TẬT CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG Ở HỌC SINH CẤP 2
lượt xem 53
download
TẬT CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG Ở HỌC SINH CẤP 2 TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ cận thị học đường ở học sinh cấp 2 tại quận 9 TPHCM năm 2006 và mối liên quan của một số yêu tố với cận thị học đường: giới, khối lớp, kích thước bàn ghế, ánh sáng lớp học, thời gian học trong ngày, thời gian xem ti vi, thời gian tiếp xúc máy vi tính, thời gian xem sách, báo, góc học tập ở nhà. Phương pháp: Đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích, với tất...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TẬT CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG Ở HỌC SINH CẤP 2
- TẬT CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG Ở HỌC SINH CẤP 2 TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ cận thị học đường ở học sinh cấp 2 tại quận 9 TPHCM năm 2006 và mối liên quan của một số yêu tố với cận thị học đường: giới, khối lớp, kích thước bàn ghế, ánh sáng lớp học, thời gian học trong ngày, thời gian xem ti vi, thời gian tiếp xúc máy vi tính, thời gian xem sách, báo, góc học tập ở nhà. Phương pháp: Đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích, với tất cả học sinh cấp 2 của các trường cấp 2 tại quận 9 năm 2006. Hệ thống tr ường cấp 2 tại Quận 9 gồm 11 trường, với tổng số lớp học là 248 lớp, 10.121 học sinh.Trong đó có 4 trường nằm ở phường mang tính đô thị còn lại 7 phường nằm ở vùng mang tính nông thôn nhiều hơn. Kết quả: Tỷ lệ cận thị ở học sinh cấp 2 trên địa bàn Quận 9 là 16,11%. Tỷ lệ cận thị ở học sinh nam là 10,94%,ở học sinh nữ là 21,39%. Có mối liên quan giữa thới gian học với cận thị, nguy cơ này có OR là 1.09 (KTC 95% : 1,01-1,19) và có mối liên quan giữa cận thị và giới với OR: 0,45 (KTC 95%: 0,32-0,64) Tuy nhiên , mối liên quan giữa cận thị và các yếu tố khác không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Tỷ lệ cận thị ở học sinh cấp 2 trên địa bàn Quận 9 là 16,11%, nhận định là khá cao.Thời gian học càng nhiều càng có nguy cơ bị cận thị với OR:
- 1, 09( KTC 95% :1.01- 1.09). Tại Quận 9 cần triển khai “chương trình chăm sóc mắt ” để ngăn chận , khống chế tình trạng cận thị học đường và cải thiện điều kiện lớp học. ABSTRACT Objects: To identify proportion of school myopia among junior high schools in 9th District, Ho Chi Minh City, in 2006 and identify association between school myopia with following exposures: sex, class, size of pupil’s table and chair, light of classroom, time to study in one day, time to contact television, time to contact computer, time to read book, place to study at home. Methods: This is cross-sectional study associated analyzing including the entire pupils of all junior high schools in 9th district, 2006. There are 11 schools, 248 classes, 10121 pupils and among these schools, there are 4 schools locating at urban wards, 7 schools locating at rural wards. Results: Percentage rate of school myopic pupils is 16, 11%; 10, 94% at male pupils and 21, 3 % at female pupils. There was a significant association between school myopia with time to study in one day, OR: 1,09, 95 % CI (1,01 – 1,19) and sex factor, OR: 0,45, 95%CI (0,32 - 0,64). However, there was no significant association with other exposures.
- Conclusions: School myopia proportion of junior high school pupils at 9th district is considered fairly high with 16, 11%. Pupils with longer studying time was more likely to have school myopia, OR: 1, 09; 95% CI (1.01 - 1.09).It is necessary to have “vision care program” in 9th district to prevent, control school myopia and improve conditions of classrooms. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam, liên quan vấn đề sức khoẻ học sinh, trong những năm gần đây tật cận thị học đường đang gia tăng là vấn đề đang được báo động toàn xã hội. Nếu như vào những thập niên 1980, theo báo cáo của Phạm Song, tình hình sức khoẻ học sinh, được ghi nhận đối với bệnh cận thị học đường: ở cáp 1 có tỉ lệ là 0,65%, cấp 2 : 1,6%, cấp 3 : 8,12%, thì hiện nay tỉ lệ học sinh bị cận thị và các bệnh về mắt tăng đột biến, đặc biệt ở một số thành phố lớn là TP. Hồ Chí Minh và Hà nội. Tuy nhiên theo đánh giá của Vụ Y tế dự phòng Bộ Y tế “ Đến giờ vẫn chưa có một điều tra cơ bản nào môt cách sâu rộng và toàn diện về tình trạng mắc bệnh cận thị, loạn thị trong học sinh nên chưa có thể đánh giá một cách chính xác.” Nằm trên địa bàn TPHCM, quận 9 là một quận mới thành lập từ năm 1997, dù một quận còn mang tính nông thôn, tình trạng phát triển kinh tế xã hội còn thấp.. Nhu cầu phát triển trường, lớp vẫn còn nhiều, tuy nhiên các vấn đề về vệ sinh học đường chưa thật lưu tâm như điều kiện ánh sáng, bàn ghế ... Do đó việc khảo sát tỉ lệ cận thị học sinh tại các trường cấp 2 ở quận 9 không những chỉ đánh
- giá tình trạng sức khoẻ bệnh tật cận thị học đ ường nói chung, giúp xác định nhu cầu điều trị thực hiện ch ương trình Y tế học đường tại quận, mà còn là chứng cứ thúc đẩy các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý giáo dục nhanh chóng cải thiện điều kiện vệ sinh, môi trường học tập để bảo vệ sức khoẻ cho thế hệ tương lai. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích, với tất cả học sinh cấp 2 của các trường cấp 2 tại quận 9 năm 2006.Gồm 11 tr ường, với tổng số lớp học l à 248 lớp, 10.121 học sinh.Trong đó có 4 trường nằm ở phường mang tính đô thị còn lại 7 phường nằm ở vùng mang tính nông thôn nhiều hơn. Chọn mẫu cụm theo kỹ thuật chọn cụm xác suất tỉ lệ theo cở (PPS). Chọn cụm 1 bậc, đơn vị cụm là lớp học.Cỡ mẫu được tính theo công thức n = Z2 (1-a/2) x P(1-P) /d2 (với a= 0,05; Z 0,975 =1,96; P= 0,35 d= 0,05) Do chọn mẫu cụm nên mẫu chọn là N=2n =2 x 350=700 học sinh. Tiến hành nghiên cứu trên tất cả học sinh các lớp đã chọn (1163 hs). Tuy nhi ên, ta vẫn loại ra những em không đồng ý tham gia nghiên cứu, những em khuyết tật bẩm sinh hoặc bị tai nạn về mắt. Giá trị các biến được định nghĩa và xếp nhóm như sau: Cận thị học đường (biến phụ thuộc) là cận thị đơn thuần theo phân lọai, do môi trường, họat động, cách sống: khi học nhiều, làm việc nhiều gần mắt ... gây cận thị độ cận thường nhẹ dưới - 6 Diop, ổn định sau 20 tuổi .Khi khám mắt và soi đáy mắt : không phát hiện dấu bệnh lý .
- Các biến độc lập: Kích thước bàn ghế (tính bằng cm): Kích thước bàn ghế đạt theo tiêu chuẩn phù hợp khi so chiều cao học sinh đo được và loại bàn ghế (theo tiêu chuẩn Bộ Y tế - Sổ tay thực hành y tế trường học, năm 2001) : Loại bàn ghế A B C D Bàn cao cm Ghế cao cm Hiệu số Chiều cao giữa bàn và ghế
- 61 38 23 69 44 25 74 46 28 77 47 30 *Loại A: học sinh có chiều cao từ 130cm -139cm - Loại B : học sinh có chiều cao từ 140cm -154cm.
- *Loại C: học sinh có chiều cao từ 155cm -159cm - Loại D: học sinh có chiều cao từ 160cm trở lên. Chiếu sáng lớp học tự nhiên và chiếu sáng lớp học nhân tạo: ánh sáng đạt khi đo được bằng luxmetre tại 6 vị trí trong lớp chọn mẫu (vị trí ở giữa ph òng học, vị trí ỡ các bàn kê 4 góc, vị trí ở giữa bảng) trong điều kiện ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo : tất cả các vị trí phải ≥200 LUX. - Đo điều kiện ánh sáng tự nhiên: trong điều kiên không bật đèn trong phòng học. - Đo điều kiện ánh sáng nhân tạo: trong điều kiện có bật tất cả các đèn trong phòng học. Góc học tập ở nhà : là có hoặc không. Có: Khi có bàn học và đèn bàn chiếu sáng khi học ở nhà. Không : khi không có bàn học hoặc đèn bàn khi học ở nhà. Thời gian học của học sinh trong một ngày: tính bằng giờ, bằng tổng thời gian học sinh phải học trong một ngày bao gồm học tại trường, học thêm, học tại nhà, thu thập qua phỏng vấn trực tiếp học sinh. Thời gian xem tivi : tính bằng giờ, ghi nhận tổng thời gian học sinh xem tivi trong 1 tuần. Thời gian tiếp xúc máy vi tính : tính bằng giờ, ghi nhân tồng thời gian học sinh chơi game, học tâp trên máy vi tính trong 1 tuần.
- Thời gian xem sách, báo: tính bằng giờ, ghi nhận tổng thời gian học sinh xem sách, báo, truyện (không phải học) trong 1 tuần. Ngoài ra có 2 biến gây nhiễu : Khối lớp có 4 giá trị : 6, 7, 8, 9. Giới : có 2 giá trị : nam và nữ. Phương pháp thu thập dữ kiện và công cụ thu thập Phỏng vấn trực tiếp đối tượng qua bảng phỏng vấn có bộ câu hỏi soạn sẳn được dùng để thu thập dữ liệu thông tin về các biến độc lập tuổi, giới, lớp, tr ường học, ghi nhận thời gian học ... Xác định cận thị của học sinh được chọn: Các học sinh được thử thị lực từng mắt với bảng thị lực vòng hở - Landold, khoảng cách 5m. Độ chiếu sáng cho bảng thị lực phải đủ 100 lux và không quá 4000 lux. (Theo hướng dẫn của Bộ y tế). Khám mắt bán phần trước và đáy mắt cho học sinh có thị lực dưới - 8/10 để loại trừ các bệnh kèm theo, bẩm sinh, lác. Đo điều kiện lớp học: Đo độ chiếu sáng tại các điểm: giữa lớp, góc phải tr ước, góc phải - sau, góc trái trước, góc trái sau, giữa bảng. Đo trong diều kiên ánh sáng tự nhiên và dưới ánh sáng đèn điện của lớp học. Chiều từ 1h- 4h. Dụng cụ đo cường độ chiếu sáng bằng luxmetre có độ chia là 0-3000 Lux.
- Đo chi ều cao bàn ghế - chiều rộng bàn ghế: Sử dụng thước đo dây - dài 2m với sai số là 1mm.Đơn vị đo là cm. Đo chiều cao học sinh : sử dụng thước đo chiều dài mét có độ chia - dến mm Các dữ kiện thu nhập bằng phần mềm Excel và xử lý bằng Stata 8.0. Thống kê mô tả: Tính tần số và tỉ lệ % của các đặc tính mẫu: Xác định tỉ lệ % cận thị chung, tỉ lệ cận thị theo từng khối lớp. Thống kê phân tích: Xác định mối liên quan giữa cận thị với các yếu tố bắng phép kiểm X2 ở ngưỡng ý nghĩa 0,05. Đánh giá mức độ kết hợp d ược ước lượng bằng OR và KTC 95% của OR. Phân tích phân tầng theo tuổi, giới và khối lớp để xác định biến tương tác gây nhiễu và phân tích đa biến với hồi qui Logistic. KẾT QUẢ Đặc tính học sinh trong mẫu nghiên cứu Bảng 1.1. Phân bố mẫu theo khối lớp và giới và tính chất trường Đặc tính Tần số(n) Tỷ lệ%
- Khối (n=1.163) - Lớp 6 - Lớp 7 - Lớp 8 - Lớp 9 275 359 181 348 23,65 30,87 15,56 29,92 Giới (n=1.163)
- - Nam - Nữ 585 578 50,30 49,70 Tính chất trường (n=1.163) - Vùng nông thôn - Vùng thành thị 412 751
- 35,43 64,57 Bảng 1.2. Tuổi trung bình và chiều cao trung bình của học sinh Yếu tố Số quan sát Trung b ình Độ lệch chuẩn Số nhỏ nhất Số lớn nhất Tuổi (năm) 1163 13,61 1 ,20 11 17 Tuổi trung bình theo khối lớp (năm) Lớp 6 272 12,11 0,47 11 16 Lớp 7 348 13,14 0,45 13 17 Lớp 8 181 14,22 0,62 13 17 Lớp 9 337 14,97 0,44 14 16
- Chiều cao(cm) 1128 150,29 9.05 121 173 Chiều cao học sinh trung bình theo khối lớp (cm) Lớp 6 271 142 ,31 7,21 121 168 Lớp 7 339 149,1 7,82 130 172 Lớp8 181 153,88 7,40 137 173 Lớp 9 337 155,93 7 ,09 134 172 Bảng1.3. Tỷ lệ một số yếu tố đặc tính của mẫu Đặc tính Tần số (Tỷ lệ%) Nhà có Ti vi (n =1.136) Có 1.116 (98,24) Không 20 (1,76) Nhà có máy vi tính (n =1.119) Có 505 (45,13) Không 614 (54,87)
- Bảng 1.4. Tỷ lệ các yếu tố bàn ghế, chiếu sáng, góc học tập liên quan đến cận thị Yếu tố Tần số (n) ( Tỷ lệ %) Bàn ghế: ( n =1.131) -Không phù hợp: 1.131 (100 ) -Phù hợp : 0 (0 ) Chiếu sáng tự nhiên : (n = 1.138) -Không đạt : 460 (40,42) -Đạt : 678 (59,58) Chiếu sáng nhân tạo: ( n=1.138) -Không đạt : 265 (23,29) -Đạt : 873 (76,71) Góc học tập ở nhà : (n =1.138) -Không đạt : 376 (33,04) -Đạt : 762 (66,96) Bảng 1.5. Giá trị trung bình các yếu tố thời gian học, thời gian xem tivi, thời gian tiếp xúc máy vi tính, thời gian đọc sách liên quan đến cận thị Yếu tố Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Số nhỏ nhất Số lớn nhất
- Thời gian học 1.136 8,92 2,01 4,5 18 Trong ngày ( giờ ) Thời gian xem TV 1.137 2* 1 3** Trong ngày (giờ) Thời gian xem TV 1.136 14* 8 21** Trong tuần (giờ) Thời gian tiếp xúc 1.127 1* 0,5 2** VT trong ngày (giờ) Thời gian tiếp xúc 1.130 5* 2 8** VT trong tuần (giờ) Thời gian xem 1.136 1* 0,5 1,5 ** Sách báo/ ngày (giờ)
- Thời gian xem 1.136 7* 3,5 8 ** Sách báo/ tuần (giờ) * Số trung vị , ** Số tứ phân vị Xác định tỷ lệ cận thị Bảng 2.1. Tỷ lệ cận thị Tình trạng cận thị Tần số(n) Tỷ lệ% Học sinh (n=1.049) - Có - Không 169 880
- 16,11 83,89 Giới (n=1.049) - Nam - Nữ 58/530 111/519 10,94 21,39 Khối (n=1.049) - Lớp 6 - Lớp 7
- - Lớp 8 - Lớp 9 30/251 60/318 21/169 58/311 11,95 18,87 12,43 18,65 Tính chất trường (n=1.049) - Vùng nông thôn - Vùng thành thị
- 56/388 113/661 14,43 17,10 Bảng 2.2. Mô tả độ cận thị Độ cận thị chung(n=169) Tần số (n) (Tỷ lệ %) =< 1 Diop 64 (37,87)
- 1-3 Diop 70 (41,42) >3-5 Diop 27 (15,98) >5 Diop 8 (4,73) Liên quan giữa cận thị và các yếu tố Bảng 3.1 Tóm tắt các yếu tố liên quan đến cận thị - phân tích bằng hồi qui Logistic
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Làm thế nào để không tăng độ cận thị?
4 p | 372 | 27
-
Thói quen xấu gây cận thị
6 p | 184 | 20
-
Ngăn ngừa cận thị ở trẻ
4 p | 138 | 14
-
Phòng chống tật cận thị cho trẻ
2 p | 141 | 13
-
Cận thị học đường gia tăng: Dễ gây mù nếu bị nặng
2 p | 132 | 12
-
Tỷ lệ tật cận thị học đường, sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT và các yếu tố liên quan tại trường Trung Phú huyện Củ Chi năm 2018
8 p | 84 | 9
-
Thực trạng cận thị học đường và các yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học tại quận I thành phố Hồ Chí Minh
4 p | 41 | 7
-
Nghiên cứu thực trạng cận thị học đường và một số yếu tố liên quan đối tượng học sinh trên địa bàn thành phố Trà Vinh năm 2014
4 p | 30 | 5
-
Những thói quen xấu dẫn đến cận thị
5 p | 103 | 5
-
Tỷ lệ cận thị và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở
7 p | 54 | 5
-
Một số yếu tố nguy cơ gây cận thị học đường ở học sinh trung học cơ sở tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
7 p | 40 | 4
-
Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ liên quan đến cận thị học đường ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở của thành phố Hà Nội năm 2009
4 p | 71 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm cận thị học đường ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở Hà Nội năm 2009
3 p | 105 | 4
-
Tỷ lệ cận thị và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An
4 p | 4 | 3
-
Thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Y dược trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh năm 2020
4 p | 27 | 2
-
Thực trạng cận thị học đường và một số yếu tố liên quan ở học sinh lớp 4 – 5, trường tiểu học thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long năm 2022
9 p | 9 | 2
-
Khảo sát đặc điểm tật khúc xạ của sinh viên năm nhất trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
4 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn