intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thất Phúc Thần trong đời sống người Nhật hiện nay

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thất Phúc Thần trong đời sống người Nhật hiện nay" Thất Phúc Thần, tiếng Nhật gọi là “Shichifukujin”, là bảy vị thần may mắn trong thần thoại và văn hóa dân gian Nhật Bản. Mỗi vị thần đều mang một ý nghĩa khác nhau. Thất Phúc Thần bao gồm sáu nam thần và một nữ thần. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thất Phúc Thần trong đời sống người Nhật hiện nay

  1. THẤT PHÚC THẦN TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI NHẬT HIỆN NAY Mai Văn Thịnh*, Nguyễn Chí Tâm, Ngô Phước Toàn, Lâm Hiếu Nghĩa, Vũ Duy Tiến Viện Công nghệ Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Tiết Thụy Tường Vy, CN. Đỗ Xuân Hồng TÓM TẮT Thất Phúc Thần, tiếng Nhật gọi là “Shichifukujin”, là bảy vị thần may mắn trong thần thoại và văn hóa dân gian Nhật Bản. Mỗi vị thần đều mang một ý nghĩa khác nhau. Thất Phúc Thần bao gồm sáu nam thần và một nữ thần. Thất Phúc Thần cùng đi trên một chiếc thuyền chất đầy châu báu gọi là “Takarabune” ghé thăm các khu làng vào dịp Tết và ban phát quà là hình ảnh tiêu biểu thường thấy trong văn hóa đời sống của người Nhật. Ngoài ra, hình ảnh Thất Phúc Thần cũng xuất hiện trong văn hóa nghệ thuật như: nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ kích cỡ nhỏ Netsuke, tranh vẽ và các bài hát dân gian,... Người Nhật cũng thường đến đền thần để cầu mong học hành đỗ đạt trong thi cử hay cầu mong việc sinh đẻ thuận lợi,... Có thể thấy, các vị thần có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần của người Nhật và là yếu tố không thể thiếu trong những sự kiện quan trọng của đời người, từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, kết hôn và chết đi. Từ khóa: Shichifukujin, Thất Phúc Thần, thuyền châu báu, văn hóa dân gian, văn hóa Nhật Bản 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẤT PHÚC THẦN Trong bảy vị thần thì chỉ có một vị Thần có nguồn gốc từ Nhật Bản (Ebisu). Ba vị thần đến từ đền thờ Hindu của Ấn Độ (Benzaiten, Bishamonten, Daikokuten) và ba vị thần từ truyền thống Đạo giáo-Phật giáo của Trung Quốc (Fukurokuju, Hotei, Jurōjin). Lúc đầu, vào khoảng thế kỷ 15 có sự khác biệt về số lượng người, hai vị Thần đầu tiên là Daikokuten và Ebisu, sau đó Bishamonten tham gia và trở thành ba vị thần, tiếp theo Benzaiten tham gia và trở thành bốn vị thần. Nhưng để tránh số 4 đồng âm với chữ “Tử” nên với sự tham gia của Thần Hotei và trở thành Ngũ Thần. Bảy vị thần may mắn được sinh ra với sự bổ sung của Jurojin và Fukurokuju. Vào thời Edo năm 1690 Thần Juroujin được thay thế bằng Thần thủy Shoujou, năm 1783 ở vị trí của Thần Fukurokuju là Thần Kichijouten, nữ thần của tài sản, may mắn, sắc đẹp và công đức. Đến thế kỷ 16 hình ảnh của bà phần lớn được thay thế bởi Thần Benzaiten. Từ thời Minh Trị hình ảnh Bảy vị Thần đã được cố định theo thứ tự: Daikokuten, Ebisu, Bishamonten, Benzaiten, Budai, Jurojin, Fukurokuju. Thứ tự và hình ảnh này vẫn được giữ đến ngày nay. Không phải ngẫu nhiên mà có 7 vị thần may mắn, đó là con số may mắn ở Nhật Bản. Các nhà thiên văn ban đầu thấy được 7 hành tinh tượng trưng cho 7 ngày trong tuần và cầu vồng có 7 màu. Cụ thể trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, võ sĩ đạo có 7 nguyên tắc cơ bản. Tanabata, lễ Thất tịch ở Nhật Bản, được tổ chức vào ngày 7 tháng 7. Vì sự phổ biến của số 7 ở xứ sở hoa anh đào nên không có gì ngạc nhiên khi Shichifukujin gồm 7 vị thần. 2. TỔNG QUAN VỀ THẤT PHÚC THẦN 2315
  2. Thần Ebisu (Thần Huệ Bì Thọ): Thần Ebisu là đứa con đầu lòng của hai vị Thần khai sinh nước Nhật Izanagi và Izanami được sinh ra trên đảo Awaji được đặc tên là Hiroku. Hiroku lớn lên được gọi là Ebisu Saburo, và sau đó được tôn xưng là Ebisaburo Daimyojin. Trong thời Muromachi thương mại phát triển, dần dần Hiroku được các thương gia tôn sùng như một vị như thần biển, vị thần hộ mệnh của việc đánh cá tốt, an toàn hàng hải và kinh doanh thịnh vượng. Thần Ebisu là một người đàn ông với khuôn mặt tròn trĩnh phúc hậu tựa như Phật Di Lạc miệng lúc nào cũng vui cười, tay phải cầm cần câu, tay trái ôm một con cá hồng lớn. Thần Daikokuten (Thần Đại Hắc Thiên): Thần Daikokuten có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo, “Mahakala - Daikokuten” là một trong những bản ngã đáng sợ của thần hủy diệt Shiva, gia nhập Phật giáo và trở thành một Phật tử. Daikokuten là vị thần của sự giàu có, vụ mùa bội thu và sung túc. Thần Daikokuten được du nhập vào Kyoto - Nhật Bản với hình tượng khuôn mặt hiền lành, nước da ngăm đen, đầu đội mũ Daikoku mà người già thường sử dụng. Trên vai mang một túi báu vật lớn, tay phải cầm búa đem phúc và sự giàu có cho mọi người, ngài ngồi trên hai bao gạo nói với mọi người rằng “Hãy tạo ra một đất nước, nơi không ai bị chết đói”. Thần Hotei (Thần Bố Đại): Thần Hotei là vị thần được cho là người thật trong số Bảy vị thần may mắn, và hình mẫu được cho là một nhà sư Trung Quốc. Thần Hotei giúp cải thiện vận may của mọi người và chia sẻ niềm hạnh phúc mà mình được ban tặng cho nhiều người. Thần Hotei có dáng người hơi mập, bụng to và có tính cách rộng rãi, hiền hòa, luôn tươi cười. Thần Benzaiten (Thần Biện Tài Thiên): Nữ thần Benzaiten là một trong những vị thần phức tạp nhất của Nhật Bản, đã được truyền tụng từ lâu và được kết hợp với các vị thần khác từ các vị thần Hindu - Ấn Độ, Phật giáo và Nhật Bản. Lúc du nhập vào Nhật Bản ngài đóng vai trò là vị thần chiến tranh, sau đó là nữ Thần âm nhạc, nước, thơ ca…và đến ngày nay Ngài đóng vai trò là nàng thơ ưu việt của các nghệ sĩ Nhật Bản với tri thức, nghệ thuật và sắc đẹp, một vị thần nông nghiệp vô song được cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mang lại sự giàu có của Nhật Bản. Sự xuất hiện của nữ Thần Benzaiten không phải là một, mà là ba hình thái tương tự nhau nhưng mỗi hình thái có vai trò khác nhau. Xuất hiện sớm nhất là Happi Benzaiten, xuất hiện thứ hai là Thần Benzaiten với hai cánh tay và cuối cùng là hình thái Uga Benzaiten. Thần Bishamonten (Thần Bì Sa Môn Thiên): Bishamonten có nguồn gốc tại đền thờ Phật giáo-Ấn Độ, nơi đây ông được gọi là Vaiśravaṇa. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, ông được coi là phiên bản “Phật hóa” của thần Vệ Đà da đen Kubera. Bishamonten thần bảo vệ chống lại những kẻ xâm lược nước ngoài, một vị thần chữa bệnh với sức mạnh để cứu hoàng đế khỏi bệnh hiểm nghèo và xua đuổi ma quỷ, bệnh dịch, ngăn chặn kẻ thù cá nhân và ban thưởng giàu có cho các tín đồ may mắn và cả những đứa trẻ. Ngài có vẻ ngoài hung dữ và đứng trên đầu một hoặc hai con quỷ, tượng trưng cho sự khuất phục của cái ác. Một tay mang vũ khí để trừ tà và trấn áp kẻ thù của Phật giáo. Thần Jurojin (Thần Thọ Lão Nhân): Jurojin là một nhân vật huyền thoại (Lão Nam Cực) trong thời đại Yuanyou (1086-193) ở triều đại nhà Tống, Trung Quốc. Jurojin là vị thần ban phát sự trường thọ, mang lại trí tuệ, sức khỏe tốt giúp chiến thắng bệnh tật. Jurojin có ngoại hình giống một ông lão có đầu hơi dài, râu dài trắng bạc, trên tay là một cây quyền trượng, trên đầu có buộc cuộn sách được cho là viết tuổi thọ của mọi sinh vật sống, ghi nhận tất cả những việc làm tốt và xấu, hoặc là cuốn sách trí tuệ. Jurojin 2316
  3. thường đồng hành với hươu sao hoặc những con vật có tượng trưng cho sự trường thọ như hạc trắng, rùa,… Thần 福禄寿 - Fukurokuju (Thần Phúc Lộc Thọ): Fukurokuju là một trong các Thất Phúc Thần theo thần thoại Nhật Bản. Hình ảnh của ông được liên hệ gần nhất với Thọ Tinh trong Tam Đa Trung Quốc. Fukurokuju là vị thần đại diện cho sự khôn ngoan, may mắn, trường thọ, giàu có và hạnh phúc. Hình ảnh thường thấy của Fukurokuju một ông lão mặc trang phục truyền thống của Trung Quốc có cái đầu hói, trán cao, với một bộ râu dài. Đi cùng thường là bạch hạc hay rùa đều là những loài vật tượng trưng cho sự trường thọ. Ông ấy cũng thường đi chung với một con hươu đen. Thần Hotei Thần Jurojin Thần Ebisu Thần Fukurokuju Thần Bishamonten Thần Benzaiten Thần Daikokuten Nguồn: https://www.ajo.vn/kham-pha-ve-that-phuc-than-bảy-vi-than-ban-phat-phuoc-lanh-va-dieu- may-man-cua-nhat-ban 3. THẤT PHÚC THẦN TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI NHẬT BẢN HIỆN NAY Các lễ hội là điều không thể thiếu khi nhắc đến Shichifukujin (Thất Phúc Thần). Tiêu biểu là ngày Tết Nhật Bản. Người Nhật sẽ đến các đền thần, miếu, để viếng thăm tất cả bảy vị thần may mắn vào năm mới để cầu mong những điều may mắn như trường thọ, giàu có, làm ăn phát đạt, hạnh phúc gia đình và mùa màng bội thu. Bên cạnh đó, hình ảnh không thể thiếu vào dịp Tết chính là con tàu kho báu (Takarabune), một chiếc thuyền buồm chất đầy kho báu chở bảy vị thần may mắn đi khắp nơi mang vận may, thịnh vượng và ban phát quà cho mọi người. Kho báu (Takaramono) các vị thần mang theo bao 2317
  4. gồm: mũ tàng hình, cuộn thổ cẩm, ví không cạn kiệt, chìa khóa bí mật, những cuộn sách trí tuệ, chiếc vồ ma thuật, áo may mắn, áo choàng lông chim tiên, túi tài sản, ...Vào đêm đầu tiên của năm mới, trẻ em để tranh vẽ Thất Phúc Thần dưới gối với hy vọng sẽ nằm mơ thấy giấc mộng đẹp đầu năm. Ngoài ra, còn nhiều lễ hội khác liên quan đến Thất Phúc Thần như: lễ hội Ebisu ở Kamakura thuộc tỉnh Saga, Hay vào tháng giêng ở thị trấn Arita thuộc tỉnh Saga sẽ có bảy chàng trai hóa trang thành Bảy vị thần may mắn và một nhóm trẻ em đi cùng đến thăm từng gia đình. Thất Phúc Thần còn xuất hiện trong văn hóa nghệ thuật như nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ kích cỡ nhỏ Netsuke. Tranh vẽ Thất Phúc Thần từ những chất liệu khác nhau cũng được ra đời từ rất sớm như: tranh giấy, tranh vải và đặc biệt là tranh khắc gỗ vô cùng sống động. Bên cạnh đó còn có nhiều bài hát dân gian được lấy cảm hứng từ Bảy vị Thần. Trong văn hóa ẩm thực, hình ảnh Thất Phúc Thần được trang trí trên các quả táo ở tỉnh Aomori và nhiều loại bánh kẹo cũng được lấy cảm hứng từ Bảy vị Thần. Ngoài ra, hình ảnh của Bảy vị Thần cũng được đưa vào trang trí trên các vật phẩm như ly, dĩa. Thuyền Takarabune và 7 vị thần Hàng năm, vào những ngày đầu năm mới, người Nhật lại thực hiện việc hành hương đến đền của 7 vị thần (Shichifukujin Meguri). "Shichifukujin Meguri" là một sự kiện để cầu may mắn bằng cách viếng thăm các ngôi đền và đền thờ thờ "Bảy vị thần may mắn" đã được tôn thờ từ thời Muromachi như những vị thần mang lại may mắn. Người ta nói rằng nếu đến thăm Bảy vị thần may mắn, bạn sẽ nhận được bảy điều may mắn. Trước đây mọi người sẽ đi bộ đến các ngôi đền, nhưng hiện nay các phương tiện giao thông khác được sử dụng để rút ngắn thời gian. Trong lúc viếng đền, người ta hay mua một cuốn sách đặc biệt gọi là “Kinen Shikishi” để sưu tầm các dấu mộc Shuin của từng ngôi đền mà mình đã đi qua, chắp tay cầu nguyện bảy vị thần may mắn, đọc thần chú bảy lần, ước nguyện trong lòng và lặng lẽ cúi đầu cầu nguyện. Có nhiều cách để đi nhưng không cần thiết đi như thế nào, miễn là viếng đủ các ngôi đền thờ từng vị thần trong Thất Phúc Thần là được. Mỗi vị thần sẽ có một câu thần chú riêng, người Nhật sẽ đọc câu thần chú ấy khi cầu nguyện ứng với từng vị thần. Các địa điểm Shichifukujin Meguri tại Nhật Bản như: Sapporo Shichifukujin, Jōshū shichifukujin, Asakusa meisho shichifukujin, Kamakura shichifukujin, Sado shichifukujin, Zenkōji shichifukujin, Ōsaka shichifukujin, Miyako shichifukujin, Iyoshichifukujin … 4. KẾT LUẬN Thất Phúc Thần là một trong những nét tín ngưỡng độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc của Nhật Bản. Cũng như nhiều nền văn hóa khác trên thế giới, người Nhật tin rằng tất cả các yếu tố trong tự nhiên đều được 2318
  5. cai trị bởi những vị thần. Đây là cách người cổ đại thường hay lý giải về thiên nhiên hoặc hiện tượng tự nhiên. Theo đó, vạn vật trên đời từ chim muông, đất đá, cây cỏ, mưa gió, mặt trời, mặt trăng... cho đến các hiện tượng thiên nhiên khác đều do các vị thần cai quản. Và Thất Phúc Thần là một trong số các vị thần ấy. Thất Phúc Thần được xem là sự kết hợp giữa một vị thần Ebisu của Nhật Bản và các vị thần có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo của Ấn Độ và Phật giáo của Trung Quốc. Bảy vị thần là bảy biểu tượng niềm tin khác nhau từ cầu mong sự may mắn, bình an, tài lộc và thịnh vượng từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa của Nhật Bản. Thất phúc thần được hóa thân là các vị thần gần gũi với tầng lớp nhân dân, vì thế họ thường gắn liền với những thứ quen thuộc với đời sống như lúa, gạo, cá... Hình ảnh Thất Phúc Thần và chiếc thuyền kho báu đã ảnh hưởng sâu rộng và là yếu tố không thể thiếu trong văn hóa đời sống tinh thần của người Nhật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bảy vị thần may mắn, ©Shogakukan Inc, 2023, https://japanknowledge.com/introduction/keyword.html?i=1670 (truy cập 17:00 29-04-2023). 2. Chân dung “Thất phúc thần” trong văn hóa của người Nhật, WeXpats, https://wexpats.com/vi/guide/as/jp/detail/9778/ (truy cập 17:00 29-04-2023). 3. Vai trò của 7 vị thần may mắn “Thất Phúc Thần”, Thanh Nga, 23/07/2020, https://locobee.com/mag/vi/2020/07/23/vai-tro-cua-7-vi-than-may-man-that-phuc-than/ (truy cập 17:00 29-04-2023). 4. Bảy vị thần may mắn đến từ đâu?, Shukan ghendai,31/12/2022, https://gendai.media/articles/- /104036 (truy cập 17:00 29-04-2023). 5. Shichifukujin bắt đầu từ khi nào? Shukan ghendai,31/12/2022, https://gendai.media/articles/-/104036 (truy cập 17:00 29-04-2023). 2319
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2