intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT GIAO THÔNG - BÀI 3

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

83
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

KHẢO SÁT VÀ ĐO ĐẠT CÁC CƠ CẤU PHÁT LỰC,XY LANH I Cơ sở lý thuýêt : 1. Lực tác động lên hệ thống phát lực : _Công suất của động cơ được truyền đến bánh xe chủ động của ôtô nhờ bộ phận phát lực.Trong quá trình làm việc lực tác động lên hệ thống phát lực chủ yếu bao gồm lực do nhiên liệu cháy sinh ra gọi là lực khí thể Pz và lực đo khối lượng của các chi tiết chuyển động tạo nên gọi là lực quán tính Pj. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT GIAO THÔNG - BÀI 3

  1. THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT GIAO THÔNG BÀI 3 : KHẢO SÁT VÀ ĐO ĐẠT CÁC CƠ CẤU PHÁT LỰC,XY LANH ************************** I> Cơ sở lý thuýêt : 1. Lực tác động lên hệ thống phát lực : _Công suất của động cơ được truyền đến bánh xe chủ động của ôtô nhờ bộ phận phát lực.Trong quá trình làm việc lực tác động lên hệ thống phát lực chủ yếu bao gồm lực do nhiên liệu cháy sinh ra gọi là lực khí thể Pz và lực đo khối lượng của các chi tiết chuyển động tạo nên gọi là lực quán tính Pj. 2. Hoạt động và chức năng của các bộ phận trong hệ thống phát lực: a. Piston: Là chi tiết quan trọng, cùng với xylanh, nắp xylanh bao kín tạo thành buồng cháy,vừa tiếp nhận lực khí cháy truyền cho thanh truyền cũng như nhận lực từ thanh truyền để nén khí. Piston chịu nhiệt độ cao,ma sát lớn, áp suất lớn, lực quán tính và ăn mòn hóa học.Do piston chịu tải trọng phức tạp nên kết cấu của nó rất đa dạng, phù hợp với từng loại động cơ cụ thể. Piston gồm bốn phần: đỉnh, đầu, thân và váy. Piston thường được làm bằng gang, thép hoặc hợp kim nhôm. b. Chốt piston: Có vai trò kết nối piston và thanh truyền trong quá trình làm việc, chốt piston chịu lực khí thể, lực quán tính, chịu nhiệt độ cao và khó bôi trơn. Các lực này có giá trị thay đổi, tuần hoàn, sinh va đập giữa chốt và các chi tiết kết nối. Để tránh sự va đập khi chuyển động, chốt piston được gia công rất chính xác, độ bóng cao và khe hở lắp ghép là rất bé. Chốt piston thường có dạng trụ rỗng, làm bằng thép ít cacbon hoặc thép hợp kim. c. Xecmăng: Xecmăng có nhiệm vụ bao kín tránh lọt khí từ buồng cháy xuống cacte dưới, đồng thời ngăn dầu từ dưới sục lên buồng cháy. Xecmăng chịu tải trọng cơ học lớn, chịu lực quán tính lớn, có chu kì và va đập; đồng thời còn chịu nhiệt độ cao ,ma sát lớn, ăn mòn hóa học và ứng súât ban đầu khi lắp xecmăng vào piston. Gồm có hai loại xecmămg: xecmăng khí và xecmăng dầu. Xecmăng thường được làm bằng gang xám pha hợp kim. d. Thanh truyền: Là một chi tiết trung gian, nối giữa piston và trục khuỷu, trong quá trình làm việc thanh truyền chuyển động rất phưc tạp, đầu nhỏ chuyển động tịnh tiến, đầu to chuyển động quay tròn và thân chuyển động song phẳng. Thanh truyền chịu lực khí thể, lực quán tính có va đập và tuần hoàn. Thanh truyền thường được chế tạo từ thép ít cacbon hoặc thép cacbon trung bình. e. Trục khuỷu: Là chi tiết chính của động cơ, nó nhận lực từ piston, thanh truyền tạo moment quay kéo các cơ cấu phụ; nhận năng lượng của bánh đà để truyền cho thanh truyền, piston thực hiện quá trình nén và trao 8 www.ebook.edu.vn
  2. THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT GIAO THÔNG đổi khí trong xylanh Hình dạng của nó phức tạp phụ thuộc vào số xylanh, kiểu động cơ và cách bố trí xylanh. Trục khuỷu chịu lực khí thể, lực quán tính có va đập mạnh và tuần hoàn. Trục khuỷu thường gồm: đầu, cổ khuỷu, chốt, má khuỷu, đối trọng và đuôi. f. Bánh đà: Công dụng chính của bánh đà là giữ cho độ không đồng đều của động cơ nằm trong giới hạn cho phép, đồng thời còn là nơi lắp các chi tiết của cơ cấu khởi động. Bánh đà thường có các dạng: dĩa, chậu, vành và nan hoa. Bánh đà thường được chế tạo từ gang xám hoặc thép ít hợp kim. 3. Thiết bị thí nghiệm: a. Bố trí 2 động cơ tháo lắp nhanh: Thông số cơ sở của động cơ: . Động cơ sống 4 xylanh thẳng hàng . Làm mát bằng nước . Hệ thống nhiên liệu:xăng . 1 thân máy piston gang và 1 thân máy piston nhôm b. Một số dụng cụ thiết bị chuyên dùng: . Cảo xecmăng . Cảo xupap . Cảo bóp xécmăng (Piston ring compressor) c. Dụng cụ đo thí nghiệm: . Panme đo trong . Panme đo ngoài . Thước lá . Đồng hồ so . Khối V 4. Trình tự thí nghiệm: a. Chuẩn bị thí nghiệm: _ Kiểm tra đồ dùng thí nghiệm. _ Thực hiện các bước tháo ráp động cơ đúng theo sử hướng đẫn của giáo viên. _ Kiểm tra các thiết bị đo. b. Trình tự thí nghiệm: i) Piston: _ Đo độ oval của piston: * Độ oval là hiệu số giữa đường kính vuông góc với tâm trục piston và đường kính song song với tâm trục piston ở phần thân. _ Dùng panme đo ngoài để kiểm tra. _ Đo khe hở giữa piston và xylanh: * Phương pháp: . Dùng panme đo trong đo đường kính lòng xylanh . Dùng panme đo ngoài xác định đường kính thân piston . Hiệu số 2 kích thước trên, chúng ta được khe hở giữa piston và lòng xylanh * Lưu ý: Piston nhôm: Δc =(0.006 … 0.008)D Piston gang: Δc =(0.004 … 0.006)D ii) Trục khuỷu: Tương tự như quá trình đo piston: . Đo độ côn của trục khuỷu tại các cổ khuỷu khác nhau . Đo độ oval của trục khuỷu tại các cổ khuỷu khác nhau 9 www.ebook.edu.vn
  3. THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT GIAO THÔNG II> Số liệu thí nghiệm: a) Số liệu đo đạt piston: * Đo độ côn: Đường kính Đo lần 1 Đo lần 2 Đo lần 3 piston (mm) (mm) (mm) d1 (mm) 79.5 79.5 79.2 d2 (mm) 79.9 80 79.9 Độ côn (mm) 0.4 0.5 0.7 => Độ côn trung bình: 0.53 (mm) * Đo độ oval: Đường kính Đo lần 1 Đo lần 2 Đo lần 3 piston (mm) (mm) (mm) d hướng 80 79.9 79.9 trục(mm) d song song 78.7 78.5 78.7 trục (mm) Độ oval 1.3 1.4 1.2 (mm) => Độ oval trung bình: 1.3 (mm) b) Số liệu đo đạt trục khuỷu: * Đo độ côn: K1 K2 K3 K4 D1 D2 D1 D2 D1 D2 D1 D2 (mm) (mm) (mm) (mm) (mm) (mm) (mm) (mm) 42.9 43 43.2 43.4 43 43.1 43.2 43.3 42.8 42.9 43.1 43.2 43.3 43.4 42.9 43.1 42.6 42.7 43.1 43.3 42.9 43 43 43.1 * Đo độ oval: K1 K2 K3 K4 D1 D2 D1 D2 D1 D2 D1 D2 (mm) (mm) (mm) (mm) (mm) (mm) (mm) (mm) 42.9 42.7 42.8 42.7 43 42.9 43.1 42.9 10 www.ebook.edu.vn
  4. THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT GIAO THÔNG 42.8 42.6 43.1 43 43.1 42.9 43.1 42.9 42.6 42.7 42.9 42.8 43.1 43 43.2 43 III> Nhận xét: Bài thí nghiệm cung cấp những kiến thức cơ bản về hoạt động của cơ cấu phát lực cũng như cấu tạo chính xác của các chi tiết của cơ cấu phát lực. Ngoài ra bài thí nghiệm còn hướng dẫn cách sử dụng các dụng cụ đo để đo đạt các kích thước ngoài của piston và trục khuỷu, để từ đó ta suy ra được độ côn, độ oval của piston và trục khuỷu - những thông số cơ bản quan trọng trong quá trình chế tạo và sử dụng piston và trục khuỷu. 11 www.ebook.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2