Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh với công tác an sinh xã hội của đất nước
lượt xem 2
download
Bài viết phân tích vai trò của Phật giáo đối với công tác an sinh xã hội và những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện công tác an sinh xã hội của Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh với công tác an sinh xã hội của đất nước
- THÀNH HỘI PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC TS. NGUYỄN ĐÌNH BÌNH1* Tóm tắt: Bài viết phân tích vai trò của Phật giáo đối với công tác an sinh xã hội và những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện công tác an sinh xã hội của Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm qua, các hoạt động từ thiện, cứu trợ người nghèo, người không nơi nương tựa; xây dựng cầu giao thông nông thôn; xây dựng nhà mái ấm tình thương; đào tạo nghề cho thanh, thiếu niên; thăm khám tầm soát và phát thuốc miễn phí cho người nghèo; mổ mắt; tặng xe lăn, xe lắc đối với người tàn tật; tăng giếng nước sạch, nuôi trẻ mồ côi… của Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn, cùng với Thành ủy và chính quyền thành phố thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. Từ khóa: Phật giáo; An sinh xã hội; Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh; Công tác an sinh xã hội của Phật giáo. Đặt vấn đề An sinh xã hội là một phần không thể thiếu trong chính sách phát triển của các quốc gia. Thực tiễn đã chứng minh, giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội là cơ sở để góp phần giữ vững ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước, đảm bảo công bằng, giúp xã hội phát triển. Xuất phát từ bản chất của chế độ xã hội là vì lợi ích của đại đa số nhân dân, trên cơ sở nhìn nhận được vị trí, vai trò của chính sách an sinh xã hội đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đồng thời huy động các tổ chức xã hội chung tay làm tốt công tác an sinh xã hội. * Giảng viên Trường Đại học Sài Gòn.
- 636 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Xuất phát từ tinh thần cứu khổ, cứu nạn, từ bi, hỷ xả của đức Phật, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Phật giáo đã đồng hành cùng với Đảng và dân tộc chăm lo cho đời sống nhân dân, góp phần thực hiện tốt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Trong bài viết này, tác giả chỉ tập trung phân tích những đóng góp của Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác an sinh xã hội với mong muốn xác định rõ hơn những đóng góp của Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, những cách làm hay cần được nhân rộng và những hạn chế cần điều chỉnh, góp phần cùng với Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Phương pháp nghiên cứu Bài viết được nghiên cứu trên phương pháp luận duy vật biện chứng và trừu tượng hóa. Các phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê mô tả cũng được sử dụng nhằm phân tích cơ sở lý thuyết về an sinh xã hội và những đóng góp của Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác an sinh xã hội trên địa bàn. Trong bài viết, tác giả đã gặp gỡ, trao đổi với Đại đức Thích Minh Phú - Phó Trưởng ban kiêm Chánh thư ký Ban từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội từ thiện Tường Nguyên. Tham quan thực tế các hoạt động an sinh xã hội tại các chùa, các lễ bàn giao nhà tình thương, khánh thành cầu ở các tỉnh miền Tây và Tây Nguyên. 1. Công tác an sinh xã hội của Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh 1.1. Khái quát về Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh Đời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1744), Tổ Phật Ý vâng lời bổn sư tháp tùng một số di dân, đi từ miền Trung vào Nam truyền bá đạo Phật. Tổ cùng đi với một nhà sư đồng trang lứa, tình cờ gặp dọc đường. Khi vào Gia Định, thuộc huyện Tân Bình, Tổ trụ lại tại làng Tân Lộc. Tại đây, Tổ Phật Ý cùng sư huynh bạn đạo, cũng theo dân vào rừng đốn cây, chặt lá, bện tranh đem về dựng lên được một ngôi nhà khá khang trang làm nơi thờ tự. Đến năm Nhâm Thân (1752), Tổ Phật Ý tu bổ ngôi am và cất thêm được một ngôi nhà sau, từ đó Ngài đổi am thành chùa, chia ra làm chánh điện, hậu Tổ và đặt nền móng cho Phật giáo ở Gia Định - Sài Gòn. Trải qua quá trình hình thành và phát triển của dân tộc, Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung đã đồng hành cùng với dân tộc, phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 637 Đến nay, Ban Trị sự Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 24 Ban Trị sự Phật giáo quận, huyện, quản lý hành chính 1.225 cơ sở Giáo hội, 4.000 tăng ni và trên 10.000 phật tử tín đồ của các hệ phái. Tổ chức trên 10 đàn giới tạo điều kiện cho hơn 10.000 giới tử xuất gia được thọ giới, hơn 100.000 Phật tử thọ Bồ tát giới theo tinh thần Bồ tát hạnh. Thành hội đã có 70 tăng ni đạt trình độ tiến sĩ Phật học, 700 tăng ni có trình độ cử nhân Phật học, hơn 9.000 tăng ni tốt nghiệp cao đẳng Phật học, 1.000 tăng ni tốt nghiệp trung cấp Phật học, hơn 1.000 tăng ni đã qua sơ cấp Phật học. Hơn 400 giảng sư, tổ chức thuyết giảng Chủ nhật hằng tuần với gần 1.500 phật tử thính pháp; có 100 đạo tràng tu Bát quan trai, Thiền thất, Phật thất, Một ngày an lạc, Pháp Hoa, Dược Sư, Đại Bi mật chú và trên 50 lớp giáo lý, tổ chức các Hội thi giáo lý cấp quận/huyện, thành phố dành cho phật tử. 1.2. Cơ sở gắn kết Phật giáo với công tác an sinh xã hội của đất nước Thứ nhất, có sự tương đồng giữa triết lý của Phật giáo và lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với phương châm: “không mượn từ thiện đề truyền giáo, không mượn từ thiện để làm chính trị và không mượn từ thiện để dung dưỡng cá nhân”, mục đích, tôn chỉ của Phật là nhằm để phục vụ chúng sinh, vì chúng sinh. Như vậy, đã có sự tương đồng trong triết lý vì con người của Phật giáo với lý tưởng cách mạng của Đảng Cộng sản vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng hành thiện vì chúng sinh được lập lại khi một học giả Trung Quốc hỏi vị thiền sư về cốt tủy của đạo Phật là gì và đã được nhà sư trả lời như sau: “Làm điều thiện/không làm điều ác/ thanh lọc tâm ý/ đó là lời Phật dạy”[3, p 29]. Trong báo cáo Chính trị tại Đại hội XI của Đảng ghi rõ: “Bảo đảm an sinh xã hội… trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương”. Chủ trương này của Đảng rất phù hợp với tinh thần vì chúng sinh của Phật giáo. Sự tương đồng này là một trong những cơ sở quan trọng, là cơ duyên để Phật giáo phát triển, đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam. Thứ hai, có sự tương đồng giữa triết lý của Phật giáo với triết lý sống của nhân dân Việt Nam. Những triết lý vì chúng sinh của Phật giáo đã nhanh chóng tạo nên sự hòa quyện với những triết lý sống của người dân Việt Nam: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”,… Hay thậm chí là: “Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người”. Chính điều này đã tạo nên một sự hưởng ứng nhiệt tình của chúng sinh, họ tin vào
- 638 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Đức Phật, gửi gắm tình thương yêu đồng bào, đồng chí cho Đức Phật, họ đóng góp sức người, sức của cho Đức Phật thực hiện những mục tiêu cao cả. Đáp lại tinh thần đó, Phật giáo đã thể hiện tinh thần nhập thế hành đạo, thường xuyên tổ chức các hoạt động an sinh xã hội, hòa quyện cùng những triết lý sống của người dân, tạo nên một cơ duyên mà chúng ta khó có thể giải thích bằng những ngôn ngữ đời thường. Thứ ba, xuất phát từ tính hướng thiện của Phật giáo. Tính hướng thiện của Phật giáo là một trong những nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo, đạo đề cao con người, lấy con người là trung tâm. Tư tưởng bình đẳng, hòa bình của Phật giáo, lòng từ bi, bác ái, khuyên con người luôn nhớ đến “đạo hiếu”, lấy chữ hiếu làm đầu: “hạnh hiếu là hạnh Phật, tâm hiếu là tâm Phật”, v.v., là những giá trị tích cực, thiết thực góp phần bảo vệ gia đình - tế bào của xã hội, khích lệ mọi người quan tâm đến số phận của cộng đồng, sống lương thiện, coi trọng tính nhân bản, gắn bó với thiên nhiên. Lối sống Phật giáo nêu cao tinh thần “cư trần lạc đạo” góp phần xây dựng lối sống có trách nhiệm, không tham quyền cố vị, không bám lấy lợi ích vật chất, sống thanh cao, tự tại. Chính thông qua thái độ từ bi, không nề hà việc cưu mang, cứu vớt những số phận bất hạnh mà Phật giáo đã cảm hoá được con người, dẫn dắt họ làm điều thiện, bỏ qua lối sống vị kỷ để quan tâm đến con người và xã hội. Sự lan tỏa đạo đức và triết lý Phật giáo một phần đã cảm hóa con người, các tăng ni, phật tử thường xuyên học tập chánh pháp, tu luyện bản thân. Đó là những cơ sở quan trọng để chúng sinh gửi trọn niềm tin của mình vào Đức Phật, giao phó cho Đức Phật thực hiện những nghĩa cử lớn là phổ độ chúng sinh. Thứ tư, xuất phát từ tinh thần nhập thế, hành thiện của Phật giáo. Phật giáo luôn đề cao lòng từ bi, nhân ái, là tôn giáo nhập thế gắn bó với dân tộc Việt Nam. Định hướng bởi “Phật pháp bất ly thế gian pháp”, tinh thần cứu khổ, cứu nạn của đức Phật được phát huy rộng rãi, giúp Phật giáo gắn bó chặt chẽ cùng dân tộc Việt Nam. Giáo lý Phật giáo quan niệm con người cần có lòng từ bi, hỉ, xả (tứ vô lượng tâm). Đây là nhân tố chủ yếu giúp phát triển tâm từ bi, hạnh cứu khổ, định hướng hoạt động của Phật giáo cho con người và vì con người. Trong quan niệm của Phật giáo, những việc tu phước, làm việc thiện chính là con đường để giúp con người có được một cuộc sống an bình. Kinh nhà Phật luôn nhắc đến tinh thần vô ngã, vị tha, khuyên con người sống có trách nhiệm với cộng đồng, thể hiện lòng nhân ái của mình với người khác. Như vậy, hoạt động từ thiện xã hội, bảo đảm an sinh xã hội không chỉ là sự thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ, cứu nạn của tín đồ Phật giáo mà còn đóng vai trò thực hiện công tác bảo trợ, cứu trợ xã hội rất lớn của Phật giáo.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 639 2. Đánh giá chung về công tác an sinh xã hội của Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh 2.1. Những kết quả đạt được Với phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” và triết lý vì con người, muốn mang lại cho con người cuộc sống hạnh phúc, an lạc, Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đã luôn đồng hành cùng dân tộc, vận động tăng, ni, phật tử sống trong chánh tín để ánh sáng giác ngộ của Phật pháp đi vào đời sống thực tiễn. Tích cực triển khai các hoạt động cứu khổ, độ sinh, tạo nên nét đẹp văn hóa, nghĩa tình của dân tộc Việt Nam, góp phần to lớn cùng với Đảng và chính quyền thành phố thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, tạo điều kiện cho những người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên hòa nhập cộng đồng và phát triển. Từ năm 2007 đến nay, số tiền và hiện vật mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đã vận động, đóng góp cho công tác an sinh xã hội trên phạm vi cả nước tăng lên liên tục qua các năm, đóng góp rất lớn vào việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về vấn đề an sinh xã hội. Số liệu thống kê cho thấy, trong 5 năm 2007 - 2012, Giáo hội Phật giáo đã vận động được hơn 2.879 tỷ đồng, trong đó Ban từ Thiện xã hội thành phố Hồ Chí Minh vận động được 876 tỷ đồng. Năm 2018, số tiền thực hiện an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo là 2.200 tỷ đồng, trong đó Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đóng góp 700 tỷ đồng. Bảng 1: Số tiền từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo từ 2007 - 2018 Năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh 2007 - 2012 2.879.000.000.000 786.000.000.000 2015 1.164.000.000.000 406.000.000.000 2016 1.330.000.000.000 433.000.000.000 2018 2.200.000.000.000 700.000.000.000 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Từ thiện xã hội Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh. Công tác an sinh xã hội của Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh hằng năm được triển khai trên 11 chương trình (CT) lớn, đầy ý nghĩa nhân văn và giá trị thực tiễn to lớn như:
- 640 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... CT 1. Xây nhà mái ấm tình thương Đây là chương trình có ý nghĩa nhân văn và giá trị kinh tế to lớn đối với người nghèo. Đối tượng được hỗ trợ xây nhà mái ấm tình thương phải là những hộ nghèo, dưới 45 tuổi. Sau khi nhận được thông tin, Ban Từ thiện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh sẽ cử người xuống tận nơi để xác minh hoàn cảnh, phối hợp với chính quyền địa phương, vận động mạnh thường quân trên địa bàn để hỗ trợ thêm. Sau khi xác minh đầy đủ các điều kiện thì Ban sẽ cử đội xây dựng nhà chuyên nghiệp của mình phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành động thổ và thi công. Trung bình mỗi năm, Ban từ thiện Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh bàn giao hơn 200 nhà mái ấm tình thương cho người nghèo. Mỗi căn nhà Ban từ thiện hỗ trợ từ 50 triệu đồng trở lên, phần còn lại do gia đình đối ứng, tổng số tiền cho chương trình này trong mỗi năm hơn 10 tỷ đồng. Chương trình không chỉ tạo điều kiện cho những người nghèo có nhà ở, đảm bảo cuộc sống, tạo niềm tin cho con người với Đức Phật mà còn làm tăng mối quan hệ máu thịt giữa nhân dân với Đảng và chính quyền địa phương. CT 2. Xóa cầu khỉ, xây dựng công trình cầu giao thông nông thôn Chương trình xóa cầu khỉ, xây dựng cầu giao thông ở các tỉnh miền Tây, miền Trung, Tây Nguyên đã được Ban Từ thiện xã hội Thành hội Phật giáo tổ chức từ 10 năm nay, với hơn 800 cầu mới được xây dựng. Trung bình mỗi cầu được xây dựng có giá trị giao động từ 150 triệu đến 3 tỷ đồng. Ban từ thiện xã hội Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập các đội xây dựng cầu chuyên biệt của mình để thực hiện đúng tiêu chuẩn, thời gian và kinh phí thực hiện. Đặc biệt từ 2015 - 2018, Ban Từ thiện xã hội đã xây dựng được 338 cây cầu, góp phần xóa bỏ cầu khỉ, cầu tạm, giúp giao thông giữa các xã, các buôn làng được thuận tiện, trẻ em được đến trường, tình trạng bỏ học ngày càng giảm, hàng hóa của bà con nông dân đến được với thị trường, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, từng bước cải thiện dân sinh cả một vùng quê. Tổng kinh phí để thực hiện chương trình xóa cầu khỉ, xây dựng công trình cầu nông thôn mỗi năm hơn 180 tỷ đồng. CT 3. Tặng giếng nước khoan Vấn đề nước sạch ở các vùng khó khăn của các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Tây Nguyên đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bà con. Việc không được sử dụng nước sạch dẫn đến tỷ lệ người khiếm thị ở khu vực này khá cao so với các vùng khác. Xác định được yêu cầu bức thiết của bà con nhân dân, Ban Từ thiện xã hội Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chương trình tặng giếng
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 641 nước khoan cho các hộ nghèo. Trung bình, mỗi năm chương trình đã tặng hơn 500 giếng khoan cho các hộ nghèo. Mỗi giếng khoan tùy theo vùng miền mà giá trị có khác nhau, ở Tây Nam Bộ, trung bình mỗi giếng khoan có giá trị 4 triệu đồng, trong khi ở các tỉnh Tây Nguyên, trung bình mỗi giếng khoan có giá trị từ 30 đến 50 triệu đồng. Tổng trị giá thực hiện chương trình này mỗi năm hơn 5 tỷ đồng, tạo điều kiện cho người nghèo ở các vùng khó khăn tiếp cận nguồn nước sạch, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng. CT 4. Mổ mắt cho người nghèo Chương trình này đã được Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện trong 20 năm nay. Đặc biệt trong 5 năm trở lại đây, hoạt động này đã đạt được nhiều kết quả, mang ý nghĩa nhân văn và ý nghĩa xã hội to lớn. Trung bình mỗi năm, chương trình đã hỗ trợ mổ mắt cho 5.000 đến 8.000 người, với số tiền hàng trăm tỷ đồng, tạo điều kiện cho những mảnh đời bất hạnh tìm được ánh sáng để tiếp tục cuộc sống của gia đình, góp phần phát triển xã hội. Thành phần được thụ hưởng từ chương trình này là những người nghèo, trong số đó, rất nhiều người là những lao động chính của gia đình, nếu họ không được cứu chữa kịp thời thì đôi mắt họ sẽ bị hỏng, gia đình họ sẽ rơi vào khó khăn, con cái họ có thể thất học, từ đó ảnh hưởng xấu đến tương lai của thế hệ trẻ và sự phát triển của đất nước. Với việc góp phần mang lại ánh sáng cho 5000 - 8000 người mỗi năm, công tác an sinh xã hội của Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành địa chỉ tin cậy cho những người nghèo, là nơi truyền lửa, thắp lại ánh sáng cho họ trong cuộc sống. CT 5. Trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó Xác định công tác từ thiện không chỉ phục vụ nhu cầu trước mắt của những người nghèo, Thành hội Phật giáo còn chú trọng tạo điều kiện ươm mầm cho sự phát triển lâu dài của thế hệ trẻ, những con em có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện để lập thân, lập nghiệp. Chương trình đã lan tỏa trên mọi miền Tổ quốc, góp phần chắp cánh ước mơ cho các thế hệ tương lai của đất nước. Mỗi năm, Ban đã dành trên 1.200 suất học bổng, mỗi suất trị giá từ 2 đến 5 triệu đồng, tổng giá trị cho chương trình này mỗi năm hơn 4,8 tỷ đồng. Có thể mỗi phần học bổng chưa nhiều nhưng đã góp phần khích lệ, động viên các học sinh nghèo vươn lên và trở thành những người có ích cho xã hội. Các em được hỗ trợ để tiếp tục được đến trường, tiếp tục biến ước mơ của mình thành hiện thực và chính từ đây đã góp phần hun đúc những tâm hồn vị tha, yêu nước, thương dân, những con người biết vươn lên để vượt qua số phận và họ luôn luôn vững tin vào hai chữ tình người trong cuộc sống.
- 642 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... CT 6. Nấu và phát cơm từ thiện Đây là hoạt động từ thiện thường xuyên của Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi tháng, Ban Từ thiện xã hội của Thành hội Phật giáo thành phồ Hồ Chí Minh cung cấp hơn 30.000 suất ăn vào các ngày thứ 4, thứ 7, chủ nhật, ngày rằm, ngày mồng một cho người nghèo ở các bệnh viện cũng như người dân nghèo trên địa bàn thành phố. Mỗi năm, cứ đến mùa thi tuyển sinh, thành phố Hồ Chí Minh là nơi quy tụ hàng triệu học sinh trên cả nước về đây nhập học, trong số đó có rất nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, Ban Từ thiện xã hội thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ các tổ chức Đoàn, Hội ở các trường đại học hàng trăm nghìn suất ăn trong các đợt tiếp sức mùa thi, nhằm góp phần hỗ trợ các sĩ tử nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên trên con đường lập thân, lập nghiệp. CT 7. Tặng quà cho người khó khăn Chương trình tặng quà cho người nghèo của Ban từ thiện Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí được thực hiện thường xuyên, đặc biệt hoạt động này được đẩy lên cao, huy động nhiều nguồn lực từ xã hội, các nhà hảo tâm cùng chung tay là khi đất nước xảy ra thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Hằng năm, cứ đến mùa mưa bão, Ban từ thiện Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hàng trăm chuyến đi tới các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, tặng trên 20.000 phần quà cho bà con gặp hoạn nạn, khó khăn, mỗi phần quà là 10 kg gạo, 1 thùng mì gói và 500.000 tiền mặt. Nhân dịp tết đến, hoặc mùa Vu Lan báo hiếu, Ban từ thiện Thành hội Phật giáo cũng cũng tổ chức hàng trăm chuyến thăm để tặng quà cho bà con nghèo. Mỗi năm, Ban đã tặng hơn 10.000 phần quà dịp tết cho bà con, mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng, góp phần giúp bà con nghèo đón tết đầm ấm, hạnh phúc. CT 8. Thăm khám, tầm soát bệnh và phát thuốc miễn phí cho người nghèo Đa phần những người nghèo không có điều kiện để thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm, sớm nhận biết được tình hình sức khỏe của mình để có thể có biện pháp đề phòng, chữa trị. Vì vậy, Ban từ thiện xã hội Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư hệ thống xe chụp X quang, máy siêu âm màu hiện đại, máy xét nghiệm máu, máy đo điện tim để có thể chẩn đoán bệnh chính xác, kịp thời. Nếu các bệnh nhẹ thì có thể phát thuốc điều trị tại nhà, nếu phát hiện các bệnh hiểm nghèo thì Ban từ thiện xã hội có thể hỗ trợ kinh phí để điều trị tại các bệnh viện lớn trong thành phố. Bên cạnh đó, các hoạt động khám răng, nhổ răng, khám phụ khoa, khám mắt và cung cấp kính thuốc miễn phí cho người bị cận, viễn. Mỗi năm,
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 643 chương trình đã thăm, khám và phát thuốc miễn phí cho hơn 13.000 người nghèo, với hơn 50 tỷ đồng. CT 9. Hỗ trợ áo quan và ma chay cho những trường hợp khó khăn Một trong những chương trình có ý nghĩa nhân văn to lớn cho những người đã chết cũng như thân nhân của họ là chương trình tặng áo quan và ma chay cho những gia đình khó khăn. Trong thực tế, có nhiều hoàn cảnh vô cùng thương tâm, cha, mẹ chết nhưng con cái không đủ tiền để mua áo quan, tiền ma chay, tang lễ cho cha mẹ mình. Trong những lúc như vậy, Ban từ thiện xã hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh trở thành chỗ dựa cuối cùng của họ. Mỗi năm, Ban từ thiện xã hội thành phố đã tăng hơn 30 áo quan, chi phí gần 2 tỷ đồng. CT 10. Tặng xe lăn, xe lắc và xe đạp cho các trường hợp tàn tật khó khăn, học sinh nghèo vượt khó Với phương châm tạo sinh kế cho người nghèo tự vươn lên vượt qua nghịch cảnh, chương trình tặng xe lắc được Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng và huy động nhiều nguồn lực để thực hiện. Mỗi năm chương trình đã tặng hơn 1.000 xe lắc, tạo điều kiện cho những người bị tật nguyền ở tay có thể tự mình tạo việc làm, nhờ vậy giúp họ hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống gia đình và góp phần ổn định xã hội. Bên cạnh xe lắc, chương trình con tặng xe lăn cho những người nghèo bị bệnh nặng không thể đi lại và tặng xe đạp cho các cháu học sinh nghèo cũng được chú trọng. Hằng năm, Ban từ thiện xã hội thành phố đã tặng hơn 1.000 xe đạp cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn, giúp các cháu có được phương tiện để tới trường, tiếp tục con đường học tập để có thể cải thiện tương lai của mình. Tổng số tiền cho chương trình tặng hơn xe lăn, xe lắc và xe đạp cho các trường hợp tàn tật khó khăn, học sinh nghèo vượt khó mỗi năm hơn 10 tỷ đồng. CT 11. Nuôi trẻ mồ côi, lang thang, cơ nhỡ Đây là một chủ trương lớn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Hiện nay, Ban từ thiện xã hội của Thành hội Phật giáo thành phố đang nuôi hơn 100 người mù. Đây là một hoạt động có nghĩa lớn đối với bản thân họ và cộng đồng. Bản thân những người mù không thể tự chăm sóc mình, khi còn cha, mẹ thì họ sống dựa vào cha mẹ nhưng khi cha mẹ không còn thì họ trở nên lạc lõng. Vì vậy, khi họ đến với các chùa, họ có bạn cùng cảnh ngộ để tâm sự, họ tự tin hơn và thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, họ cũng không còn thấy mình là gánh nặng cho anh, chị, em họ.
- 644 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Chương trình nuôi trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ lại đã được Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh triển khai gần 20 năm nay. Hiện tại, có 2 chùa đang thực hiện chương này có hiệu quả là Nhà tình thuơng ở chùa Diệu Giác (quận 2), có 126 em được nuôi dưỡng tại mái ấm, trong đó có 63 nam và 63 nữ. Tất cả các em được chăm sóc, nuôi dưỡng và đều được đến trường. Trong 20 năm qua, đã có 15 em trưởng thành, tự lập, có việc làm ổn định và có 6 em đã lập gia đình riêng. Hiện nay, chùa Kỳ Quang ở quận Gò Vấp đang nuôi dạy 240 trẻ mồ côi, trong đó có 170 trẻ khuyết tật. Bên cạnh 11 chương trình lớn, có tính thường xuyên, Ban từ thiện xã hội Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh còn thực hiện các hoạt động từ thiện, cứu trợ khác đối với các mảnh đời bất hạnh thông qua sự phản ánh của người dân, tăng ni, phật tử trên các phương tiện thông tin đại chúng theo tinh thần của Phật giáo là phổ độ chúng sinh với nguồn kinh phí hàng năm lên đến hàng trăm tỷ đồng. 2.2. Những vấn đề đặt ra Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác an sinh xã hội của Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua cũng đang đặt ra cho chúng ta một số vấn đề cần lưu tâm. Thứ nhất, những bộ phận dân cư nghèo được trợ cấp và họ tiếp tục được trợ cấp lại qua các năm. Như vậy, cách thức thực hiện an sinh xã hội vẫn chỉ dừng lại ở chỗ cho họ những gói vật chất để họ ăn khi đói mà chưa chỉ ra cho họ con đường, cách thức, kỹ năng để tìm kiếm cái ăn, cái mặc, thậm chí vươn lên để thoát đói, giảm nghèo. Một điểm nghèo sẽ được cứu trợ lần này đến lần kia, đoàn này đến, đoàn kia đến đã phần nào đó tạo ra một tâm lý ỷ lại trong một phận người nghèo. Họ đang chờ đợi sự ban phát từ xã hội hơn là tìm cách để vươn lên. Thứ hai, sự phối hợp trong quá trình thực hiện các hoạt động an sinh xã hội giữa các chùa chưa được chú trọng nhiều, dẫn đến tình trạng một số nơi đoàn từ thiện này vừa cứu trợ thì đoàn từ thiện khác lại đến, trong khi đó nhiều nơi khác khó khăn hơn chưa được thực hiện. Thứ ba, chương trình phát cơm từ thiện có ý nghĩa lớn đối với người nghèo nhưng việc quản lý chưa hiệu quả. Một số thanh niên, lợi dụng tinh thần này của Phật giáo để ăn bám xã hội. Một số thanh niên, sinh viên vào nhận cơm từ thiện nhưng trên tay đang cầm Iphone X, vừa đi vừa chơi game… gây phản cảm xã hội.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 645 Thứ tư, chưa có các dự án xã hội có tính chất dài hơi đối với người nghèo, khu vực nghèo khó để đảm bảo tính hiệu quả lâu dài của công tác an sinh xã hội. Chỉ có thông qua việc xây dựng các dự án gắn liền với các đối tượng người nghèo thì mới giúp người nghèo giảm nghèo bền vững. 3. Một số khuyến nghị Thứ nhất, công tác an sinh xã hội của Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh cần phân chia thành các nhóm đối tượng cụ thể. Nhóm đối tượng không thể giúp họ tự mình vươn lên cải thiện cuộc sống của mình thì thực hiện trợ cấp từ thiện hàng tháng, hàng quý hoặc tổ chức chăm nuôi họ. Nhóm đối tượng có sức khỏe, trí tuệ bình thường thì công tác từ thiện hướng đến việc hỗ trợ các phương tiện làm ăn, giáo dục cho họ cách thức, phương pháp làm ăn và những kỹ năng cần thiết để tự cải thiện cuộc sống bản thân. Một số đối tượng khác có thể giáo dục nghề nghiệp, giới thiệu việc làm để họ thoát nghèo và lần sau không phải nhận trợ cấp từ quỹ từ thiện xã hội của Phật giáo, giúp cho quỹ từ thiện xã hội của Thành hội có thể tập trung nhiều hơn cho các nhóm đối tượng khác. Thứ hai, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở từ thiện của Thành hội Phật giáo với các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm trong xã hội và sự kết hợp với cơ quan, ban ngành của chính quyền địa phương để công tác từ thiện xã hội không xảy ra tình trạng nơi quá dư thừa, một số nơi khác thì không có. Thứ ba, Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh cần có nhiều biện pháp huy động rộng rãi các nguồn lực trong xã hội để tạo điều kiện giúp đỡ nhiều mảnh đời cơ cực, bất hạnh trong xã hội. Thông qua các hoạt động an sinh xã hội, không chỉ bao gồm các tăng ni, phật tử, các thành phần xã hội khác sẽ cơ hội giúp ích cho đời theo tinh thần “Phật là chúng sinh đã thành và chúng sinh là Phật sẽ thành”. Qua đó góp phần hình thành một xã hội hướng thiện, hành thiện, sống có trách nhiệm với đời, với người, với xã hội, góp phần đẩy lùi cái ác, cái xấu. Thứ tư, công tác từ thiện xã hội của Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới cần phải lập dự án cho từng nhóm đối tượng, xác định tác dụng của dự án cho từng giai đoạn và quan trọng nhất là đối tượng chính của dự án sẽ được hưởng lợi ích gì trong thời gian cụ thể. Các dự án đó cần phải được tổ chức thực hiện, đánh giá tính hiệu quả của nó đối với từng đối tượng và những hạn chế cần khắc phục để có những điều chỉnh trong quá trình thực hiện cho các nhóm đối tượng sau, tạo cơ sở cho sự thoát nghèo bền vững.
- 646 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 4. Kết luận Không phải tự nhiên có được danh hiệu Phật giáo đồng hành cùng dân tộc Việt Nam và lại càng không dễ để giữ vững danh hiệu đó trong quá trình nhập thế. Với tinh thần từ bi, yêu tự do, hòa bình, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung, Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã sát cánh cùng với dân tộc Việt Nam. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, nhà chùa đã trở thành những căn cứ cách mạng bí mật của Đảng, các nhà sư, tăng ni, phật tử đã trở thành những chiến sĩ hy sinh vì tự do, độc lập của dân tộc. Ngày nay, trong quá trình xây dựng đất nước, Phật giáo tiếp tục phát huy tinh thần nhập thế, chung tay cùng với Đảng và chính quyền địa phương hoàn thiện tốt công tác an sinh xã hội, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, những hoàn cảnh khó khăn vươn lên tự làm chủ bản thân, hòa nhập cộng đồng và góp phần to lớn vào thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Beyond HEPR (2005): A framework for intergrated national system of Social security in Vietnam UNDP-DFID. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. K.Sri.Dhamananda (2006), Chúng ta phải làm gì trước những tệ nạn xã hội, Thích Tâm Quang dịch, Hà Nội, Nxb. Tôn giáo. 4. Nguyễn Thị Lan Hương và cộng sự (2013), Phát triển hệ thống an sinh xã hội. 5. Việt Nam đến năm 2020, xuất bản bởi cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức (GIZ). 6. Thành Hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết công tác phật sự của Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh năm 2015; 2016; 2018. 7. Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Báo cáo tổng kết công tác phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VI (2007 - 2012). 8. Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Báo cáo tổng kết công tác phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 2015; 2016; 2018.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Biểu hiện niềm tin tôn giáo qua hành vi tham dự các ngày lễ, khóa tu của tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 60 | 7
-
Nghiên cứu chuyển đổi số trong giáo dục vùng Đông Nam Bộ và thành phố Cần Thơ: Chủ đề "Khai phá dữ liệu - Kiến tạo giá trị" - Kỷ yếu hội thảo
360 p | 12 | 7
-
Cộng đồng giáo xứ của người Công giáo thành phố Hồ Chí Minh: Tiếp cận tiểu văn hóa
25 p | 18 | 3
-
Biên niên sự kiện - Hội cựu chiến binh thành phố Thái Nguyên 20 năm xây dựng và phát triển (1990-2010)
174 p | 17 | 3
-
Nghiên cứu hành vi giáo dục giới tính của cha mẹ cho trẻ mẫu giáo thành phố Hà Tĩnh
3 p | 13 | 3
-
Đề xuất xây dựng mô hình trường tiến tiến, hội nhập quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay
9 p | 3 | 2
-
Nhận diện văn hóa học tập của học sinh ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018
6 p | 3 | 2
-
Khơi dậy tình yêu di sản văn hóa trong trường phổ thông và đại học
6 p | 9 | 2
-
Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội với vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên hiện nay
15 p | 7 | 2
-
Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội với công tác an sinh xã hội hiện nay
12 p | 7 | 2
-
Công tác từ thiện xã hội của giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ hiện nay
8 p | 7 | 1
-
Thực trạng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên
11 p | 12 | 1
-
Những giá trị tiêu biểu của lễ hội đền Voi Phục, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
3 p | 1 | 1
-
Lễ nhạc Phật giáo Nam Bộ ở Thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 7 | 1
-
Một số giải pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Điện lực thành phố Hồ Chí Minh
3 p | 6 | 1
-
Xây dựng mô hình hệ sinh thái học tập sáng tạo của trường trung học cơ sở ở thành phố Hà Nội
9 p | 3 | 1
-
Hoạt động đào tạo Hát bội ở thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn