Mục lục<br />
<br />
Phát triển<br />
<br />
Kinh tế - Xã hội<br />
Đà Nẵng<br />
Số 77/2016<br />
ISSN 1859 - 3437<br />
<br />
Tổng biên tập<br />
TRẦN ĐỨC ANH SƠN<br />
<br />
Phó Tổng biên tập kiêm Thư ký Tòa soạn<br />
VÕ VĂN HOÀNG<br />
<br />
KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG<br />
2. Tiếp nhận phản hồi của người dân: Kinh nghiệm cải thiện Chỉ số PAPI của<br />
thành phố Đà Nẵng<br />
Nguyễn Văn Hùng - Trần Như Quỳnh<br />
8. Thị trường lao động thành phố Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp phát triển<br />
Ông Thị Thanh Vân<br />
14. Mô hình chợ phiên: Giải pháp hữu hiệu hỗ trợ tiêu thụ hàng nông sản<br />
Quách Thị Xuân - Dư Lê Thùy Tiên<br />
18. Tác động của nhập cư đối với văn hóa và lối sống của cư dân bản địa - Nhìn<br />
từ trường hợp Đà Nẵng<br />
<br />
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP<br />
TS. Huỳnh Huy Hòa<br />
TS. Nguyễn Văn Hùng<br />
TS. Võ Duy Khương<br />
TS. Hồ Kỳ Minh<br />
<br />
Bùi Văn Tiếng<br />
MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN<br />
21. Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và liên kết vùng ở miền Trung - Tây<br />
Nguyên<br />
<br />
TS. Trần Đức Anh Sơn<br />
ThS. Nguyễn Quang Trung Tiến<br />
ThS. Bùi Văn Tiếng<br />
<br />
Bùi Quang Bình<br />
29. Định hướng khai thác phát triển du lịch bền vững ở miền Trung Việt Nam<br />
Lưu Thu Huyền<br />
<br />
TS. Nguyễn Phú Thái<br />
ThS. Nguyễn Hữu Thông<br />
<br />
Nghiên cứu - trao đổi<br />
35. Trợ cấp nông nghiệp Việt Nam và định hướng trong thời gian đến<br />
Trần Thị Cẩm Dung<br />
<br />
Bìa và trình bày<br />
HOÀI AN<br />
<br />
40. Ngoại thương và tăng trưởng kinh tế: Nhìn lại từ lý thuyết đến thực nghiệm<br />
<br />
Tòa soạn<br />
<br />
48. Về hai bức quốc thư của Trấn thủ Quảng Nam Nguyễn Phúc Nguyên gửi<br />
<br />
Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội<br />
Đà Nẵng<br />
Tầng 28, Trung tâm Hành chính<br />
TP. Đà Nẵng, 24 Trần Phú, Đà Nẵng<br />
ĐT: 0511 3 840 019<br />
E-mail: tcktxhdanang@yahoo.com;<br />
tcktxhdanang@gmail.com<br />
Website: www.dised.danang.gov.vn<br />
<br />
Phát hành và quảng cáo<br />
<br />
Nguyễn Thị Kim Hiền<br />
lãnh chúa Katō Kiyomasa xứ Higo (Nhật Bản) vào các năm 1609 - 1610<br />
Võ Vinh Quang<br />
53. Một số bài toán dân gian được sử dụng trong hát đố xưa<br />
Triều Nguyên<br />
59. Truyền thống đóng tàu thuyền của cư dân Quảng Nam: Một sắc thái nổi<br />
bật của văn hóa biển đảo miền Trung<br />
<br />
ĐT: 0511 3 840 019<br />
<br />
Giấy phép xuất bản<br />
Số 371/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền<br />
thông cấp ngày 07/8/2015. In tại Trung tâm In<br />
Thông tấn Đà Nẵng<br />
Cơ quan TTXVN khu vực MT-TN. Kích thước<br />
20.5 x 28.5 cm. 72 trang. Mỗi tháng 01 số.<br />
<br />
Giá: 20.000 đồng<br />
<br />
Nguyễn Văn Đăng<br />
65. Hồ Chí Minh: Kết tinh của những giá trị văn hóa dân tộc<br />
Mai Thị Mỹ Hằng<br />
VĂN BẢN MỚI<br />
TIN TỨC - SỰ KIỆN<br />
<br />
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br />
<br />
TIẾP NHẬN PHẢN HỒI CỦA NGƯỜI DÂN<br />
KINH NGHIỆM CẢI THIỆN CHỈ SỐ PAPI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br />
? Nguyễn Văn Hùng<br />
<br />
*<br />
<br />
- Trần Như Quỳnh**<br />
<br />
N<br />
<br />
gày 12.4.2016, Báo cáo chỉ số Hiệu<br />
quả quản trị hành chính công cấp<br />
tỉnh ở Việt Nam - PAPI 2015 được<br />
chính thức công bố, đánh dấu 5<br />
năm chỉ số này được triển khai thực hiện trên phạm<br />
vi cả nước. PAPI là công cụ phản ánh tiếng nói của<br />
người dân với mức độ hiệu quả điều hành, quản lý<br />
nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ<br />
công của chính quyền các cấp. Chỉ số PAPI hướng tới<br />
cải thiện hiệu quả phục vụ nhân dân của chính quyền<br />
địa phương thông qua hai cơ chế hỗ trợ lẫn nhau: (1)<br />
tạo tập quán cạnh tranh lành mạnh và văn hóa học<br />
hỏi kinh nghiệm giữa các chính quyền địa phương;<br />
và (2) tạo cơ hội cho người dân nâng cao năng lực<br />
đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền đồng<br />
thời vận động chính thức cải thiện cung cách phục<br />
vụ nhân dân.<br />
Việc tham gia ý kiến về các vấn đề của địa phương<br />
hoặc cơ hội được tiếp cận các dịch vụ công một<br />
cách công khai, minh bạch là những vấn đề mà<br />
bất cứ người dân nào cũng quan tâm. Để đáp ứng<br />
được yêu cầu này, chính quyền thành phố Đà Nẵng<br />
trong nhiều năm qua đã không ngừng đưa ra nhiều<br />
sáng kiến trong công tác cải cách hành chính tại địa<br />
phương như việc tạo ra nhiều kênh tiếp nhận phản<br />
hồi từ người dân một cách nhanh chóng và thuận<br />
tiện hơn thông qua hòm thư góp ý điện tử, các trang<br />
mạng xã hội hay thống nhất một số điện thoại đường<br />
dây nóng 1022 thay cho 200 số điện thoại đường dây<br />
nóng trước đây… Tuy nhiên, chính thái độ cầu thị của<br />
chính quyền mới là yếu tố quan trọng hơn hết, quyết<br />
định việc thành phố thực hiện tốt công tác điều hành<br />
*<br />
<br />
TS., Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.<br />
ThS., Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.<br />
<br />
**<br />
<br />
2<br />
<br />
Phaùt trieån<br />
<br />
Kinh teá - Xaõ hoäi<br />
Ñaø Naüng<br />
<br />
và quản trị trong nhiều năm qua. Phát biểu tại buổi<br />
lễ công bố kết quả PAPI 2015, Phó Chủ tịch UBND<br />
thành phố, ông Hồ Kỳ Minh cho biết: “Vị trí top đầu về<br />
điểm số PAPI không phải là mục tiêu của chính quyền<br />
Đà Nẵng. Điều chúng tôi quan tâm là phải vượt lên trên<br />
chính mình. Lãnh đạo thành phố luôn trăn trở về trách<br />
nhiệm, vai trò “tiên phong” và không ngừng vận động<br />
để tiến lên, làm cho người dân hài lòng hơn đối với chất<br />
lượng cung ứng dịch vụ công. Lấy đây làm nền tảng để<br />
xây dựng hình ảnh một Đà Nẵng “thân thiện”, “gần gũi”<br />
với người dân và du khách.”<br />
I. Giới thiệu Chỉ số PAPI Đà Nẵng 2011 - 2015<br />
1. Giới thiệu chung về Chỉ số PAPI<br />
Việc tổ chức lấy ý kiến định kỳ hằng năm từ người<br />
dân ở mọi tầng lớp xã hội nhằm đánh giá hiệu quả của<br />
công tác quản trị, hành chính công và cung ứng dịch<br />
vụ công tại địa phương được thực hiện trên phạm vi<br />
cả nước với sự phối hợp hỗ trợ giữa Trung tâm Nghiên<br />
<br />
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br />
<br />
cứu và Phát triển Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES); Trung<br />
tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu Khoa học Mặt<br />
trận Tổ quốc Việt Nam cùng Chương trình Phát triển<br />
Liên Hiệp Quốc (UNDP). Thông qua khảo sát lấy ý kiến<br />
người dân khi tương tác với các cấp chính quyền và<br />
trong sử dụng dịch vụ công một cách khách quan, bộ<br />
chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh<br />
ở Việt Nam - PAPI (Viet Nam Governance and Public<br />
Administration Performance Index) đã được xây dựng.<br />
Chỉ số PAPI đo lường một cách khách quan và có căn<br />
cứ khoa học về hiệu quả quản trị, hành chính công<br />
và dịch vụ công cấp tỉnh từ phía cầu - tức là từ góc<br />
độ của người dân sử dụng dịch vụ, trên cơ sở xem xét<br />
mối quan hệ chặt chẽ giữa ba quy trình chính sách<br />
gồm: hoạch định chính sách, thực thi chính sách và<br />
giám sát thực thi chính sách. Chỉ số PAPI được xây<br />
dựng dựa trên 92 chỉ tiêu cụ thể, 22 nội dung thành<br />
phần bố cục theo 06 trục nội dung lớn gồm: (1) Sự<br />
tham gia của người dân ở cấp cơ sở; (2) Tính công<br />
khai, minh bạch; (3) Trách nhiệm giải trình với người<br />
dân; (4) Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công;<br />
(5) Thủ tục hành chính công và (6) Cung ứng dịch vụ<br />
công. Năm 2009, lần đầu tiên chỉ số PAPI được xây<br />
dựng và nghiên cứu thí điểm tại 03 tỉnh/thành phố;<br />
năm 2010, nghiên cứu PAPI được triển khai rộng hơn<br />
ở 30 tỉnh/thành phố trên toàn quốc với quy mô 5.568<br />
người dân tham gia trả lời; và bắt đầu từ năm 2011<br />
PAPI được thực hiện rộng rãi trên phạm vi cả nước<br />
thông qua kết quả khảo sát thường niên với quy mô<br />
mẫu khảo sát bình quân 13.700 người dân được lựa<br />
chọn ngẫu nhiên tham gia trả lời. Tính từ năm đầu<br />
tiên triển khai thí điểm (2009) đến nay đã có gần<br />
74.899 lượt người dân trên phạm vi cả nước được<br />
tham gia khảo sát để chia sẻ trải nghiệm và đánh giá<br />
của chính họ về hiệu quả hoạt động của chính quyền<br />
địa phương.<br />
Tính đến năm 2016, PAPI đã được thực hiện qua<br />
7 năm trong đó 5 năm liên tiếp được thực hiện trên<br />
phạm vi toàn quốc, dần tạo được những ảnh hưởng<br />
tích cực nhất định đối với chính quyền địa phương<br />
các cấp. Ngoài mục đích là kênh để người dân thực<br />
hiện giám sát và phản biện xã hội, PAPI còn được sử<br />
dụng rộng rãi như một công cụ cung cấp hệ thống chỉ<br />
báo khách quan góp phần đánh giá hiệu quả quản trị<br />
và hành chính công cấp tỉnh, tạo động lực để các tỉnh<br />
ngày càng nâng cao hiệu quả quản lý của mình. Ở<br />
cấp trung ương, PAPI được xem là bộ công cụ phản<br />
ánh tiếng nói và nguyện vọng của người dân và kiểm<br />
toán xã hội. PAPI đã và đang cung cấp dữ liệu thực<br />
<br />
chứng và thông tin cho nhiều cơ quan Nhà nước,<br />
Chính phủ và Quốc hội, và là công cụ tham khảo của<br />
một số ngành, lĩnh vực (cụ thể là y tế, nội vụ, giáo dục<br />
và thanh tra) trong quá trình xây dựng các hệ thống<br />
đo lường, đánh giá mức độ hài lòng của người dân<br />
đối với hoạt động công vụ và cung ứng dịch vụ công.<br />
Ở cấp địa phương, kết quả của PAPI hằng năm đang<br />
dần được nhiều chính quyền địa phương quan tâm,<br />
sử dụng trong công tác điều hành. Cụ thể, đến cuối<br />
năm 2016, có hơn 40 tỉnh/thành phố đã sử dụng PAPI<br />
như công cụ theo dõi và giám sát hiệu quả hoạt động<br />
của cơ quan công quyền từ cấp tỉnh đến xã/phường.<br />
Trong đó, có đến 26 tỉnh/thành phố đã ban hành các<br />
văn bản chỉ đạo như nghị quyết hoặc chỉ thị của Tỉnh<br />
ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, quyết định kèm kế<br />
hoạch hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành<br />
phố về việc nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính<br />
công cấp tỉnh dựa trên kết quả khảo sát PAPI.<br />
Trên phạm vi quốc tế, PAPI tiếp tục được đánh giá<br />
là một công cụ quan trọng, là sáng kiến của Việt Nam<br />
trong việc đo lường mức độ hài lòng của người dân<br />
đối với hoạt động của chính phủ và chính quyền địa<br />
phương thông qua Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt<br />
Nam năm 2015; là thước đo tiến bộ của Việt Nam<br />
trong quản trị công của Kế hoạch Một Liên Hiệp Quốc<br />
và trong nhiều văn kiện về chiến lược hỗ trợ Việt Nam<br />
của nhiều cơ quan tài trợ song phương và đa phương<br />
khác. Ngoài ra bên cạnh các bộ chỉ số như PCI - Chỉ số<br />
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đo lường hiệu quả điều<br />
hành kinh tế của chính quyền các tỉnh/thành phố từ<br />
giác độ doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công<br />
nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Sáng kiến cạnh<br />
tranh quốc gia Việt Nam (VNCI) thực hiện; và chỉ số<br />
Cải cách hành chính (PAR-Index) do Bộ Nội vụ xây<br />
dựng; dữ liệu PAPI cũng đang được sử dụng rộng rãi<br />
và kết hợp trong nhiều công trình nghiên cứu quốc tế<br />
về quản trị và hành chính công (CECODES, VFF-CRT,<br />
UNDP; 2016).<br />
2. Những thay đổi chính của PAPI Đà Nẵng giai<br />
đoạn 2011 - 2015<br />
So sánh kết quả PAPI Đà Nẵng qua 5 năm liên tiếp<br />
được triển khai trên phạm vi toàn quốc 2011 - 2015<br />
cho thấy sự tương đối ổn định của 6 chỉ số nội dung;<br />
kết quả điểm của 6 trục nội dung phân theo 4 nhóm<br />
hiệu quả: PAPI Đà Nẵng có 4/6 trục nội dung có điểm<br />
nằm trong nhóm điểm cao nhất gồm “Trách nhiệm<br />
giải trình với người dân”, “Kiểm soát tham nhũng<br />
trong khu vực công”, “Thủ tục hành chính công” và<br />
<br />
Phaùt trieån<br />
<br />
Kinh teá - Xaõ hoäi<br />
Ñaø Naüng<br />
<br />
3<br />
<br />
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br />
<br />
“Cung ứng dịch vụ công”; trong đó đặc biệt là trục nội<br />
dung “Thủ tục hành chính công” và “Cung ứng dịch<br />
vụ công” 5 năm liên tục nằm trong nhóm đạt điểm<br />
cao nhất. Trục nội dung “Tham gia người dân ở cấp cơ<br />
sở” mặc dù có những cải thiện song vẫn thường nằm<br />
trong nhóm đạt điểm trung bình thấp; trục nội dung<br />
“Công khai, minh bạch” đã có những cải thiện từ vị trí<br />
nhóm điểm trung bình thấp chuyển sang nhóm đạt<br />
điểm cao nhất và trung bình cao trong 3 năm liên tiếp<br />
kể từ năm 2012.<br />
Biểu đồ 1. PAPI Đà Nẵng thay đổi theo 06 trục<br />
nội dung, giai đoạn 2011 - 2015<br />
<br />
Nguồn: CECODES, VFF-CRT, UNDP;<br />
Báo cáo PAPI 2011 - 2015<br />
Bên cạnh đó, sự thay đổi điểm số của các trục nội<br />
dung so sánh qua từng năm cho thấy nếu như năm<br />
2012, PAPI Đà Nẵng gần như có sự tăng điểm ở hầu<br />
hết 6 trục nội dung thì xu thế này đã có sự thay đổi<br />
trong 3 năm liên tiếp 2013 - 2015. Năm 2013 có 4 trục<br />
nội dung bị giảm điểm với mức thay đổi dao động từ<br />
1,6 - 4,4% điểm; năm 2014 có 3 trục nội dung bị giảm<br />
điểm với mức giảm khá lớn từ 7,59% - 11,06% điểm,<br />
đáng lưu ý là 2 trục nội dung “Tham gia của người<br />
dân cấp cơ sở” và “Kiểm soát tham nhũng trong khu<br />
vực công” liên tục giảm điểm kể từ năm 2012 với mức<br />
sụt giảm lớn. Kết quả phân tích dữ liệu PAPI năm 2015<br />
cho thấy mặc dù Đà Nẵng vẫn tiếp tục giữ vị trí ổn<br />
định trong nhóm các địa phương dẫn đầu chỉ số PAPI<br />
trong suốt giai đoạn 2011 - 2015; song năm 2015 Đà<br />
Nẵng có đến 4/6 trục nội dung của PAPI bị giảm điểm,<br />
trong đó đặc biệt điểm chỉ số nội dung “Công khai,<br />
minh bạch” và “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực<br />
công” liên tục bị giảm điểm qua 2 năm liên tiếp 2014<br />
- 2015 với mức giảm điểm tương ứng lần lượt là 11%<br />
và 0,9%. Bên cạnh đó, hai trục nội dung Đà Nẵng luôn<br />
tự hào có điểm số cao, ổn định qua các năm liên tiếp<br />
là “Thủ tục hành chính công” và “Cung ứng dịch vụ<br />
<br />
4<br />
<br />
Phaùt trieån<br />
<br />
Kinh teá - Xaõ hoäi<br />
Ñaø Naüng<br />
<br />
công” đã có sự sụt giảm nhẹ trong năm 2015. Sự thay<br />
đổi điểm số của từng trục nội dung được giải thích<br />
thông qua từng chỉ báo ở nội dung thành phần.<br />
Trục nội dung “Tham gia của người dân cấp cơ<br />
sở” đánh giá mức độ tham gia và vai trò của người<br />
dân trong quản trị nhà nước thông qua 4 chỉ số nội<br />
dung thành phần: (1) “Tri thức công dân” đo lường<br />
mức độ hiểu biết của người dân về quyền bầu cử; (2)<br />
“Cơ hội tham gia” đánh giá việc chính quyền cấp cơ<br />
sở tạo điều kiện cho người dân tham gia bầu cử; (3)<br />
“Chất lượng bầu cử” đo lường chất lượng công tác tổ<br />
chức bầu cử tại chính quyền cơ sở và (4) “Đóng góp<br />
tự nguyện” đánh giá mức độ hiệu quả trong việc tạo<br />
điều kiện để người dân tham gia tự nguyện. Kết quả<br />
khảo sát PAPI 2014 cho thấy Đà Nẵng liên tục giảm<br />
điểm trong 2 năm 2013, 2014 chủ yếu từ sự sụt giảm<br />
điểm của “Tri thức công dân” và “Cơ hội tham gia” với<br />
điểm số lần lượt tương ứng 0,68 và 1,45 trên thang<br />
điểm từ 0,25 - 2,5. Tuy nhiên, điều đáng khích lệ là<br />
trong năm 2015 điểm số của trục nội dung này đã có<br />
sự cải thiện từ 4,83 lên 5,07 từ những cải thiện về hiểu<br />
biết của người dân về quyền bầu cử và mức độ hiệu<br />
quả trong việc tạo điều kiện cho người dân tham gia<br />
bầu cử tự nguyện.<br />
Biểu đồ 2. Tỷ lệ thay đổi của 06 trục<br />
nội dung theo từng năm, giai đoạn 2011 - 2015<br />
<br />
Nguồn: CECODES, VFF-CRT, UNDP;<br />
Báo cáo PAPI 2011 - 2015<br />
Trục nội dung “Kiểm soát tham nhũng trong khu<br />
vực công” đo lường cảm nhận và trải nghiệm của<br />
người dân về hiệu quả phòng, chống tham nhũng<br />
của các cấp chính quyền qua bốn nội dung thành<br />
phần gồm “kiểm soát tham nhũng trong chính quyền<br />
địa phương”, “kiểm soát tham nhũng trong cung ứng<br />
dịch vụ công”, “công bằng trong tuyển dụng nhân lực<br />
vào khu vực công” và “quyết tâm chống tham nhũng”.<br />
<br />
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br />
<br />
Kết quả PAPI 2013 - 2014 cho thấy mặc dù có sự tăng<br />
điểm ở chỉ số thành phần “Mức độ quyết tâm phòng<br />
chống tham nhũng của chính quyền thành phố”<br />
(tăng từ 1,99 lên 2,07), song sự sụt điểm mạnh của<br />
các chỉ số thành phần còn lại như “Tham nhũng trong<br />
cán bộ chính quyền” (1,53 giảm xuống 1,17); “Tham<br />
nhũng trong cung ứng dịch vụ công” (1,88 giảm còn<br />
1,63); và Tình trạng “vị thân” trong tuyển dụng nhân<br />
lực vào khu vực nhà nước (0,94 giảm còn 0,77) là<br />
nguyên nhân gây sụt điểm chung cho trục nội dung<br />
này. Riêng năm 2015, sự sụt giảm điểm số của trục<br />
nội dung này được giải thích từ sự giảm điểm của nội<br />
dung thành phần “Mức độ quyết tâm phòng chống<br />
tham nhũng của chính quyền thành phố” từ 2,07 năm<br />
2014 giảm xuống còn 1,71 trong năm 2015.<br />
Đối với hai trục nội dung “Thủ tục hành chính<br />
công” và “Cung ứng dịch vụ công” Đà Nẵng đạt điểm<br />
khá cao và ổn định với vị trí luôn nằm trong nhóm đạt<br />
điểm cao nhất; đặc biệt một số các chỉ số đạt điểm<br />
gần tối đa trên thang điểm 2,5 (so sánh PAPI 2014 và<br />
2013) như “Thủ tục hành chính cấp xã, phường” (2,03);<br />
“Chứng thực xác nhận” (2,01); “Cơ sở hạ tầng căn bản”<br />
(2,44) và “Y tế công lập” (2,00). Tuy nhiên, năm 2015<br />
điểm số của các chỉ số nội dung thành phần của 2<br />
trục nội dung này đều bị giảm điểm nhẹ ở tất cả các<br />
nội dung thành phần; lần lượt 5,8% đối với “Thủ tục<br />
hành chính công” và 2,6% điểm của “Cung ứng dịch<br />
vụ công” trên thang điểm 10.<br />
Ngoài ra, khi xem xét chỉ số tổng hợp PAPI (có<br />
trọng số) của Đà Nẵng qua 5 năm liên tiếp cho thấy<br />
mặc dù có sự ổn định khi điểm số tổng hợp PAPI Đà<br />
Nẵng luôn nằm trong nhóm đạt điểm trung bình cao,<br />
song kể từ sau 2 năm liên tiếp tăng điểm (2012, 2013)<br />
với tổng điểm tương ứng 41,47 và 41,26 thì năm<br />
2014 và 2015 PAPI Đà Nẵng bị rơi khỏi danh sách địa<br />
phương đạt trên 40 điểm.<br />
II. Đà Nẵng và công tác tiếp nhận phản hồi của<br />
người dân về chất lượng cung ứng dịch vụ công<br />
Sự tương tác giữa chính quyền và người dân cũng<br />
giống như mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách<br />
hàng bởi dịch vụ hành chính công ra đời, tồn tại và<br />
phát triển cũng nhằm mục đích phục vụ khách hàng<br />
là người dân và các tổ chức (doanh nghiệp); do đó<br />
cũng như trong hoạt động kinh doanh, thương mại,<br />
chăm sóc tốt khách hàng là nguyên tắc quan trọng<br />
dẫn đến quản trị địa phương thành công. Tuy nhiên<br />
khách hàng đang ngày càng hiểu biết hơn, đòi hỏi<br />
<br />
nhiều hơn và khó tính hơn nên yêu cầu về chất lượng<br />
dịch vụ cũng cần phải được nâng cao tương ứng; và<br />
làm sao để chăm sóc khách theo cách mà họ mong<br />
muốn là một trong những nguyên tắc cơ bản của bất<br />
kỳ chính sách chăm sóc khách hàng thành công nào.<br />
Cùng với chương trình cải cách quốc gia (2001 2010 và 2011 - 2013), sự chỉ đạo xuyên suốt, kiên trì và<br />
quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ lãnh đạo Thành<br />
ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố<br />
đến các cấp, các ngành được xem là yếu tố tiên quyết<br />
dẫn đến thành công trong công tác cải cách hành<br />
chính. Cụ thể, năm 2003, Ban thường vụ Thành ủy<br />
ban hành Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 20.10.2003 về<br />
tăng cường giáo dục phẩm chất, lối sống, kiên quyết<br />
chống các hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực,<br />
thiếu trách nhiệm, cửa quyền, nhũng nhiễu, hách<br />
dịch đối với nhân dân của cán bộ công chức các cấp;<br />
năm 2004 là Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 14.4.2004<br />
về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chống<br />
quan liêu, tham nhũng, tiêu cực; và gần đây nhất là<br />
Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 06.11.2013 của Ban Thường<br />
vụ Thành ủy Đà Nẵng về tiếp tục đẩy mạnh CCHC,<br />
tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán<br />
bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu xây dựng<br />
thành phố trong tình hình mới. Nội dung Chỉ thị này<br />
nhằm tập trung cải cách công chức - công vụ, định<br />
hướng cụ thể cho cán bộ, công chức, viên chức và<br />
người lao động thực hiện nội dung các chuẩn mực<br />
về “5 xây” gồm: trách nhiệm, chuyên nghiệp, trung thực,<br />
kỷ cương, gương mẫu và “3 chống” là: quan liêu, tiêu<br />
cực, bệnh hình thức.<br />
Trên cơ sở mục tiêu, nội dung và lộ trình thực hiện<br />
Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước,<br />
Sở Nội Vụ tham mưu cho UBND thành phố ban hành<br />
các kế hoạch công tác cải cách hành chính của thành<br />
phố theo giai đoạn 10 năm, 5 năm và hằng năm. Bên<br />
cạnh đó việc xác định được trọng tâm, trọng điểm và<br />
tạo được điểm nhấn trong từng giai đoạn, thời điểm<br />
để có giải pháp cụ thể, có tính đột phá, tạo ra hiệu<br />
ứng, sức lan tỏa và hiệu quả có ý nghĩa quan trọng<br />
không kém. Theo đó, một loạt các chương trình, hành<br />
động cải cách hành chính của thành phố được xây<br />
dựng và triển khai theo các chủ đề qua các năm như<br />
năm 2006 là năm công tác cán bộ và cải cách thủ tục<br />
hành chính; năm 2008 - tăng cường kỷ luật, kỷ cương,<br />
tạo sự chuyển biến lề lối làm việc; năm 2009 - nụ cười<br />
công sở; năm 2010 - 2011 - tinh thần trách nhiệm và<br />
đạo đức công vụ; năm 2012 - 2013 - 3 hơn (nhanh<br />
<br />
Phaùt trieån<br />
<br />
Kinh teá - Xaõ hoäi<br />
Ñaø Naüng<br />
<br />
5<br />
<br />