Héi tim m¹ch häc quèc gia viÖt nam<br />
<br />
Vietnam National Heart Association<br />
<br />
T¹p chÝ Tim M¹ch Häc ViÖt Nam<br />
Journal of Vietnamese Cardiology<br />
(Xuất bản định kỳ 3 tháng 1 lần)<br />
<br />
Số 51, tháng 12 năm 2009<br />
<br />
Trong số này:<br />
Thư tòa soạn Tin tức hoạt động của Hội tim mạch Các nghiên cứu lâm sàng Chuyên đề đào tạo liên tục Chuyên đề dành cho người bệnh Hướng dẫn viết bài.<br />
<br />
Số 51, Tháng 12 năm 2009<br />
<br />
Tạp chí<br />
<br />
TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM<br />
CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI TIM MẠCH HỌC QUỐC GIA VIỆT NAM<br />
(TRONG TỔNG HỘI Y DƯỢC HỌC VIỆT NAM)<br />
Tòa soạn Văn phòng Trung ương Hội Tim mạch học Việt Nam Bệnh viện Bạch Mai - 76 Đường Giải Phóng - Hà Nội ĐT: (04) 38688488 Fax: (04) 38688488 Email: info@vnha.org.vn Website: http://www.vnha.org.vn Tổng biên tập: GS. TS. NGUYỄN LÂN VIỆT Phó Tổng biên tập: ThS. PHẠM MẠNH HÙNG Thư ký tòa soạn: ThS. TRẦN VĂN ĐỒNG TS. NGUYỄN QUANG TUẤN ThS. PHẠM THÁI SƠN ThS. NGUYỄN LÂN HIẾU ThS. NGUYỄN NGỌC QUANG Ban biên tập: GS. TS. PHẠM GIA KHẢI GS. TS. NGUYỄN MẠNH PHAN GS. TS. ĐẶNG VẠN PHƯỚC PGS. TS. PHẠM NGUYỄN VINH PGS. TS. HUỲNH VĂN MINH TS. ĐỖ DOÃN LỢI TS. PHẠM QUỐC KHÁNH TS. VÕ THÀNH NHÂN<br />
<br />
Giấy phép xuất bản số: 528/GP-BVHTT Cấp ngày: 03-12-2002 In tại Xí nghiệp In ACS Hải Phòng<br />
<br />
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 51 - 2009<br />
<br />
1<br />
<br />
14<br />
<br />
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG<br />
<br />
NGHIEÂN CÖÙU LAÂM SAØNG<br />
Một số chỉ số mới trong nghiệm pháp gắng sức để chẩn đoán bệnh lý động mạch vành ở bệnh nhân đau thắt ngực<br />
Nguyễn Văn Điền Nguyễn Cửu Lợi Bùi Đức Phú<br />
<br />
TOÙM TAÉT<br />
Đặt vấn đề: Bệnh động mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước phát triển và đang gia tăng nhanh ở Việt Nam. Trắc nghiệm gắng sức là một trong những phương pháp chẩn đoán sàng lọc không xâm nhập phổ biến hiện nay. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối chiếu trắc nghiệm gắng sức bằng thảm lăn với tiêu chuẩn vàng là chụp động mạch vành định lượng (QCA: Qualitative Coronary Angiography). Kết quả: 112 bệnh nhân (74 nam và 38 nữ) tuổi trung bình 50,10 ± 9,15 được đưa vào nghiên cứu. Độ nhạy và độ đặc hiệu của nghiệm pháp gắng sức thảm lăn, vòng phục hồi tần số tim, ∆ST/HR, TWA lần lượt là 85,7% và 96,5%; 85,2% và 86,8%; 91,3% và 61,8%; 43,5% và 96,6%. Có sự tương quan mức độ vừa giữa ∆ST/HR và TWA với chỉ số Gensini (r = 0,4169 với p = 0,0478 và r = 0,5204 với p = 0,0109). Kết luận: chỉ số ∆ST/HR có độ nhạy chẩn đoán bệnh mạch vành cao, trong khi nghiệm pháp gắng sức thảm lăn và chỉ số TWA có độ đặc hiệu cao > 90%. Có sự tương quan giữa TWA và ∆ST/HR với mức độ tổn thương mạch vành.<br />
<br />
ÑAËT VAÁN ÑEÀ<br />
Bệnh động mạch vành (BĐMV) đang ngày càng gia tăng ở những nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Ở Mỹ có hơn 11 triệu người bị BĐMV, hàng năm có thêm 350.000 người mới mắc. Tại Châu Âu tử vong do bệnh động mạch vành hàng năm là 600.000 người, đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu [1,2,3]. Nghiệm pháp gắng sức (NPGS) là một<br />
* Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Trung Ương Huế.<br />
<br />
trong những phương tiện thăm dò không chảy máu được áp dụng từ từ năm 1928 để chẩn đoán sàng lọc BĐMV, phân tầng và đánh giá tiên lượng trong bệnh tim thiếu máu cục bộ, trong đó xe đạp lực kế và thảm lăn được sử dụng khá phổ biến. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: đánh giá giá trị chẩn đoán và tiên lượng tổn thương động mạch vành của một số chỉ số mới trong nghiệm pháp gắng sức thảm lăn ở bệnh nhân đau thắt ngực (ĐTN).<br />
<br />