TẠO HÌNH GÃY SÀN HỐC MẮT VỚI CHẾ PHẨM SAN HÔ TRONG NƯỚC
lượt xem 4
download
Đánh giá bước đầu kết quả điều trị và độ dung nạp của vật liệu Biosporites có đối chiếu so sánh nhằm phổ biến ứng dụng trong cũng như ngoài nước. Phương pháp: Công trình tiến cứu 62 BN phân bố ngẫu nhiên 2 nhóm: nhóm (1) 31 BN sử dụng vật liệu lót Biosporites; nhóm (2) 31 BN được sử dụng vật liệu Bioceramic. So sánh giữa 2 nhóm các biến số liên quan hiệu quả điều trị trên song thị, giới hạn vận nhãn, thụt mắt và hạ nhãn cầu và độ dung nạp gồm phản ứng viêm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TẠO HÌNH GÃY SÀN HỐC MẮT VỚI CHẾ PHẨM SAN HÔ TRONG NƯỚC
- TẠO HÌNH GÃY SÀN HỐC MẮT VỚI CHẾ PHẨM SAN HÔ TRONG NƯỚC TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá bước đầu kết quả điều trị và độ dung nạp của vật liệu Biosporites có đối chiếu so sánh nhằm phổ biến ứng dụng trong cũng như ngoài nước. Phương pháp: Công trình tiến cứu 62 BN phân bố ngẫu nhiên 2 nhóm: nhóm (1) 31 BN sử dụng vật liệu lót Biosporites; nhóm (2) 31 BN được sử dụng vật liệu Bioceramic. So sánh giữa 2 nhóm các biến số liên quan hiệu quả điều trị trên song thị, giới hạn vận nhãn, thụt mắt và hạ nhãn cầu và độ dung nạp gồm phản ứng viêm và thời gian kéo dài viêm sau mổ. Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả điều trị và phù hợp sinh học giữa 2 nhóm.Tuy nhiên nhóm 1 có 1 trường hợp bị abxe vô trùng phải lấy ra và thay bằng biocramic thì cho kết quả tốt. Bên cạnh đó, có 2 trường hợp nhóm 1 có sự di lệch vật lót ra trước sờ được phải mổ lấy ra bớt vật lót. Không có biến chứng trầm trọng phần lớn tự khỏi
- Kết luận: Vế mặt thống kê, vật liệu Biosporites chế tạo tại VN từ san lấy từ vùng biển trong nước cho kết quả tốt trong điều trị tạo hình gãy sàng hốc mắt và độ phù hợp sinh học tương đương Bioceramic của hảng FCI.Dù vậy với sự chênh lệch quá lớn về giá cả (300USD /12USD), Biosporites nên được sử dụng rộng rãi cho các đối tượng bệnh nhân có thu nhập thấp chiếm đa số tại VN. ABSTRACT Purpose: To evaluate the result of treatment and the tolerance (biocompatibity) of the Biosporite materials between the home-made products and the imported ones. Method: The prospective clinical study in 62 cases distributing randomly to 2 groups: 31 cases with Biosprite implant and 31 cases with Bioceramic implant. The outcomes between 2 groups were evaluated by variables as diplopia, restriction of ocular motility, enophthalmos,hypoglobus.Meanwhile, the tolerance of the porous alloplastic materials were investigated by variables as postoperative inflammation and duration of resolved inflammation.Mean postoperative follow- up was 3.2 months. Results: There was no statistical significant difference in the outcome and the tolerance of porous alloplastic materials between the 2 groups (p>0,05).
- Despite the fact that in the group 1 using Biosporites implant, a case of aseptic abscess showed good result after being replaced by the Bioceramic implant. Besides,the 2 cases in the group 1 underwent partial removal of Biosporites implant migrating forward. No severe postoperative complication was noticed Conclusion: The Biosporites materials made from the coral at the sea of Vietnam statistically have the same good result and the same biocompatibility as the Bioceramic materials. With the great difference of price (12USD/300USD), the Biosporites can be used widely for the low - income patients in Vietnam. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay với tình hình chấn thương hốc mắt do tai nạn lưu thông ngày càng tăng (đặc biệt do xe hai bánh) đặc thù ở nước ta,yêu cầu nâng cao chất lượng điều trị là một thách thức cho thầy thuốc nhãn khoa. Việc sử dụng vật liệu tự thân như trước đây không đủ đáp ứng mục tiêu điều trị cho mọi trường hợp(2). Do đó loại vật liệu nhân tạo ngày càng được sử dụng rộng rãi,đại khái chia làm loại xốp,loại không xốp và loại tan được(6). Vật liệu có xu hướng được lựa chọn trong thập niên gần đây là loại xốp không tan như BIOCERAMIC của Pháp (có nguồn gốc hydroxyapatites) và MEDPOR của Mỹ (có nguồn gốc polyethylene). Đặc trưng của các vật liệu này là có những
- lỗ nhỏ giống như tủy xương giúp cho sợi mạch dễ phát triển vào trong, khiến vật liệu cố định tại chỗ và trở thành một thành phần của mô cơ thể(6). Tuy nhiên loại vật liệu này hãy còn rất đắt so với người bệnh Việt Nam. Những năm gần đây tại VN đã chế tạo được vật liệu BIOSPORITES từ san hô vùng biển VN,có thành phần cơ bản như hydroxyapatites. Chế phẩm san hô này đã được nghiệm thu bởi sở khoa học và công nghệ TP.HCM. Đây là những cơ sở khoa học đáng tin cậy và là bảo đảm về mặt y đức để chúng tôi mạnh dạn tiến hành đề tài này. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là bước đầu đánh giá kết quả điều trị và độ dung nạp của vật liệu này nhằm phổ biến ứng dụng trong cũng như ngoài nước. BỆNH NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP Đây là công trình thực nghiệm lâm sàng, phân tích, tiến cứu,ngẫu nhiên, cắt dọc. Bệnh nhân BN được chia làm 2 nhóm ngẫu nhiên mỗi nhóm 31 ca: Nhóm 1: nhóm lót sàn bằng vật liệu BIOPORITES chế tạo từ san hô vùng biển Việt Nam. Mẫu mã: hình chữ nhật 40 x 35x5mm. Công thức hóa học gồm thành phần vô cơ Ca CO3 và hữu cơ Chitin dạng xốp tương tự Hydroxyapatite có chứa các lỗ nhỏ đường kính khoảng 170-180 ì.
- Nhóm 2: nhóm lót sàn bằng vật liệu ngoại BIOCERAMIC với thành phần gồm 75% hydroxyapatite (Ca10(PO4)6(0H)2 và 25% tricalcium phosphate (CA 3(PO 4)2 sản xuất tại Pháp của hảng FCI, kích thước 30 x 25 x 3,5mm có chứa các lỗ nhỏ đường kính khoảng 400 ì. Tiêu chuẩn chọn mẫu bao gồm song thị,mắt thụt,nhãn cầu lệch trục xuống dưới (hypoglopus), vận nhãn hạn chế, kẹt mô hốc mắt trong xoang (xoang hàm ± xoang sàng) trên CT scan và bệnh nhân có yêu cầu phẫu thuật sau khi tư vấn đầy đủ. Phương pháp mổ Gây tê tại chỗ hậu cầu và dưới kết mạc.Đường vào từ kết mạc.Dùng cặp thẳng kẹp kết mạc và dây chằng bao mí sát bờ đưới sụn mí. Sau đó dùng kéo cắt kết mạc cùng dây chằng bao mí khỏi bờ dưới sụn mí. Sau khi bộc lộ mặt phẳng trước vách ngăn tới bờ hốc mắt dưới, tại đây rạch màng xương hốc mắt và tách màng xương ra khỏi sàn. Tìm chỗ gãy và giải phóng mô hốc mắt kẹt khỏi lỗ gãy. Nghiệm pháp kéo cơ cưởng bức đồng thời được thực hiện để xác định mô kẹt đã được giải thoát hoàn toàn hay chưa. Diện tích lỗ gãy được ước lượng và kích thước vật liệu lót được bẻ gọt tương ứng để bắc ngang chỗ khuyết với mép vật lót phủ 5mm bờ xương gãy và mép trước luôn cách bờ xương hốc mắt 0.5-1cm. Vật lót được cài bên dưới màng xương hay mô sẹo sau chấn thương mà không cần cố định đinh ốc. Nếu vật lót chưa
- khít có thể lèn thêm vài mành nhỏ của vậtliệu ghép vào các mép gãy để làm chắc. Có thể chồng thêm vật liệu lót nếu quan sát ngay trên bàn mổ mắt mổ chưa cân với mắt lành ở tư thế nhìn thẳng. Khâu lại màng xương tại bờ dươi hốc mắt và khâu vắt kết mạc vào bờ dưới sụn mí bằng chỉ vicryl 6.0. Tiêm bắp 1gm gentamycine ngay sau hoàn thành cuộc mổ. Hậu phẫu gồm kháng sinh cephalexine 500mg ngày 2 viên x 5ngày và medrol 16mg ngày 2 viên x 5 ngày. Theo dõi bệnh nhân Ngày đăng ký khám,ngày 0, bệnh nhân được chụp ảnh chân dung,đo thị lực khám vận nhãn,ghi nhận kết quả chụp CT scan. Tất cả các trường hợp hạn chế vận nhãn hoặc có kẹt mô hốc mắt trong lỗ gãy đều được kiểm định bằng forced duction test và forced generation test. Lịch theo dõi vào tuần 1, tuần 2,tuần 4 và tuần 12 sau mổ và ghi nhận các biến số sau: Độ song thị được phân hạng 4 mức như sau: độ 4 song thị khi nhìn thẳng và ở mọi hướng nhìn; độ 3 song thị khi nhìn thẳng và chỉ một hướng; độ 2 chỉ song thị ở một hướng nhìn nào đó còn nhìn thẳng hết song thị; độ 1 song thị lúc có lúc không
- Sự giới hạn vận nhãn được chia hạng định lượng từ 0 tới -4 với độ 0 có hoạt trường từ trên 75 đến 100% so mắt lành, độ -1 từ trên 50 đến 75%,độ -2 từ trên 25 đến 50%, độ - 3 từ đường giữa đến 25% và độ -4 mắt không về chính giữa được. Độ hạ thấp nhãn cầu được đo trước và sau mổ bằng thước mm khoảng cách dọc giữa hai tâm đồng tử. Độ thụt nhãn cầu được đo bằng thước Hertel trước và sau mổ. Đối với trường hợp gãy xương gò má, trị số đo độ thụt mắt bằng thước có thể không chính xác nhưng khi tính s ự thay đổi độ thụt mắt trước và sau mổ thì sự không chính xác này được loại trừ. Độ dung nạp được đánh giá bởi mức độ viêm sau mổ và thời gian thoái triển của viêm. Mức độ viêm phân 5 mức độ: Độ 0 viêm không đáng kể so với mắt lành; độ 1 với viêm phù mí dưới; độ 2 với viêm phù mí dưới + viêm phù kết mạc; độ 3 với viêm phù mí dưới + viêm phù kết mạc + đau nhức; độ 4 với viêm phù mí dưới + viêm phù kết mạc + đau nhức + lồi mắt. Phân tích thống kê Thống kê sử dụng để so sánh các biến số gồm có kiểm định X2, kiểm định Wilcoxon 2 mẫu, kiểm định t bằng chương trình SPSS trên máy vi tính. Giá trị P cho ý nghĩa thống kê được đặt ở mức
- KẾT QUẢ Đặc điểm dịch tễ của mẫu nghiên cứu được tóm tắt ở bảng 1. Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ của mẫu nghiên cứu Nhóm 1 Nhóm 2 2 nhóm N0 (%) N0 (%) N0 (%) Tuổi: trung bình 29 tuổi (giữa 8 1(3) 2(6) 3(5) và 56 tuổi) 29(94) 28(81) 57(92) < 16 tuổi 1(3) 1(3) 2(3) 16-45 tuổi > 45 tuổi 18/13 23/8 41/21 Phái: Nam/nữ (58/42) (74/26) (66/34) bị: 17/14 21/10 38/24 Bên MP/MT (55/45) (68/32) (61/39) Nguyên 26(83) 28(91) 54(87) nhân
- Nhóm 1 Nhóm 2 2 nhóm N0 (%) N0 (%) N0 (%) Tai nạn giao thông (xe 2 3(10) 2(6) 5(8) bánh) 2(7) 1(3) 3(5) Tại nạn sinh hoạt Bạo hành Số thành 2(6) 3(10) 5(8) gãy Thành dưới 3(10) 2(6) 5(8) Thành dưới 20(65) 18(58) 38(61) và trong 6(19) 7(23) 13(21) Thành dưới và ngoài 0 1(3) 1(2) Thành dưới, thành ngoài và trong Cả 4 thành dưới,trong,
- Nhóm 1 Nhóm 2 2 nhóm N0 (%) N0 (%) N0 (%) trên và ngoài Các xương tham gia gãy 2(6) 3((9) 5(8) Xương hàm 16(52) 17(55) 33(53) Xương gò 4(12) 6(19) 10(16) má 9(30) 4(13) 13(21) Xương gò má + xương 0 1(3) 1(2) hàm Xương gò má+ xương hàm + xương cân Xương gò má+ x. hàm+ x. cân+ x.trán
- Nhóm 1 Nhóm 2 2 nhóm N0 (%) N0 (%) N0 (%) Các biểu lâm 6/5 9/7 15/12 hiện (55/45) (56/46) (55/45) sàng Song thị có / 4/7 5/9 9/16 không hạn (36/64) (35/65) (36/64) chế vận 8(26) 13((42) 21((34) nhãn 27(87) 29((94) 56(90) Hạn chế vận 3(10) 2(6) 5(8) với 1(3) nhãn 1(3) 2(3) tét kéo cơ 31(100) 31(100) 62(100) (+)/(-) 17(55) 14(45) 31(50) Loạn cảm thần kinh V Hõm mí trên Biến dạng khe mí Di lệch khóe mí ngoài
- Nhóm 1 Nhóm 2 2 nhóm N0 (%) N0 (%) N0 (%) Thụt mắt Hạ nhãn cầu Tổn thương 4(13) 3(9) 7(11) phối hợp Bệnh lý thần kinh thị chấn 1(3) 0 1(3) thương Xuất huyết 1(3) 2(6) 3(5) dưới võng 1(3) 1(3) 2(3) mạc Liệt thần kinh Liệt TKVI Liệt TKIII Khoảng thời gian chấn thương
- Nhóm 1 Nhóm 2 2 nhóm N0 (%) N0 (%) N0 (%) đến khi phẫu thuật: trung 4(13) 8(26) 12(19) bình 31 ngày (giữa 15 và 27(87) 23(74) 50(81) 90 ngày) < 1 tháng (không có ca sớm trước 2 tuần) > 1 tháng (muộn nhất không quá 6 tháng) Với thời gian theo dõi trung bình 3.2 tháng (giữa 3 – 6 tháng), kết quả sự cải thiện song thị,hạn chế vận nhãn, thụt mắt và hạ nhãn cầu của 2 nhóm được tóm tắt ở bảng 2. Bảng 2: Kết quả điều trị
- Nhóm Nhóm 1 2 P Mean Mean N0 N0 Cải thiện song thị 2,06 1,90 sau mổ Độ song thị trước 0,50 0,60 mổ 1,56 1,30 P>0,05 Độ song thị sau mổ 3 tháng 5 5 Sự thay đổi trung 6 11 bình của song thị 0 0 trước và sau mổ 2 2 Hết song thị 4 7 Song thị còn tồn tại sau mổ Tăng lên Không thay đổi Giảm dần Cải thiện thụt mắt
- Nhóm Nhóm 1 2 P Mean Mean N0 N0 (di lệch nhãn cầu theo trục trước 4,04 3,84 1,94 1,85 sau) Độ thụt mắt trước mổ trung bình 1,56 1,42 Độ thụt mắt trung bình 1 tháng sau 2,13 2,00 mổ Độ thụt mắt trung 2,83 2,42 bình 3 tháng sau mổ 31 31 Sự thay đổi trung 19 21 của thụt 13 bình 10 mắt trước và sau 6 11 mổ 1tháng Sự thay đổi trung
- Nhóm Nhóm 1 2 P Mean Mean N0 N0 của thụt bình mắt ýtrước và sau mổ 3tháng Số ca thụt mắt trước mổ Số ca thụt mắt còn tồn tại sau mổ Không thay đổi Cải thiện
- Nhóm Nhóm 1 2 P Mean Mean N0 N0 Cải thiện sự hạ 1,93 1,87 nhãn cầu Độ hạ trung bình 0,01 0,02 trước mổ 1,92 1,85 Độ hạ trung bình 3 tháng sau mổ 17 14 Sự thay đổi trung 01 01 bình của hạ nhãn cầu Số ca hạ nhãn cầu trước mổ Số ca hạ nhãn cầu còn tồn tại sau mổ Cải thiện giới hạn vận nhãn
- Nhóm Nhóm 1 2 P Mean Mean N0 N0 Giới hạn đưa mắt -3,05 -3,12 lên trên -0,50 -0,56 Giới hạn trung bình trước mổ -0,46 -0,42 Giới hạn trung bình sau mổ 1 -2,50 -2,56 P>0,05 tháng Giới hạn trung bình sau mổ 3 -2,58 -2,70 P>0,05 tháng Sự thay đổi trung bình của giới hạn đưa mắt lên trên -3,12 -3,15 trước và sau mổ -1,12 -1,12 1tháng Sự thay đổi trung -1,00 -0,93 P>0,05
- Nhóm Nhóm 1 2 P Mean Mean N0 N0 bình của giới hạn đưa mắt lên trên -2,00 -2,03 P>0,05 trước và sau mổ 3 tháng Giới hạn đưa mắt -2,12 -2,22 xuống dưới Giới hạn trung bình trước mổ Giới hạn trung bình sau mổ 1 tháng Giới hạn trung bình sau mổ 3 tháng Sự thay đổi trung bình của giới hạn
- Nhóm Nhóm 1 2 P Mean Mean N0 N0 đưa mắt xuống dưới trước và sau mổ 1tháng Sự thay đổi trung bình của giới hạn đưa mắt xuống dưới trước và sau mổ 3tháng Bảng 3: So sánh kết quả khỏi mắt thụt theo khoảng cách thời gian chấn thương đến lúc can thiệp phẫu thuật. Nhóm 1 Nhóm 2 Cả 2 nhóm 15 ngày 3/ 4 8/12 5/ 8 (62%) đến 30 (75%) (67%) ngày (≤ 30)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn