intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thị trường tự do có làm xói mòn nhân cách đạo đức hay không?

Chia sẻ: Tùy Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

56
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vấn đề được đem ra thảo luận trong bài viết này là chủ nghĩa tư bản, dựa trên quyền tự do trao đổi, đã bị mang tiếng là hệ thống dã man và phi đạo đức, đấy là nơi mà mỗi người đều chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình, sẵn sàng phản bội, lừa bịp nhằm giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh. Liệu xã hội tư bản chủ nghĩa có dứt khoát dẫn tới suy thoái đạo đức hay không? Thị trường tự do có tương thích với các giá trị đạo đức hay không, nó sẽ phá hủy hay khuyến khích những giá trị này? Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thị trường tự do có làm xói mòn nhân cách đạo đức hay không?

Tác phẩm dịch DC-16<br /> <br /> Thị trường tự do có làm xói mòn nhân cách<br /> đạo đức hay không?<br /> Phạm Nguyên Hoàng dịch<br /> <br /> © 2011 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách<br /> <br /> Tác phẩm dịch DC-16<br /> <br /> Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> Thị trường tự do có làm xói mòn nhân cách<br /> đạo đức hay không?<br /> Nhiều tác giả<br /> Phạm Nguyên Hoàng dịch<br /> <br /> Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của (các) tác giả và không nhất thiết<br /> phản ánh quan điểm của dịch giả hoặc VEPR.<br /> <br /> Mục lục<br /> Lời giới thiệu................................................................................................................................... 3<br /> Bài 1: Ngược lại .............................................................................................................................. 4<br /> Bài 2: Điều đó còn tùy thuộc .......................................................................................................... 7<br /> Bài 3: Đúng, Nhưng… .................................................................................................................. 11<br /> Bài 4: Không ................................................................................................................................. 15<br /> Bài 5: Tất nhiên là như vậy ........................................................................................................... 19<br /> Bài 6: Không! Và, Có ................................................................................................................... 23<br /> Bài 7:Chắc chắn. Hay là có phải vậy không? ............................................................................... 27<br /> Bài 8: Đúng, Quá Thường Xuyên ................................................................................................. 30<br /> Bài 9: Không, Nếu so sánh ........................................................................................................... 34<br /> Bài 10: Thà chúng ta không biết ................................................................................................... 37<br /> Bài 11: Không chút nào ................................................................................................................ 40<br /> Bài 12: Tất cả còn tùy thuộc ........................................................................................................ 44<br /> Bài 13: Không ............................................................................................................................... 48<br /> <br /> 2 <br /> <br /> Lời giới thiệu<br /> Trong mùa hè năm 2011, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã thực<br /> hiện hai Khóa học Hè về Những nền tảng của kinh tế thị trường cho các bạn sinh viên khối kinh<br /> tế và khoa học xã hội tại miền Bắc và miền Nam. Để chuẩn bị tài liệu cho khóa học, một thành<br /> viên của Ban tổ chức là ThS. Phạm Nguyễn Hoàng (Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo<br /> chứng khoán - Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước) đã dụng công dịch toàn bộ 13 bài thảo luận<br /> trong cuộc tranh luận Does the free market corrode moral character? do Quỹ John Templeton tổ<br /> chức và sau đó tập hợp lại dưới dạng một cuốn sách nhỏ. Cuộc thảo luận này nằm trong chuỗi<br /> những cuộc thảo luận về “Các vấn đề lớn” (“Big Questions”) do Quỹ John Templetion tổ chức,<br /> nhằm thu nhận những trao đổi từ các nhà khoa học, học giả và các nhân vật nổi tiếng về những<br /> câu hỏi lớn của thời đại chúng ta.<br /> Có một sự trùng hợp thú vị, là khi khóa học diễn ra, Ban tổ chức mới biết rằng một Khách<br /> mời của chương trình là dịch giả Phạm Nguyên Trường, người ủng hộ kinh tế thị trường và chủ<br /> nghĩa tự do, cũng đã dịch tập tiểu luận này từ trước đó, và đăng tải trên blog cá nhân của ông.<br /> Toàn bộ phần dịch của ông đã được VEPR công bố trong Tác phẩm Dịch DC-15: Thị trường tự<br /> do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không?.<br /> Sự trùng hợp này cho thấy những người cùng chia sẻ một mối quan tâm, hay rộng lớn hơn,<br /> một lý tưởng, thường dễ dàng gặp nhau, dù không hẹn trước.<br /> Hai phiên bản tiếng Việt của tập tiểu luận có hơi khác nhau một chút (phiên bản của ThS.<br /> Phạm Nguyễn Hoàng theo sát bản được công bố trên trang web của Quỹ John Templetion, còn<br /> bản của dịch giả Phạm Nguyên Trường có nhiều hơn một tiểu luận, và được sắp xếp theo thứ tự<br /> khác), nhưng đều là những bản dịch có chất lượng cao, thể hiện công phu và tâm huyết của<br /> người dịch. Để độc giả có thêm điều kiện tham khảo, VEPR trân trọng công bố cả hai phiên bản<br /> tiếng Việt. Bản dịch này của ThS. Phạm Nguyễn Hoàng được đánh số DC-16, với tựa đề: Thị<br /> trường tự do có làm xói mòn nhân cách đạo đức hay không?.<br /> Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.<br /> TS. Nguyễn Đức Thành<br /> 10/2011.<br /> 3 <br /> <br /> Bài 1: Ngược lại<br /> <br /> Jadish Bhagwati<br /> Jadish Bhagwati là giáo sư đại học về kinh tế và luật học tại Đại học Columbia, thành viên<br /> cao cấp kinh tế quốc tế trong Hội đồng Quan hệ đối ngoại, và là tác giả của “Bảo vệ Toàn cầu<br /> hoá”. Ông viết nhiều về chính sách công và thương mại quốc tế.<br /> Tôi có thể khẳng định từ kinh nghiệm bản thân là, nếu bạn cố gắng nói về thị trường tự do<br /> tại các khu học xá ở các trường đại học, bạn sẽ bị chôn vùi trong hàng loạt những lời chỉ trích về<br /> toàn cầu hoá. Sự phản đối của các khoa và sinh viên đối với việc mở rộng thị trường quốc tế bắt<br /> nguồn phần lớn từ cảm giác về lòng vị tha. Nó phát triển từ sự lo ngại của họ về các vấn đề xã<br /> hội và đạo đức. Một cách đơn giản, họ tin rằng toàn cầu hoá thiếu một bộ mặt nhân đạo. Tôi có<br /> một cách nhìn ngược lại. Tôi cho rằng toàn cầu hóa dẫn tới không chỉ sự sáng tạo và lan rộng của<br /> của cải mà còn là những thành quả thuộc về đạo đức và những nhân cách tốt hơn cho các bên<br /> tham gia.<br /> Nhiều người chỉ trích tin rằng toàn cầu hoá ngăn cản các vấn đề xã hội và đạo lý, như là việc<br /> giảm lao động trẻ em và nghèo đói tại các nước nghèo và việc thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ<br /> môi trường. Song, khi tôi trình bày các vấn đề này và một số vấn đề khác trong cuốn sách của<br /> tôi, Bảo vệ toàn cầu hoá, tôi nhận ra rằng kết quả thực tế lại ngược với những ai sợ hãi nó.<br /> Ví dụ, nhiều người tin rằng các nông dân nghèo sẽ hưởng ứng những cơ hội lớn hơn về mặt<br /> kinh tế do toàn cầu hoá đem lại bằng cách cho con cái của họ nghỉ học và bắt đi lao động. Vì thế,<br /> việc mở rộng thị trường tự do sẽ có thể là một cách thức độc ác. Nhưng tôi nhận ra rằng điều<br /> 4 <br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2