Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2014, tập 20: 70 - 88<br />
<br />
THÀNH PHẦN LOÀI CÁ KHAI THÁC Ở VỊNH VÂN PHONG,<br />
TỈNH KHÁNH HÒA<br />
Trần Thị Hồng Hoa, Võ Văn Quang, Nguyễn Phi Uy Vũ,<br />
Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh<br />
Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam<br />
Tóm tắt<br />
<br />
Bài báo trình bày các kết quả điều tra, nghiên cứu về tính đa dạng loài của<br />
nguồn lợi cá khai thác ở vịnh Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) được tiến hành<br />
trong năm 2013. Kết quả phân tích đã xác định được 351 loài cá thuộc 19 bộ,<br />
100 họ và 215 giống, chủ yếu là nhóm cá đáy ven bờ và nhóm cá rạn san hô<br />
(283 loài chiếm 80,63%), nhóm cá nổi có 68 loài (chiếm 19,37%). Bộ cá<br />
vược (Perciformes) gồm 50 họ (chiếm 60,68%) với sự ưu thế là họ cá khế<br />
(Carangidae) có 19 loài. Trong số 351 loài nói trên, có 68 loài được xem là<br />
những đối tượng có giá trị kinh tế như cá thu, cá ngừ, cá mú, cá cơm, cá<br />
trích, cá đối, cá phèn, cá nhồng… Trong 5 nghề chính, nghề giã cào đánh bắt<br />
được 237 loài, nghề lặn: 140 loài, lưới rạn: 158 loài, lưới giũ: 12 loài, lưới<br />
vây: 47 loài. Số lượng loài khai thác trong vụ cá nam (342 loài, chiếm<br />
97,4%) cao hơn so với vụ cá bắc (269 loài, chiếm 76,6%).<br />
<br />
SPECIES COMPOSITION OF EXPLOITED FISHES IN VAN PHONG BAY,<br />
KHANH HOA PROVINCE<br />
Tran Thi Hong Hoa, Vo Van Quang, Nguyen Phi Uy Vu,<br />
Le Thi Thu Thao, Tran Cong Thinh<br />
Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology<br />
Abstract<br />
<br />
This paper presents the results of the survey of exploited fish resources in<br />
Van Phong bay (Khanh Hoa province) conducted in 2013. A total of 351<br />
species of fish belonging to 19 orders, 100 families and 215 genera were<br />
identified. Of which, the coastal-benthic fishes and coral reef fishes were the<br />
major groups with 283 species (80.63%) recorded; the pelagic fishes were 68<br />
species (19.37%). The order Perciformes was the most diverse with 50<br />
families (60.68%) found, in which the family Carangidae was the most<br />
common (19 species). Among 351 species mentioned above, there were 68<br />
species considered as target fishes (occupying with 19.4% of total species)<br />
such as mackerels and tunas (Scombridae), groupers (Serranidae), anchovies<br />
(Engraulidae), herrings (Clupeidae), mullets (Mugilidae), Goatfishes<br />
(Mullidae), Barracudas (Sphyraenidae)… Among the five fishing gears, the<br />
number of species caught by trawling net was the highest (237 species) and<br />
then diving (140 species), reef nets (158 species), anchovy purse seines (12<br />
species) and seines (47 species). The number of species caught in the<br />
southwest monsoon (342 species, 97.4%) was higher than that in the<br />
northeast monsoon (269 species, 76.6%).<br />
70<br />
<br />
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
<br />
Thực hiện 02 đợt khảo sát thu mẫu khai<br />
thác trong 2 vụ cá của năm 2013: vụ cá nam<br />
(tháng 5) và vụ cá bắc (tháng 10).<br />
Chúng tôi chọn 6 bến cá ven vịnh Vân<br />
Phong: Đầm Môn, Tuần Lễ, Vạn Giã, Xuân<br />
Tự (huyện Vạn Ninh) và Ninh Hải, Mỹ<br />
Giang (huyện Ninh Hòa) là địa điểm thu<br />
mẫu thành phần loài. Các làng nghề ven bờ<br />
suốt từ phía bắc đến nam vịnh với đầy đủ<br />
các kiểu hình hệ sinh thái đại diện cho toàn<br />
vịnh. Các mẫu vật thu thập trực tiếp từ các<br />
loại nghề đánh bắt trong vịnh (Hình 1).<br />
Nhằm đánh giá đặc điểm nguồn lợi<br />
chúng tôi khảo sát những nghề khai thác hải<br />
sản có ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế xã hội<br />
và nguồn lợi sinh vật, những nghề có sản<br />
lượng đánh bắt cao, lực lượng lao động<br />
đông đảo, sản phẩm khai thác có giá trị cao.<br />
Căn cứ vào những tiêu chí trên lựa chọn các<br />
nghề: giã cào, lặn, lưới cước đánh trên rạn<br />
(lưới rạn), lưới vây cá cơm (lưới giũ), lưới<br />
vây. Thu mẫu nguồn lợi tại 3 khu vực bến<br />
cá tập trung đại diện cho toàn vịnh: phía<br />
bắc là Đầm Môn, khu vực trung tâm Vạn<br />
Giã và phía nam là Mỹ Giang. Mỗi vụ cá<br />
thu một mẫu/nghề (Bảng 1). Đầm Môn có<br />
đội tàu công suất lớn làm nghề lưới vây,<br />
lưới cản đánh bắt xa bờ hoặc ven bờ nhưng<br />
không khai thác trong vịnh, vì vậy đối với<br />
những tàu này chỉ thu thập thông tin dùng<br />
tham khảo.<br />
Mẫu vật có thể phân tích thành phần loài<br />
ngay tại hiện trường hoặc được xử lý để<br />
chụp ảnh và được cố định bằng formaline<br />
8%. Tất cả các mẫu cá được định loại bằng<br />
phương pháp phân loại hình thái (Pravdin,<br />
1973). Tài liệu chính được sử dụng trong<br />
định loại dựa vào các tài liệu của Shen và<br />
cs. (1993); Allen và Steene (1996); Randall<br />
và cs. (1997) và Nakabo (2002).<br />
Phân tích, tổng hợp số liệu từ bộ mẫu<br />
thành phần loài thu thập từ 10 nghề (896<br />
con) và 20 mẫu nguồn lợi (Bảng 1).<br />
Sau khi mẫu đã định danh, chỉnh lý tài<br />
liệu, chuẩn hóa tên loài theo Froese &<br />
Pauly (2004) và Eschemeyer (1998). Tên<br />
tiếng Việt được dựa theo Danh mục cá biển<br />
<br />
Vân Phong là vịnh lớn ven bờ, có vai trò<br />
quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội.<br />
Vùng này đã được điều tra nghiên cứu tổng<br />
hợp cơ bản về điều kiện tự nhiên, thủy văn<br />
động lực, sinh vật.<br />
Đã có nhiều nghiên cứu về thành phần<br />
loài cá tại vùng biển này. Song các tài liệu<br />
nghiên cứu chủ yếu là các báo cáo khoa học<br />
chuyên đề chưa xuất bản. Các công trình<br />
nghiên cứu đã đưa ra thành phần loài cá với<br />
số lượng còn ít hoặc các kết quả chỉ hạn chế<br />
trong một số khu vực nhỏ thuộc vịnh Vân<br />
Phong (Bùi Hồng Long, 1997; Hoàng Xuân<br />
Bền, 2005). Năm 1997, Bùi Hồng Long và<br />
cs. (1997) đã xác định có 54 loài cá đáy với<br />
trữ lượng 800 - 1.700 tấn, trong đó cá tạp<br />
chiếm 65%; 8 loài cá nổi với trữ lượng 250<br />
- 300 tấn; 100 loài cá rạn san hô có trữ<br />
lượng 140 - 270 tấn; cá nước lợ gồm 20 loài<br />
có trữ lượng 3 - 5 tấn. Nghiên cứu của<br />
Nguyễn Tác An (1997) đã xác định được<br />
159 loài và cho rằng quần xã cá khá đa<br />
dạng về thành phần loài, nhưng mật độ của<br />
chúng đều rất thấp so với các thủy vực<br />
tương tự khác ở Đông Nam Á. Tuy nhiên cả<br />
hai nghiên cứu nói trên này đều không đưa<br />
ra danh mục loài nên không thể so sánh đối<br />
chiếu.<br />
Kết quả nghiên cứu khu vực Rạn Trào đã<br />
ghi nhận có 60 loài cá rạn san hô và 114<br />
loài cá khai thác tại Xuân Tự và lân cận<br />
(Hoàng Xuân Bền, 2005). Trên cơ sở tập<br />
hợp các kết quả nghiên cứu trước đó, Võ Sĩ<br />
Tuấn và cs. (2005) đã thống kê được 114<br />
loài thuộc 45 họ và 10 bộ cá ở vịnh Vân<br />
Phong – Bến Gỏi, trong đó có 100 loài cá<br />
rạn san hô thuộc 41 giống và 23 họ với mật<br />
độ dao động trong khoảng 133 - 1.081 cá<br />
thể/400m2.<br />
Nghiên cứu này góp phần cung cấp dữ<br />
liệu về thành phần nguồn lợi cá khai thác,<br />
đồng thời làm rõ đặc điểm các nghề, mùa<br />
vụ khai thác. Kết quả này sẽ là cơ sở cho<br />
việc định hướng khai thác và sử dụng hợp<br />
lý nguồn lợi ở vịnh Vân Phong.<br />
71<br />
<br />
Việt Nam (Nguyễn Hữu Phụng và cs.,<br />
1994-1999). Các loài được nhập bảng danh<br />
mục và sắp xếp theo hệ thống phân loại của<br />
Lindberg (1971) (Nelson, 2006).<br />
<br />
Thống kê và quản lý các bảng dữ liệu<br />
trên phần mềm Excel.<br />
Sử dụng PRIMER 6 để phân tích mức độ<br />
giống/khác nhau về thành phần loài giữa<br />
các loại nghề.<br />
<br />
QĐ. Hoàng Sa<br />
<br />
QĐ. Trường Sa<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ các trạm thu mẫu ở vịnh Vân Phong<br />
Fig. 1. The sampling sites in Van Phong bay<br />
Bảng 1. Số lượng mẫu nguồn lợi cá khai thác thu thập từ các loại nghề<br />
tại các địa phương khai thác chính xung quanh vịnh Vân Phong<br />
Table 1. Number of samples collected from different fishing gears<br />
at key locations in Van Phong bay<br />
Địa điểm thu mẫu<br />
Đầm Môn<br />
Vạn Giã<br />
Mỹ Giang<br />
Tổng số<br />
<br />
Giã cào<br />
2<br />
2<br />
4<br />
<br />
Lặn<br />
2<br />
2<br />
4<br />
<br />
72<br />
<br />
Nghề khai thác<br />
Lưới rạn<br />
Lưới giũ<br />
2<br />
2<br />
2<br />
2<br />
4<br />
4<br />
<br />
Lưới vây<br />
2<br />
2<br />
4<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
1. Cấu trúc thành phần loài cá ở vịnh<br />
Vân Phong<br />
Kết quả phân tích đã xác định được 351 loài<br />
cá thuộc 19 bộ, 100 họ và 215 giống (Phụ<br />
lục 1).<br />
Qua bảng cấu trúc thành phần loài (Bảng<br />
2), bộ ưu thế là bộ cá vược (Perciformes)<br />
chiếm 60,68%, tiếp theo là bộ cá nóc<br />
(Tetraodontiformes) chiếm 7,41%, bộ cá<br />
bơn (Pleuronectiformes) chiếm 6,27%, bộ<br />
cá mù làn (Scorpaeniformes) và bộ cá chình<br />
(Anguilliformes) cùng chiếm 4,84%. Một<br />
số bộ chiếm tỷ lệ thấp là bộ cá Trích<br />
(Clupeiformes): 3,70%, bộ cá đối (Mugiliformes): 2,85%, bộ cá nhói (Beloniformes):<br />
2,28%, bộ cá đèn lồng (Myctophiformes)<br />
và bộ cá chìa vôi (Syngnathiformes):<br />
1,42%, bộ cá tráp mắt vàng (Beryciformes):<br />
1,14% và 8 bộ khác mỗi bộ chỉ có 1 - 2 loài<br />
(< 1%).<br />
Trong các họ cá đã được phát hiện, họ cá<br />
khế (Carangidae) có số lượng loài lớn nhất<br />
(19 loài), tiếp đến là họ cá bống (Gobiidae):<br />
15 loài, họ cá mú (Serranidae), họ cá bàng<br />
chài (Labridae) và họ cá sơn (Apogonidae)<br />
cùng có 12 loài. Các họ cá phèn (Mullidae),<br />
họ cá bướm (Chaetodontidae) và họ cá nóc<br />
(Tetraodontidae) mỗi họ đều có 11 loài.<br />
Xem xét cấu trúc thành phần loài cá khai<br />
thác ở vịnh Vân Phong cho thấy chủ yếu là<br />
nhóm cá đáy ven bờ và cá rạn san hô với<br />
283 loài (chiếm 80,63% tổng số loài), trong<br />
đó cá rạn san hô là 135 loài (chiếm<br />
38,46%). Các loài thuộc họ cá bàng chài, họ<br />
cá sơn, họ cá bướm, họ cá mó (Scaridae),<br />
họ cá thia (Pomacentridae)… thường xuyên<br />
có trong vịnh, đời sống gắn liền với các rạn<br />
san hô. Đặc biệt, trong vịnh có sự xuất hiện<br />
của một số loài thường sống ở vùng<br />
nước tương đối sâu như cá mắt lồi<br />
<br />
(Champsodon vorax), cá đai đuôi dài<br />
(Xiphasia setifer), cá sao sọc (Uranoscopus bicinctus) và điều này có thể do vịnh<br />
có độ sâu khá lớn nên có sự phân bố của<br />
các loài này.<br />
Nhóm cá nổi có 68 loài (chiếm 19,37%),<br />
chủ yếu là các loài thuộc họ cá khế<br />
(Carangidae), họ cá thu ngừ (Scombridae),<br />
họ cá trích (Clupeidae), họ cá cơm<br />
(Engraulidae), họ cá nhói (Belonidae), họ<br />
cá đối (Mugillidae) và họ cá liệt<br />
(Leiognathidae).<br />
So sánh với các vũng vịnh ven bờ khác<br />
cho thấy, thành phần loài cá ở vịnh Vân<br />
Phong đa dạng hơn vịnh Cô Tô – Thanh<br />
Lâm (136 loài) và vịnh Quy Nhơn (116<br />
loài) (Trần Đức Thạnh và cs., 2008), vịnh<br />
Bình Cang- Nha Phu (190 loài, Võ Văn<br />
Quang và cs., 2012). Do tính chất biển khơi<br />
của vùng nước vịnh Vân Phong (Bùi Hồng<br />
Long, 1997), không có sông suối lớn đổ<br />
vào, cùng với đó là sự đa dạng các kiểu sinh<br />
cảnh với các đảo, rạn đá, rạn san hô, thảm<br />
cỏ biển và cây ngập mặn nên thành phần cá<br />
khai thác ở đây có nguồn gốc biển chiếm ưu<br />
thế, với các loài sống trong rạn san hô và<br />
các hệ sinh thái khác đã làm cho sự đa dạng<br />
thành phần loài cá tương đối cao. Tuy cùng<br />
tính chất như nhau, nhưng vịnh Nha Trang<br />
(796 loài, Vo Si Tuan và cs., 2002) có các<br />
sông lớn đổ vào nên cũng có sự đa dạng<br />
môi trường sống cho các loài, số lượng loài<br />
cá ở đây nhiều hơn ở Vân Phong.<br />
Trong số 351 loài cá đã được phát hiện<br />
có 68 loài xếp vào nhóm cá có giá trị kinh<br />
tế gồm họ cá thu ngừ, họ cá mú, họ cá khế,<br />
họ cá mối, họ cá đối, họ cá trích, họ cá<br />
cơm, họ cá trác, cá nhồng… (Phụ lục 1).<br />
Loài cá nhói chấm (Ablennes hians) được<br />
xem là cá kinh tế của vùng (Hình 2).<br />
<br />
Hình 2. Cá Nhói chấm Ablennes hians (Valenciennes, 1846)<br />
Fig. 2. Flat needlefish Ablennes hians (Valenciennes, 1846)<br />
<br />
73<br />
<br />
Bảng 2. Số lượng loài, giống và họ cá khai thác theo các bộ<br />
Table 2. Number of species, genera and families between orders of exploited fish<br />
Họ<br />
<br />
Bộ Cá<br />
<br />
STT<br />
<br />
SL<br />
1<br />
1<br />
2<br />
6<br />
3<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
%<br />
1,03<br />
1,03<br />
2,06<br />
6,19<br />
3,09<br />
1,03<br />
1,03<br />
1,03<br />
<br />
Giống<br />
%<br />
SL<br />
1<br />
0,47<br />
2<br />
0,93<br />
2<br />
0,93<br />
12<br />
5,58<br />
8<br />
3,72<br />
1<br />
0,47<br />
3<br />
1,40<br />
1<br />
0,47<br />
<br />
Loài<br />
SL<br />
1<br />
2<br />
2<br />
17<br />
13<br />
1<br />
5<br />
2<br />
<br />
%<br />
0,28<br />
0,57<br />
0,57<br />
4,84<br />
3,70<br />
0,28<br />
1,42<br />
0,57<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
<br />
Bộ cá đuối Rajiformes<br />
Bộ cá đuối ó Myliobatiformes<br />
Bộ cá cháo biển Elopiformes<br />
Bộ cá chình biển Anguilliformes<br />
Bộ cá trích Clupeiformes<br />
Bộ cá nheo Siluriformes<br />
Bộ cá đèn lồng Myctophiformes<br />
Bộ cá tuyết Gadiformes<br />
<br />
9<br />
10<br />
<br />
Bộ cá chồn Ophidiiformes<br />
Bộ cá nhái Lophiiformes<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
1,03<br />
1,03<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
0,47<br />
0,47<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
0,28<br />
0,28<br />
<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
19<br />
<br />
Bộ cá suốt Atheriniformes<br />
Bộ cá nhói Beloniformes<br />
Bộ cá tráp mắt vàng Beryciformes<br />
Bộ cá chìa vôi Syngnathiformes<br />
Bộ cá mù làn Scorpaeniformes<br />
Bộ cá đối Mugiliformes<br />
Bộ cá vược Perciformes<br />
Bộ cá bơn Pleuronectiformes<br />
Bộ cá nóc Tetraodontiformes<br />
<br />
1<br />
3<br />
1<br />
2<br />
8<br />
3<br />
50<br />
6<br />
5<br />
<br />
1,03<br />
3,09<br />
1,03<br />
2,06<br />
8,25<br />
3,09<br />
51,55<br />
6,19<br />
5,15<br />
<br />
1<br />
6<br />
3<br />
3<br />
15<br />
6<br />
117<br />
15<br />
17<br />
<br />
0,47<br />
2,79<br />
1,40<br />
1,40<br />
6,98<br />
2,79<br />
54,42<br />
6,98<br />
7,91<br />
<br />
1<br />
8<br />
4<br />
5<br />
17<br />
10<br />
213<br />
22<br />
26<br />
<br />
0,28<br />
2,28<br />
1,14<br />
1,42<br />
4,84<br />
2,85<br />
60,68<br />
6,27<br />
7,41<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
97<br />
<br />
100,00<br />
<br />
215<br />
<br />
100,00<br />
<br />
351<br />
<br />
100,00<br />
<br />
2. So sánh tính chất thành phần loài cá<br />
giữa các nghề khai thác<br />
<br />
Phân tích nhóm trung bình dựa trên ma<br />
trận giống nhau Bray-Curtis cho thấy có sự<br />
khác nhau về tính chất thành phần loài giữa<br />
các nghề khai thác. Nghề lặn và lưới rạn có<br />
mức độ giống nhau cao nhất (khoảng 71%)<br />
có thể do phạm vi hoạt động của các nghề<br />
này giống nhau, đánh bắt chủ yếu trên và<br />
xung quanh các rạn san hô nên thành phần<br />
khai thác chủ yếu là nhóm cá rạn. Nghề giã<br />
cào sản phẩm đánh bắt khá đa dạng và có<br />
sự tương đồng với nghề lưới rạn (khoảng<br />
52%) và với nghề lặn (khoảng 38%). Nghề<br />
lưới giũ và lưới vây đánh bắt các loài cá nổi<br />
với mức độ giống nhau của hai nghề này<br />
với các nghề còn lại thấp (< 20%) (Hình 4).<br />
Các làng nghề mỗi vùng có các thế mạnh<br />
riêng. Đầm Môn nằm gần cửa vịnh, độ sâu<br />
lớn, tại đây có đội tàu đánh bắt rất hiện đại,<br />
công suất lớn nên các nghề đánh bắt thường<br />
<br />
Trong vùng vịnh Vân Phong các nghề khai<br />
thác cá khá đa dạng gồm nghề đăng, giã<br />
đơn, lưới vây cá cơm (lưới giũ), lưới trũ<br />
bao ánh sáng, cản, vây, pha xúc, vó mành,<br />
lưới cước, soi bộ, lặn đêm (săn), lặn ngày,<br />
lưới cước đánh trên rạn (lưới rạn), câu, soi<br />
bộ, lội bộ, lưới rùng, lưới quây… Kết quả<br />
phân tích thành phần loài cá theo các loài<br />
nghề ghi nhận có 338/351 loài thuộc 95 họ<br />
và 18 bộ được ghi nhận trong 5 nghề chính<br />
ở Đầm Môn, Vạn Giã, Mỹ Giang. Trong đó<br />
nghề giã cào có thành phần đa dạng nhất<br />
(237 loài), tiếp theo là lặn (140 loài), lưới<br />
rạn (158 loài), lưới giũ (12 loài) và lưới vây<br />
(47 loài). Tỷ lệ thành phần loài cá theo nghề<br />
khai thác ở vịnh Vân Phong thể hiện qua<br />
biểu đồ hình 3.<br />
74<br />
<br />