YOMEDIA
ADSENSE
thế giới 5000 năm: phần 1
82
lượt xem 15
download
lượt xem 15
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
phần 1 gồm các nội dung: nền văn minh dưới đáy Đại tây dương, vương quốc cổ ai cập ra đời, lai lịch kim tự tháp, nét vẽ kỳ diệu,...mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: thế giới 5000 năm: phần 1
THÔNG TIN EBOOK<br />
Thế giới 5000 năm<br />
Tác giả: Chu Hữu Chi<br />
Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin<br />
Tạo ebook: Hanhdb<br />
Thư viện Tinh Tế<br />
Tinhtebook.wordpress.com<br />
<br />
THẾ GIỚI CỔ ĐẠI<br />
NỀN VĂN MINH DƯỚI ĐÁY ĐẠI TÂY DƯƠNG<br />
Nền văn minh sớm nhất của loài người bắt đầu từ Lúc nào và nảy sinh ở đâu? 2400 năm<br />
trước, nhà triết học lỗi lạc Platôn người Hy Lạp trong những buổi nói chuyện và trong<br />
trước tác của mình đã từng nói, trước ông 9000 năm, cư dân Đại Tây Châu (Atlantic) đã<br />
có một nền văn minh rất cao. Ông còn miêu tả sinh động các kiểu dáng kiến trúc và<br />
phương thức sinh hoạt của cư dân Đại Tây Châu, nói rằng ở đó có nhiều công trình kiến<br />
trúc hùng vĩ, tráng lệ, chung quanh còn trồng nhiều cây cối cành lá xúm xuê. Nhưng<br />
không biết vào một năm nào. Đại Tây Châu này bỗng nhiên trong một đêm chìm xuống<br />
mất hút dưới Đại Tây Dương.<br />
Nếu đúng như lời Platôn nói thì sớm từ 12000 năm trước, loài người đã sáng tạo ra một<br />
nền văn minh. Nhưng rút cục Đại Tây Châu ở chỗ nào, hàng nghìn năm nay vẫn là một<br />
điều bí ẩn chưa sao giải nổi.<br />
Tới những năm 70 của Thế kỷ XX, một số nhà khoa học đã đến gần quần đảo Transun để<br />
nghiên cứu. Từ độ sâu 800 mét dưới biển họ lấy lên được những nham thạch, qua giám<br />
định khoa học thì nơi này 12000 năm trước quả thật là một mảng lục địa. Dùng kỹ thuật<br />
khoa học hiện đại khảo sát thấy đúng như lời miêu tả của Platôn năm gần đây, các nhà<br />
khoa học đi khảo sát dưới đáy Đại Tây Dương đã từng nhiều lần phát hiện thấy quần thể<br />
kiến trúc cổ to lớn, ở đấy có những con đường dài, có những cây cột đá chạm khắc tinh<br />
xảo đẹp đẽ và nhiều văn vật khác. Năm 1979, ở khu vực biển tam giác Becmut lại có một<br />
phát hiện thật đáng kinh ngạc. Qua việc khảo sát tỉ mỉ của đội điều tra hai nước Mỹ Pháp, đã chứng minh được rằng dưới đáy vùng biển này có một tòa Kim tự tháp rất lớn.<br />
Thời gian xây dựng còn sớm hơn rất nhiều so với các Kim tự tháp ở cổ Ai Cập. Qua đo<br />
đạc khoa học, Kim tự tháp dưới đáy biển này mỗi chiều dài 300m, cao 200m, đỉnh tháp<br />
cách mặt biển 100m. Tháp có hai khoang lớn, nước biển chảy qua các khoang với lưu tốc<br />
rất nhanh tạo thành những lớp sóng vọt cao hung dữ trên mặt biển.<br />
Vậy thì cư dân của Đại Tây Châu cổ xưa sớm đã chìm xuống Đại Tây Dương rút cục là<br />
những người như thế nào? Họ đã dựng nên nền văn minh ra sao? Họ còn sáng tạo ra<br />
những kỳ tích gì cho nhân loại? Thật đáng tiếc là hiện nay chưa người nào có thể đưa ra<br />
lời giải đáp xác đáng. Hơn nữa, thời gian đã cách xa hơn 12000 năm, vì vậy vấn đề hết sức<br />
thú vị này, xem ra chỉ có thể để cho các nhà khoa học tiếp tục khảo sát và khám phá.<br />
Từ loài vượn cổ bước xuống mặt đất sinh sống lại biết chế tác đá làm công cụ lao động<br />
cho tới hiện nay đã có lịch sử ba bốn triệu năm. Trong những năm tháng dài dặc đó, trong<br />
môi trường khó khăn khốn khổ, tổ tiên loài người đã giãi nắng dầm mưa, vạch lá chặt<br />
cành, cải tạo thế giới khách quan, cũng là tự cải tạo chính mình. Con người có bộ óc phát<br />
triển và đôi tay linh hoạt, cũng có tiếng nói phong phú và tư duy chặt chẽ. Chính đưa vào<br />
những cái đó mà trải qua những năm tháng lịch sử lâu dài đã sáng tạo ra những nền văn<br />
minh rực rỡ huy hoàng nhiều hình nhiều vẻ.<br />
Mặc dù bí ẩn về nền văn minh dước đáy Đại Tây Dương hãy còn phải chờ các nhà khoa<br />
học khám phá thêm, nhưng những di tích lịch sử phong phú, hàng loạt hiện vật đào được<br />
<br />
từ lòng đất và những ghi chép bằng chữ viết còn lại trên thế giới có thể nói rõ ràng với<br />
chúng ta về cổ Ai Cập ở đôi bờ sông Nin, về Sume và Babilon trong lưu vực sông Tigrơ<br />
và Ơphrát(nay là giải Irắc), về cổ Ấn Độ ở lưu vực sông Hằng và sông Inđus cùng Trung<br />
Quốc bên bờ sông Hoàng Hà và Trường Giang. Đó là những cái nôi của nền văn minh<br />
nhân loại. Năm sáu ngàn năm nay, những nơi đó đã nuôi dưỡng, bồi đắp trí tuệ và sức<br />
sáng tạo cho hàng triệu con người, mở ra ngọn nguồn sâu xa dài lâu cho khoa học và nghệ<br />
thuật, cống hiến xuất sắc cho nền văn minh nhân loại. Rất nhiều sự việc nảy sinh trong<br />
quảng thời gian này đều là những câu chuyện thú vị hấp dẫn cho mọi người. Bây giờ mời<br />
các bạn, chúng ta hãy kể lại những câu chuyện lịch sử của các nước trên thế giới 5000<br />
năm nay, bắt đầu từ cổ Ai Cập ở đôi bờ sông Nin!<br />
<br />
VƯƠNG QUỐC CỔ AI CẬP RA ĐỜI<br />
Ôi sông Nin, tôi ca ngợi Người,<br />
Người từ vùng đất lớn tuôn trào, nuôi sống Ai Cập…<br />
Một ngày nào đó dòng nước của Người khô cạn.<br />
Thì chúng dân cũng ngừng thở.<br />
Đây là bài thơ nổi tiếng của nhân dân Ai Cập cổ đại ca ngợi sông Nin. Sông Nin dài hơn<br />
6000 km bắt nguồn từ vùng cao nguyên trung bộ châu Phi. Hàng năm vào đầu tháng Bảy,<br />
mưa lớn ở đầu nguồn và thác lũ ào ào đổ xuống dòng sông băng qua những khe hẹp rồi<br />
xuôi chảy từ nam xuống bắc, lòng sông mở rộng dần. Tháng Chín nước lên to nhất tràn<br />
ngập cả hai bờ, trở thành một hồ lớn mênh mông. Tới cuối tháng Mười, mùa mưa qua đi,<br />
nước sông mới xuống thấp chảy theo lòng sông, nhưng để lại một lớp phù sa lắng đọng lại<br />
vô cùng mầu mỡ cho các loại cây trồng.<br />
Ở trung hạ lưu sông Nin có một giải đất hẹp mà dài, rộng từ 3 đến 16 km bắt đầu từ biên<br />
giới phía nam Ai Cập hiện nay chạy thẳng tới vùng phụ cận Thủ đô Ai Cập Cairô thì dần<br />
dần mở rộng ra. Đó chính là Tam giác châu sông Nin nổi tiếng.<br />
Dòng sông lớn nổi tiếng thế giới này đã mang lại nguồn nước phong phú và đất đai mầu<br />
mỡ cũng mang lại cuộc sống và sự phồn vinh cho Ai Cập. Khoảng năm sáu nghìn năm<br />
trước Công nguyên, người cổ Ai Cập đã dần dần định cư ở đây Lúc đầu họ sống cuộc<br />
sống nguyên thủy, dùng công cụ thô sơ để trừ bỏ cỏ rậm và gai góc ở hai bờ sông, đào<br />
mương đắp bờ, trồng trọt các loại cây nông nghiệp trên những mảnh đất được tưới nước.<br />
Cuối cùng đã biến vùng đất khí hậu khô khan này thành kho lương thực nổi tiếng thời cổ<br />
đại.<br />
Cùng với sự phát triển kinh tế, cổ Ai Cập bắt đầu từ xã hội nguyên thủy dần dần bước<br />
sang xã hội nô lệ. Tuy vậy khoảng năm 4000 trước Công nguyên, Ai Cập chưa hình thành<br />
một quốc gia thống nhất. Khi đó Ai Cập có khoảng hơn 40 châu (gọi là ”nôm”), mỗi châu<br />
đều có vị thần tôn thờ của mình, sau này lại có quân đội và lá cờ dùng để tượng trưng cho<br />
bộ lạc, trên thực tế đó đều là những tiểu vương quốc độc lập. Giữa các châu đã trải qua<br />
chiến tranh, thôn tính dài lâu, cuối cùng đã phải chia vùng đồng bằng sông Nin dài và hẹp<br />
thành hai vương quốc độc lập lớn ở Bắc bộ và Nam bộ. Bắc bộ gọi là Vương quốc Hạ Ai<br />
Cập, Quốc vương đội mũ đỏ, lấy Rắn thần làm thần hộ mệnh, lấy con ong làm quốc huy.<br />
Nam bộ gọi là Vương quốc Thượng Ai Cập, Quốc vương đội mũ trắng lấy chim ưng làm<br />
<br />
thần hộ mệnh, lấy hoa bách hợp trắng làm quốc huy.<br />
Thượng, Hạ Ai Cập luôn luôn nổ ra chiến tranh. Vào khoảng trước sau năm 3000 trước<br />
Công nguyên, Thượng Ai Cập dần dần cường thịnh, Quốc vương Mênét đã thân dẫn đại<br />
quân đi đánh Hạ Ai Cập.<br />
Quân hai bên đã có trận quyết chiến ở vùng Tam giác châu sông Nin: Mênét đầu đội mũ<br />
trắng, trên mũ trang trí mặt chim ưng thần, tự mình ra trước trận tiền đốc chiến. Trong<br />
tiếng gào thét âm vang, gươm giáo sáng lòa, những lá cờ vẽ hoa bách hợp trắng và những<br />
lá cờ có hình con ong vung lên, quấn vào nhau, quân hai bên xông vào đánh giáp lá cà<br />
không sao phân giải được. Qua ba ngày ba đêm kịch chiến, cuối cùng quân Hạ Ai Cập bị<br />
đánh tan. Quốc vương Hạ Ai Cập đứng trước đám tù binh, tháo chiếc mũ đỏ rồi quỳ xuống<br />
đất, hai tay nâng mũ dâng cho Mênét.<br />
Để kỷ niệm chiến thắng này, Mênét đã gọi tên vùng đất quyết chiến này là “Bạch Thành”<br />
(Thành trắng). Sau này nơi đây trở thành Thủ đô của Vương quốc Cổ Ai Cập - Memphit<br />
(Memphis).<br />
Ngày thứ hai sau lễ nhận đầu hàng, Mênét bày tiệc lớn ở Bạch Thành khoản đãi công thần,<br />
thăng quan phong tước cho người có công. Từ đó Mênét tự xưng là ”Vua của Thượng Hạ<br />
Ai Cập”, có lúc đội mũ trắng, có lúc đội mũ đỏ, có lúc đội hai thứ mũ gộp lại tượng trưng<br />
cho sự thống nhất Thượng Hạ Ai Cập.<br />
Sau khi Ai Cập thống nhất, đã dần dần lập nên bộ máy cai trị chuyên chế. Người cai trị tối<br />
cao cả nước là Quốc vương, được Quốc vương đặt ra các thứ quan lại. Hàng năm đều cho<br />
người đi kiểm tra nhân khẩu, ruộng đất, súc vật và mọi thứ tài sản trong cả nước để định ra<br />
mức tô thuế.<br />
Quốc vương được coi như thần thánh bất khả xâm phạm. Trên các bức chạm đá hoặc bích<br />
họa, Quốc vương đều được vẽ thành một vị thần khổng lồ hoặc vẽ thành hình dáng rắn<br />
thần, chim ưng thần. Sau này, mọi người không còn được gọi tên Quốc vương mà tôn<br />
xưng là Pharaôn (vốn có nghĩa là ”cung điện” sau chuyển sang ý ”chủ cung điện” tương tự<br />
như Trung Quốc, Việt Nam xưa tôn xưng vua là ”Bệ hạ”).<br />
”Pharaôn tôn kính, Người được Trời cho thông tuệ sáng suốt thấu hiểu muôn vật, liệu định<br />
công việc như thần…”. Các quan to khi triều kiến Quốc vương đều nói những lời ca tụng<br />
đại loại như vậy, lại phải phủ phục trước ngai vua, cúi rạp mình xuống đất hôn lên mặt đất<br />
trước chân Quốc vương, không được tùy ý ngẩn đầu. Bắt đầu từ khi Mênét thống nhất Ai<br />
Cập vào thế kỷ XXX trước Công nguyên, Ai Cập bước vào thời kỳ tiền Vương quốc, cho<br />
đến thế kỷ XI trước Công nguyên lần lượt trải qua các thời kỳ Cổ Vương quốc, Trung<br />
Vương quốc, Tân Vương quốc. Từ đó về sau Ai Cập dần dần suy yếu, lần lượt bị Libi,<br />
Atxua xâm nhập. Giữa thế kỷ VII trước Công nguyên, giành lại độc lập. Sau đó lại bị đế<br />
quốc Ba Tư, Hy Lạp Maxêđônia chinh phục. Năm 30 trước Công nguyên lại bị sáp nhập<br />
vào bản đồ đế quốc Rôma.<br />
Cổ Ai Cập là một trong những ngọn nguồn của văn minh thế giới. Nhân dân cổ Ai Cập đã<br />
đạt được những thành tựu to lớn về các mặt chữ viết, lịch pháp, nghệ thuật, tri thức khoa<br />
học v.v… đã từng có ảnh hưởng lớn tới Tây bộ châu Á và châu Âu, đã có cống hiến lớn<br />
lao không thể phai mờ đối với lịch sử loài người.<br />
<br />
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn