80 Xã hội học, số 4 (116), 2011<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
THAM GIA HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI DI CƯ<br />
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGÔ THỊ KIM DUNG*<br />
<br />
<br />
<br />
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM)<br />
có dân số 7.162.864 người. Từ năm 1999 đến năm 2009, trong vòng 10 năm, dân số<br />
thành phố tăng thêm 2.125.709 người, bình quân tăng hơn 212.000 người/năm, tốc độ<br />
tăng 3,54%/năm (tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố chỉ đạt 1,27%) (Hạnh Nhung,<br />
2009). Lao động di cư là nguồn nhân lực quan trọng bổ sung vào nguồn nhân lực của<br />
thành phố để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Người lao động di cư nhanh<br />
chóng tìm được việc làm trong các khu vực kinh tế khác nhau, chủ yếu là trong khu vực<br />
kinh tế tư nhân; đáp ứng cả nguồn nhân lực có tay nghề cao lẫn không có tay nghề, lao<br />
động phổ thông. Một trong những khía cạnh quan trọng của quá trình hội nhập của người<br />
di cư tự do vào đời sống đô thị tại Tp.Hồ Chí Minh là vấn đề việc làm.<br />
Bài viết này tóm lược một vài kết quả nghiên cứu từ đề tài “Sự hội nhập của người<br />
nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh”, số liệu thu thập từ 658 người di cư tự do sinh<br />
sống tại 6 quận, huyện. Bài viết tập trung vào một số điểm sau đây: khả năng tìm được<br />
việc làm, gia nhập vào thị trường lao động của những người di cư và thu nhập của họ.<br />
1. Thời gian tìm việc khi mới đến Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Năm 2009, GDP của Tp. HCM đạt 8%. Khoảng 30 % GDP của thành phố là do<br />
người di cư đóng góp. Nền kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh, đặc biệt là tỷ trọng khu<br />
vực kinh tế phi chính thức lớn, thu hút lao động từ các tỉnh đến, nhất là dòng di cư nông<br />
thôn-đô thị. Cơ hội việc làm là rất lớn cho người di cư.<br />
Bảng 1. Thời gian tìm được việc làm khi đến Tp. HCM<br />
<br />
Thời gian tìm việc Tần số % % có giá trị<br />
Dưới 1 tháng 362 55,0 66,7<br />
Từ 1 – dưới 2 tháng 80 12,2 14,7<br />
Trên 6 tháng 44 6,7 8,1<br />
Từ 2 - dưới 3 tháng 30 4,6 5,5<br />
Từ 3 – dưới 6 tháng 27 4,1 5,0<br />
Tổng 543 82,5 100.0<br />
Không có việc làm 70 10,6<br />
Không nhớ 45 6,8<br />
Tổng 115 17,5<br />
Tổng chung 658 100,0<br />
<br />
Nguồn: Đề tài”Sự hội nhập của người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh”.<br />
<br />
*<br />
ThS, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, thành phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Ngô Thị Kim Dung 81<br />
<br />
<br />
<br />
Khả năng hấp thu lao động của thị trường lao động được đáng giá thông qua chỉ báo<br />
thời gian người di cư tìm được việc làm sau khi đến Tp.HCM. Trên 2/3 người di cư tìm<br />
được việc làm ngay trong tháng đầu tiên hoặc tháng thứ 2 sau khi đến Tp.HCM: 66,7%<br />
tìm được việc làm dưới 1 tháng, 14,7% tìm được việc làm từ 1 tháng đến dưới 2 tháng.<br />
Điều này cho thấy nhu cầu nguồn nhân lực của thành phố rất lớn. Khả năng hấp thu lao<br />
động của thị trường lao động thành phố rất mạnh do người di cư tìm được việc làm rất<br />
nhanh chóng.<br />
Bảng 2. Thời gian tìm được việc làm khi đến Tp.HCM phân theo trình độ học vấn<br />
<br />
Trung<br />
Thời gian tìm Tiểu học đến Đại học<br />
Mù chữ THCS THPT Tổng<br />
được việc làm học đang trở lên<br />
học ĐH<br />
Dưới 1 tháng Tần số 3 74 176 74 19 16 362<br />
% 100,0 65,5 68,0 66,7 52,8 76,2 66,7<br />
Từ 1 - dưới 2 tháng Tần số 19 36 19 6 80<br />
% 16,8 13,9 17,1 16,7 14,7<br />
Từ 2 - dưới 3 tháng Tần số 5 18 3 2 2 30<br />
% 4,4 6,9 2,7 5,6 9,5 5,5<br />
Từ 3 - dưới 6 tháng Tần số 5 12 5 3 2 27<br />
% 4,4 4,6 4,5 8,3 9,5 5,0<br />
Trên 6 tháng Tần số 10 17 10 6 1 44<br />
% 8,8 6,6 9,0 16,7 4,8 8,1<br />
Tổng Tần số 3 113 259 111 36 21 543<br />
% 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0<br />
<br />
<br />
Nguồn: Đề tài”Sự hội nhập của người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh”.<br />
<br />
Trình độ học vấn có ảnh hưởng đến thời gian tìm việc của người di cư. Người di cư<br />
có trình độ học vấn khác nhau đều dễ dàng tìm được việc làm ngay 1-2 tháng đến Tp.<br />
HCM. Người có trình độ học vấn cao phải tốn nhiều thời gian hơn để tìm việc làm đầu<br />
tiên tại Tp. HCM. Có 4,8% những người có trình độ đại học trở lên mất trên 6 tháng mới<br />
tìm được việc làm, 9,5% tìm được việc làm từ 3 đến 6 tháng; trên 6 tháng: 16,7% những<br />
người có trình độ trung cấp đến đang học đại học mới tìm được việc làm, họ mất nhiều<br />
thời gian hơn để tìm được việc làm so với những người có trình độ cấp 1, cấp 2 và cấp 3.<br />
Phải chăng là do thị trường lao động giản đơn hấp thu lao động mạnh hơn, hoặc là do<br />
người di cư có trình độ học vấn cao hơn có sự cân nhắc, lựa chọn kỹ hơn về việc làm.<br />
Nhìn chung, nam di cư xin việc dễ hơn nữ di cư: trong vòng dưới 1 tháng có 69,8%<br />
nam di cư đã xin được việc làm khi đến thành phố, trong khi đó tỷ lệ này ở nữ là 63,9%.<br />
9,7% nữ di cư tìm được việc làm trên 6 tháng, tỷ lệ này ở nam giới là 6,3%.<br />
Những người di cư có nghề nghiệp chuyên môn, công nhân-thợ kỹ thuật tìm được<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
82 Tham gia hoạt động kinh tế của người di cư…..<br />
<br />
<br />
<br />
việc làm ngay trong tháng đầu tiên đến Tp.HCM chiếm tỷ lệ khá cao so với các nhóm<br />
nghề khác (trên 65%). Tuy nhiên, có 8,1% những người có nghề cần trình độ chuyên môn<br />
trên 6 tháng mới tìm được việc làm. Có lẽ những người này cần có thời gian để tìm được<br />
việc làm phù hợp với trình độ của mình. Như vậy nhu cầu nguồn nhân lực của thành phố<br />
khá đa dạng cả về nguồn nhân lực có trình độ cao và nguồn lao động phổ thông, lao động<br />
chân tay.<br />
2. Nơi làm việc của lao động di cư<br />
Lao động di cư tham gia vào nhiều loại hình tổ chức lao động. Nơi thu hút lao động<br />
di cư đến làm việc nhiều nhất là các doanh nghiệp tư nhân: 47,2%; 32,9% người di cư tự<br />
tổ chức làm việc cho gia đình. 12% người di cư làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu<br />
tư nước ngoài. 7,9%người di cư làm cho doanh nghiệp Nhà nước.<br />
Bảng 3. Nơi làm việc phân theo giới tính<br />
<br />
Giới tính<br />
Nơi làm việc Nam Nữ Tổng<br />
Cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước Tần số 24 18 42<br />
% 9,2 6,6 7,9<br />
Doanh nghiệp, hộ sản xuất tư nhân Tần số 137 114 251<br />
% 52,5 42,1 47,2<br />
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tần số 23 41 64<br />
% 8,8 15,1 12,0<br />
Làm cho gia đình hoặc nơi khác Tần số 77 98 175<br />
% 29,5 36,2 32,9<br />
Tổng Tần số 261 271 532<br />
% 100,0 100,0 100,0<br />
<br />
<br />
Nguồn:Đề tài”Sự hội nhập của người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh”.<br />
<br />
Cả nam và nữ di cư làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ khá cao.<br />
Tuy nhiên nữ giới chiếm tỷ lệ thấp hơn: 42,1% so với 52,5%. Ngược lại, trong các doanh<br />
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (15,1% so với 8,8%), làm cho gia đình(36,2% so với<br />
29,5%), nữ di cư chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam di cư .<br />
Những người có nghề được đào tạo bài bản, trí thức có cơ hội việc làm trong các cơ<br />
quan, doanh nghiệp nhà nước nhiều hơn các nhóm nghề khác: 25,5%; trong khi đó công<br />
nhân-thợ kỹ thuật được làm trong khu vực cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm<br />
9,4% và thấp hơn nữa ở các nhóm nghề khác. Người di cư có trình độ chuyên môn và<br />
công nhân thợ kỹ thuật làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân có tỷ lệ tương đương nhau:<br />
55,3% và 55,9% và cao hơn gấp đôi so với những người làm nghề kinh doanh buôn bán<br />
hoặc lao động phổ thông. Những người di cư kinh doanh, buôn bán hoặc lao động phổ<br />
thông làm việc phần lớn ở khu vực kinh tế gia đình, cá thể: chiếm 62,9%; lao động phổ<br />
thông: 71,2%.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Ngô Thị Kim Dung 83<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 4. Nơi đang làm việc phân theo nhóm nghề<br />
<br />
Nhóm nghề<br />
Nghề Công Kinh Làm Lao Nghề<br />
cần nhân-thợ doanh- nông động khác Tổng<br />
Nơi đang làm việc trình độ kỹ thuật buôn phổ<br />
bán thông<br />
Cơ quan, doanh Tần số 12 27 1 2 42<br />
nghiệp nhà nước % 25,5 9,4 1,0 5,7 8,0<br />
Doanh nghiệp, hộ Tần số 26 160 28 17 19 250<br />
sản xuất tư nhân % 55,3 55,9 28,9 28,8 54,3 47,4<br />
Doanh nghiệp Tần số 7 49 7 1 64<br />
có vốn đầu tư % 14,9 17,1 7,2 2,9 12,1<br />
nước ngoài<br />
Làm cho gia đình Tần số 2 50 61 3 42 13 171<br />
hoặc nơi khác % 4,3 17,5 62,9 100,0 71,2 37,1 32,4<br />
Tổng Tần số 47 286 97 3 59 35 527<br />
% 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0<br />
<br />
<br />
Nguồn: Đề tài”Sự hội nhập của người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh”.<br />
<br />
Những người di cư tuổi càng trẻ thì càng có nhiều cơ hội làm việc trong các doanh<br />
nghiệp, trong đó có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tại các công ty này phần lớn<br />
tuyển dụng công nhân trong độ tuổi 18-25 tuổi. Người di cư dưới 26 tuổi tìm được làm<br />
việc trong các doanh nghiệp tư nhân chiếm 59,9%, nhóm tuổi 26-35 tuổi chiếm tỷ lệ<br />
46,5%, nhóm tuổi 36-45 tuổi có tỷ lệ thấp hơn, chiếm 34%; các độ tuổi khác từ 46 tuổi trở<br />
lên cũng trên 30% được thu hút vào doanh nghiệp, hộ sản xuất tư nhân.<br />
Đối với doanh nghiệp nước ngoài, những người càng trẻ, tỷ lệ có việc làm càng lớn:<br />
nhóm tuổi dưới 26 tuổi chiếm 18,6%, nhóm tuổi 26-35 tuổi chiếm 12% và giảm xuống<br />
còn 9,6% ở độ tuổi 36-45 tuổi; từ 46 tuổi trở lên không có cơ hội làm việc trong khu vực<br />
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực kinh tế này thường chỉ tuyển những người trẻ<br />
tuổi, dễ thích ứng với điều kiện và cường độ làm việc cao. Tỷ lệ người di cư làm việc cho<br />
gia đình tăng theo độ tuổi, 12% ở độ tuổi dưới 26 tuổi, tỷ lệ này tăng lên 34,5% đối với<br />
nhóm tuổi 26-35 tuổi, các nhóm tuổi khác từ 46 tuổi trở lên đều có trên 50% người đi làm<br />
việc cho gia đình, hoặc làm việc tự do.<br />
Các nhóm tuổi đều chỉ có một tỷ lệ trên dưới 10% người di cư tham gia vào khu<br />
vực kinh tế Nhà nước, do điều kiện tuyển dụng trong khu vực này khá khắt khe và theo<br />
chỉ tiêu được phân bổ.<br />
3. Mức độ ổn định của việc làm của người di cư<br />
Chỉ có 28,2% người di cư làm việc có hợp đồng lao động. 71,8% người di cư<br />
không có hợp đồng lao động. Tình trạng có hợp đồng lao động cao nhất ở các doanh<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
84 Tham gia hoạt động kinh tế của người di cư…..<br />
<br />
<br />
<br />
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (84,4%), Cơ quan doanh nghiệp Nhà nước (71,4%).<br />
Trong các doanh nghiệp, hộ sản xuất tư nhân, chỉ có 26,3% người lao động làm việc có<br />
hợp đồng.<br />
Điều này cũng phản ánh tính biến động cao của lực lượng lao động. Người lao động<br />
dễ dàng bỏ việc chỗ này tìm việc làm chỗ khác. Giới chủ cũng dễ dàng né tránh thực hiện<br />
các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác.<br />
Bảng 5. Tình trạng hợp đồng lao động phân theo nơi làm việc<br />
<br />
<br />
Nơi làm việc<br />
Cơ quan,<br />
Doanh Doanh Làm cho<br />
doanh<br />
Tình trạng hợp đồng lao động nghiệp, hộ nghiệp có gia đình Tổng<br />
nghiệp<br />
sản xuất tư vốn nước hoặc nơi<br />
Nhà<br />
nhân ngoài khác<br />
Nước<br />
Không Tần số 12 185 10 175 382<br />
% 28,6 73,7 15,6 100,0 71,8<br />
Có Tần số 30 66 54 150<br />
% 71,4 26,3 84,4 28,2<br />
Tổng Tần số 42 251 64 175 532<br />
% 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0<br />
<br />
Nguồn: Số liệu của đề tài”Sự hội nhập của người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh”.<br />
<br />
<br />
Trích đoạn phỏng vấn sau đây cho thấy tình hình quan hệ lao động trong<br />
doanh nghiệp:<br />
Không. Tư nhân không cần đến cái đó,vì kí hợp đồng như vậy thì lương thấp,<br />
mình phụ thuộc vào người ta mệt lắm. Nó bất tiện ở chỗ này là mình làm quá sức so<br />
với tiền lương mình muốn nghỉ cũng khó vì mình là người nhập cư làm mướn mà,<br />
còn người mướn mình họ cũng không phải là người mướn mình lâu dài, nếu không<br />
vừa ý họ đuổi hẳn, họ thuê người khác vô. Cho nên họ cũng không muốn ký hợp<br />
đồng với mình mà mình cũng không muốn ký hợp đồng với họ nữa. Nhà nước khác.<br />
Mình đây là mình đi làm mướn cho người ta. Vì họ biết rằng mình đi kiếm việc làm<br />
rất khó, họ lợi dụng chỗ đó mà ăn hiếp mình, bao giờ người đi làm cũng muốn là<br />
công việc thuận lợi cho họ. Nếu như công nhân làm trong Nhà nước ở các xí nghiệp<br />
thì có ký hợp đồng, còn thử việc, còn mình làm tư nhân thì làm sao mà có.<br />
(Nữ công nhân, quê ở Nam Định,12 năm ở TP.HCM)<br />
Các chủ doanh nghiệp đánh giá cao về người lao động di cư đến thành phố Hồ Chí<br />
Minh. Lao động di cư chịu khó hơn, chấp nhận lao động nặng nhọc hơn so với người lao<br />
động tại chỗ. Các chủ doanh nghiệp trân trọng lao động di cư với những tố chất như chịu<br />
thương, chịu khó, thật thà, nghiêm túc.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Ngô Thị Kim Dung 85<br />
<br />
<br />
<br />
Phần lớn những người di cư có việc làm ổn định; 66% có việc làm ổn định, và 34%<br />
có việc làm không ổn định. Những người di cư không có trình độ chuyên môn, lao động<br />
phổ thông, làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức thì mức độ ổn định của công<br />
việc thấp hơn.<br />
Việc làm không ổn định vì buôn bán trái cây nên thu nhập thất thường có lúc<br />
lời nhưng cũng có lúc lỗ, có ngày được 15-20.000 đồng nhưng cũng có ngày chẳng<br />
bán được kg dưa nào. Trước đây việc buôn bán cũng dễ dàng nhưng hiện nay hàng<br />
ế ẩm vì người bán ngày càng nhiều. Nhiều lúc muốn nghỉ nhưng nghỉ rồi cuộc sống<br />
càng khổ hơn.<br />
(Nữ di cư, 26 tuổi, buôn bán trái cây, quận Bình Tân)<br />
Những người có trình độ chuyên môn thì công việc làm càng ổn định: 85,1%; công<br />
nhân-thợ kỹ thuật có tình trạng việc làm ổn định là 70,6%; mức độ ổn định của việc làm<br />
giảm dần đối với các nhóm ngành nghề khác, thấp nhất là lao động phổ thông: 35%.<br />
Bảng 6. Tình trạng việc làm phân theo nghề nghiệp<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
Kinh Lao<br />
Nghề Công<br />
Tình trạng việc làm doanh- Làm động Nghề Tổng<br />
cần nhân-thợ<br />
buôn nông phổ khác<br />
trình độ kỹ thuật<br />
bán thông<br />
Ổn định Tần số 40 202 67 2 21 18 350<br />
% 85,1 70,6 69,1 66,7 35,0 42,9 65,4<br />
Không ổn định Tần số 7 84 30 1 38 17 177<br />
% 14,9 29,4 30,9 33,3 63,3 40,5 33,1<br />
Đang không Tần số 1 7 8<br />
có việc % 1,7 16,7 1,5<br />
Tổng Tần số 47 286 97 3 60 42 535<br />
% 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0<br />
<br />
Nguồn: Đề tài”Sự hội nhập của người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh”.<br />
<br />
Tuy nhiên, khi hỏi về mong muốn tìm công việc khác, nhóm người di cư có trình độ<br />
chuyên môn cao và tình trạng việc làm ổn định vẫn muốn tìm việc làm khác chiếm tỷ lệ<br />
khá cao (40,4%) như các nhóm nghề khác. Có thể nhóm di cư có trình độ chuyên môn<br />
vẫn có khả năng tiếp cận việc làm và cơ hội tìm việc khác tốt hơn so với các nhóm nghề<br />
còn lại.<br />
Tỷ lệ nữ không có việc làm cao hơn nam giới; 16,9% so với 7,8%. Tỷ lệ nam di cư<br />
và nữ di cư có việc làm ổn định gần như tương đương nhau (58% và 57,4%). Nam giới có<br />
việc làm không ổn định cao hơn nữ giới: 34,3% so với 25,8%.<br />
Cả hai giới tương đối gắn bó với việc làm hiện tại, tuy nhiên mức độ gắn bó với<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
86 Tham gia hoạt động kinh tế của người di cư…..<br />
<br />
<br />
<br />
công việc của nữ cao hơn. Khoảng hơn 1/3 người di cư mong muốn tìm việc làm khác,<br />
trong đó nam di cư muốn tìm việc khác có tỷ lệ cao hơn nữ : 36,8% so với 33,9%.<br />
4. Thu nhập của lao động di cư<br />
Đa số người di cư có mức lương dưới 2 triệu đồng (80,9%), trong đó mức lương từ<br />
1 triệu đồng đến dưới 2 triệu: 46,1%; 16% có mức lương từ 2 triệu đồng đến dưới 4 triệu;<br />
và 3,2% có mức lương trên 4 triệu đồng. Trong số những người có việc làm ổn định, mức<br />
thu nhập từ 1 triệu đến dưới 2 triệu/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất: 47,9%; 26,5% có mức thu<br />
nhập dưới 1 triệu đồng/tháng; 21,4% có mức thu nhập từ 2 triệu đến dưới 4 triệu<br />
đồng/tháng, tỷ lệ này cao gấp 4 lần so với những người có việc làm không ổn định. Lao<br />
động di cư việc làm ổn định có mức lương cao hơn so với những người không có việc<br />
làm ổn định.<br />
Thu nhập bình quân/tháng của người di cư có việc làm ổn định cao hơn so với<br />
người di cư không có việc làm ổn định: 1.506.000 đồng so với 1.007.000 đồng. Đối với<br />
những người có tình trạng việc làm không ổn định, ½ có mức thu nhập dưới 1 triệu<br />
đồng/tháng; 42,5% có mức thu nhập từ 2 triệu đến dưới 4 triệu đồng/tháng.<br />
Bảng 7. Thu nhập phân theo tình trạng việc làm<br />
<br />
Tình trạng việc làm chính hiện nay<br />
Thu nhập Tổng<br />
Ổn định Không ổn định<br />
Dưới 1 triệu đồng 26,5 50,8 34,8<br />
Từ 1 triệu – dưới 2 triệu đồng 47,9 42,5 46,1<br />
Từ 2 triệu – dưới 4 triệu đồng 21,4 5,5 16,0<br />
Từ 4 triệu đồng trở lên 4,3 1,1 3,2<br />
Tổng 100,0 100,0 100,0<br />
<br />
Nguồn: Đề tài”Sự hội nhập của người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh”.<br />
<br />
Thu nhập hàng tháng của người di cư tỷ lệ thuận với trình độ học vấn: học vấn<br />
càng cao thì mức lương càng cao.<br />
Những di cư có trình độ học vấn tiểu học, THCS và THPT mức lương dưới 1 triệu<br />
đồng/tháng chiếm 47,6% , 36% và 34,9%; trong khi đó những người có trình độ trung cấp<br />
đến đang học đại học mức lương dưới 1 triệu đồng/tháng có tỷ lệ là 13,2%; và 3,4% đối<br />
với những người tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học. Mức lương từ 1 triệu đến dưới 2<br />
triệu đồng/tháng có tỷ lệ cao và tăng dần theo trình độ học vấn. Đối với những người đã<br />
tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học, 31% có mức lương từ 1 triệu đến dưới 2 triệu<br />
đồng/tháng. Với mức lương từ 2 triệu đồng/tháng trở lên đến dưới 4 triệu/tháng, chiếm tỷ<br />
lệ cao nhất là những người di cư có trình độ đại học trở lên: 51,7%, sau đó giảm dần ở các<br />
nhóm trình độ học vấn khác. 13,8% những người có trình độ đại học trở lên có mức lương<br />
4 triệu đồng/tháng trở lên, với mức lương này chỉ có 1% đối với những người có trình độ<br />
học vấn tiểu học và trên 3% đối với những người có trình độ học vấn THCS, THPT.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Ngô Thị Kim Dung 87<br />
<br />
<br />
<br />
Nữ có thu nhập thấp hơn nam giới: có đến 44,6% nữ di cư có thu nhập dưới 1 triệu<br />
đồng/tháng, với mức thu nhập này, tỷ lệ của nam di cư là 24,5%. Ở các mức lương khác<br />
từ 1 triệu đồng trở lên, tỷ lệ nam giới đều cao hơn nữ.<br />
5. Một vài nhận xét<br />
Người lao động di cư rất năng động, nhanh chóng tìm được việc làm ngay từ một<br />
hai tháng đầu tiên đến thành phố Hồ Chí Minh. Khi đến thành phố, một bộ phận người di<br />
cư đã hội nhập được vào hoạt động kinh tế ở đây. Người di cư được thị trường lao động<br />
thành phố hấp thu nhanh chóng và bản thân người di cư cũng sẵn sàng chấp nhận làm mọi<br />
công việc hợp pháp để tạo thu nhập. Trong thời gian tương đối ngắn, người di cư đã tìm<br />
được việc làm và nhất là đối với khu vực kinh tế phi chính thức, kinh tế tư nhân, gia đình.<br />
Những người di cư có trình độ học vấn cao, có trình độ chuyên môn kiếm được việc làm<br />
ổn định hơn và thu nhập cao hơn và làm việc nhiều hơn trong khu vực kinh tế Nhà nước.<br />
Những người di cư trẻ tuổi, nữ giới có cơ hội làm việc trong các công ty có vốn đầu tư<br />
nước ngoài cao hơn so với những nhóm tuổi khác và so với nam giới.<br />
Để tạo điều kiện tốt hơn cho lao động di cư đến Tp. HCM, nên xóa bỏ điều kiện<br />
phải có hộ khẩu thường trú trong xét tuyển và ký hợp đồng lao động, không phân biệt<br />
thành phần kinh tế, ngành nghề, cơ cấu lao động. Chính quyền cần giám sát chặt việc ký<br />
hợp đồng lao động và thực hiện đúng qui định sử dụng lao động theo Luật Lao động để<br />
đảm bảo các quyền lợi của người lao động nói chung và người lao động di cư. Thông tin<br />
chính thức về việc làm, nhu cầu việc làm tại Tp.HCM cần được cung cấp đầy đủ, thường<br />
xuyên cho các địa phương, nhất là các vùng phụ cận thành phố để người lao động di cư<br />
đưa ra quyết định di chuyển hay là không.<br />
<br />
<br />
Tài liệu trích dẫn<br />
<br />
Hạnh Nhung. 2009. Dân số thành phố Hồ Chí Minh bùng nổ do tăng cơ học, trên trang<br />
http://www.sggp.org.vn/xahoi/2009/10/206489/ (truy cập ngày 24/10/2009).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />