Phương thức ứng xử với ngôn ngữ và văn hóa thời Lý - Trần<br />
Hoàng Thị Tuyết Mai, Khoa Văn –xã hội,<br />
Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên<br />
Nghiên cứu văn học nói chung và văn học sử nói riêng luôn phải đặt văn học<br />
trong mối quan hệ với các ngành Khoa học xã hội khác: sử học, triết học, tôn giáo,<br />
chính trị…Đặc biệt, nghiên cứu văn học cổ - một phần văn học ra đời khi chưa có<br />
sự phân định rạch ròi giữa các hình thái ý thức xã hội càng phải đặt nó trong tổng<br />
thể nguyên vẹn các tri thức liên ngành. Mỗi sự kiện lịch sử trung đại luôn bao<br />
chứa trong nó những tri thức nhiều mặt của đời sống. Trong giới hạn của bài viết<br />
này, chúng tôi đề cập tới sự kiện năm Mậu Tí, 1288, đời vua Trần Nhân Tông. Sự<br />
kiện này được Đại Việt sử kí toàn thư chép:<br />
“Vua bảo ty Hành khiển giao hảo với Viện Hàn lâm. Lệ cũ, phàm có tuyên ra<br />
lời nói của vua thì viện Hàn lâm đưa trước bản thảo tờ chiếu cho ty Hành khiển để<br />
học tập trước, đến khi tuyên đọc thì giảng cả âm nghĩa cho dân thường dễ hiểu, vì<br />
là chức hành khiển chỉ dùng cho hoạn quan thôi. Bấy giờ Lê Tòng Giáo làm tả<br />
phụ, cùng với Hàn lâm phụng chỉ là Đinh Củng Viên vốn không thích nhau. Ngày<br />
tuyên đọc lời nói của vua đã đến rồi mà Củng Viên cố ý không đưa cho bản<br />
thảo.Tòng Giáo đòi nhiều lần cũng không đưa. Ngày hôm ấy sa giá sắp ra ngoài<br />
cung, Củng Viên mới đưa cho bản thảo. Tòng Giáo tuyên đọc lời chiếu về việc đại<br />
xá, không hiểu âm nghĩa là gì nên đứng im. Vua gọi Củng Viên đứng đằng sau<br />
nhắc bảo âm nghĩa Tòng Giáo có ý thẹn. Củng Viên chỉ bảo tiếng càng to mà<br />
tiếng đọc của Tòng Giáo lại bé đi, trong triều chỉ nghe thấy tiếng của Củng Viên<br />
thôi. Khi vua trở về trong nội, gọi Tòng Giáo bảo rằng: Củng Viên là người văn<br />
học, ngươi là hoạn quan, sao lại bất hòa nhau đến thế? Ngươi làm lưu thủ Thiên<br />
Trường, tôm đất, quýt vàng tặng biếu đi lại với nhau, có hại gì đâu? Từ đấy Tòng<br />
Giáo và Củng Viên giao hảo với nhau lại thân mật lắm.” [3, 316]<br />
<br />
Đặt trong lịch sử văn hóa dân tộc, sự kiện trên có ý nghĩa như viên xúc sắc<br />
nhiều mặt và nhiều màu sắc, nhìn từ các góc độ khác nhau chúng ta có thể thấy<br />
được đời sống tinh thần thời Trần với nhiều nét đặc thù.<br />
1. Lối hành xử theo “Lệ” – sự chưa hoàn thiện của vương pháp<br />
Trong Đại Việt sử kí toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục<br />
có một số sinh hoạt của triều đình được nhắc đến bắt đầu bằng từ “lệ cũ” “lệ<br />
thường” “thành lệ” “chế độ cũ”, chẳng hạn như việc tiến cống Trung Hoa, việc<br />
nhà vua xem bơi chải, cày ruộng tịch điền, hội thề Đồng Cổ, xử tội đánh<br />
bạc….Chúng ta cùng xem lại một số sự kiện trong chính sử:<br />
“Bơi thuyền thi ở sông Phú Lương, nhà vua ngự điện Hàm Quang để xem. Suốt<br />
đời nhà Lý, việc xem bơi trải trở thành lệ thường” [5, 289]<br />
“Lệ cũ, việc cống sính chưa lần nào đi đủ ba sứ thần; kì này nhà vua dùng Trung<br />
vệ và đại phu Doãn Tử Tư làm đại sứ…”[5, 413]<br />
“….Viên tể tướng và trăm quan tiến triều xong rồi, đều phải sửa soan đủ đội ngũ,<br />
nghi trượng, người ngựa đi hộ vệ, kéo ra cửa phía Tây kinh thành, đến đền thờ<br />
thần Đồng Cổ, để uống máu ăn thề; Viên trung thư kiểm chính tuyên đọc thệ thư<br />
rằng: “Người làm tôi phải hết lòng trung với vua, người làm quan phải giữ phẩm<br />
hạnh trong trắng, nếu ai trái lời thề này, xin thần linh làm hại người ấy”. Tuyên<br />
đọc xong, viên tể tướng đóng cửa đền lại, kiểm điểm trăm quan, người nào vắng<br />
mặt phạt năm quan tiền. Việc này là theo thể lệ cũ của triều Lý. Từ năm nay trở đi<br />
năm nào cũng cử hành lễ này. Ngày hôm ấy con trai, con gái kéo nhau ra xem kín<br />
cả hai bên đường, họ nhận thấy đây là việc tốt” [5, 447]<br />
“Chế độ cũ nhà Trần, các quan viên đánh bạc phải xử vào tội nặng. Nguyễn Hưng<br />
cố ý phạm pháp, nên nhà vua bắt đánh bằng trượng cho đến chết”[5, 551]<br />
Các lệ vốn là sản phẩm văn hóa của các nước trong khu vực văn hóa nông<br />
nghiệp, lấy chu kì mùa vụ làm kim chỉ nam cho những hành xử văn hóa của mình.<br />
Cách ứng xử theo lệ có tính “công thức” giống như trong điển chế, nó rất phù hợp<br />
với tư duy hồi cổ của các nước nằm trong khu vực đồng văn: tất thảy các qui<br />
<br />
chuẩn của đời sống đều lấy quá khứ làm điểm tựa. Màu sắc cổ kính và chất Đông<br />
phương của nó có giá trị văn hóa khu vực rõ nét. Nó như một minh chứng về sự<br />
tồn tại của một nhà nước có đủ tự tin và bản lĩnh trong hệ thống các nước đồng<br />
văn mà Trung Quốc luôn được coi là “bậc chí tôn” quần tụ các “sao” (nước) chầu<br />
về.<br />
Từ “lệ cũ” và “ phàm” cho thấy hành động này có tính chất lặp đi lặp lại<br />
theo chu kì thời gian nhất định và tồn tại nhiều đời, vừa có tính lịch đại vừa có qui<br />
mô phổ quát. Lệ cũ nghĩa là một việc lặp đi lặp lại ở các đời vua, các triều đại,<br />
một việc quen thuộc và có nề nếp được tất cả mọi người biết đến như những “qui<br />
ước” ngầm. Lệ cũng gợi hơi hướng của quan niệm nhà Phật bao chứa trong nó<br />
những tín hiệu đắp đổi, tuần hoàn. Lệ như sự “ước hẹn” của thiên nhiên và con<br />
người trong vòng quay bất tận của trời đất, vũ trụ. Lệ là cách ứng xử với tạo hóa,<br />
với “thiên mệnh” một cách hợp “đạo” mà con người đã thoát ra khỏi trạng thái<br />
“man di” khôn ngoan xuôi thuận. Hơn thế, một đất nước vốn ngàn năm bị phụ<br />
thuộc nay có chính quyền và ứng xử bằng lệ tức là đã có những kiểm chứng lịch<br />
sử và kinh nghiệm để đủ kiêu hãnh cho sự tồn tại của mình. Cách ứng xử ấy bao<br />
hàm trong nó niềm tự hào về bề dày văn hóa nhất định, những chế ước qui chuẩn<br />
nhất định cho tuyệt đại đa số người dân. Hay nói cách khác, đó là cách của một<br />
nước có văn hiến, hiểu cổ kim sau trước, ít nhiều có truyền thống. Một nước có đủ<br />
cơ sở để tự hào, tự tin về sự hiện hữu của mình bên cạnh ngôi sao tử vi đế tọa:<br />
Trung Quốc.<br />
Tuy nhiên, hành xử theo lệ là thói quen làm việc ở những giai đoạn mà mà nền<br />
pháp luật còn dựa vào tình và chưa chặt chẽ, đôi khi có phần tùy tiện. Ty hành<br />
khiển và Viện Hàn Lâm vốn là hai “cơ quan” đắc lực giúp việc cho thiên tử. Mối<br />
liên hệ giữa hai tổ chức này đời Trần chưa có qui định chặt chẽ, sợi dây liên kết là<br />
lời vua (vua bảo) và thói quen (lệ cũ), nghĩa là pháp luật vẫn còn lỏng lẻo và sơ<br />
khai. Trong loại quan hệ đặc biệt liên quan đến “quốc thái dân an” của thiên triều<br />
này, lời “tư vấn” của vua Trần Nhân Tông tuyệt nhiên không có hơi hướng quan<br />
<br />
phương, có chăng đó là sự chân tình của một bề trên với kẻ dưới, là tư cách của<br />
người có kinh nghiệm ứng xử với kẻ còn “non nớt” hơn mình. Tôm đất (con rươi),<br />
quýt vàng - những sản vật địa phương là chiếc cầu nối cho sự hòa hảo, cũng vậy,<br />
hành xử theo lệ là thói quen lên ngôi nơi quyền lực tối cao của một chính thể hành<br />
chính.<br />
Điều gì làm cho các loại lệ trên có sức sống lâu bền vậy? Phải chăng do tính<br />
chất nửa vời của nhà nước buổi sơ khai và sự chưa hoàn thiện của vương pháp? Sự<br />
nửa vời trong cách ứng xử phản ánh sự chuyển hóa mạnh trong cơ tầng, cấu trúc<br />
cũng như biểu hiện và hành vi văn hóa ghi dấu thời kỳ mà cùng với dân tộc, nền<br />
văn hóa Đại Việt phải vận động và có ý thức đối chọi với nhiều thách thức gay gắt<br />
từ môi trường chính trị và văn hóa khu vực.<br />
2. Thói quen “giảng cả âm nghĩa” chữ Hán – sự diệu vợi của ngôn ngữ vay<br />
mượn<br />
Nhu cầu diễn Nôm các văn bản hành chính quan phương của triều vua Trần<br />
Nhân Tông chứng tỏ chữ Hán dù ở chốn cung đình – nơi tập trung những trí thức<br />
hàng đầu của đất nước cũng không được lĩnh hội một cách tự thân, nó vẫn cần có<br />
một trung gian mới có thể đến được với một bộ phận chức sắc của triều đình. Có<br />
khâu trung gian nghĩa là các quan chức địa phương và dân cũng không nhất thiết<br />
phải biết chữ Hán. Chữ Hán là cái gì xa vời, bí hiểm và “đẳng cấp”. Có nghĩa là,<br />
nó tồn tại đấy, nhưng xa lạ và nhiêu khê, cầu kì và sách vở, nó là một loại hàng rào<br />
không dễ dàng lĩnh hội để hiểu (chứ không phải để luận bàn hay đối thoại). Lê<br />
Tòng Giáo đảm nhận chức Tả phụ nhưng phải lệ thuộc vào Đinh Củng Viên vì<br />
Đinh Củng Viên mới là văn thần, mới có chữ nghĩa. Ngay trong nội bộ triều đình<br />
mà có sự phân hóa rất rõ về mức độ tiếp nhận chữ Hán. Hơn nữa người trực tiếp<br />
làm công việc “trung gian” ngôn ngữ cũng không có ngôn ngữ công cụ: chữ Hán,<br />
có nghĩa là ở triều đình chức này không thể chọn được người giỏi hơn trong đám<br />
quan hoạn? Hay là chí ít là vì lí do gì đó người giỏi hơn phải làm việc khác quan<br />
trọng hơn, cần đến chữ nghĩa hơn? Mối liên hệ giữa Ty hành khiển và Viện Hàn<br />
lâm vốn không có qui định thành văn. Hệ qui chiếu cho hiệu quả công việc là tình<br />
<br />
yêu ghét cá nhân (duy tình). Sản vật địa phương là phương tiện hóa giải cho những<br />
khúc mắc công việc và tăng tình hòa hảo. Bấy nhiêu cái “phi lí ” thể hiện một sự<br />
thực lịch sử: vương pháp nơi cung cấm thời Trần chưa hoàn thiện và cần có thời<br />
gian cho những trải nghiệm và kiến tạo thêm nữa.<br />
Thói quen trong sinh hoạt chốn thâm cung nói lên văn hóa và trình độ dân trí<br />
của trí thức thời đại. Thói quen ấy cũng hé lộ những bất cập của mô hình nhà nước<br />
phong kiến tập quyền, hàng ngũ quí tộc tôn thất thật sự có khả năng không nhiều,<br />
hơn nữa lại nắm giữ những trọng trách đặc biệt về mặt quân sự. Hàng ngũ hoạn<br />
quan có thể tin cậy được về lòng trung thành và yên tâm về mặt duy trì dòng giống<br />
tôn thất một cách tuyệt đối nhưng lại là đội ngũ ngu dốt và ít chữ. Những bất cập<br />
này là nguyên nhân thúc đẩy mạnh hơn nhu cầu mở các khoa thi và tuyển các trí<br />
thức nho học cho bộ máy hành chính của triều đình. Nhưng càng mở rộng thi cử<br />
thì chữ Hán lại càng chứng tỏ vai trò quan trọng của nó, và với những người<br />
không phải sĩ tử (không biết chữ ) trong triều thì lại càng cần phải giảng giải nghĩa<br />
lí. Sự phân tầng trong hàng quan chức cũng đồng nghĩa với sự phân tầng về vốn<br />
liếng chữ Hán. Những người giỏi chữ nghĩa như Đinh Củng Viên được gọi là<br />
người văn học có lẽ không nhiều. Chi tiết ấy đủ giúp chúng ta hình dung chữ Hán<br />
chiếm vai trò như thế nào ở chốn cung đình. Và với dân chúng, tầng lớp lĩnh hội<br />
các chính sách (vốn viết bằng chữ Hán) từ phía triều đình (mà Lê Tòng Giáo là<br />
đầu mối) thì khoảng cách của nó còn diệu vợi hơn rất nhiều. Dù không có thêm<br />
nguồn thông tin nào khác trong chính sử nhắc lại chuyện này, nhưng chi tiết này<br />
đủ cung cấp cho các thế hệ đời sau nhận thức rằng: triều đại của ta xưa dùng chữ<br />
Hán cũng “bán chuyên nghiệp”.<br />
Trong mối quan hệ hai chiều Hán - Việt, Việt - Hán, chủ yếu là văn học Nôm<br />
tiếp thu tiếng Hán, Việt hoá, thuần dưỡng từ Hán để làm phong phú tiếng Việt.<br />
Văn học chữ Hán có ảnh hưởng lớn trong việc hình thành văn học Việt Nam trung<br />
đại. Hiện tượng song ngữ trong đời sống và sáng tác văn chương là nét riêng, độc<br />
đáo của Việt Nam thời trung đại. Đây cũng là một biểu hiện tất yếu của ý thức yêu<br />
chuộng quốc âm, ý thức dân chủ, nhu cầu dùng tiếng Việt để biểu hiện tình cảm<br />
<br />