T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
<br />
KHAI THÁC CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN<br />
DU LNCH TẠI KHU DU LNCH HỒ NÚI CỐC TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Phạm Thu Thuỷ (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên)<br />
<br />
1. Vị trí của khu du lịch Hồ Núi Cốc trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của<br />
Thái Nguyên<br />
Hồ Núi Cốc nằm ở vị trí thượng nguồn sông Công, dưới chân núi Tam Đảo, cách thành<br />
phố Thái Nguyên - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thái<br />
Nguyên nói riêng và vùng Việt Bắc nói chung 20 km về phía Tây Bắc.<br />
Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên có nhiều chuyển biến, song tốc<br />
độ tăng trưởng chưa cao. Vì vậy, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu để phát triển kinh<br />
tế - xã hội của tỉnh là phải khai thác sử dụng hợp lý và có hiệu quả mọi nguồn lực. Việc khai<br />
thác các điều kiện sẵn có để phát triển du lịch là biện pháp thiết thực mang lại hiệu quả kinh tế<br />
cao. Trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên, Hồ Núi Cốc đóng vai trò quan<br />
trọng hang đầu như một hạt nhân, một thế mạnh lớn nhất của ngành du lịch của tỉnh .<br />
Khu du lịch Hồ Núi Cốc có cảnh quan đẹp, hệ sinh thái đa dạng. Du khách đến với Hồ<br />
Núi Cốc là đến với "hồ trên núi", hồ của câu chuyện tình huyền thoại về chàng Cốc - nàng<br />
Công, được say mê du thuyền để đến với những hòn đảo bồng bềnh trên sóng, đến với những<br />
khu trưng bày sản phNm của các làng nghề truyền thống Việt Nam …Ngày nay, khi du lịch cuối<br />
tuần đang dần trở thành nếp sinh hoạt phổ biến của xã hội đô thị, Hồ Núi Cốc như một điểm<br />
dừng chân lý tưởng cho du khách gần xa sau những ngày làm việc vất vả.<br />
Hồ Núi Cốc - vịnh Hạ Long giữa rừng Việt Bắc có thể coi là một tài nguyên vô cùng giá<br />
trị đối với việc phát triển du lịch cũng như phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc khai thác<br />
tổng hợp các điều kiện tự nhiên để phục vụ phát triển du lịch ở đây sẽ đem lại những hiệu quả rõ<br />
rệt về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hồ Núi Cốc<br />
<br />
130<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
<br />
2. Tiềm năng du lịch Hồ Núi Cốc<br />
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên<br />
Địa hình khu vực Hồ Núi Cốc bị chia cắt tạo thành nhiều khe suối. Vùng lòng Hồ Núi<br />
Cốc nằm giữa hai dãy núi chạy theo hướng Bắc - Nam là dãy núi Pháo ở phía Đông của hồ có<br />
đỉnh cao 425m và dãy núi Thằn Lằn ở phía Tây của hồ có đỉnh cao 449m. Độ dốc bình quân từ<br />
260 - 350. Với địa hình như vậy thuận lợi cho việc tổ chức du lịch với nhiều loại hình hoạt động:<br />
nghỉ ngơi, an dưỡng, tham quan, cắm trại, leo núi… Ngoài ra, vùng Hồ Núi Cốc còn có nhiều<br />
khu vực địa hình ven hồ có thể cải tạo trở thành những bãi tắm thu hút được khách du lịch.<br />
Nằm trong đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới có mùa đông lạnh khô, hàng năm, lãnh<br />
thổ Thái Nguyên nói chung và khu vực Hồ Núi Cốc nói riêng nhận được lượng bức xạ mặt trời<br />
phong phú với tổng bức xạ đạt từ 95 đến 100 kcal/cm2/năm, đảm bảo một nền nhiệt cao, nhiệt<br />
độ trung bình năm từ 210c đến 230c, tuy nhiên có sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng nóng,<br />
lạnh trong năm lớn. Chế độ Nm liên quan đến hoạt động gió mùa. Vùng hồ Núi Cốc có 2 mùa rõ<br />
rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9. Nói chung khí hậu mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới<br />
gió mùa nhưng ôn hoà, ấm Nm, mát nhiều hơn khô nóng và giá rét, mùa khô kéo dài hơn thuận<br />
lợi cho phát triển du lịch. Đặc biệt vùng Hồ Núi Cốc có khí hậu trong lành, mát mẻ với những<br />
rừng cây xanh tốt là điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch đến tham quan, cắm trại.<br />
Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành mạng lưới khe suối dày đặc đổ xuống lòng hồ tạo<br />
nên mặt nước có diện tích trên 2000 ha. Lượng nước dồi dào kết hợp với điều kiện khí hậu thuận<br />
lợi cho xây dựng khu du lịch sinh thái hồ.<br />
Hệ thống động thực vật khu vực Hồ Núi Cốc có chung nguồn gốc với động thực vật rừng<br />
Tam Đảo, tiêu biểu cho hệ động thực vật vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam, rất phong phú và đa<br />
dạng. Thực vật có 130 họ, 344 chi với 490 loài tiêu biểu như: Sếu, Táu, Lim… Động vật có chim,<br />
thú (thuộc 7 bộ, 21 họ với 58 loài như: Hươu, Nai, Gấu…), bò sát (2 bộ, 13 họ với 36 loài như: Trăn,<br />
Rắn…vừa là đối tượng để tham quan, du lịch ngắm cảnh, vừa có giá trị nghiên cứu khoa học.<br />
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn<br />
2.2.1. Di tích lịch sử văn hoá<br />
Đến với khu du lịch Hồ Núi Cốc, du khách có thể tham quan khu di tích lịch sử núi Văn<br />
núi Võ, nơi gắn liền với tên tuổi danh tướng Lưu Nhân Chú với những đóng góp kiệt xuất cho<br />
cuộc kháng chiến chống giặc Minh thế kỷ XV và triều đại nhà Lê. Tham quan nơi ra đời ngày<br />
thương binh liệt sĩ (27/7/1947) tại xóm Bàn Cờ xã Hùng Sơn huyện Đại Từ.<br />
Ngoài ra đến Hồ Núi Cốc du khách có thể kết hợp tham quan các di tích lịch sử - văn<br />
hoá đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như: ATK (An toàn khu - Định Hoá), đền<br />
Đuổm (Phú Lương), Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam…<br />
2.2.2. Các tài nguyên nhân văn khác<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
131<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
<br />
Khu vực Hồ Núi Cốc là nơi cư trú của một số dân tộc ít người. Các phong tục tập quán<br />
riêng của mỗi dân tộc được coi là tài nguyên thu hút khách du lịch. Hồ Núi Cốc là nơi có những<br />
làn điệu hát Then, hát Lượn với tiếng đàn Tính gọi mời du khách.<br />
3. Định hướng khai thác và phát triển du lịch Hồ Núi Cốc<br />
Khu du lịch Hồ Núi Cốc (thuộc tiểu vùng miền núi đông bắc) được đánh giá là điểm du<br />
lịch tầm cỡ quốc gia. Tiềm năng du lịch phong phú đã cho phép ở đây phát triển đầy đủ các loại<br />
hình du lịch với các sản phNm du lịch đặc trưng: du lịch nghỉ dưỡng giải trí, du lịch nghiên cứu<br />
sinh thái rừng - hồ, du lịch thể thao leo núi, thể thao mặt nước, du lịch văn hoá - lịch sử… tạo ra<br />
sức hấp dẫn lớn. Việc định hướng khai thác để phát triển du lịch tại đây là việc làm hết sức cần<br />
thiết và cũng được Uỷ ban nhân dân Tỉnh và Sở thương mại du lịch Thái Nguyên rất quan tâm.<br />
3.1. Định hướng khai thác các loại hình du lịch<br />
3.1.1. Phát triển du lịch sinh thái<br />
Dựa vào thế mạnh tự nhiên: núi, rừng, đảo, hồ, động thực vật định hướng xây dựng ở<br />
đây khu bảo tồn cảnh quan môi trường thiên nhiên với mục tiêu bảo tồn và phát triển nguồn<br />
gen thực vật rừng nhiệt đới tạo thành nơi tham quan học tập cho học sinh, sinh viên, cán bộ<br />
nghiên cứu và du khách nghiên cứu lâm sinh, phục vụ phát triển du lịch sinh thái. Đồng thời<br />
kết hợp với các loại hình du lịch khác nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phNm<br />
du lịch.<br />
3.1.2. Phát triển du lịch nghỉ mát, nghỉ dưỡng, tham quan<br />
Điều kiện khí hậu tại khu du lịch Hồ Núi Cốc được đánh giá là rất thích hợp với sức khoẻ<br />
con người, thêm vào đó là không gian yên tĩnh với những vòm cây xanh mát, không khí trong lành.<br />
Các khách sạn, nhà nghỉ xây dựng tại đây và các dịch vụ khác như: cửa hàng bán đồ lưu<br />
niệm, nhà hàng ăn uống, khu vui chơi giải trí… đều đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách.<br />
Hệ thống đường nội bộ nối các điểm tham quan trong khu du lịch Hồ Núi Cốc đều đã<br />
được nâng cấp. Du khách có thể đi ra đảo bằng thuyền hay ca nô. Trong tương lai việc đi lại sẽ<br />
thuận lợi hơn khi dự án xây dựng cáp treo từ khu trung tâm ra đảo và lên Tam Đảo được triển<br />
khai xây dựng.<br />
Khu du lịch Hồ Núi Cốc là nơi hội tụ khá đầy đủ vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ của thiên<br />
nhiên tạo nên bức tranh kỳ thú với đảo - trời - mây - nước hoà quyện tạo sức thu hút lớn.<br />
Tóm lại, khu du lịch Hồ Núi Cốc hoàn toàn thích hợp cho việc phát triển loại hình du<br />
lịch nghỉ mát, nghỉ dưỡng, tham quan.<br />
3.1.3. Phát triển du lịch kết hợp thể thao<br />
Khu du lịch Hồ Núi Cốc có các dãy núi cao, hoang dã thích hợp cho việc xây dựng các<br />
tuyến du lịch leo núi dành cho những người ưa mạo hiểm và thích khám phá.<br />
Ngoài ra tại khu vực ở phía Đông Nam của Hồ cách đập chính 1,5 km thuộc địa bàn xã<br />
Phúc Trìu sắp tới sẽ xây dựng khu bồi dưỡng huấn, luyện ngựa và trường đua ngựa nên có thể<br />
kết hợp đua ngựa phục vụ du lịch.<br />
132<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
<br />
3.2. Định hướng khai thác các tuyến du lịch Hồ Núi Cốc<br />
Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá tiềm năng du lịch của khu vực Hồ Núi Cốc và dựa<br />
vào mối liên hệ với các tài nguyên du lịch của thành phố Thái Nguyên và các vùng phụ cận,<br />
nhận thấy có thể thiết lập một số tuyến du lịch chính nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ<br />
mát và nghiên cứu của du khách.<br />
3.2.1. Tuyến du lịch nội bộ trong khu vực Hồ Núi Cốc<br />
Trong khu vực Hồ Núi Cốc có thể hình thành các tua, tuyến du lịch:<br />
- Từ các khách sạn đi đến các đảo vùng hồ, đến rừng vải Hom Giỏ.<br />
- Từ Núi Cốc đi vào vùng chè Tân Cương.<br />
- Giao lưu giữa các điểm du lịch: khách sạn, khu vui chơi giải trí.<br />
3.2.2. Tuyến du lịch liên vùng<br />
Khu du lịch Hồ Núi Cốc không phát triển cô lập mà là một bộ phận của thành phố Thái<br />
Nguyên - trung tâm du lịch hạt nhân của tỉnh. Sự phát triển của khu du lịch Hồ Núi Cốc nằm trong<br />
mối quan hệ mật thiết với du lịch Thái Nguyên. Do đó việc xây dựng các tuyến du lịch liên vùng<br />
tại Hồ Núi Cốc sẽ dựa trên tâm điểm là trung tâm thành phố Thái Nguyên. Từ đây sẽ tạo lập các<br />
tuyến du lịch có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến những tuyến du lịch của Hồ Núi Cốc.<br />
- Tuyến từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đến điểm du lịch Hồ Núi Cốc.<br />
- Tuyến từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đi ATK (Định Hoá) - Hồ Ba Bể (Bắc Kạn)<br />
- Tân Trào (Tuyên Quang) - Hồ Núi Cốc.<br />
- Tuyến từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đi Đuổm (Phú Lương) - Hồ Núi Cốc.<br />
- Tuyến từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đi nhà tưởng niệm 27/7 (xã Hùng Sơn, Đại<br />
Từ) - Hồ Núi Cốc.<br />
4. Kết luận<br />
Dựa trên những nghiên cứu thực tế và kết quả đánh giá bước đầu về tiềm năng, hiện<br />
trạng phát triển du lịch Hồ Núi Cốc có thể rút ra một số kết luận:<br />
- Hồ Núi Cốc là khu vực giàu tiềm năng du lịch có thể phát triển nhiều loại hình du lịch:<br />
nghỉ mát, nghỉ dưỡng, tham quan, leo núi…<br />
- Tuy du lịch Thái Nguyên mới phát triển nhưng Hồ Núi Cốc đã tỏ rõ ưu thế đầy tiềm<br />
năng, là điểm du lịch hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút được đông đảo du khách đến tham quan, nghỉ mát.<br />
- Hồ Núi Cốc không chỉ là khu du lịch trọng điểm của thành phố mà còn là nơi bảo tồn<br />
đa dạng sinh học, điều hoà chế độ nước, ngăn lũ. Có ý nghĩa chiến lược về môi trường.<br />
- Tuy nhiên do việc khai thác sử dụng tài nguyên chưa đồng bộ nên sản phNm du lịch còn<br />
nghèo nàn, mới chỉ tập trung chủ yếu vào những thế mạnh tự nhiên như ngắm cảnh, dã ngoại.<br />
Tài nguyên du lịch chưa được quản lý chặt chẽ nên đang bị xuống cấp.Việc bảo vệ, tôn tạo tài<br />
nguyên du lịch tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế về mặt chính sách đầu tư nên chưa<br />
thật sự đạt hiệu quả <br />
133<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Bài báo phân tích tiềm năng du lịch của Hồ Núi Cốc. Những tiềm năng này là những<br />
nguồn lực quan trọng cho sự phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, định hướng khai thác những điều<br />
kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch tại Hồ Núi Cốc, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao<br />
cho khu du lịch Hồ Núi Cốc nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung.<br />
Summary<br />
EXPLOIT NATURAL CONDITIONS FOR THE DEVELOPMENT OF TOURISM<br />
AT HO NUI COC TOURISM ZONE IN THAI NGUYEN PROVINCE<br />
The report analyzes touristy potentials of HNC. These potentials are important resources<br />
for the development of tourism. Therefore, orient the exploitation of natural conditions for the<br />
development of tourism at HNC, contributing to the high economic effect for the HNC tourism<br />
zone in private and Thai Nguyen province in general.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1]. Trần Thị Hoa (2002). Khai thác các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch tại khu du lịch Bà<br />
Nà - Suối Mơ thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ Địa Lý - Hà Nội.<br />
[2]. Khách sạn du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc, Du lịch Hồ Núi Cốc. Nxb Lao động Hà Nội - 2001.<br />
[3]. Đồng Khắc Thọ (chủ biên). Thái Nguyên - di tích, danh thắng và triển vọng tương lai, Nxb Văn hoá<br />
thông tin - Công ty Văn hoá trí tuệ Việt.<br />
[4]. Dương Vương Thử (chủ biên)( 2007) Năm du lịch Thái Nguyên, Nxb Thông tin.<br />
[5]. UBND tỉnh Thái Nguyên. Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch Thái Nguyên đến năm 2010.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
134<br />