intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thay đổi sâu răng sau 1 năm và các yếu tố liên quan sâu răng ở trẻ 9 10 tuổi tại huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

29
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công trình nghiên cứu được tiến hành để đánh giá sự thay đổi sâu răng sau một năm của nhóm học sinh 9-10 tuổi có sâu răng cao (so với nhóm sâu răng thấp) và phân tích các yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng đến sự gia tăng sâu răng sau 1 năm tại một trường tiểu học thuộc huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thay đổi sâu răng sau 1 năm và các yếu tố liên quan sâu răng ở trẻ 9 10 tuổi tại huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> <br /> THAY ĐỔI SÂU RĂNG SAU 1 NĂM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN SÂU RĂNG<br /> Ở TRẺ 9-10 TUỔI TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> Bùi Huỳnh Anh*, Ngô Thị Quỳnh Lan*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi sâu răng sau một năm của nhóm học sinh 9-10 tuổi có sâu răng cao (so với<br /> nhóm sâu răng thấp) và phân tích các yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng đến sự gia tăng sâu răng sau 1 năm tại một<br /> trường tiểu học thuộc huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo dõi dọc 1 năm trên 149 học sinh 9-10 tuổi tại<br /> huyện Bình Chánh Tp.HCM (52 học sinh không sâu răng vĩnh viễn hay có tối đa 1 răng sữa sâu và 97 học sinh<br /> sâu răng cao). Tình trạng sâu răng được đánh giá theo tiêu chí của WHO 1997 có biến đổi (bao gồm cả sang<br /> thương chưa sâu răng chưa tạo lỗ) ở 2 thời điểm: ban đầu và sau 12 tháng bởi cùng tiêu chí và cùng các điều tra<br /> viên đã được định chuẩn. Số liệu các yếu tố lâm sàng liên quan sâu răng được thu thập ở thời điểm ban đầu. Các<br /> đặc điểm nước bọt như pH mảng bám, độ nhớt nước bọt, pH nước bọt không kích thích và có kích thích, lưu<br /> lượng, khả năng đệm của nước bọt được ghi nhận bằng bộ thử nghiệm Plaque-Check+ pH và Saliva-Check Buffer<br /> (hãng GC). Số lượng vi khuẩn Streptococcus mutans, Lactobacilli được đánh giá bằng bộ thử nghiệm CRT®<br /> Bacteria (hãng Vivadent). Vệ sinh răng miệng được đánh giá dựa vào chỉ số OHI-S. Ngoài ra, các đặc điểm kinh<br /> tế xã hội như học vấn, thu nhập của cha mẹ học sinh và các yếu tố thói quen như chế độ ăn có đường, axít, số lần<br /> chải răng và sử dụng fluor cũng được ghi nhận. Tất cả các yếu tố liên quan sâu răng này được dùng để phân<br /> tích mối liên quan với sự gia tăng sâu răng sau 1 năm. Kiểm định 2, thống kê OR, kiểm định t bắt cặp, kiểm<br /> định t cho 2 mẫu độc lập và phân tích hồi quy logistic được áp dụng trong nghiên cứu này.<br /> Kết quả: Tình trạng sâu răng vĩnh viễn sau 1 năm như sau: ở nhóm học sinh sâu răng thấp trung bình<br /> SMT-MR tăng là 1,15 ± 1,66 và có 25% học sinh có tăng từ 1-2 SMT-MR; ở nhóm sâu răng cao trung bình<br /> SMT-MR tăng 1,64 ± 1,46 và có 53,6% học sinh có tăng từ 1-2 SMT-MR. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về<br /> tỷ lệ % học sinh có tăng sâu răng cũng như trung bình độ lệch SMT-R/SMT-MR sau 1 năm giữa 2 nhóm học<br /> sinh có sâu răng cao và không có sâu răng ban đầu (p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2