và khẳng định bằng việc tìm ra các đột biến<br />
DFNB59 trong các đối tượng khiếm thính từ các<br />
họ 312, 700, 705 và 710 ở Iran. Các đột biến<br />
được phát hiện trong các cá thể khiếm thính này<br />
thường là sự thay thế của amino acid trên<br />
pejvakin của người chẳng hạn: ở họ 705 tương<br />
ứng với việc thay thế của arginine 183 với<br />
tryptophan (547C-T; R183W), ở họ 312 tương<br />
ứng với sự thay thế threonine 54 với isoleucine<br />
(161C-T; T54I) [3].<br />
Các nghiên cứu của Delmaghani et al.<br />
(2006) [3] về các mô hình chuỗi dự đoán của<br />
pejvakin cho thấy có sự tồn tại của tín hiệu định<br />
vị nhân (các amino acid từ vị trí 249-258), có sự<br />
hiện diện của motif liên kết với kẽm và tương<br />
tác với DNA (các amino acid ở vị trí 305-331).<br />
So sánh pejvakin với protein DFNA5 cho thấy,<br />
32% giống và 54% tương đồng với protein<br />
DFNA5 trên một đoạn trình tự dài 250 amino<br />
acid. Bên cạnh đó, các tổ chức exon ở gen<br />
DFNB59 và gen DFNA5 hoàn toàn tương đồng<br />
với nhau. Vì thế, pejvakin và protein DFNA5 đã<br />
được xác định là có chung nguồn gốc và<br />
pejvakin là một thành viên của họ protein<br />
gasdermin DFNA5.<br />
<br />
Nguyen Thi Kim Cuc et al.<br />
<br />
Để sản xuất kháng thể đơn dòng kháng<br />
pejvakin phục vụ cho những nghiên cứu về tật<br />
điếc do đột biến gen DFNB59 và ứng dụng<br />
trong chẩn đoán bệnh, việc tạo dòng và biểu<br />
hiện toàn bộ trình tự gen mã hóa cho protein<br />
pejvakin (cDNA DFNB59) là rất cần thiết. Tuy<br />
nhiên, việc biểu hiện toàn bộ trình tự gen<br />
DFNB59 (full-length DFNB59) ở E. coli với<br />
các hệ thống vector biểu hiện gen như pETDEST42, pET-15b và pGEX-3X đã được thực<br />
hiện đều không thành công. Một trong những<br />
nguyên nhân được kể đến có thể do protein<br />
được biểu hiện gây độc với tế bào E. coli. Từ lý<br />
do trên trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn<br />
một phân đoạn của gen DFNB59 (dài 362 bp<br />
tính từ vị trí nucleotide 150 đến nucleotide vị trí<br />
512 của trình tự gen DFNB59, mã hóa cho<br />
protein khoảng 13 kDa) để tiến hành tạo dòng<br />
gen, đồng thời biểu hiện và tinh sạch protein<br />
đích dung hợp GST cho mục đích làm kháng<br />
nguyên trong sản xuất kháng thể đơn dòng<br />
kháng pejvakin.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Các chủng vi khuẩn E. coli Top 10 và BL21<br />
(Invitrogen) được sử dụng làm tế bào vật chủ<br />
cho tạo dòng và biểu hiện gen được nuôi cấy<br />
trong môi trường Luria Bertani (LB) (Merck).<br />
Các tế bào E. coli sau biến nạp sẽ được nuôi cấy<br />
trong môi trường LB có chứa ampicillin (100<br />
µg/ml), sau đó cấy trên đĩa thạch LB có chứa<br />
ampicillin (LB-Amp) và cảm ứng biểu hiện gen<br />
bằng 0,1 mM IPTG (isopropyl--D-thiogalacto-pyranoside).<br />
Plasmid tái tổ hợp pBluescript II<br />
SK/DFNB59 (cung cấp bởi Phòng thí nghiệm<br />
Neurobioengineering, Trường đại học Công<br />
nghệ Nagaoka, Niigata, Nhật bản) được sử dụng<br />
để thu nhận phân đoạn gen f1DFNB59; pGEX3X (BioLabs, Anh) được sử dụng cho việc biểu<br />
hiện gen. Các enzyme giới hạn EcoRI, BamHI,<br />
PstI, SacI, HindIII, NdeI (Toyobo, Nhật Bản)<br />
được sử dụng để mở vòng plasmid và kiểm tra<br />
vector tái tổ hợp.<br />
PCR khuếch đại phân đoạn gen f1DFNB59<br />
Dựa vào trình tự gen của phân đoạn gen<br />
f1DFNB59 (dài 362 bp tính từ nucleotide ở vị<br />
trí 150 đến nucleotide ở vị trí 512 trên trình tự<br />
<br />
gen DFNB59 trong Ngân hàng Gen (NCBI), cặp<br />
mồi BamHI-NdeI/F (5’-GCGGATCC ATATGT<br />
TTGCTGCTGCTACCAAG -3’) và EcoRI/R<br />
(5’-CGGAATTCATTTGGTCACGACACCAA<br />
-3’) được thiết kế để dùng cho phản ứng PCR.<br />
Thành phần phản ứng PCR gồm: 10 µM cho<br />
mỗi loại mồi, 2 mM mỗi loại dNTP (dATP,<br />
dGTP, dCTP, dTTP), 10x KOD plus buffer, 25<br />
mM MgSO4, mạch khuôn pBluescript II<br />
SK/DFNB59, KOD plus polymerase (Roche,<br />
Appied science, Đức). PCR được thực hiện<br />
trong máy luân nhiệt (Thermal cycler) với 35<br />
chu kỳ: giai đoạn 1 nâng nhiệt đến 94oC trong<br />
15 giây; giai đoạn 2 hạ nhiệt xuống 52oC trong<br />
30 giây; giai đoạn 3 nâng nhiệt đến 68oC trong 1<br />
phút. Sản phẩm PCR được phân tích bằng<br />
phương pháp điện di trên gel agarose 1,5%.<br />
Phương pháp tạo dòng f1DFNB59 vào<br />
pGEX-3X ở E. coli Top 10<br />
Tất cả các thao tác với DNA sử dụng trong<br />
tạo dòng được thực hiện theo mô tả của<br />
Sambrook & Russell (2001) [10]. Đoạn gen<br />
f1DFNB59 sau khi được khuếch đại bằng<br />
phương pháp PCR và vector pGEX-3X được xử<br />
lý các enzyme giới hạn BamHI/EcoRI với Hbuffer và ủ ở 37oC trong 5 giờ. Sản phẩm sau<br />
khi cắt bằng enzyme giới hạn sẽ được điện di<br />
trên gel agarose và tinh sạch từ gel bằng bộ kit<br />
QIA quick Gel Extraction (Qiagen). Phản ứng<br />
nối f1DFNB59 vào pGEX-3X/BamHI/EcoRI<br />
được thực hiện bởi T4 DNA ligase (Toyobo,<br />
Nhật Bản) ở 16oC trong 1 giờ. Sản phẩm nối sau<br />
đó được biến nạp vào E. coli BL21 và trải trên<br />
môi trường thạch LB-Amp. Các khuẩn lạc được<br />
chọn lọc dựa trên kiểu hình kháng ampicillin và<br />
được kiểm tra bằng phương pháp cắt enzyme<br />
giới hạn (sử dụng 3 cặp enzyme BamHI/EcoRI,<br />
NdeI/EcoRV và HindIII/PstI) trên các plasmid<br />
thu được. Các tế bào E. coli Top 10 có mang<br />
plasmid tái tổ hợp pGEX-3X/f1DFNB59 sẽ<br />
được lưu giữ và sử dụng cho các thí nghiệm tiếp<br />
theo.<br />
Phương pháp tách chiết plasmid tái tổ hợp từ<br />
các vi khuẩn E. coli được biến nạp<br />
Các thể biến nạp từ một khuẩn lạc đơn được<br />
nuôi cấy trong 5 ml môi trường LB-Amp ở<br />
37oC trong 16 giờ. Các tế bào được thu bằng<br />
cách li tâm ở 12.000 vòng/phút trong 1 phút ở<br />
71<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 70-76<br />
<br />
nhiệt độ phòng, hòa cặn với 400 µl STET buffer<br />
(10 mM Tris-HCl, 1 mM EDTA, 100 mM<br />
NaCl, và 5% Triton X-100 v/v). Thêm vào 40<br />
µl Lysozyme giữ trong 3 phút, đun sôi trong 1<br />
phút, làm lạnh, sau đó li tâm ở 15.000<br />
vòng/phút trong 10 phút ở nhiệt độ phòng, thu<br />
dịch nổi và loại bỏ cặn. Thêm vào 350 µl<br />
Isopropanol, li tâm ở 15.000 vòng/phút trong 10<br />
phút ở nhiệt độ phòng, loại bỏ dịch nổi và làm<br />
khô trong 5 phút. Thêm 400 µl Ethanol 70%, li<br />
tâm ở 15.000 vòng/phút trong 10 phút ở nhiệt<br />
độ phòng, loại bỏ dịch nổi. Làm khô cặn trong<br />
15 phút và hòa tan trong 50 µl TE buffer (TrisEDTA buffer).<br />
Phương pháp biểu hiện protein đích dung<br />
hợp GST ở E. coli<br />
Các plasmid tái tổ hợp pGEX3X/f1DFNB59 tách chiết từ các tế bào E. coli<br />
Top 10 đã được khẳng định mang pGEX3X/f1DFNB59 được biến nạp vào tế bào E. coli<br />
BL21 và trải trên môi trường thạch LB-Amp.<br />
Các khuẩn lạc được chọn lọc dựa trên kiểu hình<br />
kháng ampicillin. Các tế bào E. coli BL21 có<br />
mang plasmid tái tổ hợp pGEX-3X/f1DFNB59<br />
sẽ được nuôi trong môi trường LB lỏng có bổ<br />
sung<br />
ampicillin<br />
(100<br />
µg/ml)<br />
và<br />
chloramphenicol (30 µg/ml) ở 37oC trong 16<br />
giờ, sau đó 50 µl dịch nuôi cấy sang 5 ml môi<br />
trường LB-Amp ở 37oC trong 3 giờ. Sự biểu<br />
hiện gen được cảm ứng bằng cách thêm<br />
isopropyl-β-D-thiogalactopyranoside<br />
(IPTG)<br />
đến nồng độ cuối cùng đạt 0,1 mM. Tế bào vi<br />
khuẩn sau đó được phá vỡ bằng phương pháp<br />
sonication để kiểm tra khả năng biểu hiện gen<br />
và tính hòa tan của protein dung hợp bằng<br />
phương pháp SDS-PAGE.<br />
Phương pháp tinh sạch protein dung hợp<br />
GST (Glutathione S-transferase)<br />
Protein dung hợp GST được tinh sạch bằng<br />
phương pháp sắc ký cột Glutathione Sepharose<br />
4B (GE Healthcare) theo hướng dẫn của nhà sản<br />
xuất. Dịch protein (lọc qua màng 0,45 µm) được<br />
gắn vào cột sepharose ở 4oC trong 2 giờ. Sau đó<br />
li tâm ở 1.000 vòng/phút trong 5 phút để loại bỏ<br />
dịch nổi. Tiến hành rửa cột bằng PBS<br />
(Phosphate Buffered Saline) lạnh 4 lần ở 4oC<br />
trong 3 phút và li tâm loại PBS ở 1.000<br />
vòng/phút trong 5 phút. Thu 5 phân đoạn<br />
72<br />
<br />
protein bằng phương pháp rửa giải (elution) với<br />
1 ml Glutathione Elution buffer tương ứng với 5<br />
lần rửa giải. Các cột sepharose sau khi sử dụng<br />
được rửa sạch và bảo quản trong ethanol 20% ở<br />
4oC để sử dụng cho các lần tinh sạch sau.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Kết quả tạo dòng E. coli Top 10 mang<br />
plasmid tái tổ hợp pGEX-3X/f1DFNB59<br />
<br />
Hình 1. Kết quả điện di sản phẩm PCR của gen<br />
f1DFNB59 trên gel agarose. Thang chuẩn DNA<br />
(M), đối chứng âm (giếng 1), sản phẩm PCR<br />
(giếng 2)<br />
Để tách phân đoạn gen f1DFNB59, đoạn<br />
gen 362 bp được khuếch đại từ plasmid tái tổ<br />
hợp pBluescript II SK/DFNB59 bằng phương<br />
pháp PCR với cặp mồi đặc hiệu BamHI-NdeI/F<br />
và EcoRI/R đã được thiết kế có chứa các vị trí<br />
cắt của enzyme giới hạn tương ứng BamHI và<br />
EcoRI. Kết quả của phản ứng PCR thu được<br />
băng sản phẩm có kích thước khoảng 362 bp<br />
tương ứng với kích thước của f1DFNB59 (giếng<br />
2, hình 1). Sản phẩm PCR f1DFNB59 và vector<br />
pGEX-3X được xử lý enzyme cắt giới hạn<br />
BamHI và EcoRI trước khi tiến hành phản ứng<br />
nối bởi T4-DNA ligase. Sản phẩm nối sau đó<br />
được biến nạp vào E. coli Top 10 và trải trên đĩa<br />
thạch LB-Amp để chọn các khuẩn lạc mang<br />
vector tái tổ hợp pGEX-3X/f1DFNB59. Plasmid<br />
tái tổ hợp pGEX-3X/f1DFNB59 được tách chiết<br />
và kiểm tra bằng phương pháp cắt enzyme giới<br />
hạn.<br />
<br />
Nguyen Thi Kim Cuc et al.<br />
ApaLI 18<br />
SspI 164<br />
<br />
Csp45I 654<br />
HpaI 4517<br />
EcoRV 4461<br />
<br />
BamHI 934<br />
NdeI 939<br />
<br />
1<br />
<br />
ApaI 4220<br />
f1DFNB59<br />
<br />
HindIII 1279<br />
EcoRI 1306<br />
<br />
ApaLI 3993<br />
<br />
5314 bp<br />
f1DFNB59-pGEX-3X.070112.nuc<br />
<br />
BspHI 1564<br />
BspHI 1669<br />
SspI 1702<br />
ApaLI 1837<br />
<br />
ApaLI 3083<br />
<br />
PstI 2263<br />
BspHI 2677<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ cắt enzyme giới hạn của vector tái tổ<br />
hợp pGEX-3X/f1DFNB59 (pGEX-3X mang phân<br />
đoạn gen f1DFNB59)<br />
Dựa trên bản đồ cắt enzyme giới hạn của<br />
pGEX-3X/f1DFNB59 (hình 2), hai phản ứng<br />
cắt enzyme giới hạn tương ứng với việc sử dụng<br />
hai cặp enzyme PstI/HindIII và NdeI/EcoRV<br />
được chọn để kiểm tra sự chèn của f1DFNB59<br />
trong vector tái tổ hợp pGEX-3X/f1DFNB59<br />
(hình 3). Các enzyme giới hạn này đều cắt 1<br />
điểm duy nhất trên vector tái tổ hợp pGEX3X/f1DFNB59 và mỗi cặp enzyme được chọn<br />
đều có 1 điểm cắt trên vector và 1 điểm cắt trên<br />
đoạn chèn f1DFNB59.<br />
Kết quả của phản ứng cắt pGEX3X/f1DFNB59 bởi PstI/HindIII (cắt ở vị trí<br />
nucleotide 2263 và vị trí nucleotide 1279) cho<br />
ra 2 băng sản phẩm với kích thước tương ứng là<br />
984 bp và 4330 bp (giếng 1, hình 3). Với phản<br />
ứng cắt pGEX-3X/f1DFNB59 bởi NdeI/EcoRV<br />
(cắt ở vị trí nucleotide 939 và vị trí nucleotide<br />
4461) cũng cho ra 2 băng sản phẩm với kích<br />
thước tương ứng là 3.522 bp và 1.792 bp (giếng<br />
2, hình 3). Các kết quả này cho thấy phân đoạn<br />
gen f1DFNB59 đã được chèn đúng trong vector<br />
tái tổ hợp pGEX-3X/f1DFNB59 của các thể<br />
biến nạp được kiểm tra.<br />
Kết quả biểu hiện protein dung hợp GST ở vi<br />
khuẩn E. coli BL21<br />
Việc biểu hiện toàn bộ cDNA DFNB59<br />
(full-length DFNB59, 1.059 bp) ở vi khuẩn E.<br />
coli BL21 với các hệ thống vector biểu hiện<br />
<br />
Hình 3. Kiểm tra pGEX-3X/f1DFNB59<br />
bằng enzyme cắt giới hạn. Thang chuẩn<br />
DNA (M), pGEX-3X/f1DFNB59 cắt bởi<br />
PstI và HindIII (giếng 1), pGEX3X/f1DFNB59 cắt bởi NdeI và EcoRV<br />
(giếng 2)<br />
<br />
pET-DEST42, pET-15b và pGEX-3X đã được<br />
tiến hành nhưng đều không thành công. Một<br />
trong các nguyên nhân được phân tích có thể do<br />
protein được biểu hiện (pejvakin) là protein độc<br />
đối với vi khuẩn E. coli. Chính vì vậy, trong<br />
nghiên cứu này chúng tôi chỉ tiến hành biểu<br />
hiện một phân đoạn của gen DFNB59 thay vì<br />
biểu hiện toàn bộ trình tự DFNB59. Việc biểu<br />
hiện một phân đoạn protein của pejvakin vẫn<br />
đảm bảo được mục đích của việc sử dụng<br />
protein đích làm kháng nguyên cho việc sản<br />
xuất kháng thể đơn dòng kháng pejvakin.<br />
Bên cạnh đó, hệ thống vector dung hợp<br />
pGEX-3X ngoài việc làm tăng cường sự biểu<br />
hiện và tính tan của protein dung hợp, còn giúp<br />
cho quá trình tinh sạch các protein dung hợp<br />
được dễ dàng hơn, đồng thời làm tăng khối<br />
lượng phân tử của các protein đích, từ đó làm<br />
tăng khả năng gây đáp ứng miễn dịch của các<br />
protein dung hợp được sử dụng làm kháng<br />
nguyên. Vì vậy, vector pGEX-3X được lựa<br />
chọn để biểu hiện protein đích được mã hóa bởi<br />
phân đoạn gen f1DFNB59 có đuôi dung hợp<br />
GST ở vi khuẩn E. coli BL21.<br />
Việc biểu hiện gen được tiến hành bằng việc<br />
bổ sung chất cảm ứng IPTG đến nồng độ cuối<br />
cùng là 0,1 mM trong dịch huyền phù vi khuẩn<br />
E. coli BL21 mang pGEX-3X/f1DFNB59. Các<br />
mẫu huyền dịch vi khuẩn được thu ở các thời<br />
73<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 70-76<br />
<br />
điểm trước khi cảm ứng IPTG và sau khi cảm<br />
ứng IPTG 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ để khảo sát khả<br />
năng biểu hiện gen. Đồng thời tính tan của<br />
protein sau khi biểu hiện cũng được kiểm tra<br />
trong các mẫu dịch nổi và cặn tế bào bằng<br />
phương pháp SDS-PAGE (hình 4).<br />
<br />
Hình 4. Kết quả SDS-PAGE của các protein ở<br />
vi khuẩn E. coli BL21/pGEX-3X-f1DFNB59<br />
sau khi cảm ứng IPTG. Thang chuẩn protein<br />
(M), E. coli BL21/pGEX-3X-f1DFNB59 không<br />
được cảm ứng IPTG (giếng 1), E. coli<br />
BL21/pGEX-3X-f1DFNB59 được cảm ứng<br />
IPTG sau 1 giờ (giếng 2), sau 2 giờ (giếng 3),<br />
sau 3 giờ (giếng 4), protein ở dịch nổi (giếng 5),<br />
protein ở cặn tế bào (giếng 6).<br />
Khối lượng phân tử suy luận của protein<br />
đích được mã hóa bởi phân đoạn gen<br />
f1DFNB59 khoảng 14,5 kDa. Protein đích sau<br />
khi biểu hiện được dung hợp với GST (26 kDa)<br />
có khối lượng phân tử khoảng hơn 40 kDa. Kết<br />
quả phân tích SDS-PAGE trên hình 4 cho thấy,<br />
protein đích dung hợp GST (ở tất cả các giếng)<br />
đã được biểu hiện với băng protein có kích<br />
thước khoảng hơn 40 kDa, kích thước này hoàn<br />
toàn phù hợp với kích thước dự đoán của<br />
protein đích. Bên cạnh đó việc cảm ứng biểu<br />
hiện bằng IPTG cũng cho thấy lượng protein<br />
được tổng hợp tăng dần từ mẫu không cảm ứng<br />
(giếng 1) đến mẫu cảm ứng (giếng 2) và tăng<br />
dần theo thời gian sau khi cảm ứng (giếng 2-4).<br />
Kết quả kiểm tra tính tan của protein được biểu<br />
hiện cho thấy lượng protein đích tập trung chủ<br />
yếu trong dịch nổi sau khi phá vỡ tế bào (giếng<br />
74<br />
<br />
5), trong khi ở cặn tế bào có lượng protein đích<br />
không đáng kể (giếng 6). Điều này chứng tỏ<br />
protein đích đã được biểu hiện và có tính tan tốt,<br />
đặc điểm này rất thuận lợi cho việc tách chiết và<br />
tinh sạch protein.<br />
Kết quả tinh sạch protein đích dung hợp<br />
GST<br />
<br />
Hình 5. SDS-PAGE của protein dung hợp GST<br />
tinh sạch bằng phương pháp sắc ký ái lực<br />
(Glutathione Sepharose 4B). Thang chuẩn<br />
protein (M), mẫu trước khi tinh sạch (giếng 1),<br />
mẫu sau khi gắn (binding) vào cột (giếng 2),<br />
mẫu sau khi rửa cột (giếng 3), các phân đoạn (15) của dịch protein sau khi rửa giải tương ứng<br />
với các giếng 4-8.<br />
Việc sử dụng đuôi Glutathione-S-transferase<br />
(GST) ái lực dựa trên ái lực mạnh của GST với<br />
các hạt gel được bao bọc bởi glutathione đã<br />
được mô tả bởi Smith & Johnson (1988) [12].<br />
GST là một họ của các protein cytosolic với đa<br />
chức năng ở các sinh vật eukaryote. Các dạng<br />
đồng đẳng của GST thường không tìm thấy ở vi<br />
khuẩn, vì vậy, các protein nội bào của vi khuẩn<br />
không cạnh tranh vị trí gắn với protein dung<br />
hợp GST trong cột tinh sạch [12].<br />
Để đánh giá khả năng tinh sạch protein đích<br />
dung hợp GST bằng phương pháp sắc ký ái lực<br />
Glutathione, các mẫu trước và sau khi gắn vào<br />
cột tinh sạch và các phân đoạn protein tinh sạch<br />
sau khi rửa giải được kiểm tra bằng phương<br />
pháp SDS-PAGE. Kết quả tinh sạch trên hình 5<br />
<br />