Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
THEO DÕI NỒNG ĐỘ DIGOXIN<br />
TRONG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT – TP HỒ CHÍ MINH<br />
Phạm Thị Thu Hiền*, Nguyễn Tuấn Dũng**, Phạm Trung Hà*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá tình hình sử dụng digoxin về mức độ an toàn và hiệu quả từ đó đưa ra những khuyến<br />
cáo về việc theo dõi nồng độ digoxin trong trị liệu tại bệnh viện Thống Nhất<br />
Phương pháp: Hồi cứu, cắt ngang từ tháng 07 đến tháng 09 năm 2010. Mẫu máu của bệnh nhân được lấy<br />
ở tĩnh mạch tay sau khi uống liều thứ 7. Sử dụng kỹ thuật hóa phát quang (chemiflex) trên máy ARCHITECT<br />
i2000 SR Abbott.<br />
Kết quả: có 35 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu này. Nồng độ digoxin huyết tương trung bình đo được<br />
là 0,56 ± 0,24 ng/ml. Có 22 bệnh nhân (62,86%) với mức digoxin huyết dưới 0,5 ng/ml, 8 bệnh nhân (22,86%)<br />
có mức digoxin từ 0,5-0,8 ng/ml, 3 bệnh nhân (8,57%) có mức digoxin từ 0,8 – 1,2 ng/ml và 2 bệnh nhân<br />
(5,71%) có mức digoxin huyết từ 1,2 – 2,0 ng/ml. Nồng độ đáy trung bình của digoxin ở nhóm bệnh nhân có<br />
tương tác với amiodaron cao hơn nhóm khác (p 0,5 – 0,8<br />
> 0,8 – 1,2<br />
> 1,2 – 2,0<br />
Tổng<br />
<br />
350<br />
<br />
Suy tim<br />
n<br />
11<br />
2<br />
1<br />
0<br />
14<br />
<br />
%<br />
78,57<br />
14,29<br />
7,14<br />
0,00<br />
100<br />
<br />
Nhóm bệnh<br />
Rung nhĩ<br />
n<br />
1<br />
1<br />
1<br />
0<br />
3<br />
<br />
%<br />
33,33<br />
33,33<br />
33,33<br />
0,00<br />
100<br />
<br />
Suy tim kèm<br />
rung nhĩ<br />
n<br />
%<br />
11<br />
61,11<br />
4<br />
22,22<br />
1<br />
5,56<br />
2<br />
11,11<br />
18<br />
100<br />
<br />
0,47 ± 0,26<br />
(ng/ml)<br />
<br />
0,68 ± 0,37<br />
(ng/ml)<br />
<br />
0,60 ± 0,38<br />
(ng/ml)<br />
<br />
Bảng 5. Sự ảnh hưởng tương tác thuốc và nồng độ<br />
digoxin huyết tương<br />
Thuốc tương tác<br />
Amiodaron<br />
Thuốc tương tác ở mức độ trung bình *<br />
Nhóm không có tương tác thuốc<br />
<br />
Nồng độ trung<br />
bình (ng/ml)<br />
0,99 ± 0,52<br />
0,60 ± 0,23<br />
0,40 ± 0,09<br />
<br />
(*) Thuốc có tương tác với digoxin ở mức độ trung bình:<br />
furosemid, captopril, salbutamol, spironolacton,…<br />
<br />
Bảng 6. Sự cải thiện chất lượng thở của bệnh nhân<br />
Nhịp hô hấp (lần/phút)<br />
<br />
Trước điều trị Sau điều trị<br />
21,66 ± 2,67 16,22 ± 1,37<br />
<br />
Nồng độ digoxin huyết tương<br />
trung bình<br />
<br />
0,56 ± 0,24 (ng/ml)<br />
<br />
Bảng 7. Sự cải thiện tần số tim của bệnh nhân<br />
Nhịp tim (lần/phút)<br />
<br />
Trước điều trị<br />
Sau điều trị<br />
110,24 ± 30,64 80,24 ± 8,73<br />
<br />
Nồng độ digoxin huyết<br />
tương trung bình<br />
<br />
0,56 ± 0,24 (ng/ml)<br />
<br />
Bảng 8. Liều digoxin được hiệu chỉnh khi dùng<br />
chung với amiodaron<br />
STT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
ClCr<br />
Cldigoxin Cdigoxin Cdigoxin<br />
Liều<br />
(ml/phút) (ml/phút) khảo sát mục tiêu hiệu chỉnh<br />
(ng/ml) (ng/ml) (mg/ngày)<br />
30,34<br />
49,47<br />
1,08<br />
0,56<br />
0,0616<br />
48,14<br />
65,36<br />
0,43<br />
0,56<br />
0,0810<br />
33,40<br />
52,39<br />
1,46<br />
0,56<br />
0,0649<br />
Trung bình liều dùng/ngày<br />
0,0692<br />
<br />
Với liều dùng 0,125 mg digoxin/ngày, nồng<br />
độ digoxin của 22 bệnh nhân (62,86%) sau ngày<br />
thứ 7 có giá trị dưới khoảng trị liệu (< 0,5<br />
ng/ml); tất cả bệnh nhân trong nhóm này đều có<br />
đáp ứng điều trị tốt. Có 8 bệnh nhân (22,86%) có<br />
nồng độ digoxin huyết tương nằm trong<br />
khoảng trị liệu từ 0,5 – 0,8 ng/ml, những bệnh<br />
nhân này đa số bị suy tim có kèm rung nhĩ và<br />
đáp ứng tốt với liều điều trị này, tức là có sự cải<br />
thiện về chất lượng thở, kiểm soát nhịp tim, hết<br />
đau ngực, đỡ mệt.<br />
Theo kết quả phân tích tổng hợp (metaanalysis)(7,9) gần đây, những bệnh nhân có nồng<br />
độ digoxin huyết tương thấp trong khoảng (0,5 –<br />
0,9 ng/ml) giảm tỷ lệ tử vong và giảm tần suất<br />
nhập viện hơn so với những bệnh nhân có nồng<br />
độ digoxin huyết tương ở mức 1,0 -1,2 ng/ml<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
hoặc > 1,2 ng/ml. Kết quả khảo sát của nhóm<br />
nghiên cứu cho thấy có 3 bệnh nhân (8,57%) có<br />
nồng độ digoxin huyết tương thuộc khoảng<br />
0,8 – 1,2 ng/ml. Và chỉ có 2 bệnh nhân có nồng<br />
độ digoxin huyết tương trong khoảng<br />
1,2 – 2,0 ng/ml, đây là mức nồng độ cần hết sức<br />
lưu ý trong quá trình điều trị; tuy nhiên ở mức<br />
nồng độ này thì 2 bệnh nhân bị suy tim kèm<br />
rung nhĩ (5,71%) có đáp ứng tốt trong điều trị,<br />
nồng độ các chất điện giải ở mức bình thường,<br />
không thấy có các dấu hiệu của việc ngộ độc<br />
digoxin và có sự cải thiện tốt trên điện tâm đồ.<br />
Trong số 14 bệnh nhân suy tim có 2 bệnh nhân<br />
có nồng độ digoxin huyết tương nằm trong<br />
khoảng trị liệu 0,5 – 0,8 ng/ml (chiếm 14,29%).<br />
Khoảng trị liệu trong điều trị rung nhĩ (0,8 – 2,0<br />
ng/ml), có 1 bệnh nhân có rung nhĩ đơn độc<br />
được chỉ định dùng digoxin để kiểm soát nhịp<br />
nhanh trên thất; có 3 bệnh nhân (16,67%) suy tim<br />
có kèm rung nhĩ được chỉ định dùng digoxin để<br />
kiểm soát rung nhĩ cơn và cải thiện tình trạng<br />
suy tim.<br />
Tương tác thuốc giữa digoxin và amiodaron<br />
có thể gây tăng nồng độ digoxin huyết lên gấp<br />
đôi và có thể gây ngộ độc cho bệnh nhân(10).<br />
Trong nghiên cứu này, các bệnh nhân đều có<br />
đáp ứng tốt, không có biểu hiện ngộ độc<br />
digoxin. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra<br />
khoảng nồng độ tối ưu trong điều trị với digoxin<br />
là 0,8 – 1,2 ng/ml(11,12), trong khi nồng độ trung<br />
bình của đề tài nghiên cứu này là 0,56 ± 0,24<br />
ng/ml, có sự khác biệt có ý nghĩa so với kết quả<br />
nồng độ digoxin huyết tương trung bình của các<br />
nghiên cứu trước. Như vậy, để đạt được hiệu<br />
quả điều trị thì các bệnh nhân của nhóm nghiên<br />
cứu này chỉ cần đạt nồng độ 0.56 ng/ml mà<br />
không cần đạt đến nồng độ cao hơn (0,8 – 1,2<br />
ng/ml). Do vậy, nồng độ digoxin mong muốn<br />
được đề nghị đối với nhóm bệnh nhân này 0,56<br />
ng/ml. Qua kết quả tính được ở bảng 8, người<br />
nghiên cứu đề nghị lấy liều trung bình cho<br />
nhóm bệnh nhân này là 0,0625 mg (tương<br />
đương ¼ viên 0,25 mg, dạng bào chế đã có trên<br />
thị trường).<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Nồng độ digoxin huyết tương trung bình<br />
Đo được trên nhóm bệnh nhân là 0,56 ± 0,24<br />
ng/ml, nồng độ cao nhất là 1,77 ng/ml và thấp<br />
nhất là 0,3 ng/ml.<br />
<br />
Phân bố bệnh nhân theo các khoảng nồng<br />
độ<br />
22 bệnh nhân (62,86%) có nồng độ dưới<br />
0,5 ng/ml, 8 bệnh nhân (22,86%) có nồng độ<br />
thuộc khoảng 0,5 – 0,8 ng/ml, 3 bệnh nhân<br />
(8,57%) có nồng độ thuộc khoảng 0,8 – 1,2 ng/ml<br />
và có 2 bệnh nhân (5,71%) có nồng độ thuộc<br />
khoảng 1,2 – 2,0 ng/ml.<br />
<br />
Hiệu chỉnh liều digoxin uống trên một số<br />
bệnh nhân có dùng chung với amiodaron<br />
Nhóm tương tác với amiodaron có nồng độ<br />
trung bình 0,99 ± 0,52 ng/ml cao hơn có ý nghĩa<br />
thống kê (p< 0,05) so với nhóm có mức độ tương<br />
tác trung bình có nồng độ trong khoảng<br />
0,53 ± 0,31 ng/ml và nhóm không có tương tác<br />
thuốc có nồng độ trong khoảng 0,40 ± 0,09<br />
ng/ml. Liều trung bình khuyến cáo cho nhóm<br />
bệnh nhân này là 0,0625 mg/ngày.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
Ali Ahmed, MD, (2008), An Update on the Role of Digoxin in<br />
Older Adults with Chronic Heart Failure.<br />
Amitava Dasgupta, PhD, DABCC, FACB, (2008), Handbook of<br />
drug monitoring methods, Humana press, Totowa, New Jersey;<br />
1; pp.1-126.<br />
Andrew Sidwell, Murray Barclay, Evan Begg and Grant<br />
Moore, (2003), The practice of digoxin therapeutic drug<br />
monitoring, Journal of the New Zealand Medical Association,<br />
12-December-2003, Vol 116 No 1187.<br />
Barbara G.Wells. PharmD, (2006), Pharmacotherapy handbook,<br />
Mc Graw-Hill; 7; pp.71-90.<br />
Bộ Y tế, (2009), Dược thư quốc gia Việt nam.NXB Y học; tr.439441.<br />
Đặng Vạn Phước, Châu Ngọc Hoa, (2009), Điện tâm đồ trong<br />
thực hành lâm sàng, NXB Y học, tr.114-116.<br />
Goldman Ausiello, (2008), Cecil’s Textbook of medicine 23rd,<br />
Elservier.<br />
Hội tim mạch học Việt Nam. Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim<br />
mạch và chuyển hóa. NXB Y học, tr.439.<br />
Hood WB Jr, Dans AL, Guyatt GH, Jaeschke R, McMurray<br />
JJV, (2003), Digitalis for treatment of congestive heart failure<br />
in patients in sinus rhythm. Cochrane Database of Systematic<br />
Reviews 1, 2003.<br />
<br />
351<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
12.<br />
<br />
352<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Hunt SA, Baker DW, Chin MH et al, (2001), ACC/AHA<br />
guidelines for evaluation and management of chronic heart failure in<br />
adult, J Am Coll Cardiol; 104: pp.2966 – 3007.<br />
Jung F, DiMarco JP (2008), Treatment strategies for atrial<br />
fibrillation 2008; 104: pp.272-286.<br />
Larry a. Bauer, (2006), Clinical pharmacokinetic handbook,. Mc<br />
Graw-Hill; 6; pp.139-172.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
Nguyen Huong Thao, Mai Phương Mai, Nguyen Tuan Dung,<br />
Bui Tung Hiep, (2003), Clinical monitoring digoxin concentration<br />
at Trung Vuong hospital, HoChiMinh city.<br />
Thạch Nguyễn, (2007), Một số vấn đề cập nhật trong chẩn đoán<br />
và điều trị Bệnh tim mạch 2007. NXB Y học, pp.412-413.<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />