Tham luận: Tăng trưởng xanh chiến lược phát triển thành phố Đà Nẵng trong tương lai
lượt xem 45
download
Bài tham luận: Tăng trưởng xanh chiến lược phát triển thành phố Đà Nẵng trong tương lai này có ba nội dung chính, phần một đề cập tới các thách thức, cơ hội tăng trưởng xanh, phần hai đề cập tới các giải pháp và phần ba nêu một số dự án ưu tiên hướng tới tăng trưởng xanh cho thành phố Đà Nẵng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tham luận: Tăng trưởng xanh chiến lược phát triển thành phố Đà Nẵng trong tương lai
- Tăng trưởng xanh - Chiến lược Phát triển thành phố Đà Nẵng trong tương lai Quách Thị Xuân Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng Theo báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc thì nguyên nhân gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu 90% là do hoạt động của con người và việc cắt giảm khí nhà kính đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các nước. Các nước phát triển đã đánh đổi ở mức giá cao giữa phát triển kinh tế và phát thải khí nhà kính và hiện họ đang phải nỗ lực đ ể giảm phát thải b ằng nhiều hình thức trong đó có việc áp dụng các công nghệ sản xuất phát thải thấp. Các nước đang phát triển nên biến các thách thức ứng phó biến đổi khí hậu thành cơ hội phát triển, nên tận dụng các thành tựu của thế giới để có bước nhảy vọt về công nghệ. Họ cũng được khuyến cáo nên phát triển đất nước theo đường tránh đó là “con đường tăng trưởng xanh” (hình 1). Hình 1: Con đường tăng trưởng xanh của nhà kinh tế học Mohan Munasinghe Tăng trưởng xanh đó là sự tăng trưởng không chỉ kiểm soát và ngăn ngừa ô nhi ễm môi trường mà còn hướng tới bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo ra các nguồn năng lượng mới có khả năng tái tạo; không chỉ đảm bảo môi trường trong lành mà còn hướng tới giảm thiểu và thích nghi với biến đổi khí hậu, không chỉ tăng thu nhập mà còn thu hẹp khoảng cách giàu nghèo; không chỉ tăng trưởng trên cơ sở đánh đổi chi phí môi trường mà còn hướng tới các công nghệ xanh thân thiện với môi trường. Ở Hàn Quốc tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập, ngày 15 Tháng 8 năm 2008, Tổng thống Lee Myung - Bak tuyên bố chiến lược phát triển "Các bon thấp, tăng trưởng xanh" là tầm nhìn quốc gia mới của Hàn Quốc. Tầm nhìn này nhằm mục đích chuyển đổi các mô hình tăng trưởng hiện tại phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và chạy theo s ố l ượng sang mô hình tăng trưởng sử dụng các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo. S ử dụng ít năng lượng và đảm bảo tính bền vững về môi trường, chiến lược phát triển "Carbon thấp, tăng trưởng xanh" cùng lúc theo đuổi ba mục tiêu bằng cách tạo ra một mối quan hệ thỏa hiệp giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường (1) để thúc đẩy động cơ tăng trưởng mới thân thiện với môi cho nền kinh tế quốc gia, (2) để nâng cao chất lượng cuộc sống cho các thành viên của xã hội, và (3) để đóng góp vào nỗ lực quốc tế chống biến đổi khí hậu.
- Đà Nẵng là một trong những thành phố ven biển của Việt Nam đang và sẽ chịu tác đ ộng nhiều nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, do đó chiến l ược phát tri ển thành phố trong tương lai sẽ phải hướng tới việc nâng cao khả năng chống chịu đồng thời đóng góp vào nỗ lực chung của quốc gia và quốc tế trong việc cắt giảm khí nhà kính. Như vậy, chiến lược phát triển tất yếu của thành phố trong tương lai sẽ là chiến lược tăng tr ưởng xanh. Triển khai Quyết định số 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25 tháng 9 năm 2012 phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh”, ngày 10/9/2013, Vi ện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng phối hợp với Tổ chức Đ ịnh c ư con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) và Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) tổ chức Hội thảo “Chiến lược phát triển thành phố Đà Nẵng hướng đến tăng trưởng xanh”. Trong chiến lược xây dựng và phát triển thành phố môi trường vào năm 2020, tới thời điểm hiện nay tuy Đà Nẵng đã có một số chương trình thực hiện tăng trưởng xanh nhưng thành phố chưa có chiến lược cụ thể về tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, những gì Đà Nẵng đã và đang làm cho thấy thành phố đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và tiềm năng tăng trưởng xanh của Đà Nẵng là rất lớn. Bài tham luận này có ba nội dung chính, phần một đề cập tới các thách thức, cơ hội tăng trưởng xanh, phần hai đề cập tới các giải pháp và phần ba nêu một số dự án ưu tiên hướng tới tăng trưởng xanh cho thành phố Đà Nẵng. 1. Thách thức, cơ hội tăng trưởng xanh của Đà Nẵng 1.1. Lĩnh vực nông nghiệp Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP của Đà Nẵng đã và đang giảm dần từ 6.4% năm 2003 xuống còn 2.7% năm 2013 và giá trị sản xuất của ngành luôn duy trì tăng trưởng ở mức từ 3-4%/năm, cơ cấu GDP trong nông nghiệp của thành phố cũng chuyển dịch theo hướng tích cực; trình độ lực lượng sản xuất ngành ngày càng cao, quan h ệ s ản xuất từng bước phù hợp, nhiều cơ chế, chính sách được ban hành đã góp phần thúc đẩy và khai thác có hiệu quả các nguồn lực xã hội. Mặt khác, nông nghiệp Đà Nẵng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nông sản thực phẩm cho khoảng 1 triệu dân c ủa thành phố và hơn 3 triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Với nhu cầu gia tăng về các sản phẩm sạch, Đà Nẵng đã có nhiều tiến bộ trong việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch có chất lượng cao để phục vụ cộng đồng. Quyết định số 2765/2012/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành ngày 12/04/2012 đã phê duyệt “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2015 và nghiên cứu mở rộng đến 2020" với tổng diện tích dự kiến lên tới 338,31 ha vào năm 2020. Trọng tâm là hình thành các vùng chuyên trồng rau sạch và an toàn đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP. Tuy nhiên, tới đầu năm 2013, ba đơn vị sản xuất đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn VietGAP mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của các h ộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ, đảm bảo khoảng 5-10% nhu cầu thị trường Đà Nẵng trong khi nhu cầu về hàng hóa nông nghiệp rất cao, khoảng 200 tấn hoa quả/ngày và 350-400 tấn rau/ngày. Mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VIETGAP là rất tốt, tuy nhiên, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt dựa trên 4 tiêu chí trong đó có tiêu chí về kỹ thuật sản xuất, tiêu chí về an toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạchi, tức là không cấm sử dụng hóa chất và phân bón vô cơ. Như vậy, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt có thể vẫn sử dụng phân bón vô cơ. Khác với hệ thống sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VIETGAP, “nông nghiệp hữu cơ” hoàn toàn sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hữu cơ. Nông nghiệp hữu c ơ là
- phương pháp nuôi, trồng rau quả, thực phẩm mà không sử dụng bất cứ một loại hoá chất độc hại nào như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ hoá chất cũng như các loại phân bón vô cơ. Sản xuất hữu cơ chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái tự nhiên ii. Nông nghiệp hữu cơ chính là cái đích mà tăng trưởng nông nghiệp xanh cần hướng tới. Để nắm bắt cơ hội lớn này, trong thời gian đến, ngành nông nghiệp Đà Nẵng cần triển khai, duy trì và mở rộng diện tích canh tác hữu cơ để tạo ra nhiều nông sản (gạo, rau, củ, quả, thịt, cá) sạch phục vụ người dân và khách du lịch trên đ ịa bàn thành ph ố, gi ảm s ự phụ thuộc vào nông sản đến từ tỉnh ngoài hoặc nước ngoài. 1.2. Lĩnh vực công nghiệp Thành phố Đà Nẵng hiện có 06 khu công nghiệp với diện tích khoảng 950 ha đã đi vào hoạt động và nằm ở các vị trí thuận lợi. Ngoài ra, thành phố còn 1 khu công nghệ thông tin tập trung với diện tích 131 ha và 1 khu công nghệ cao có diện tích 1.010 ha đang được xây dựng. Cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp đã hoàn thiện, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiện nay, diện tích đất cho thuê tại Khu công nghiệp Đà Nẵng và Khu Công nghiệp Hòa Khánh đã cơ bản được lấp đầy. Tỷ trọng của ngành công nghiệp trong tổng GDP của Đà Nẵng chiếm 43.8% năm 2013. Một số sản phẩm công nghiệp của Đà Nẵng đã cơ bản tham gia vào chuỗi giá tr ị s ản xuất và phân phối toàn cầu như động cơ điện nhỏ, tai nghe, loa, cần câu cá .v.v. Đối với việc Phát triển Công nghiệp Xanh, Đà Nẵng có một số mặt thuận lợi như sau. Thành phố đã đặt mục tiêu xây dựng thành phố môi trường. Việc phát triển công nghiệp xanh là yếu tố mang tính quyết định để đạt được mục tiêu này. Đà Nẵng có nguồn nhân l ực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp so với những vùng lân cận, có một số điển hình về công nghệ sạch trong các ngành sản xuất. Trong vài năm gần đây, Đà nẵng đã có chính sách phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao và ngừng c ấp phép đầu tư vào những ngành gây ô nhiễm. Điều này cho thấy Thành phố đã chuẩn bị t ốt cho chiến lược bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công nghiệp. Các cơ hội phát triển công nghiệp xanh bao gồm tăng cường năng suất và hiệu quả trong sử dụng năng lượng công nghiệp, tập trung vào những đơn vị sản xuất có mức tiêu thụ năng lượng cao. Thành phố cũng có thể tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua đổi mới công nghệ và tiết kiệm năng lượng/nguyên liệu trong sản xuất, cải thiện vi ệc quản lý môi trường công nghiệp tại các khu công nghiệp để giảm chi phí sản xuất. Hiện thành phố cũng đã xây dựng bộ tiêu chí khu công nghiệp sinh thái và việc chuyển đ ổi t ất cả các khu công nghiệp thành các khu công nghiệp sinh thái sẽ là những hoạt đ ộng quan trọng góp phần lớn trong nỗ lực hướng tới tăng trưởng xanh của thành phố. 1.3. Lĩnh vực du lịch Một trong những hướng đột phá của Đà Nẵng là phát triển du l ịch thành ngành kinh t ế mũi nhọn. Trong những năm gầy đây, lượng khách du lịch tới Đà Nẵng ngày một đông. Tổng lượng khách du lịch năm 2013 ước đạt 3 triệu lượt, gấp 5,8 lần so với năm 2003 (khách quốc tế ước đạt 700 ngàn lượt, gấp 4 lần năm 2003); doanh thu du lịch thuần túy ước tăng 23,5%/năm, năm 2013 ước đạt 2.800 tỷ đồng. Bản thân “du lịch” đã là ngành công nghiệp phát thải thấp. Tuy nhiên, vẫn có cơ hội để ngành dịch vụ du lịch thực sự là ngành có mức tăng trưởng xanh thông qua việc phát triển các loại hình du lịch xanh. Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hoá, có giáo dục môi tr ường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích c ực c ủa c ộng đồng địa phươngiii. Trong những năm qua, du lịch xanh đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều nước trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi c ủa các t ầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du l ịch và nghỉ ngơi.
- Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hoá cộng đồng, sự phát triển du lịch xanh đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho đất nước cũng như cộng đồng người dân địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa – nơi có các khu bảo t ồn t ự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn. Ngoài ra, du lịch xanh còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khoẻ cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hoá lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Đà Nẵng là một trong những thành phố giàu tài nguyên du lịch. Thành phố có thể phát triển du lịch xanh bằng cách cung cấp và phát triển hơn nữa các gói du lịch thân thiện với môi trường như dịch vụ xe điện thăm quan thành phố, tour du lịch xe đạp, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng tới khu vực phía tây của thành phố. 1.4. Lĩnh vực đô thị và môi trường Tăng trưởng xanh cho Đà Nẵng còn có thể được lồng ghép thông qua việc cung c ấp một số dịch vụ cho người dân. 1. Giao thông đô thị. Hiện nay hơn 95% hộ gia đình trong thành phố có xe máy và tỷ lệ di chuyển bằng xe máy là khá cao, chiếm 78,2% tổng số lưu thông. Điều này đã gây tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí, dẫn đến những tác động tiêu cực đến quá trình xây dựng thành phố môi trường. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng cao của phương tiện cá nhân trong thành phố trong những năm gần đây đã gây ra vấn đề về đỗ xe bất hợp pháp trên vỉa hè và ùn t ắc giao thông, ảnh hưởng đến các làn lưu thông bình thường. Nếu thành phố không có những giải pháp hữu hiệu ngay từ bây giờ thì vấn đề giao thông đô thị của Đà Nẵng sẽ đi vào vết xe đổ của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Việc cung cấp dịch vụ giao thông công cộng nhanh, thuận tiện sẽ hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và giảm đáng kể lượng khí thải phát ra từ các phương tiện giao thông này. 2. Dịch vụ thu gom xử lý chất thải rắn. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi Trường Đà Nẵng thì hiện nay mỗi ngày thành phố Đà Nẵng thải ra khoảng 755 tấn rác và Công ty Môi trường Đô thị mới chỉ thu gom được khoảng 700 tấn/ngày (93%). Điều đáng nói là 90% lượng rác thu gom được xử lý bằng công nghệ chôn lấp. Nếu cứ chôn lấp như vậy thì ước tính tới khoảng năm 2022 bãi rác Khánh Sơn sẽ đầy. Công nghệ chôn lấp đơn giản này còn gây ô nhiễm nguồn nước và không khí do lượng nước bẩn và khí độc rò rỉ ra môi tr ường. Với mục tiêu tái chế 70% rác thải vào năm 2020, cơ hội tăng trưởng xanh trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn bao gồm: (i) phân loại rác thải, xây dựng các nhà máy tái chế rác thải, gi ảm t ối đa lượng rác đem chôn lấp để giảm áp lực về diện tích đất bố trí cho công trình xử lý ch ất thải và giảm chi phí quản lý trong dài hạn; (ii) thu hồi tài nguyên từ rác thải và chất th ải giúp thành phố sử dụng hiệu quả nguồn lực hạn hẹp, tạo ra ngành công nghiệp sản xuất và thị trường trao đổi sản phẩm có nguồn gốc từ chất thải rắn cho cộng đồng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương. Điều này cũng dẫn đến giảm chi phí quản lý chất thải rắn, đồng thời cải thiện lợi ích xã hội với các tác động tích c ực đ ối với s ức khoẻ cộng đồng. 3. Dịch vụ thu gom xử lý nước thải. Theo báo cáo của Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải năm 2013 thì hiện nay tất cả các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã có trạm xử lý nước thải tập trung, tỷ lệ đấu nối gần như đạt 100% số doanh nghiệp, nhưng việc thu gom nước thải về trạm xử lý còn rất hạn chế vì (i) ý thức của một bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp chưa cao, chưa thật sự có trách nhiệm với môi trường và muốn né tránh việc nộp phí xử lý
- nước thải nên tình trạng xả thải chui còn rất phổ biến; (ii) một số hệ thống cống thu gom bị hư hỏng, xuống cấp, bồi lắng chưa được xử lý kịp thời làm ảnh hưởng đến hiệu quả thu gom. Bên cạnh đó, khoảng 90% nước thải sinh hoạt của cư dân khu vực nội thành Đà Nẵng đã được thu gom và xử lý trước khi xả ra môi trường. Tổng khối l ượng nước thải thu gom bình quân khoảng 90.000 m3/ngày đêm và lượng nước thải này phân bố chủ yếu ở khu vực các quận trung tâm như Thanh Khê, Hải Châu (nơi có mật độ dân số cao), phần còn lại phân bố ở các quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Nước thải sinh hoạt của các quận Liên Chiểu và Cẩm Lệ vẫn chưa được thu gom, hiện nay dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên đang triển khai xây dựng hệ thống thu gom và 2 trạm xử lý nước thải cho các quận này và sắp tới sẽ đưa vào vận hành. Thu gom và tái chế nước thải – chất th ải công nghiệp và sinh hoạt thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một cơ hội giúp thành phố tăng trưởng xanh. 4. Dịch vụ nhà ở Trong những năm qua Đà Nẵng đã xây dựng được rất nhiều nhà ở xã hội, 182 khối nhà với 9.305 căn hộ đã đưa vào sử dụng, 39 khối nhà với 5.345 căn hộ đang được triển khai xây dựng dở dang và đã khởi công, 84 khối nhà với 11.767 căn hộ đang trong giai đo ạn chuẩn bị đầu tư và kêu gọi đầu tư. Hầu hết các khối nhà này chưa ph ải là các tòa nhà xanh, tức là hiệu quả sử dụng năng lượng còn rất thấp. Việc chuyển đổi các khối nhà ở xã hội này thành các tòa nhà xanh có hiệu quả sử dụng năng lượng cao như lắp đặt thêm các thiết bị hạ nhiệt, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, sử dụng đèn LED, hoặc xây mới các tòa nhà có hiệu quả sử dụng năng lượng cao là một hướng đi nhằm hướng tới tăng trưởng xanh. 5. Dịch vụ công viên, cây xanh. Đà Nẵng có Công viên Biển Đông, Công viên 29/3, Công viên Châu Á, Công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn .v.v nhưng chỉ có hai công viên mới bắt đầu tạo điểm nhấn đó là dải xanh – chim bồ câu ở công viên Biển Đông và vòng quay mặt trời ở Công viên Châu Á. Hiện nay, diện tích mảng xanh bình quân đầu người ở mức dưới 5m2, thấp hơn tiêu chuẩn thế giới (tiêu chuẩn của WHO là ≥9 m2/người). Thành phố đã ban hành đề án xã hội hóa cây xanh, tuy nhiên, nguồn lực của cộng đồng cần được huy động hơn nữa để tăng diện tích cây xanh và mảng xanh. 6. Liên kết vùng. Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của đất nước có sân bay quốc tế lớn thứ 3 cả nước, có ga đường sắt, có cảng nước sâu Tiên Sa, lại là điểm cực Đông của Hành lang Kinh tế Đông Tây và gần với các đô thị như Đông Hà Quảng trị, Thừa Thiên Huế, Hội An, Tam Kỳ và Quảng Ngãi. Đà Nẵng cũng nằm ở giữa các di sản miền Trung là Cố Đô Huế, Phổ cổ Hội An và Thánh Địa Mỹ Sơn. Đà Nẵng có tiềm năng lớn trong việc liên kết phát triển công nghiệp và du lịch. Bên cạnh những thuận lợi về yếu tố địa lý nêu trên, Đà Nẵng có một đi ểm bất l ợi đó là nằm ở hạ lưu của lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng nói riêng và hạ lưu Vu Gia – Thu Bồn nói chung phải hứng chịu nhiều tác động do việc phát triển thủy điện phía thượng nguồn gây ra. Từ khi thủy điện chuyển dòng Đăk Mi 4 đi vào hoạt động (4/2012), tình trạng lũ lụt, nhiễm mặn, thiếu nước ngọt phục vụ s ản xuất nông nghiệp và sinh hoạt ngày càng trở nên nghiêm trọng. Năm 2013, tổng số ngày độ mặn tại trạm Cầu Đỏ vượt quá giới hạn cho phép cấp nước là 187 ngày và nhà máy nước Cầu Đỏ phải chi thêm 12 tỷ đồng để bơm nước từ thượng nguồn phục vụ cho cấp nước. Tuy giá nước hiện không cao, nhưng việc tăng giá nước mà nguyên nhân là do vận hành thủy điện thượng nguồn tạo ra sự bất công đối với người dân - đối tượng dễ bị tổn thương, không chỉ chịu thiệt hại lũ lụt, hạn hán mà còn phải trả thêm tiền mua nước do
- phát triển thủy điện gây ra. Việc liên kết với Quảng Nam để quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn là một trong những sáng kiến chiến lược đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xanh cho Đà Nẵng. Trên đây là một số ngành, dịch vụ ưu tiên hướng tới tăng trưởng xanh c ủa thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra có thể còn những lĩnh vực và dịch vụ khác mà tham luận này chưa đề cập tới. 2. Một số giải pháp để thực hiện tăng trưởng xanh 2.1. Giải pháp chung Để các hoạt động của các ngành, các lĩnh vực được thực hiện theo hướng tăng tr ưởng xanh thì thành phố cần có cơ chế phối hợp giữa các sở ban ngành cũng như phải tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động tăng trưởng xanh. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng ở Đà Nẵng, chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam và kinh nghiệm thực hiện chiến l ược tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc cũng như một số nước trên thế giới, một số giải pháp quan trọng được đề xuất để giúp Đà Nẵng tăng trưởng xanh như sau: 1. Thành phố cần sớm ban hành chiến lược và chương trình hành động tăng trưởng xanh. Phổ biến rộng rãi chiến lược và chương trình này trên toàn thành phố bởi vì đ ể thực hiện chương trình này thì cần có sự đồng thuận, sự tham gia tích cực của hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, sở ban ngành thành phố, sự đóng góp nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế và sự ủng hộ, tuân thủ cũng như cam kết thực hiện của toàn dân. Trong một số lĩnh vực cần thiết, cần ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan của thành phố nhằm tăng cường sự phối kết hợp giữa các sở ban ngành của thành phố trong quá trình thực hiện các hoạt động tăng trưởng xanh. 2. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vai trò, ý nghĩa c ủa tăng trưởng xanh, những hành động thiết thực đóng góp vào thực hiện tăng tr ưởng xanh. Khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật để cộng đồng triển khai và mở rộng quy mô các mô hình sản xuất và tiêu dùng tiết kiệm, an toàn, văn minh và hài hòa với thiên nhiên. Khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật để cộng đồng phát triển mô hình đô thị sinh thái, nông thôn xanh, mô hình nhà ở xanh. 3. Thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh a) Xây dựng lộ trình áp dụng mua sắm xanh: vật liệu xây dựng, lương thực và thực phẩm, giao thông vận tải, năng lượng, máy tính và máy văn phòng, dệt may, giấy và in ấn, đồ gỗ, chất tẩy rửa, thiết bị y tế .v.v. b) Xanh hóa chi tiêu công Tới năm 2015, yêu cầu tất cả các công trình, dự án đầu tư công phải áp dụng các tiêu chuẩn kinh tế xanh theo cơ cấu ngành nghề, tiêu chuẩn sử dụng nặng l ượng, nguyên vật liệu, thiết kế thích hợp với điều kiện sinh thái và có tính đến tác động của biến đổi khí hậu. Chuẩn bị đủ điều kiện để tới 2017 tất cả các phương tiện giao thông cơ giới mua bằng kinh phí công phải đạt tiêu chuẩn khí thải, ưu tiên các loại phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch và xe lai (hybrid) Nghiên cứu, ban hành quy chế chi tiêu công xanh, ưu tiên mua sắm và sử dụng hàng hóa dán nhãn sinh thái, hàng hóa có khả năng tái chế. c) Khuyến khích tiêu dùng bền vững trong khu vực doanh nghiệp, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và hạn chế lãng phí năng lượng. d) Khuyến khích tiêu dùng bền vững trong dân cư: tuyên truyền, giáo dục, triển khai và mở rộng quy mô thực hành lối sống xanh, tiêu dùng tiết kiệm, hợp lý và an toàn; tăng phí bảo vệ môi trường để điều chỉnh những hành vi tiêu dùng không hợp lý.
- 4. Huy động nguồn lực thực hiện tăng trưởng xanh a) Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh theo tiêu chí tăng trưởng xanh b) Áp dụng các công cụ tài chính, tín dụng, thị trường để khuyến khích và hỗ trợ phát triển kinh tế xanh, áp dụng hệ thống quản lý, giao dịch phát thải khí nhà kính, thuế, phí các-bon. 5. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản trị, điều hành trong nền kinh tế xanh, ngành sản xuất xanh cho đội ngũ cán bộ quản trị công và doanh nghiệp, trước mắt là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, hoạch định chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 6. Nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ, ban hành hệ thống tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật và thông tin dữ liệu về tăng trưởng xanh. 2.2. Giải pháp riêng ngành 1. Nông nghiệp: giới thiệu chứng chỉ PGS (Parcitipatory Guarantee System) và triển khai sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Khuyến khích thành lập các tổ hợp tác hay hợp tác xã sản xuất hữu cơ. - Hỗ trợ đào tạo cho nông dân quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ - Hỗ trợ hình thành và bảo đảm hoạt động của các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. 2. Công nghiệp: đổi mới công nghệ, áp dụng cơ chế sản xuất sạch hơn a) Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, đưa nội dung sản xuất sạch hơn và chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp. b) Nâng cao năng lực về sản xuất sạch hơn tại doanh nghiệp, các cơ quan quản lý, tổ chức tư vấn và cơ sở sản xuất công nghiệp. c) Tập trung đầu tư, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ xanh như công nghệ năng lượng xanh, vật liệu xây dựng, cơ khí giao thông vận tải, công nghệ xử lý chất thải và công nghệ nông nghiệp xanh. Tổ chức hỗ trợ thương mại hóa (thông qua vườn ươm doanh nghiệp), chuyển giao công nghệ xanh, sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. d) Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, nhập khẩu, sử dụng và nội địa hóa công nghệ xanh. 3. Du lịch: đa dạng hóa thị trường khách du lịch và tăng thời gian lưu trú của khách a) Tạo điều kiện để thiết lập các đường bay quốc tế trực tiếp tới Đà Nẵng b) Phát triển dịch vụ du lịch xanh bao gồm việc tạo ra và sử dụng khách sạn xanh, phương tiện giao thông du lịch xanh, thực phẩm xanh (hữu cơ) phục vụ khách du lịch và sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường. c) Cải thiện giao tiếp giữa khách du lịch và người dân thông qua việc khuy ến khích người dân toàn thành phố học ngoại ngữ, chuẩn hóa ứng xử của người dân với khách du lịch. 4. Đô thị và môi trường a) Về quy hoạch: Đà nẵng vừa điều chỉnh quy hoạch tổng thể thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2050, tuy nhiên, khi quy hoạch chi tiết các hạng mục cần đảm bảo hiệu quả kinh tế - sinh thái, thuận lợi cho phát triển giao thông công cộng, tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh và thân thiện môi trường, tiết kiệm thời gian đi lại của người dân
- b) Về hạ tầng đô thị: triển khai và từng bước xây dựng lại hạ tầng tiêu thoát n ước mưa, hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý nước thải, rác thải; áp dụng hệ thống đánh giá hiệu quả năng lượng và hạ tầng đô thị xanh để nâng cao mức tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính từ các khu đô thị; ưu tiên phát tri ển h ệ thống vận tải công cộng đô thị với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. S ử dụng các công cụ kinh tế và tiêu chuẩn kỹ thuật kiểm soát sự phát triển số l ượng phương tiện cơ giới cá nhân, bố trí các tuyến đường dành riêng cho các phương tiện giao thông phi cơ giới. c) Xây dựng đô thị xanh, đô thị sinh thái, công trình xanh: nghiên cứu ban hành h ệ thống tiêu chuẩn về quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế, sử dụng vật liệu, giải pháp xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, giảm thiểu khí nhà kính; ban hành quy định buộc chủ đầu tư ứng dụng những công nghệ xanh phổ biến khi xây dựng các tòa nhà thương mại mới và cải tạo các khu chung cư hiện có; d) Xanh hóa cảnh quan đô thị: ưu tiên phân bổ đất công để nhanh chóng nâng cao diện tích không gian xanh và mặt nước; khuyến khích đầu tư và phát triển các khoảng không gian xanh trong các dự án đô thị, khuyến khích cộng đồng, doanh nghiệp và các hộ gia đình huy động nguồn lực để xanh hóa cảnh quan đô thị. e) Tăng cường liên kết vùng trong quản lý, khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu. 3. Một số dự án ưu tiên hướng tới tăng trưởng xanh Trên cơ sở tham khảo tài liệu liên quan và theo chủ quan của chúng tôi thì một số dự án cần ưu tiên khi thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh bao gồm: 3.1. Xây dựng và thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp hữu cơ để cung cấp thực phẩm sạch cho thành phố Mặc dù sự hỗ trợ từ ngân sách thành phố và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho nông nghiệp sạch sử dụng VietGAP và đào tạo các kỹ năng đã tạo ra các cơ hội tiềm năng của phát triển nông nghiệp xanh, nhưng những sáng kiến này vẫn thiếu cơ chế cho các chương trình rau an toàn, và nông dân không có đủ năng lực để đầu tư mở rộng khi chưa được đào tạo kỹ năng đầy đủ. Hơn nữa, do tác động của thiên tai, quản lý th ủy l ợi cần được cải thiện để đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất ổn định và mở rộng các hoạt động nông nghiệp xanh. Không chỉ tăng cường sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, ngành nông nghiệp của thành phố nên có chính sách khuyến khích, chương trình hướng dẫn giúp nông dân thử nghiệm và triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp khép kín – h ữu c ơ. Một trong những mô hình tiềm năng đó là mô hình trồng trọt, chăn nuôi sử dụng giun quế, trong đó phân lợn-bò-gà được sử dụng để nuôi giun, giun trưởng thành được thu hoạch để làm thức ăn cho gà, bò, lợn, và phân giun để bón cho cây trồng. Mô hình sản xuất này vừa cho ra sản phẩm sạch vừa giảm đồng thời 3 yếu tố đó là giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí mua thức ăn chăn nuôi công nghiệp và giảm chi phí mua phân bón hóa học. 3.2. Xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp sạch Mở rộng các chuỗi giá trị nông nghiệp và sản phẩm chất lượng sẽ đảm bảo sự phát triển nông nghiệp xanh có giá trị gia tăng cao. Hệ thống phân phối hiện tại cho các sản phẩm thực phẩm, rau và hoa quả trong thành phố khá phát triển với 5 siêu thị (như Big C, Intimex, Coop Mart, Metro, Lotte Mart). Tuy nhiên sản phẩm từ sản xuất của địa phương vẫn chưa được đưa vào kênh phân phối này vì nông dân địa phương không sản xuất được sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng, giá cả, số lượng và độ tin cậy cần thiết. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp vẫn còn phân tán và quy mô sản xuất chưa đủ lớn. Trong bối cảnh đó thành phố cần cân nhắc đầu tư vào sản xuất nông nghiệp với việc ứng dụng
- công nghệ để tăng năng suất và chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này cần có hỗ trợ phát triển năng lực cho khu vực nông thôn với các khóa tập huấn nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông dân. Thành phố cũng cần tăng cường dạy nghề cho lao động nông nghiệp trong đó chú trọng việc kết nối phát triển nông nghiệp với các hoạt động du lịch sinh thái và các giá trị giáo dục. 3.3. Chuyển đổi các khu công nghiệp hiện có thành các khu công nghiệp sinh thái (KCNST) Hiện nay, các khu công nghiệp tại Đà Nẵng đều mới chỉ đạt mức khu công nghiệp sinh thái bậc 1 (bậc thấp nhất), còn lại các khu công nghiệp tại Đà Nẵng đ ều chưa đ ạt đ ược các tiêu chuẩn bắt buộc để xây dựng khu công nghiệp sinh thái (khu công nghiệp đạt cao nhất trong 6 khu công nghiệp được đánh giá là Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng với 91%), còn các tiêu chí khuyến khích thì chưa được quan tâm cao. Chuyển đổi từ khu công nghiệp sinh thái bậc 1 thành khu công nghệp sinh thái hoàn toàn là một quá trình chuyển đổi lâu dài, với sự cố gắng, nỗ lực và hỗ trợ của nhiều phía. Việc áp dụng KCNST tại Việt Nam là một trong những giải pháp để hướng đ ến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, để phát triển theo định hướng KCNST các khu công nghiệp còn cần phải xem xét đến 4 yếu tố chính. Thứ nhất, thiết kế thân thiện môi trường, chú trọng đến không gian bên ngoài, nhà xưởng, phòng làm việc và bảo đảm mạng lưới không gian xanh trong phạm vi từng cơ sở sản xuất và trong khu công nghiệp; Thứ hai, quy hoạch dòng vật chất và năng lượng hiệu quả thông qua thiết kế hệ thống sử dụng năng lượng, tài nguyên, hệ thống tái sử dụng và tái chế chất thải; Thứ ba, xây dựng mạng lưới cộng sinh công nghiệp thông qua hoạt động chia sẻ tài nguyên và thông tin; Thứ tư, hình thành những nét đặc trưng của khu công nghiệp với các dịch vụ phục v ụ chung cho khu công nghiệp và khu dân cư lân cận. Ngoài ra, để nhanh chóng chuyển đổi sang KCNST thì trước hết phải tập trung vào việc xây dựng và chuyển đổi nhận thức của chính doanh nghiệp trong KCN về bảo vệ môi trường. Theo đó, các doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng TCVN ISO 14000 về bảo vệ môi trường, tạo ra ý thức cho mọi người. Đối với lãnh đạo phải có trách nhiệm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo vệ sinh môi trường xanh, sạch. Đối với người lao động có trách nhiệm chăm lo thực hiện đúng quy trình quản lý về chất l ượng… Còn đ ối với các địa phương khi thành lập các khu, cụm công nghiệp mới cần phải đặt y ếu tố môi trường lên hàng đầu, đảm bảo các tiêu chí của một KCNSTiv. 3.4. Phát triển dịch vụ du lịch sinh thái Để làm phong phú các sản phẩm du lịch cho Đà Nẵng, việc xây dựng và phát tri ển các tour du lịch sinh thái là một trong những lựa chọn đúng đắn, phù hợp với thị hiếu của khách du lịch khi mà nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu ngày càng cao khiến họ không lựa chọn các tour du lịch không thân thiện với môi trườngv. Ở đây, việc phối kết hợp giữa các sở ban ngành của thành phố là rất quan tr ọng và ph ải có tầm nhìn, dự báo nhu cầu của khách trong tương lai đối với các dịch v ụ du l ịch. Hi ện Đà Nẵng đã có dịch vụ du lịch trực thăng, du lịch khinh khí cầu và dù l ượn. Các d ịch v ụ này giúp khách du lịch có thể chiêm ngưỡng thành phố từ trên cao. Sẽ hấp dẫn hơn nếu họ nhìn thấy những hình bắt mắt từ nghệ thuật tạo hình thông qua việc phối kết hợp hình dáng hoặc màu sắc giữa các mảng bê tông thô cứng hoặc giữa các mảng công viên xanh. Ở Nhật Bản các cánh đồng lúa hiện nay không chỉ trồng lúa đơn thuần mà các chuyên gia đã tạo ra nhiều hình ảnh sinh động từ việc phân chia ô ruộng và trồng các loại cây trồng khác nhau và đã thu hút được rất nhiều khách du lịch tới chiêm ngưỡng. Trở lại với Đà Nẵng, chúng ta hoàn toàn có thể gia tăng giá trị và hấp dẫn khách du l ịch b ằng
- nghệ thuật tạo hình này, chí ít là cho các Công viên trên địa bàn thành phố. Việc quy hoạch những công trình trong tương lai nên lồng ghép nghệ thuật tạo hình phục vụ du l ịch. Tuy nhiên, để làm được điều này cần có sự phối hợp giữa Sở Xây dựng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, các kiến trúc sư và sự tham gia của người dân. Một số dự án, theo tác giả là cần thiết, nhằm phát triển dịch vụ du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. a) Quy hoạch và phát triển tuyến du lịch vòng quanh sông Hàn đoạn từ ngã ba sông Cổ Cò tới cầu Thuận Phước. Hai bên bờ sông Hàn hiện nay có nhiều đoạn đã được bê tông hóa cố định, nhưng vẫn còn nhiều đoạn có thể quy hoạch và xây dựng thành công viên ven sông Hàn. Đáng nói là ở một số điểm nhiều hộ đã tự bê tông hóa thành các bãi để xe, làm quán cà phê một cách tự phát. Thành phố nên sớm có quy hoạch theo hướng hạn chế tối đa việc bê tông hóa, chỉ nên dành một phần làm l ối đi, còn lại dành làm công viên, trồng hoa cây cảnh. Nên tận dụng các loài cây, loài hoa bản địa ví dụ như hoa muống biển (dễ trồng và ít tốn công chăm sóc). Khuyến khích sử dụng các loại ghế đá tạo điện từ năng lượng mặt trời để du khách có thể xạc điện thoại hoặc xe đạp điện. b) Quy hoạch và phát triển các tuyến du lịch xe đạp. Du lịch xe đạp là một trong những loại hình du lịch thân thiện với môi trường và rất phù hợp với Đà Nẵng nơi có những cung đường đẹp nổi tiếng như tuyến đường bao bãi biển Xuân Thiều, Mỹ Khê-Ngũ Hành Sơn, cung đường Sơn Trà, vòng quanh Sông Hàn .v.v. Cần sớm có quy hoạch các tuyến du lịch xe đạp này và kêu gọi đầu tư vào dịch vụ cung cấp xe đạp, bến bãi và các dịch vụ kèm theo. c) Quy hoạch và phát triển du lịch nông nghiệp sinh thái. Nhằm thúc đẩy các làng nông nghiệp truyền thống, chính quyền địa phương cần tạo dựng sản xuất nông nghiệp xanh cạnh tranh, hình thành các làng sinh thái dựa trên sản xuất sạch và an toàn. Hòa Vang cũng cần đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải để giảm ô nhiễm môi tr ường và mở các tuyến xe buýt thuận tiện tới các điểm du lịch. Điều này sẽ giúp thu hút sự chú ý nhiều hơn đối với người dân ở các trung tâm đô thị và khách du lịch. Các làng sinh thái này cần đóng vai trò là những địa điểm giáo dục và giải trí cho người dân Đà Nẵng. Chính quyền địa phương cần xây dựng một kế hoạch chi tiết và định hướng rõ ràng việc hình thành sự hợp tác với các dự án có liên quan nhằm ổn đ ịnh cuộc sống nhân dân, bảo vệ môi trường và trở thành mô hình thí điểm về phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Lại một lần nữa, điều phối và hợp tác gi ữa các sở, ban ngành, các tổ chức và chính quyền địa phương là rất cần thiết.
- 3.5. Dự án phát triển giao thông công cộng Một đô thị văn minh không thể thiếu dịch vụ giao thông công cộng thuận tiện và thông minh. Hiện nay Đà Nẵng đã có 6 tuyến xe buýt thường nối tới Quảng Nam và đang chú trọng tới việc phát triển dịch vụ xe buýt nhanh trong thành phố. Để xe buýt trở thành phương tiện giao thông chiếm thị phần lớn, thành phố nên có chính sách khuyến khích cho người đi xe buýt, hiện đại hóa và xanh hóa các bến xe buýt, tức là có th ể trang trí b ến xe buýt bằng hoa hoặc cây leo và trang bị các thiết bị điện tử cung cấp các thông tin liên quan tới xe buýt và tình trạng giao thông ở các tuyến đường trong thành phố tới khách đi xe buýt, ví dụ thông tin về lộ trình, thời gian hoạt động, tần suất xe, thời gian tới khi có chuyến buýt kế tiếp, thông tin về tắc đường v.v. Cũng có thể gắn thêm loa phát nhạc hoặc giới thiệu, quảng bá cũng như tuyên truyền chủ trương, đường lối phát triển c ủa thành phố tới người dân. 3.6. Phân loại, thu gom và xử lý rác thải Quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa nhanh đòi hỏi phải quản lý chất thải rắn một cách khoa học theo hướng tăng tỷ lệ tái chế rác thải. Hiện nay trên địa bàn thành phố số lượng lò đốt rác nguy hại, lò đốt rác y tế, lò tái chế nilon thành dầu DO chưa nhiều và công suất còn nhỏ. Tỷ lệ tái chế rác thải chỉ chiếm khoảng 10%. Thành phố đang nghiên cứu xây dựng nhà máy tái chế với mục tiêu tái chế 70% rác vào năm 2020. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới thì việc phân loại rác thải tại nguồn, áp dụng triệt để nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả” và cân bằng thu-chi từ dịch vụ thu gom và xử lý chất thải là rất quan trọng. Trong thời gian tới, thành phố cần tiếp tục triển khai triệt để việc phân loại rác thải tại nguồn đối với mọi nguồn thải. Bên cạnh đó, thành phố nên thực hiện cơ chế thu phí rác thải theo khối lượng. Hiện nay phí rác thải ở khu dân cư được thu trên cơ sở bình quân đầu người. Theo đó, người tiêu dùng nhiều (chủ yếu là người giàu) thải ra nhiều rác cũng chỉ phải trả một khoản phí bằng người tiêu dùng ít (chủ yếu là người nghèo) thải ra ít rác. Đây được coi là phí “cào bằng” chứ không phải là phí mang tính “bình đ ẳng”, người gây ô nhiễm nhiều cũng chỉ trả bằng người gây ô nhiễm ít, và nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả” chưa được áp dụng đầy đủ, như vậy không khuyến khích người dân thải ít rác. Phí thu rác thải theo khối lượng có thể khắc phục được hạn chế nêu trên. Theo đó, thành phố có thể sử dụng một loại nilon (sinh thái) chuyên dùng để đựng rác được sản xuất với các màu khác nhau (xanh, trắng, đen…) cho các loại rác và với các kích cỡ khác nhau (1,3,5 hoặc 7 kg…) cho các nhu cầu sử dụng khác nhau. Người dân sẽ tr ả phí rác th ải thông qua việc mua túi ni lông chuyên dụng này. Khi đó người dân sẽ phân loại rác tại nhà và đựng vào các bao ni lông chuyên dụng, góp phần làm tăng tỷ lệ tái chế. Giá bán ni lông chuyên dụng cũng phải đủ lớn để khuyến khích người dân tiết kiệm tiền mua túi. Chẳng hạn, với rác dễ phân hủy, gây mùi thì người dân sẽ cho vào bao nhỏ hơn và đ ổ rác hằng ngày, còn đối với rác khó phân hủy, ít mùi thì người dân có thể dồn vào túi to hơn và đổ đi khi đầy túi. Với các loại rác có kích thước lớn, thành phố có thể phát hành tem rác thải để bán cho người dân. Rác này khi thải ra môi trường đều phải dán tem. Tuy nhiên, khi chuyển sang hình thức phân loại và thu phí rác thải như đề xuất nêu trên thì sẽ xuất hiện việc in lậu túi nilon, làm giả tem hoặc đổ trộm rác. Do vậy thành phố cần phải có các phương án phát hiện và chế tài xử phạt vi phạm đủ mạnh. Cơ chế khuyến khích tố giác người vi phạm dựa vào cộng đồng là một lựa chọn tốt.
- 3.7. Dự án sản xuất phân hữu cơ từ nước thải - chất thải Dự án tách hệ thống nước mưa và nước thải ở Đà Nẵng đã được đ ề xuất trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng ưu tiên nên tham luận này chỉ đề cập tới chất thải bùn. Đối với các chất thải bùn như chất thải từ người, gia súc và hoạt động giết mổ thì các giải pháp xử lý hiện nay của Đà Nẵng chưa theo kịp với tình trạng gia tăng và t ập trung dân s ố. Gần đây khoảng 90 tấn chất thải loại này được thải ra mỗi ngày t ừ khu dân c ư, văn phòng, tòa nhà công cộng. Việc không thu gom kịp thời đã gây ra mùi hôi khó chịu. Mặt khác, nông dân thường phải chi từ 10-20% thu nhập từ trồng trọt để mua phân hóa học. Như vậy sẽ rất hữu ích nếu nông dân giảm được chi phí này và chất thải thải nêu trên được xử lý triệt để. Ý tưởng ở đây là tái chế chất thải từ người, gia súc và hoạt đ ộng giết mổ thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Đà Nẵng. Công nghệ này đã được áp dụng thành công ở Nhật và Trung Quốc. Ý tưởng này hiện đã được Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica) ủng hộ và hy vọng sẽ sớm đ ược thử nghiệm ở Đà Nẵng. Nếu thử nghiệm thành công và được nhân rộng thì dự án sẽ đóng góp tích cực vào việc đạt được các chỉ tiêu của thành phố môi trường. 3.8. Cải tạo các tòa nhà cũ và xây dựng các tòa nhà mới thành các tòa nhà xanh Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C. Có tới 7 tháng trong năm có nhiệt độ cao nhất từ 30°C trở lên. Số giờ nắng trong ngày cũng cao từ 8 đ ến 9 h/ngày trong mùa khô. Thời tiết nắng nóng khiến người dân phải sử dụng nhiều các thiết bị làm mát như quạt, điều hòa nhiệt độ. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới việc tăng tiêu thụ năng lượng và dẫn tới làm tăng phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó các yếu tố về thiết kế, xây dựng, vận hành và thói quen sử dụng của người dân trong tòa nhà chưa hợp lý cũng đã làm cho các tòa nhà trở nên nóng hơn và tiêu t ốn nhiều năng lượng hơn. Rất nhiều chung cư có hướng Đông Tây nhưng ban công và cửa sổ đều không có mái che. Mặc dù có số giờ nắng dài trong ngày và có nhu cầu sử dụng nước nóng nhưng các tòa nhà đều sử dụng mái lợp tôn. Thói quen sử dụng các thiết bị điện hay bật tắt ti vi, điều hòa bằng điều khiển gây lãng phí điện năng. Theo kết quả nghiên cứu, nếu chúng ta tắt ti vi bằng điều khiển từ xa, một ti vi mỗi năm tiêu tốn từ 25 kWh đến 160 kWh điện. Như vậy, mỗi gia đình phải tốn thêm từ vài chục đến hơn một trăm ngàn đồng tiền điện trong một năm. Nếu lấy số thấp là 10 triệu ti vi tắt bằng điều khiển từ xa thì cả nước mỗi năm lãng phí từ 250 đến 1.600 triệu KWh điện, hơn tổng sản lượng điện của các nhà máy điện chạy bằng dầu trong cả nước sản xuất trong một nămvi. Để tiết kiệm năng lượng thì mỗi gia đình, mỗi chung cư cần có các giải pháp giảm nhiệt, tận dụng năng lượng mặt trời và mỗi người cần có ý thức và hành động s ử dụng hi ệu quả năng lượng. Tòa nhà xanh là một mô hình có thể giúp đạt đ ược mục tiêu s ử d ụng hiệu quả năng lượng và qua đó giảm phát thải khí nhà kính. Mô hình tòa nhà xanh đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới và cả ở Việt Nam như tòa nhà Diamond Plaza ở thành phố Hồ Chí Minh. Những tòa nhà xanh như vậy nên được triển khai phổ biến ở Đà Nẵng đặc biệt là các tòa nhà ở xã hội hay ký túc xá sinh viên - nơi ở của các đối tượng có thu nhập thấp. Các nội dung chính của dự án này là: áp dụng các biện pháp hạ nhiệt cho tòa nhà như sử dụng tấm che cửa sổ, ban công, trồng giàn cây leo; lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời để chiếu sáng hàng lang và để đun nước; tập huấn sử dụng năng l ượng hiệu quả cho các hộ gia đình trong tòa nhà.
- 3.9. Phát triển cây xanh và mảng xanh Đề án xã hội hóa cây xanh đã được thành phố ban hành từ năm 2012. Tuy nhiên do bão lớn năm 2013 nên số lượng cây đã bị giảm đi đáng kể. Ngày 21/3/2014, Sở Xây dựng Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo “ý tưởng phát triển cây xanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”. Qua hội thảo này nhiều ý tưởng đã được thành phố quan tâm và đang được triển khai như: nghiên cứu trồng cây Hồng Điệp và chọn là cây đặc trưng của thành phố, xây dựng Tiêu chí “mô hình cây xanh tiêu biểu” hay “ứng dụng công nghệ GIZ gắn kết phát triển cây xanh và du lịch”. Sở Xây dựng hiện đang tổ chức cuộc thi “mô hình tiêu bi ểu phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà nẵng”. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, vận đ ộng các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư tham gia tích cực vào công tác phát triển cây xanh đô thị theo hướng bền vững, tăng thêm mảng xanh đô thị, tạo cảnh quan môi truờng sạch đẹp, hướng đến xây dựng thành phố môi trường. Tác giả Trần Văn Thiết báo Đà Nẵng điện tử đã phân tích thực tế, tham khảo kinh nghiệm từ các địa phương khác và ý kiến chuyên gia đề xuất việc trồng cây xanh ở Đà Nẵng như sau. Đường phố ven biên, trông cac loai cây đã được thử nghiêm thanh công ̉ ̀ ́ ̣ ̣ ̀ như phi lao, dừa, phong ba, muông tim, bang vuông, bang biên, bang Đai Loan…Đường ̀ ́ ̀ ̀ ̉ ̀ ̀ phố xa biên, trông cac loai cây lim xet, dai ngựa, bang Đai Loan, cọ My, cọ dâu… Đường ̉ ̀ ́ ̣ ̣ ́ ̀ ̀ ̃ ̀ phố nôi thanh, ở những đường phố lớn, trông cac loai cây dâu rai, sâu, sưa, phượng vi...; ở ̣ ̀ ̀ ́ ̣ ̀ ́ ́ ̃ những đường phố nho, trông cac loai cây như: Osaka, muông hoang yên, băng lăng tim, ̉ ̀ ́ ̣ ̀ ̀ ́ ̀ ́ ̀ ̀ ̀ muông anh đao, sò đo cam, muông hoa vang... . ̀ vii Hướng tới tăng trưởng xanh, chúng tôi đề xuất thêm một số ý t ưởng nhằm tăng mảng xanh theo hướng thân thiện với môi trường. - Hạn chế việc bê tông hóa vỉa hè, tường rào; nên sử dụng bê tông có đ ục l ỗ đ ể lát đường hoặc vỉa hè nhằm tăng khả năng thoát nước bề mặt; khuyến khích người dân thay cổng, tường rào bê tông bằng dải cây xanh hoặc cây hoa. - Tận dụng hốc cây làm hố thu nước mưa để giảm lượng nước mặt cần tiêu thoát đồng thời tăng mức phục hồi nước ngầm (nghĩa là các hốc cây phải thấp hơn khu vực xung quanh khoảng 5 đến 10 cm để nước mưa có thể chảy vào và ngấm xuống). - Nghiên cứu việc trữ nước mưa tại chỗ (bể chứa ngầm) để tưới cây xanh. Trồng thêm hoa leo xung quanh các cây cao ở các tuyến đường như cây cau cảnh, cây dừa. - Xanh hóa các bến xe buýt kết hợp nghệ thuật bonsai. - Xây dựng các công viên hiện có và công viên mới theo hướng công viên sinh thái, k ết hợp nghệ thuật tạo hình để có thể chiêm ngưỡng từ trên cao. - Thành lập Quỹ Đà Nẵng Xanh, huy động nguồn lực cho Quỹ, đặc biệt là t ừ s ự đóng góp của người dân thành phố, để trồng thêm cây xanh, tạo thêm mảng xanh đô thị. 3.10. Liên kết vùng trong phát triển kinh tế, quản lý và khai thác tài nguyên Với lợi thế về vị trí địa lý, thành phố Đà Nẵng nên khởi sướng và xây dựng các c ơ chế liên kết vùng với các tỉnh lân cận đặc biệt là liên kết về giao thông sao cho thời gian di chuyển từ trung tâm Đà Nẵng tới hai đầu liên kết là Đông Hà (Quảng Tr ị) và Thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 phút. Giao thông thuận tiện không chỉ thúc đẩy phát triển công nghiệp và du lịch mà còn giảm áp lực đô thị hóa cho Đà Nẵng. Nếu đi lại dễ dàng và tốn ít thời gian thì khách du lịch quốc tế có thể sẽ thực hi ện hình th ức du lịch là ban ngày du lịch các vùng lân cận và tối về nghỉ tại Đà Nẵng. Như vậy Đà Nẵng có cơ hội để phát triển thêm các dịch vụ du lịch về đêm hấp dẫn nhất cho vùng. Giao thông thuận lợi cũng sẽ tạo điều kiện cho Đà Nẵng dễ dàng huy động lực l ượng lao đ ộng từ các vùng lân cận mà không phải cung cấp thêm các dịch vụ đi kèm cho lao đ ộng nhập cư.v.v.
- Trong khai thác và quản lý tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên nước, Đà Nẵng nên chủ động phối hợp với Quảng Nam và thúc đẩy việc thành lập Cơ quan chuyên trách, chuyên nghiên cứu và giám sát các hoạt động liên quan tới nguồn nước trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Đây là một cơ quan độc lập của hai địa phương, không sử dụng ngân sách quốc gia. Cơ quan này sẽ thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của các hoạt động đối với kinh tế, xã hội và môi trường toàn lưu vực, giám sát thực hiện quy hoạch l ưu vực sông, giám sát việc vận hành các công trình thủy lợi – thủy điện. Cơ quan này còn có nhiệm vụ tham mưu cho hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng trong việc đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực hay đề xuất cơ chế để chia sẻ hiệu quả và công bằng l ợi ích t ừ việc khai thác nguồn nước chung. Trên đây là một số ý kiến của nhóm tác giả, chúng tôi rất mong nhận được ý ki ến trao đổi về các ý tưởng tăng trưởng xanh và hy vọng có nhiều dự án thân thiện với môi trường được triển khai để Đà Nẵng ngày càng trở nên giàu đẹp với sự ngưỡng mộ của người dân cả nước, khu vực và thế giới. CHÚ THÍCH
- i http://vietcert.org/vietgaps/1131-vietgap.html ii http://vietnamorganic.vn/danh-sach-tin2/269/nong-nghiep-huu-co-nguyen-tac-co-ban.html iii http://giaoducthoidai.vn/kinh-te-xa-hoi/phat-trien-du-lich-xanh-viet-nam-62184.html iv http://vncpc.org/khu-cong-nghiep-sinh-thai-huong-di-cho-tuong-lai/ v Ông Huỳnh Tấn Vinh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng kiêm Tổng giám đốc Furama Resort cho biết kết quả thăm dò nhu cầu khách du lịch tiết lộ: 90% thương nhân tìm kiếm khách sạn có chỉ số xanh để đặt phòng, 40% khách doanh nhân sẵn sàng trả thêm tiền cho khách sạn xanh và 71% doanh nhân đặt các chuyến du lịch có yếu tố thân thiện với môi trường. vi http://pcphuyen.cpc.vn/?show=news&catid=18&contentid=34 vii http://baodanang.vn/channel/5433/201405/cay-xanh-duong-pho-da-nang-2327421/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Thống kê Đà Nẵng: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2003 và 2013. 2. Sở Xây dựng Đà Nẵng: Báo cáo nhà ở xã hội 7/2014. 3. Công ty Môi trường Đô thị - Sở Tài nguyên và Môi Trường Đà Nẵng: Báo cáo năm 2013. 4. Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải – Sở Tài nguyên và Môi tr ường Đà Nẵng: Báo cáo năm 2013. 5. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng: Báo cáo Tổng kết 16 năm xây dựng và phát triển Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, 2011. 6. Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế xã Hội Đà Nẵng: Tài liệu hội thảo “Chiến lược phát triển thành phố Đà Nẵng hướng đến tăng trưởng xanh” tháng 9 năm 2013 do Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng phối hợp với Tổ chức Định cư con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) và Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) tổ chức. 7. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 1393/QĐ-TTg ban hành ngày 25 tháng 9 năm 2012 phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh”. 8. Presidential commission of green growth in Republic of Korea. 2008. Road to our future: green growth. National Strategy and Five-Year Plan (2009-2013).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Khai thác khoáng sản trong chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam
205 p | 141 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Nghiên cứu đề xuất kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
175 p | 31 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xanh hóa Khu công nghiệp đô thị – Áp dụng thử nghiệm tại KCN đô thị Phúc Long, huyện Bến Lức, tỉnh Long An
149 p | 43 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn