Tạ Thị Kiều Oanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
86(10): 61 - 65<br />
<br />
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO BỘ ĐẾM SẢN PHẨM SỬ DỤNG VI ĐIỀU KHIỂN 8051<br />
Tạ Thị Kiều Oanh<br />
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong bài báo này, chúng tôi trình bày về việc thiết kế, chế tạo bộ đếm sản phẩm sử dụng vi điều<br />
khiển 8051. Sơ đồ của bộ đếm được thiết kế gồm đầy đủ các khối từ khối nhận tín hiệu vào, xử lý<br />
tín hiệu, lấy tín hiệu từ khối xử lý trung tâm đưa ra hiển thị kết quả đếm trên Led 7 thanh. Trong<br />
đó, vi điều khiển 8051 là khối xử lý trung tâm đảm nhận nhiệm vụ xử lý tín hiệu, chống nhiễu,<br />
đếm và giải mã kết quả đếm. Khả năng ứng dụng và độ tin cậy của bộ đếm đã được khẳng định<br />
bằng mạch điện thực nghiệm.<br />
Từ khóa: Bộ đếm sản phẩm, vi điều khiển 8051, giải mã hiển thị, chế tạo, mạch điện thực nghiệm.<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tự động đếm số lượng trong các dây truyền sản<br />
xuất tự động, bãi đỗ xe tự động, các cửa hàng, siêu<br />
thị …. là một khâu quan trọng để thực hiện quá<br />
trình tự động hóa. Vì vậy, việc xây dựng một bộ<br />
đếm sản phẩm có tính linh hoạt mang khả năng ứng<br />
dụng cao.<br />
Có nhiều phương pháp để xây dựng bộ đếm sản<br />
phẩm, một phương pháp đơn giản là sử dụng phần<br />
tử nhớ nhị phân trigger, tuy nhiên khi số sản phẩm<br />
cần đếm lớn hoặc cần thay đổi linh hoạt thì mạch<br />
đếm sử dụng phần tử nhớ sẽ trở nên phức tạp, thậm<br />
chí không thực hiện được. Khi đó, vi điều khiển<br />
được sử dụng làm phần tử trung tâm. Với sự linh<br />
hoạt và khả năng lập trình cao không những nó có<br />
thể thay thế cho trigger thực hiện chức năng đếm<br />
mà còn thực hiện cả nhiệm vụ giải mã kết quả đếm<br />
sang mã led 7 thanh để đưa ra hiển thị. Với việc tìm<br />
hiểu về vi điều khiển AT 89C51[1,2], phương pháp<br />
thiết kế bộ đếm, mạch giải mã, hiển thị[3,4,5], các<br />
mạch điện tử ứng dụng, linh kiện điện tử[6,7,8,9], ứng<br />
dụng của vi điều khiển trong một số mạch điện[10],<br />
chúng tôi đã nghiên cứu và chế tạo được một bộ<br />
đếm sản phẩm sử dụng vi điều khiển họ 8051 với<br />
khối nhận tín hiệu vào bằng chuyển hóa cơ khí có<br />
xử lý nảy xung bằng phần mềm, hiển thị kết quả<br />
đếm bằng led 7 thanh theo phương pháp đưa dữ liệu<br />
trực tiếp qua bộ đệm dữ liệu và khuếch đại công<br />
suất. Mô hình mạch điện thật đã được chế tạo và<br />
thử nghiệm thành công, đề tài hứa hẹn những ứng<br />
dụng trong việc tự động đếm số lượng sản phẩm trong<br />
<br />
<br />
khâu đóng gói trên các dây truyền tự động, bãi đỗ xe<br />
tự động và nhiều ứng dụng khác.<br />
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO BỘ ĐẾM SẢN PHẨM<br />
Sơ đồ bộ đếm<br />
Sơ đồ cấu trúc của bộ đếm<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc của bộ đếm<br />
<br />
Khối nhận tín hiệu vào<br />
Khi có một sản phẩm đi qua, khối này thực hiện<br />
nhiệm vụ của một cảm biến, nhận biết sản phẩm và<br />
chuyển thành tín hiệu điện đưa vào khối xử lý trung<br />
tâm. Có nhiều phương pháp để nhận biết sản phẩm<br />
như sử dụng chuyển hóa cơ khí, sử dụng điôt hồng<br />
ngoại hay sóng siêu âm.<br />
<br />
a) Mạch dùng điốt hồng ngoại<br />
Hình 2. Mạch nhận tín hiệu vào<br />
<br />
Tel:<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
61<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Tạ Thị Kiều Oanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
b) Mạch dùng chuyển hóa cơ khí<br />
<br />
Phương pháp sử dụng chuyển hóa cơ khí có ưu<br />
điểm hơn các phương pháp khác ở sự đơn giản và<br />
khả năng chống nhiễu tốt, ở phương pháp này hiện<br />
tượng nảy xung vẫn thường xuyên diễn ra, song<br />
điều này lại dễ dàng khắc phục được bởi một mạch<br />
điện phần cứng đơn giản là sử dụng một tụ điện có<br />
dung lượng phù hợp nối song song với chuyển<br />
mạch cơ khí hay bởi một số các câu lệnh trong phần<br />
mềm viết cho vi điều khiển.<br />
Khối xử lý trung tâm<br />
Khi dữ liệu từ khối nhận tín hiệu đưa tới đầu vào<br />
khối xử lý trung tâm, khối sử lý trung tâm sẽ làm<br />
nhiệm vụ đọc, xử lý dữ liệu và đưa dữ liệu đã xử lý<br />
ra khối hiển thị thông qua một bộ đệm dữ liệu và bộ<br />
đệm công suất. Toàn bộ hoạt động của khối này<br />
được thực hiện bởi vi điều khiển 8051.<br />
Khi dữ liệu được đưa vào vi điều khiển bởi chân<br />
P3.3, vi điều khiển làm nhiệm vụ đếm sản phẩm, giải<br />
mã kết quả và đưa ra các chân của cổng P0 (P0.1,<br />
P0.2,…, P0.7), cổng P1 (P1.0, P1.1,…, P1.7), cổng P2<br />
(P2.0, P2.1,… ,P2.7).<br />
- Cổng P0 ( từ P0.1, P0.2,…, P0.7): đưa dữ liệu<br />
hiển thị chữ số hàng trăm.<br />
- Cổng P1 (từ P1.0, P1.1,…, P1.7): đưa dữ liệu hiển<br />
thị chữ số hàng chục.<br />
- Cổng P2 (từ P2.0, P2.1,… ,P2.7): đưa dữ liệu hiển<br />
thị chữ số hàng đơn vị.<br />
Chức năng các chân này thì có thể thay đổi được<br />
tùy vào người thiết kế.<br />
Khối hiển thị<br />
Số lượng sản phẩm đếm được hiển thị trên Led 7<br />
thanh. Các Led 7 thanh sẽ nhận dữ liệu là kết quả<br />
đếm đã được xử lý và giải mã sang mã hiển thị. Có<br />
nhiều phương pháp đưa dữ liệu từ vi điều khiển ra<br />
khối hiển thị như phương pháp đưa dữ liệu trực<br />
tiếp, phương pháp chốt dữ liệu, phương pháp quét<br />
động.<br />
Phương pháp chốt dữ liệu và phương pháp quét<br />
động có ưu điểm là tiết kiệm tài nguyên của vi điều<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
86(10): 61 - 65<br />
<br />
khiển, tuy nhiên chúng lại có hạn chế về tốc độ tác<br />
động, độ sáng của Led và sự phức tạp của mạch<br />
điện phần cứng và phần mềm. Hơn nữa, trong đề tài<br />
này vi điều khiển chỉ thực hiện nhiệm vụ đếm sản<br />
phẩm với dải đếm từ 0 đếm 999 sản phẩm, nên lựa<br />
chọn phương pháp đưa dữ liệu trực tiếp để hiển thị<br />
là phương pháp tối ưu. Theo phương pháp này,<br />
khối hiển thị được thiết kế sử dụng 3 led 7 thanh<br />
Katốt chung được nối với các chân của các cổng<br />
P0, P1, P2 của vi điều khiển thông qua bộ đệm dữ<br />
liệu 74245 và bộ đệm công suất 2803.<br />
<br />
a)<br />
<br />
b)<br />
<br />
c)<br />
Hình 3. Các phương pháp đưa dữ liệu từ vi điều khiển ra<br />
khối hiển thị<br />
a) Phương pháp quét động;<br />
b) Phương pháp chốt dữ liệu;<br />
c) Phương pháp đưa dữ liệu trực tiếp.<br />
<br />
Khối cấp nguồn một chiều<br />
Các phần tử trong bộ đếm đều sử dụng nguồn nuôi<br />
là nguồn điện 1 chiều 5V hoặc 12V, đây là các<br />
nguồn một chiều đã được chế tạo phổ biến, vì vậy<br />
đề tài không tiến hành chế tạo bộ nguồn riêng mà<br />
sử dụng các bộ nguồn sẵn có để cung cấp cho bộ<br />
đếm.<br />
<br />
62<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Tạ Thị Kiều Oanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Từ việc thiết kế các khối như trên, chúng tôi đã<br />
thiết kế được sơ đồ của bộ đếm như hình 4.<br />
Chế tạo mạch điện thực nghiệm<br />
Gồm 2 phần thi công phần cứng và viết chương<br />
trình phần mềm<br />
Thi công phần cứng<br />
Trên cơ sở mạch điện đã thiết kế, quá trình thi công<br />
phần cứng mạch điện gồm các quá trình: Lựa chọn,<br />
bố trí linh kiện, vẽ sơ đồ mạch in.<br />
Sử dụng phần mềm vẽ mạch Protel phiên bản 99SE<br />
thực hiện vẽ mạch in. Phần mềm Protel có khả năng<br />
chuyển tự động từ sơ đồ mạch nguyên lý sang sơ đồ<br />
mạch in, tự động sắp xếp linh kiện và đi dây đường<br />
mạch tuy nhiên đây là mạch điện tương đối đơn<br />
<br />
86(10): 61 - 65<br />
<br />
giản và ít linh kiện do đó có thể thực hiện sắp xếp<br />
linh kiện và đi dây thủ công.<br />
Sau khi vẽ mạch in, có thể thi công mạch in bằng<br />
nhiều phương pháp, trong đề tài này sử dụng<br />
phương thức làm mạch in thủ công, các bước tiến<br />
hành như sau:<br />
+ In bản mạch lên phiến mạch phip đồng<br />
+ Chỉnh sửa bản in và thực hiện ăn mòn trong dung<br />
dịch FeCl3.<br />
+ Khoan mạch<br />
+ Gắn linh kiện<br />
+ Hàn linh kiện<br />
+ Kiểm tra đo thử.<br />
<br />
Hình 4. Sơ đồ nguyên lý của bộ đếm sản phẩm sử dụng vi điều khiển 8051<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
63<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Tạ Thị Kiều Oanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
86(10): 61 - 65<br />
<br />
Hình 5. Sơ đồ mạch in<br />
<br />
Sơ đồ bố trí các linh kiện<br />
<br />
Hình 6. Sơ đồ bố trí các linh kiện trong mạch<br />
<br />
Hình 7. Ảnh chụp sản phẩm chế tạo thực nghiệm bộ đếm sử dụng vi điều khiển AT 89C51<br />
(bên trong và mặt trước bộ đếm)<br />
<br />
Viết chương trình phần mềm<br />
Chương trình phần mềm cho 8051 viết bằng<br />
ngôn ngữ assembly. Trên thực tế có nhiều<br />
phần mềm của nhiều hãng khác nhau có thể<br />
sử dụng để viết và dịch cho 8051 như<br />
BASCOM, KEIL…Trong để tài này sử dụng<br />
chương trình soạn thảo và hợp dịch<br />
C51EVAL.<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
Phần mềm C51EVAL là một phần mềm nhỏ<br />
gọn nhưng có đầy đủ các chức năng như soạn<br />
thảo, dịch ra file *.hex, chạy thử từng bước<br />
hoặc chạy thử toàn bộ. Khi thùc hiện quá<br />
<br />
64<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Tạ Thị Kiều Oanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
86(10): 61 - 65<br />
<br />
trình hợp dịch thành công, ta có thể sử dụng phần mềm này mô phỏng quá trình thực thi của chương trình trước khi<br />
nạp chương trình vào chip vi điều khiển.<br />
Sau khi dịch ra file Hexa, sử dụng mạch nạp chuyên dụng và phần mềm Proload để nạp chương trình vào vi điều<br />
khiển 8051.<br />
Kết quả và đánh giá<br />
Kết quả<br />
Sau khi tì m hiểu bộ vi điều khiển 8051 về cấu trúc phần cứng, tập lệnh lập trình, tổ chức bộ nhớ, sơ đồ bố trí các<br />
chân ra, nhận thấy được việc ứng dụng 8051 để thiết kế bộ đếm sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với dùng các<br />
linh kiện rời rạc khác. Từ đó đề tài đã thiết kế, chế tạo thực nghiệm thành công bộ đếm sản phẩm sử dụng vi điều khiển<br />
8051. Bộ đếm làm việc tốt, linh hoạt, có độ tin cậy cao cho thấy khẳ năng ứng dụng trong nhiều vị trí làm việc khác<br />
nhau.<br />
Đánh giá<br />
Kết quả đạt được của đề tài đã đạt được mục tiêu đề tài đề ra . Mạch điện thực tế họat động tốt cho thấy khả năng<br />
ứng dụng của đề tài vào thực tiễn . Đề tài mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu ban đầu tuy nhiên những kết quả đạt<br />
được sẽ là cơ sở để thực hiện những nghiên cứu cao hơn.<br />
KẾT LUẬN<br />
Với việc sử dụng vi điều khiển làm phần tử trung tâm cho bộ đếm sản phẩm, mạch điện thực tế có kích thước nhỏ<br />
gọn, đơn giản, làm việc ổn định, tin cậy hơn rất nhiều so với bộ đếm sử dụng phần tử nhớ nhị phân Trigger. Hơn<br />
nữa, vi điều khiển là thiết bị có khả năng lập trình nên bộ đếm có tính linh hoạt cao, dễ dàng thay đổi, mở rộng hệ số<br />
đếm để thay đổi số lượng sản phầm cần đếm.<br />
Trên cơ sở những nghiên cứu trên đây, có thể mở rộng đề tài theo hướng trang bị thêm cho bộ đếm các tính năng<br />
như thiết lập trước các giá trị đếm, chức năng đếm tiến/lùi, mở rộng thêm khả năng hiển thị hoặc truyền thông như<br />
hiển thị trên màn hình LCD, giao tiếp và hiển thị trên máy tính…<br />
Bộ đếm sản phẩm sử dụng vi điều khiển đang và sẽ là giải pháp khả thi cho các dây chuyền tự động, bãi đỗ xe tự<br />
động, các cửa hàng, siêu thị…góp phần tăng năng suất, hiệu quả và độ chính xác, giảm chi phí nhân công đáng kể<br />
trong thực tế.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. KS. Lê Thị Hồng Gấm, Bài giảng Kỹ Thuật Số, khoa Vật lý, ĐHSP Thái Nguyên.<br />
[2]. KS. Phạm Đình Bảo, (2004), Điện tử căn bản tập 1,NXB KHKT, Hà Nội.<br />
[3]. Lê Xuân Thế, (2005), Dụng cụ bán dẫn và vi mạch, NXB Giáo dục, Hà Nội.<br />
[4]. Nguyễn Thúy Vân, (2004), Giáo trình kĩ thuật số, NXB KHKT, Hà Nội.<br />
[5]. Ths. Lê Bá Tứ, (2008), Giáo trình môn học kĩ thuật điện tử, ĐHSP Thái Nguyên.<br />
[6]. Tống Văn On – Hoàng Đức Hải, (2006), Họ vi điều khiển 8051, NXB LĐXH, TP. Hồ Chí Minh.<br />
[7]. Trần Đức Tâm, (2010), Thiết kế hệ thống đèn nháy dòng chữ “KHOA VẬT LÝ”, đề tài nghiên cứu khoa học sinh<br />
viên, ĐHSP – ĐHTN.<br />
[8]. TS. Đỗ Kim Bằng, (2005), 101 mạch ứng dụng điện tử - kĩ thuật số, NXB LĐXH, Hà Nội.<br />
[9]. TS. Nguyễn Viết Nguyên (2009) và cộng sự, Giáo trình linh kiện điện tử, NXB Giáo dục , Hà Nội.<br />
[10]. http:www.alldatasheet.com/datasheet.../AT89C51.html.<br />
<br />
SUMMARY<br />
DESIGN AND CONSTRUCTION OF THE PRODUCT COUNTER USING<br />
MICROCONTROLLER 8051<br />
Ta Thi Kieu Oanh<br />
<br />
<br />
<br />
College of Education – Thai Nguyen University<br />
<br />
<br />
<br />
Tel:<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
65<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />