Bài 10<br />
Kỹ năng cập nhật Thông tin lý lịch tư pháp tron g trư ò n g hợp<br />
chấp hành xong bản án, đư ọc đặc xá, đại xá; trư ờng h ọp trục xuất<br />
khi tội phạm được xóa bỏ; cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ su n g 1<br />
<br />
1.<br />
Kỹ năng cập nhật thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp chấp<br />
hành xong bản án, đưọc đặc xá, đại xá<br />
1.1. K hái niệm về chấp hành xong bản án<br />
Theo quy định tại Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự thì “ Không ai bị coi là<br />
có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” . Theo đó,<br />
khi một người bị Tòa án kết án. thì người bị kết án đó phải chấp hành những hình<br />
phạt mà bản án đã tuyên (bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung). (1)<br />
Hình phạt chính bao gồm:Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Trục<br />
xuất; Tù có thời hạn; Tù chung thân; Tử hình. (2) Hình phạt bổ sung gồm: cẩm<br />
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú;<br />
Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp<br />
dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.<br />
Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính<br />
và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, trong bản án<br />
có thể tuyên một người phạm nhiều tội danh khác nhau, theo đó sẽ có nhiều hình<br />
phạt chính khác nhau được tuyên và thi hành. Ngoài ra nhiều trường hợp Tòa án<br />
xét xử trước hành vi phạm tội sau. và xét xử sau đối với hành vi phạm tội trước.<br />
Do vậy, có những bản án không thể tổng hợp hình phạt được (có bản án tuyên<br />
phạt tù, có bản án tuyên phạt tù nhưng cho hưởng án treo) thì việc chấp hành<br />
xong những bản án này sẽ như thế nào? Đâv cùng là những vẩn đề đang đặt ra<br />
nghiên cứu.<br />
Như vậy, người được coi là đã chấp hành xong bản án khi đã chấp hành<br />
đầy đủ các quyết định của Tòa án về hình phạt đã tuyên trong bản án đã có hiệu<br />
<br />
1 Bài 8 . 1.3 trong C hiíơng trình Đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm cô n g tác lý lịch tu<br />
<br />
pháp<br />
<br />
187<br />
<br />
lực pháp luật, trong đó có hình phạt chính và những hình phạt bổ sung và những<br />
quyết định khác trong bản án (bồi thường thiệt hại) và án phí theo quy dịnh của<br />
pháp luật. Theo đó, những trường hợp được miễn hình phạt sẽ không xem xét vè<br />
việc đã chấp hành xong bản án, tuy nhiên theo quy định tại Điều 64 Bộ luật Hình<br />
sự thì trường hợp miễn hình phạt được xem là trường hợp đương nhiên được xóa<br />
án tích. Người bị kết án chì được xem xét miễn hình phạt theo Điều 54 Bộ luật<br />
Hình sự khi người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ qui định tại Khoản 1 Điều<br />
46 Bộ luật Hình sự và đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức phải<br />
truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong quá trình chấp hành bản án, người phạm tội<br />
có thể sẽ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; được giảm hình phạt đã<br />
tuyên hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp đặc biệt; được<br />
miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đổi với khoản thu nộp Ngân sách nhà nước. Tuy<br />
nhiên, đối với trường hợp hoãn chấp hành hình phạt tù hay tạm đình chỉ chấp<br />
hành hình phạt tù thì không được coi là đã chấp hành xong bản án. Vì lẽ hết thời<br />
gian hoãn người bị kết án tiếp tục phải chấp hành bản án.<br />
Như vậy, việc chấp hành xong bản án phải được hiểu là việc người bị kết<br />
án chấp hành đúng và đầy đủ những hình phạt mà bản án đã tuyên, những quyết<br />
định khác, án phí những thay đổi trong quá trình chấp hành bản án của người bị<br />
kết án. Trên cơ sở đó mới có căn cứ để thu thập tài liệu, thông tin cập nhật trong<br />
hồ sơ lý lịch tư pháp.<br />
<br />
1.2.<br />
Những vẩn đề cần chú ý trong cập nhật thông tin trong trường hợp<br />
chấp hành xong bản án<br />
Cán bộ làm công tác lập và cấp phiếu lý lịch tư pháp cần chú ý về một số<br />
quy định về các trường hợp người bị kết án đã chấp hành xong bản án phạt tù<br />
như sau:<br />
(1)<br />
<br />
Đúng ngày hết hạn chấp hành hình phạt tù, người chấp hành xong hình<br />
<br />
phạt tù được trả tự do. Giám thị trại giam, trại tạm giam cấp giấy chứng nhận đã<br />
chấp hành xong hình phạt tù và giới thiệu họ về U B N D xã, phường, thị trấn, đom<br />
vị nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc; đồng thời phải sao gửi<br />
giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù cho cơ quan quản lý trại giam,<br />
<br />
188<br />
<br />
Tòa án dã ra quyết định thi hành án và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với<br />
Tòa án đã ra quyết định thi hành án (trong trường hợp người đó phải chấp hành<br />
hình phạt tiền, nghĩa vụ dân sự trong bàn án, quyết định của Tòa án về hình sự).<br />
Hai tháng trước khi phạm nhân hết hạn chấp hành hình phạt tù, giám thị trại<br />
giam, trại tạm giam thông báo trước hằng văn bản kết quả thi hành án và những<br />
thông tin cần thiết khác (hình phạt bổ sung phải chấp hành...) về phạm nhân cho<br />
chính quyền địa phương hoặc cho cơ quan, tổ chức, đom vị nơi phạm nhân trở về<br />
sinh sống để có điều kiện sẳp xếp, tạo lập cuộc sống bình thường. Đổi với phạm<br />
nhân là người nước ngoài. Giám thị trại giam phải gửi thông báo các nội dung<br />
nói trên bằng văn bản cho cơ quan lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam để thông báo<br />
cho cơ quan đại diện mà phạm nhân mang quốc tịch.<br />
Trường hợp người chấp hành xong hình phạt tù không rõ quê quán, nơi<br />
thường trú. không còn người thân thích hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ không<br />
tiếp nhận và bản thân họ cũng không có nơi ở khác thì Giám thị trại giam, trại<br />
tạm giam liên hệ với chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội<br />
hoặc trại cỏ thể tiếp nhận họ sinh sống, lao động theo nguyện vọng.<br />
(2)<br />
<br />
Đối với trường hợp người đà chấp hành xong hình phạt cải tạo không<br />
<br />
giam giữ; châp hành xong thời gian thử thách của nhừng bản án bị phạt tù nhưng<br />
cho hưởng án treo; hoặc người đó theo đề nghị của cơ quan và người có thẩm<br />
quyền được Tòa án ra quyết định đình chì thi hành án cũng như các hình phạt bổ<br />
sung...ngoài những thủ tục cần có để các cơ quan và người có thẩm quyền xem<br />
xét, quyẻt định như: Người chấp hành hình phạt phải có các hình thức kiểm điểm<br />
về quá trình cải tạo, chấp hành hình phạt, các vi phạm (nếu cỏ); Nhận xét của cơ<br />
quan có thẩm quyền như UBND xã. phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, tổ chức<br />
người đó cư trú, sinh hoạt; Văn bản cùa cơ quan thi hành án về việc người bị kết<br />
án đã chấp hành xong bản án (hình sự và các nội dung dân sự...); Văn bản của<br />
Tòa án, các quyết định của các cơ quan có thẩm quyền. Thì người đó phải thỏa<br />
mãn những điều kiện cần có khác theo quy định của pháp luật mới được đặt ra<br />
xem xét.<br />
<br />
1.3. Kỹ năng cập nhật thông tin lý lịc h tư pháp trong trường hợp đặc xả,<br />
189<br />
<br />
đại xả<br />
- K hái niệm đặc xả<br />
Chế định đặc xá thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta<br />
cũng như thể hiện rõ nét tính nhân đạo của Nhà nước ta đối với những người<br />
phạm tội. Ngoài ra, đặc xá còn có tác dụng khuyến khích người phạm tội tập<br />
trung giáo dục cải tạo tốt, ăn năn hổi cải. tự mình tu dường, rèn luyện trở thành<br />
người có ích cho xã hội. Việc quyết định cho một người được đặc xá chính là sự<br />
ghi nhận kết quả cải tạo, chấp hành tốt các nội quy, quy chế của phạm nhân và<br />
cũng là kết quả của quá trình cải tạo giáo dục phạm nhân, thể hiện sự kết hợp<br />
chặt chẽ giữa trại giam, trại tạm giam, gia đình, các cơ quan có liên quan và xã<br />
hội. Theo quy định tại Điều 103 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 thì Chủ tịch<br />
nước là người được trao quyền quyết định việc đặc xá tha tù trước thời hạn. Đe<br />
Chủ tịch nước quvết định đúng, chính xác đoi với từng đối tượng, tránh hiện<br />
tượng không thỏa đáng, nên trước khi Chủ tịch nước ký quyết định luôn có Hội<br />
đồng tư vấn đặc xá Trung ương giúp Chủ tịch nước xem xét.<br />
Đối tượng phổ biến được xét đặc xá là các phạm nhân đang chấp hành<br />
hình phạt tù ở trại giam (hoặc nhà tạm giữ, trại tạm giam) nhưng phải thỏa mãn<br />
những điều kiện nhất định mới được hưởng chính sách này. Như điều kiện về<br />
thời gian tối thiểu đã thi hành hình phạt tù giam, quá trình Jao động cải tạo trong<br />
trại giam như thể nào, đặc điểm nhân thân... K hi đã cỏ đủ những điều kiện theo<br />
quy định của pháp luật, Ban giám thị trại giam sẽ lập hồ sơ, hồ sơ của họ sẽ được<br />
một hội đồng xét duyệt. Việc xét duyệt sẽ tiến hành công khai để đi đến quyết<br />
định cuối cùng rằng người đó có đáng được hưởng đặc xá hay không.<br />
Từ sự phân tích trên, đi đến khái niệm đặc xá như sau:<br />
Đặc xả là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước (người<br />
đứng đầu nhà nước) quyết định tha tù trước th ờ i hạn cho người bị kết án phạt tù<br />
cỏ thờ i hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc<br />
trong trường hợp đặc biệt.<br />
- K hái niệm đại xá:<br />
<br />
190<br />
<br />
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì: "Đ ạ i xá là việc cơ quan nhà nước<br />
có tham quyền công bố hoặc vô tội hoặc cho miễn một phần hoặc toàn bộ hình<br />
phạt đố i vớ i một lo ạ i hoặc một so can phạm nhất định” . Theo đó: Đại xá là sự<br />
tha miễn hoàn toàn đổi với một số loại tội nhất định trong một thời điểm nhất<br />
định, không liên quan đến việc người bị tha đã bị kết án hay chưa, đã chấp hành<br />
bản án chưa và cũng không phụ thuộc vào yếu tố nhân thân hoặc thái độ cải tạo<br />
của người bị kết án đó. V ì lẽ: (1) Dại xá dược áp dụng không chỉ đối với người<br />
đang bị giam giữ để điều tra hoặc thi hành án. mà còn với bất cứ ai đã phạm vào<br />
một trong những loại tội được hưởng đại xá (có thể họ đã bị kết án hoặc đang bị<br />
giam cứu để điều tra hoặc bị khởi tổ nhưng đang được cơ quan có thẩm quyền<br />
cho tại ngoại...). (2) Đại xá thuộc quyền quyết định của Quốc hội (đặc xá thuộc<br />
quyền của Chủ tịch nước). (3) Người được đại xá được trả tự do ngay, được phục<br />
hồi toàn bộ quyền công dân và coi như không phạm tội (tương tự như xóa án tích<br />
hiện nay).<br />
Có thể nói, đại xá là sự tha miễn, khoan hồng ở mức cao hơn nhiều so với<br />
đặc xá; do đó thẩm quyền quyết định cũng cao hơn và việc áp dụng hình thức tha<br />
miễn này cũng ít phổ biến hơn (Từ năm 1945 đến nay mới có 2 lần nhà nước<br />
quyết định đại xá. Lần thứ nhất, ngày 20/10/1945, bằng sắ c lệnh số 52/SL do<br />
Chủ tịch Chính phủ lâm thời ký, nhân sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chù<br />
cộng hòa. Lần thứ 2, ngày 9/11/1954, bàng Thông tư số 413-TTg của Thủ tướng<br />
Chính phủ và được sự thoả thuận của Ban thường trực Quốc hội đã thực hiện<br />
quyết định đặc xá nhân dịp giải phỏng thủ đô Hà Nội.<br />
<br />
1.4.<br />
N ộ i dung cần cập nhật thông tin trong trư ờng hợp chấp hành xong<br />
bản án, được đặc xá, đại xả<br />
Theo quy định của pháp luật, khi đối tượng bị kết án được cơ quan và người<br />
có thẩm quyền quyết định đặc xá, đại xá hoặc chứng nhận đã chấp hành xong bản<br />
án. Theo đó, cơ quan ra quyết định phải gửi ngay một bản tới Trung tâm lý lịch tư<br />
pháp và Sở tư pháp nơi Tòa án đóng trụ sở. sau khi nhận được giấy chửng nhận đã<br />
chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ. phạt tù cho hưởng án treo và các<br />
hình phạt bổ sung; quvết định đình chì thi hành án: văn bản thông báo kết thúc thi<br />
191<br />
<br />