Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018<br />
<br />
30 <br />
<br />
TÂY NGUYÊN TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHAMPA<br />
THỜI KỲ CỔ - TRUNG ĐẠI<br />
<br />
<br />
Đổng Thành Danh*<br />
<br />
1. Dẫn luận<br />
Vùng đất Tây Nguyên và đồng bào các dân tộc nơi đây(1) trước khi là một bộ<br />
phận không thể tách rời của đất nước và cộng đồng các dân tộc Việt Nam thống<br />
nhất đã trải qua một thời kỳ lâu dài gắn bó và liên hệ với các vương quốc cổ ở miền<br />
Trung Việt Nam, Campuchia, Lào... Vùng đất này thuộc cao nguyên Trường Sơn<br />
Nam, tầm mở rộng của nó không chỉ giới hạn ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk<br />
Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng mà còn vươn xuống tận phần rìa phía tây của các tỉnh<br />
miền Trung, nơi cư trú của các cộng đồng nói tiếng Nam Đảo và Nam Á (H. Maitre<br />
1912, 2008; Dam Bo 1950, 2003; Hickey 1982; Oscar Salemink 2003).<br />
Trong đó, vùng đất và các dân tộc ở vùng cao nguyên này đã từng đóng vai<br />
trò quan trọng trong sự cấu thành vương quốc Champa cổ, một vương quốc từng<br />
tồn tại ở miền Trung Việt Nam từ năm 192 đến năm 1832, có lãnh thổ chạy dài từ<br />
Quảng Bình đến Bình Thuận (G. Maspero 1928; Dohamide - Dorohiem 1965; Po<br />
Dharma 1987, 2012; Lafont 2011). Hơn thế nữa, hầu hết các nhà nghiên cứu đều<br />
tán đồng ý kiến rằng: Champa, trong thời kỳ đỉnh cao nhất của nó, không chỉ bao<br />
gồm vùng đồng bằng ven biển miền Trung mà còn bao gồm cả khu vực cao nguyên<br />
phía tây mà ngày nay chúng ta gọi là Tây Nguyên (T. Quach-Langlet 1988; Lafont<br />
2011). Đi kèm với nhận thức này, chúng ta biết rằng Champa không phải chỉ là<br />
vương quốc của một dân tộc - dân tộc Chăm, như vẫn thường được hình dung, mà<br />
là một quốc gia đa dân tộc, bao gồm cả các sắc tộc ở Tây Nguyên hiện nay (B. Gay<br />
1988: 52 - 56; Lafont 2011).<br />
Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu mối liên hệ giữa vùng đất Tây Nguyên và<br />
Champa trong quá khứ là một trong những mảng nghiên cứu đáng chú ý và thu hút<br />
được sự quan tâm của nhiều học giả. Một số nhà nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc<br />
khảo tả và liệt kê các di tích, dấu vết của Champa ở vùng Tây Nguyên (H. Maitre<br />
1912, 2008; J. Dournes 1970; Lê Đình Phụng 1996; Nguyễn Thị Kim Vân 2015),<br />
trong khi một số khác lại cố gắng lý giải sâu hơn các mối liên kết này, không chỉ<br />
trên bình diện dân tộc học mà còn dựa trên các tương tác về kinh tế, chính trị liên<br />
vùng trong quá khứ (Li Tana 2013; Trần Kỳ Phương 2004, 2009; Nguyễn Phước<br />
* Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm Ninh Thuận.<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018<br />
<br />
31<br />
<br />
Bảo Đàn 2009; Andrew Hardy 2008, 2014; Nguyễn Hữu Thông 2015; Nguyễn Thị<br />
Hòa 2015).<br />
Tuy nhiên, phần lớn những nghiên cứu này chỉ đề cập đến mối quan hệ<br />
giữa miền ngược với miền xuôi ở miền Trung Việt Nam bắt đầu từ thời kỳ Đàng<br />
Trong, còn những liên kết từ thời vương quốc Champa thì hoàn toàn không đề cập,<br />
hoặc chỉ đề cập một cách sơ lược, tản mạn. Chính vì lẽ ấy, việc nắm bắt một cách<br />
tường tận và chi tiết cơ chế vận hành của “Champa - Thượng” (theo cách gọi của<br />
J. Dournes 1970: 143 - 162), vẫn còn là một bí ẩn. Từ đó, nhiều câu hỏi vẫn còn<br />
được đặt ra: Làm thế nào những người Champa ở đồng bằng liên kết với các dân<br />
tộc ở Tây Nguyên? Họ xâm lược và thống trị nó ư, như cách mà một số người vẫn<br />
nói (H. Maitre 2008: 187 - 193; B. Bourotte 1955: 32 - 35; Ch. Meyer 1966: 20)?<br />
Hay nó được liên kết với Champa bằng những mối quan hệ mềm dẻo và ôn hòa<br />
hơn? Như quan hệ “kết nghĩa” chẳng hạn (Andrew Hardy 2014: 40, 100 - 101;<br />
Dominique Nguyen 2003: 6 - 10)? Nếu vậy thì mối quan hệ ấy vận hành như thế<br />
nào? Bài viết này, không thể trả lời đầy đủ những câu hỏi ấy, nhưng sẽ đóng góp<br />
một vài ý tưởng, hầu trả lời một phần trong những câu hỏi đó.<br />
2. Những “giao kết” về kinh tế<br />
Điều gì khiến cho những dân tộc xa lạ ở miền Trung - Tây Nguyên liên kết<br />
với nhau đầu tiên và trước nhất? Các truyền thuyết dân gian hay những liên kết về<br />
nhân chủng? Đó có thể là những câu trả lời thiếu chính xác. Các dân tộc khác nhau<br />
chỉ có thể xuất hiện trong các tác phẩm dân gian của nhau khi họ đã có những cuộc<br />
tiếp xúc đầu tiên, trước đó với nhau, vì suy cho cùng văn chương dân gian cũng chỉ<br />
là sản phẩm của con người. Về nhân chủng cũng vậy, con người ở thời cổ sơ không<br />
hề có tí gì khái niệm dân tộc hay chủng tộc, họ ít ra chỉ có những liên kết dựa vào<br />
huyết thống và sự gần gũi về địa lý.<br />
Vậy thì, trong quan hệ giữa người Chăm (ở đồng bằng) với các sắc tộc (miền<br />
cao) điều gì đã kết nối họ lúc ban đầu? Nếu không phải là những liên kết về chính<br />
trị - quân sự thì cũng là những liên hệ về kinh tế. Trong nhãn quan đó, chúng tôi<br />
muốn tìm đến các giao kết về kinh tế đầu tiên, bởi vì xét cho cùng, các vấn đề vật<br />
chất cũng là vấn đề đầu tiên tạo nên sự trao đổi giữa các tộc người, chính trị chỉ là<br />
những yếu tố xuất hiện sau này. Trong thực tế, chính các hoạt động trao đổi, buôn<br />
bán giữa miền ngược với miền xuôi đã tạo ra những quan hệ đầu tiên giữa các tộc<br />
người mà sau này cấu thành nên những vương quốc tiền Champa. Những hoạt<br />
động này cho đến tận thời gian gần đây vẫn còn tồn tại, và nó sẽ còn dai dẳng khi<br />
mà nhu cầu mậu dịch của con người vẫn còn cần thiết.<br />
Ngay từ những buổi đầu của nền văn minh, các dân tộc bản địa ở vùng cao và<br />
vùng thấp đã tiến hành các hoạt động trao đổi sơ khai nhất theo nghĩa của nó. Đầu<br />
<br />
32 <br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018<br />
<br />
tiên, đó là những trao đổi về các sản phẩm tự nhiên và dễ khai thác nhất, các hàng<br />
hóa bằng thực vật và động vật. Người miền cao khai thác các sản phẩm từ rừng có<br />
thể là gỗ quý, trầm hương, ngà voi, thú rừng để trao đổi lấy các sản phẩm của đồng<br />
bằng như lúa, gạo, và xa hơn là các sản vật của biển khơi. Chỉ dấu của những liên<br />
kết này, cho đến những năm cuối thế kỷ XX, vẫn còn tồn tại trong hoạt động trao<br />
đổi thường xuyên giữa người miền ngược và người miền xuôi, từ đó mà xuất phát<br />
câu ca dao nổi tiếng: “Ai về nhắn với nậu nguồn - Măng le gửi xuống, cá chuồn gửi<br />
lên” (Trần Quốc Vượng 1998: 318; Li Tana 2013: 203).<br />
Tuy nhiên để nhận biết chỉ dấu của mối giao thương thượng - hạ thời kỳ<br />
Champa, vấn đề không chỉ nằm ở những quan sát các cách thức trao đổi gần đây,<br />
mà ta cần nắm bắt những nguồn tư liệu có từ thời kỳ ấy. Khi khảo cứu những nguồn<br />
tư liệu của Trung Hoa, ta biết được rằng danh sách những mặt hàng cống phẩm của<br />
Champa mang đến cho Trung Hoa chứa đầy các sản vật của núi rừng như là ngà<br />
voi, sừng tê, trầm hương, kỳ nam, và nhiều hương liệu, gỗ quý khác... và kỳ lạ thay,<br />
đây lại là những mặt hàng khiến Champa trở nên nổi tiếng trong khắp vùng. Cụ<br />
thể, sử liệu ghi nhận rất nhiều lần như vậy: vào năm 340, Champa lần đầu tiên cống<br />
voi cho Thiên triều, rồi rải rác sau đó cũng vậy, đến năm 630, Champa lại dâng cho<br />
Trung Hoa đá quý, voi thuần dưỡng…; năm 642 là 11 sừng tê giác, rồi các năm<br />
711, 731, 749… đến tận năm 992, họ dâng đến 300 ngà voi, 2.000 cân hương liệu<br />
và 100 cân gỗ đàn hương; năm 1018, dâng 72 ngà voi, 86 sừng tê, 100 cân kỳ nam<br />
và 200 cân hương liệu…(H. Maitre 1912: 434 - 436; G. Maspero 1928: 88, 120<br />
-121, 132, 138; Momoki Shiro 1999: 45).<br />
Các đặc sản của núi rừng đã đóng một vai trò thiết yếu cho nền thương mại<br />
Champa cho đến tận giai đoạn hậu kỳ của vương quốc này cho dù lãnh thổ của nó<br />
đang dần thu hẹp về phương Nam. Cho đến tận thế kỷ XVII, các tài liệu phương<br />
Tây vẫn ghi nhận việc các tàu buôn của Hà Lan, Nhật Bản thường đến các cảng<br />
biển ở phía Nam Champa để buôn bán hương liệu, nổi tiếng nhất trong số đó là<br />
kỳ nam và trầm hương (Li Tana 2013: 203 - 204). Trong thế kỷ sau đó, các tài liệu<br />
của Việt Nam cũng ghi nhận các mặt hàng mà các phiên vương Champa cống nạp<br />
định kỳ cho chúa Nguyễn Đàng Trong,(2) mà phần nhiều vẫn là lâm sản như ngà<br />
voi, sừng tê, gỗ mun... (Lê Quý Đôn 2007: 151; Danny Wong Tze Ken 2007: 133;<br />
Sakaya 2014: 519).<br />
Điều gì khiến cho những hàng hóa của miền Thượng lại có mặt phổ biến đến<br />
mức thường xuyên trong các cống phẩm hay các mặt hàng xuất khẩu của Champa?<br />
Không còn nghi ngờ gì nữa, bằng một cách nào đó, các tiểu quốc Champa ở đồng<br />
bằng đã khai thác, thu nạp, trao đổi hoặc có thể cả cướp bóc để có nó. Vấn đề còn<br />
lại ở đây là những cách thức mà từ đó những hàng hóa này được đưa xuống vùng<br />
thấp, từ đó đến các cửa biển, rồi đem ra trao đổi, buôn bán và cống nạp cho ngoại<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018<br />
<br />
33<br />
<br />
quốc. Tiếc thay, những tư liệu liên quan đến hoạt động này trong thời kỳ Champa<br />
không còn nhiều, chỉ có các tư liệu hoàng gia Champa mới phần nào cho ta lý giải<br />
hoạt động đó, nhưng nó cũng rất ít và chỉ đề cập đến hoạt động này từ khoảng thế<br />
kỷ XVIII đến thế kỷ XIX.(3)<br />
Một trong những nguồn tư liệu như vậy cung cấp thông tin về hoạt động khai<br />
thác trầm hương vẫn còn diễn ra ở khu vực Phan Rang, Phan Rí cho đến tận thế kỷ<br />
XIX. Hoạt động này thường do nhà nước (của người Chăm) tổ chức, trong những<br />
lần mà vua Chăm cần kỳ nam hay trầm hương, ông sẽ cử một vị quan gọi là Po<br />
Gahluw đến vùng của người Raglai, phối hợp với người đứng đầu làng tổ chức<br />
chiêu mộ các thanh niên Raglai, hoặc ở một số làng đã có sẵn những đội như vậy để<br />
vào sâu trong rừng khai thác trầm và kỳ. Do đây là một công việc nguy hiểm, khó<br />
khăn, kéo dài trong nhiều tháng, nên trước khi đi họ thường tổ chức nghi lễ cúng<br />
tế và khi về thì cúng tạ ơn thần linh, trong quá trình đi cũng phải có nhiều kiêng<br />
cữ, những người trong đội này cũng được triều đình ưu đãi ban phát trâu, ruộng và<br />
nhiều thứ bổng lộc khác (E. Aymonier 1891: 73 - 74; Sakaya 2013: 518 - 519).<br />
Tuy nhiên, chỉ với ngần ấy tư liệu thì việc phục dựng lại hoạt động giao<br />
thương Đông - Tây trong thời kỳ Champa quả thật là một vấn đề nan giải. Để có<br />
được những lý giải sâu hơn, ta cần phải tham chiếu các hoạt động giao thương<br />
trong giai đoạn sau đó, khi người Việt đã làm chủ phần lãnh thổ của Champa trước<br />
đây. Cách thức và mô hình giao kết giữa người Việt với các sắc dân Tây Nguyên<br />
có thể là một gợi ý để ta hình dung cách thức và mô hình mà người Chăm đã liên<br />
kết với các dân tộc miền cao trong quá khứ, bởi vì xét cho cùng người Việt đã thừa<br />
hưởng cách thức và mô hình của người Chăm trước đó.<br />
Chắc hẳn, trong buổi đầu của mối giao thương ấy, các hoạt động trao đổi đã<br />
phải men theo những con đường mòn qua các con đèo, mà ta gọi là các con đường<br />
thượng đạo, nơi giao cách giữa các tỉnh miền núi với đồng bằng, hoặc các giao điểm<br />
buôn bán. Người ta tìm thấy những con đường như vậy dọc miền Trung và Tây<br />
Nguyên như một con đường nối Kon Tum và Quảng Nam (Henri Maitre 2012: 442<br />
- 443, 2008: 190), con đường qua thung lũng A Sap, A Vương men theo Sông Côn<br />
xuống tận Bến Giang, Bến Hiền (Le Pichon 1938: 7). Những con đường thượng đạo<br />
từ Lao Bảo xuống Cửa Việt (Quảng Trị) qua đèo Ai Lao, tập trung ở thị trấn Cam<br />
Lộ, một con đường khác cũng quan trọng không kém là đường qua An Khê nối Gia<br />
Lai với Bình Định, nơi từng chiếm vai trò then chốt trong hoạt động buôn bán của<br />
Nguyễn Nhạc, người thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn (Li Tana 2013: 200 - 202).<br />
Đó cũng là những con đường của vùng Tây Nguyên từ Tây-Bắc xuống Ðông-Nam,<br />
vượt qua núi, men theo các đỉnh, đổ xuống đồng bằng và cuối cùng đến Phan Thiết,<br />
Phan Rang, hoặc Nha Trang, đấy là những “con đường của các thủ lĩnh”, gung Böjai<br />
(đường đi Phan Thiết), gung Phöri (đường đi Phan Rí) (Dam Bo 2003: 36).<br />
<br />
34 <br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018<br />
<br />
Trong thời kỳ sau này, khi Champa tham gia vào các hoạt động mậu dịch khu<br />
vực, hoạt động trao đổi được nâng lên tầm thương mại, vai trò của các con đường<br />
thượng đạo được bổ sung bởi các con đường ven sông, từ đây, thì những dòng sông<br />
đóng một vai trò chủ đạo trong hoạt động vận chuyển hàng hóa từ miền núi xuống<br />
đồng bằng. Vậy thì, các thiết chế trao đổi giữa miền xuôi và miền ngược ven các<br />
dòng sông đã được vận hành như thế nào trong quá khứ? Câu trả lời có lẽ được<br />
bắt đầu từ một mô hình giả định, của B. Bronson: “mạng lưới trao đổi ven sông”<br />
(riverine exchange network) (B. Bronson 1977: 39 - 52). Mô hình này được chấp<br />
nhận rộng rãi trong giới nghiên cứu về Champa, W. Southworth là người đầu tiên<br />
gợi mở việc áp dụng mô hình này vào Champa (W. Southworth 2004, 2011). Sau<br />
đó, các nhà nghiên cứu khác đi vào việc áp dụng các trường hợp cụ thể như Trần<br />
Kỳ Phương đã áp dụng mô hình này để nghiên cứu về Champa trong trường hợp<br />
của tiểu quốc Amaravati, mà ngày nay là tỉnh Quảng Nam với mô hình ven sông<br />
Thu Bồn (Trần Kỳ Phương 2009: 19 - 48) hay Đỗ Trường Giang áp dụng mô hình<br />
này với tiểu quốc Vijaya (Bình Định), trong trường hợp Sông Côn (Đỗ Trường<br />
Giang 2011: 285 - 314), Nguyễn Hữu Thông thì áp dụng mô hình ấy cho Sông Ba<br />
(Nguyễn Hữu Thông 2015).<br />
Đọc lại những nghiên cứu này, chúng ta có thể phần nào hình dung được<br />
rằng, người xưa đã biến các dòng sông trở thành một trục lộ quan trọng trong con<br />
đường giao lưu và buôn bán Đông - Tây từ miền núi xuống đồng bằng. Trên vùng<br />
thượng nguồn của những trục sông ấy, người miền núi khai thác và sản xuất ra<br />
hàng hóa rồi đem đến trao đổi ở một nơi tập kết, thường là giao lộ của các con sông<br />
hay xa hơn là các cửa ngõ xuống đồng bằng qua các con đèo.(4) Từ đây, những mặt<br />
hàng của người miền núi được trao đổi với các thương lái và sau đó vận chuyển<br />
xuống miền xuôi mà địa điểm cuối cùng thường là các cảng thị ven biển, trong lịch<br />
sử Champa đã có những cảng thị nổi tiếng như các cửa Đại Chiêm (Hội An), Thị<br />
Nại, và nhiều cảng thị ở phía nam miền Trung. Chính từ những cửa này mà người<br />
Việt thừa hưởng nó để thúc đẩy các hoạt động giao thương của Đàng Trong giai<br />
đoạn thế kỷ XVII - XVIII (Trần Kỳ Phương 2004: 48 - 49; Nguyễn Phước Bảo Đàn<br />
2009: 152 - 153; Nguyễn Hữu Thông 2015: 35 - 36).<br />
Những tham chiếu này chỉ dựa trên các cứ liệu mô tả ít nhất là từ thời chúa<br />
Nguyễn ở Đàng Trong, tức là khi người Việt bước đầu tạo nên các giao kết với<br />
các dân tộc bản địa Tây Nguyên. Câu hỏi đặt ra là, liệu người Chăm xưa có từng<br />
giao thương với các dân tộc miền núi như vậy hay không? Đến khi nào ta chưa có<br />
những nguồn tư liệu chính xác làm bằng chứng thì chưa thể kết luận được rằng<br />
người Chăm xưa có phải đã tạo nên những quan hệ kinh tế với người Thượng như<br />
người Việt sau này. Tuy nhiên, ta có thể kết luận rằng, bằng một cách nào đó, ngay<br />
từ rất sớm người Chăm và các sắc dân cao nguyên đã có những mối quan hệ trao<br />
<br />