intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN: ÂM NHẠC LỚP 6 - TIẾT 4

Chia sẻ: Trần Thị Thanh Thủy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

439
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

HS nhận biết và làm quen với các hình nốt nhạc và giá trị trường độ của chúng trong bản nhạc. - HS biết được hình dáng của 2 dấu lặng đen, lặng đơn và giá trị trường độ của chúng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN: ÂM NHẠC LỚP 6 - TIẾT 4

  1. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN: ÂM NHẠC (Tuần 4: Từ ngày đến / / /2006)  - Trường : THCS Bông Sao A - Khối : 6 Trần Thị Thanh Thủy - GVBM : - Tiết 04 * Nhạc lí: Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh : * Tập đọc nhạc: TĐN số 1 I. MỤC TIÊU - HS nhận biết và làm quen với các hình nốt nhạc và giá trị trường độ của chúng trong bản nhạc. - HS biết được hình dáng của 2 dấu lặng đen, lặng đơn và giá trị trường độ của chúng. - Làm quen, nghe và tập đọc cao độ các nốt Đồ - Rê – Mi – Fa – Sol – La. II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ - Nhạc cụ (đàn organ), bảng kẻ phụ bài TĐN số 1. - Hát chuẩn xác bài TĐN số 1. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1- Ổn định. 2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra xen kẽ trong quá trình dạy học. 3- Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HỌC SINH Nội dung 1: - Giới thiệu về các hình nốt ghi trường độ âm - Quan sát SGK/12 và nhạc thường gặp trong bản nhạc. lắng nghe. Nhạc lí: Các kí hiệu (1 trắng = 2 tròn = 4 đen = 8 đơn = 16 kép) + Hình nốt tròn: ngân dài 4 phách. ghi trường độ - Ghi bài. + Hình nốt trắng: ngân dài 2 phách. của âm thanh + Hình nốt đen: ngân dài 1 phách. + Hình nốt móc đơn: ngân dài ½ phách. + Hình nốt móc kép: ngân dài ¼ phách. - Cách viết các hình nốt lên khuông nhạc - Tập vẽ các nốt nhạc (hướng dẫn theo SGK/13). vào tập. + Chú ý quy ước vẽ đuôi nốt nhạc: đuôi quay - Nghe và ghi bài. lên thì nằm bên tay phải, đuôi quay xuống thì nằm bên tay trái – những nốt nằm dưới dòng kẻ thứ 3 thì có đuôi quay lên – những nốt nằm phía trên dòng kẻ thứ 3 thì có đuôi quay xuống. - Giới thiệu các dấu lặng: Kí hiệu thời gian tạm ngừng nghỉ của âm thanh. + Lặng đen: nghỉ 1 phách -1-
  2. + Lặng đơn: nghỉ ½ phách. - Vẽ các kí hiệu. - Cho HS tập vẽ các kí hiệu ghi trường độ. -> Nhận xét, đánh giá. Nội dung 2: - GV giới thiệu bái TĐN (đặt câu hỏi cho HS - Quan sát và trả lời Tập đọc nhạc trả lời): câu hỏi của GV. TĐN số 1 + Bài TĐN có mấy khuông nhạc? (1) + Trong bài sử dụng khóa gì? (Khóa Sol) + Về trường độ, bài hát sử dụng các hình nốt nào? (hình nốt đen). Giá trị trường độ của hình nốt đó? (1 phách) + Trong bài sử dụng các kí hiệu gì? (lặng đen) + Về cao độ, sử dụng cao độ của những nốt nhạc nào? (Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La). Nốt thấp nhất? (Đồ), nốt cao nhất (La). - Cho HS đọc tên nốt nhạc (2 – 3 lần). - Đọc tên nốt nhạc. - Cho HS nghe mẫu toàn bài TĐN số 1. - Lắng nghe. - Luyện thanh. - Luyện thanh. - Tập xướng âm từng câu (theo lối móc xích): - Tập xướng âm theo + Chia bài TĐN thành 2 câu hát. hướng dẫn của GV. + GV đàn giai điệu câu 1 (3 lần) -> HS hát nốt (Tương tự cho câu sau) (Chú ý nhắc nhở chỗ có dấu lặng đen). + Cho HS nghe lại giai điệu cả bài lại 1 lần -> Lớp hát ráp 2 câu với đàn (cao độ) - Hát ráp toàn bài. + Chia nhóm, cá nhân thực hiện. - Nhóm,cá nhân thực -> Nhận xét, sửa sai. hiện. + Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu ->Nhắc nhở - Hát + vỗ tay theo tiết cách vỗ khi gặp dấu lặng đen. tấu + Chia nhóm, cá nhân luyện tập. - Nhóm, cá nhân thực -> Nhận xét, đánh giá. hiện. 4- Củng cố lại nội dung tiết học - Cho HS nhắc lại nội dung tiết học và hát lại bài TĐN số 1. 5- Dặn dò, kết thúc - Vẽ các kí hiệu, nốt nhạc từ Đồ đến Đố theo 5 loại hình nốt tròn, trắng đen, đơn, móc kép. - Học thuộc quy ước cách vẽ các nốt nhạc và giá trị trường độ của 5 loại hình nốt. - Chép bài TĐN số 1vào tập chép nhạc, xem trước bài tiết 5. IV. RÚT KINH NGHIỆM KÝ DUYỆT CỦA BGH GIÁO VIÊN Trần Thị Thanh Thủy -2-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2