Thiết kế hoạt động giáo dục STEAM tăng cường sự tham gia của trẻ khuyết tật trong lớp mẫu giáo hòa nhập
lượt xem 3
download
Bài viết Thiết kế hoạt động giáo dục STEAM tăng cường sự tham gia của trẻ khuyết tật trong lớp mẫu giáo hòa được nghiên cứu nhằm đưa ra một số gợi ý cho giáo viên mầm non trong việc thiết kế hoạt động STEAM trong lớp hòa nhập có sự tham gia của trẻ khuyết tật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thiết kế hoạt động giáo dục STEAM tăng cường sự tham gia của trẻ khuyết tật trong lớp mẫu giáo hòa nhập
- HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0120 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5A, pp. 60-70 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEAM TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP Trần Thị Minh Thành*, Nguyễn Minh Phượng, Hoàng Thị Lệ Quyên và Đào Thị Phương Liên, Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. STEAM được định nghĩa là Khoa học (science) và Công nghệ (Technology) được diễn giải thông qua Kĩ thuật (Engineering) và Nghệ thuật (Art) dựa trên các yếu tố Toán học (Mathematics). Giáo dục STEAM trên thế giới đã được khẳng định là cách tiếp cận phù hợp đối với mọi trẻ, kể cả trẻ khuyết tật. Tại Việt Nam giáo dục STEAM mới được quan tâm vài năm gần đây và chỉ áp dụng thử nghiệm ở một số trường quốc tế, tư thục và công lập trọng điểm. Trên cơ sở phân tích các nghiên cứu đi trước về STEAM, đặc điểm của trẻ khuyết tật và giáo dục STEAM cho trẻ khuyết tật, bài báo này nhằm cung cấp một số gợi ý và minh họa thiết kế hoạt động STEAM làm tăng sự tham gia của trẻ khuyết tật trong lớp mẫu giáo hòa nhập. Từ khóa: STEAM, giáo dục steam, trường hòa nhập, khuyết tật, giáo dục mầm nonnăng viết, bài luận trình bày quan điểm, phương thức liên kết từ vựng, tần suất, khó khăn. 1. Mở đầu Giáo dục thế giới trong thế kỉ XXI được đánh dấu bởi sự ra đời của phương pháp giáo dục STEM/ STEAM. STEAM là các chữ viết tắt bằng tiếng Anh, trong đó S đại diện cho từ Khoa học (Science), T có nghĩa là Công nghệ (Technology), E là Kĩ thuật (Engineenering), A là Nghệ thuật (Art) và M là Toán học (Mathematics). Phương pháp này được khởi xướng ở Mĩ từ những năm 90 của thế kỉ XX và được phát triển mạnh mẽ ở các nước phát triển trên thế giới. Phương pháp giáo dục này mang lại cho học sinh sự hứng thú, sáng tạo và nhiều kĩ năng hơn so với giáo dục truyền thống. Hiện nay, nhiều nước đã nhìn thấy được lợi ích, ý nghĩa của phương pháp này và đã đưa STEAM vào các cấp học từ mầm non đến đại học. Trong thập niên đầu thế kỉ XXI nhiều nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản… đã nghiên cứu những tác động của giáo dục STEAM đối với trẻ khuyết tật trong môi trường hòa nhập. Một số nghiên cứu đã chứng minh tác động tích cực của phương pháp tiếp cận dạy học STEAM đối với việc kích thích hứng thú, sự tham gia, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng sử dụng kiến thức, kĩ năng được học vào cuộc sống… cho học sinh khuyết tật (James D. Basham and Matthew T. Marino, 2013) [1]. Mặc dù đã được tiếp cận với giáo dục STEAM từ nhiều năm trước nhưng hiện nay các trường học ở Việt Nam vẫn chủ yếu dạy các môn học rời rạc, ít có sự gắn kết, liên thông giữa các môn học, tạo thành một chủ đề mang tính hệ thống. Theo một nghiên cứu năm 2021 có đến 41,7% phụ huynh học sinh Việt Nam chưa từng nghe đến STEAM, 50% có nghe nói nhưng không rõ và chỉ có 8.3% biết rõ về phương pháp này (Huynh Tan Hoi, 2021) [2]. Giáo dục STEAM Ngày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 2/11/2022. Ngày nhận đăng: 27/11/2022. Tác giả liên hệ: Trần Thị Minh Thành. Địa chỉ e-mail: thanhttm@hnue.edu.vn 60
- Thiết kế hoạt động giáo dục STEAM tăng cường sự tham gia của trẻ khuyết tật trong lớp mẫu giáo hòa nhập mới được đưa vào một số trường quốc tế và công lập trọng điểm vài năm gần đây. Tuy nhiên, giáo dục STEAM đang được chính phủ quan tâm và có kế hoạch triển khải rộng rãi trong thời gian tới. Một số trường tiểu học quốc tế đã ứng dụng STEAM để nâng cao chất lượng dạy và học và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Ở bậc mầm non, giáo dục STEAM đã từng bước được đưa vào các trường tư thục và công lập. Tuy nhiên, các trường tư thục dường như có sự tiếp cận nhanh chóng hơn do cơ chế quản lí linh hoạt hơn. Trong đó hệ thống STEAMe Garten là một hệ thống có xu hướng đưa giáo dục STEAM vào chương trình một cách mạnh mẽ nhất trong 10 năm qua. Điều 15 của Luật Giáo dục Việt Nam (2019) cho rằng “Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng khác nhau của người học; bảo đảm quyền học tập bình đẳng, chất lượng giáo dục, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm và khả năng của người học; tôn trọng sự đa dạng, khác biệt của người học và không phân biệt đối xử” [3]. Giáo dục hòa nhập được khẳng định là phương thức giáo dục hiệu quả và mang lại lợi ích cho cả trẻ khuyết tật và không khuyết tật (Richard A. Villa and Jacqueline S. Thousand, 2018) [4]. Để đảm bảo tính ưu việt của giáo dục hòa nhập, đòi hỏi một cách tiếp cận mới về phương pháp giáo dục, trong đó đề cao việc thiết kế tổng thể cho việc học nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của trẻ trong lớp. Thiết kế bài học cho sự khác biệt về khả năng, nhu cầu và sở thích của người học đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong đó, việc thiết kế bài học theo nguyên tắc giáo dục STEAM đã được nghiên cứu và khuyến khích áp dụng [1], [5] Bài báo này nhằm đưa ra một số gợi ý cho giáo viên mầm non trong việc thiết kế hoạt động STEAM trong lớp hòa nhập có sự tham gia của trẻ khuyết tật. Trong bài báo này, những đặc điểm của một số dạng khuyết tật phổ biến được phân tích cũng như những lưu ý khi thiết kế hoạt động STEAM dựa trên khả năng, nhu cầu và sở thích đa dạng của trẻ trong lớp và một số ví dụ minh họa sẽ được cung cấp. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về giáo dục STEAM và ứng dụng giáo dục STEAM cho trẻ khuyết tật trên thế giới Thuật ngữ giáo dục STEM đã xuất hiện đầu tiên vào những năm 90 của thế kỉ XX với ý nghĩa là một cách tiếp cận liên ngành khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Những năm sau đó, chữ A với ý nghĩa là nghệ thuật được thêm vào cụm từ trên. Do đó, thuật ngữ STEAM đã được công nhận trên toàn cầu như một thuật ngữ đề cập đến phương pháp dạy học liên ngành. Mục đích phức tạp của STEM/ STEAM là giải quyết nhu cầu xã hội và cá nhân để trở thành một công dân toàn cầu. Ngoài sức hấp dẫn của STEM/ STEAM từ quan điểm toàn cầu, dạy và học các ngành STEM cũng có giá trị trong việc nâng cao chất lượng của cuộc sống hàng ngày đối với học sinh, đặc biệt là đối với những người khuyết tật. Những sinh viên có kiến thức nâng cao về STEM/ STEAM nhiều hơn sẽ có khả năng tìm kiếm công việc tốt hơn. Hơn nữa, những kiến thức trong STEM/ STEAM giúp học sinh sống có chất lượng hơn vì giáo dục STEM/ STEAM giúp chúng được nhúng hoàn toàn vào các tình huống cuộc sống hàng ngày [6]. Một số nhà nghiên cứu đã gọi giáo dục STEAM là tập hợp các lĩnh vực giáo dục liên quan đến khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học và nghệ thuật. Do đó, giảng dạy bất kỳ một trong năm lĩnh vực có thể đơn giản được gọi là giáo dục STEAM. Cho đến nay quan điểm nhận được nhiều sự ủng hộ hơn cả là giáo dục STEAM thể hiện mối quan hệ cộng sinh giữa năm lĩnh vực. Để thành công trong quá trình trải nghiệm học tập STEAM, học sinh cần có khả năng vượt ra khỏi các nhiệm vụ nhận thức ở cấp độ thấp (ví dụ: nhớ lại các sự kiện một cách riêng lẻ) và có được sự hiểu biết cơ bản về nội dung, điều này cho phép các kĩ năng tư duy bậc cao. Samsonov, Pedersen và Hill (2006) đã chỉ ra rằng những người học có nhu cầu đặc biệt thường đòi hỏi rất nhiều sự hỗ trợ của giáo viên trong chương trình giảng dạy STEAM. Do đó, giáo viên STEAM 61
- Trần Thị Minh Thành*, Nguyễn Minh Phượng, Hoàng Thị Lệ Quyên và Đào Thị Phương Liên bắt buộc phải thiết kế các tài liệu ngoại khóa hấp dẫn cung cấp nhiều hỗ trợ giảng dạy theo từng lĩnh vực nội dung (ví dụ: khoa học, toán học, nghệ thuật sáng tạo hoặc thiết kế. Giáo dục STEAM được cho là một phương pháp tiếp cận liên ngành trong đó khoa học và công nghệ được diễn giải thông qua kĩ thuật và nghệ thuật dựa trên các yếu tố toán học. Giáo dục STEAM đã được các nhà nghiên cứu diễn giải như sau: một cách tiếp cận liên ngành khi (1) giảng dạy giữa / giữa bất kỳ hai hoặc nhiều hơn của các ngành STEAM hoặc (2) giảng dạy bất kỳ các ngành STEAM được tích hợp với các các môn học được thiết kế để trang bị cho học sinh kiến thức và kĩ năng giải quyết các vấn đề phức tạp trong thế giới thực. Như vậy có thể hiểu giáo dục STEAM là một phương pháp giảng dạy, vì vậy điểm nhấn chủ yếu là về cách dạy nội dung liên quan đến STEAM hiệu quả nhất đối với các nhu cầu học sinh. Gần đây nghiên cứu về STEM/STEAM cho học sinh khuyết tật đã được quan tâm. James D. Basham and Matthew T. Marino (2013) đã cung cấp những gợi ý cho giáo viên phổ thông về cách thức tăng cường sự tham gia của học sinh khuyết tật vào lớp học STEM thông qua thiết kế tổng thể cho việc học (UDL). Cũng dựa trên mô hình thiết kế tổng thể cho việc học Muhammad Zayyad (2019) đã bàn về giáo dục STEAM cho học sinh khuyết tật học tập [7]. Trước đó, Jiwon Hwang và Jonte C. Taylor (2016) đã nghiên cứu giáo dục STEM cho học sinh khuyết tật với ba vấn đề bao gồm (1) quan điểm truyền thống về giáo dục STEM, (2) tầm quan trọng của giáo dục STEM, và (3) học sinh khuyết tật thành tích trong STEM. Các tác giả xây dựng một khuôn khổ cho giáo dục STEM cho học sinh khuyết tật và thúc đẩy sự kết hợp nghệ thuật để tăng kiến thức và thành tích STEM của học sinh [8]. Park, Yungkeun (2021) đã điều tra nhận thức của giáo viên về việc thực hiện giáo dục STEAM cho học sinh khuyết tật ở Thổ Nhĩ Kì. Trong nghiên cứu này, giáo viên đặc biệt đã có nhận thức tích cực về giáo dục STEAM đối với trẻ khuyết tật trí tuệ nhưng họ gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực tế vì vậy cần thiết phải có sự hỗ trợ để kích hoạt lớp học STEAM [9]. Tóm lại, giáo dục STEM/ STEAM cho học sinh khuyết tật ở trường phổ thông được nhiều tác giả tiếp cận theo mô hình thiết kế tổng thể cho việc học. Theo mô hình này STEAM được cho là kĩ thuật thiết kế, phù hợp với kiến thức, kĩ năng cũng như thói quen suy nghĩ của học sinh. Để thiết kế chương trình giáo dục hiệu quả cho tất cả học sinh, đặc biệt là học sinh khuyết tật, khi đưa STEAM vào mô hình UDL giáo viên cần lưu ý một loạt các yếu tố sau: mục đích rõ ràng, kế hoạch cho sự đa dạng của người học, phương pháp và tài liệu linh hoạt và quản lí thời gian. Trong đó giáo viên cần quan tâm tới các tiêu chuẩn học thuật và ý tưởng lớn kết hợp với hướng dẫn; sự thay đổi của người học trong môi trường học tập; việc sử dụng phương pháp hướng dẫn và tài liệu linh hoạt; dữ liệu đang được thu thập như thế nào để giám sát tiến độ. Giống như kĩ sư, giáo viên giáo dục đặc biệt nên thực hiện các thói quen tư duy [6]. Trong giáo dục mầm non, giáo dục STEAM cũng được quan tâm bởi nhiều nhà giáo dục. Đối với trẻ nhỏ STEAM được hiểu như sau: - Khoa học khuyến khích trẻ điều tra và trả lời các câu hỏi, thường xuyên làm thí nghiệm. - Công nghệ đề cập đến việc sử dụng các công cụ đơn giản như bút chì màu và thước kẻ, cũng như những công cụ phức tạp hơn như kính hiển vi và máy tính. - Kĩ thuật đề cập đến việc nhận ra các vấn đề và kiểm tra các giải pháp. - Nghệ thuật khuyến khích sự sáng tạo và cho phép trẻ em minh họa các khái niệm mà chúng đang học. - Toán học liên quan đến các con số, nhưng cũng bao gồm các mẫu, hình dạng, kĩ năng tổ chức và nhiều hơn thế nữa. Theo Chu Thị Hồng Nhung và các đồng nghiệp [10], giáo dục STEAM cho trẻ mầm non có bốn đặc trưng. Đó là (1) nội dung giáo dục STEAM không phải là lượng tri thức sâu rộng của từng lĩnh vực khoa học mà là sự tích hợp của 5 lĩnh vực; (2) Mục tiêu của STEAM là hình thành tư duy 62
- Thiết kế hoạt động giáo dục STEAM tăng cường sự tham gia của trẻ khuyết tật trong lớp mẫu giáo hòa nhập và năng lực giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến cuộc sống của trẻ; (3) Phương pháp giáo dục STEAM là tìm tòi, trao đổi thảo luận, làm thí nghiệm; (4) Hình thức tổ chức giáo dục STEAM cho trẻ mầm non chủ yếu là các dự án. Sandra M.Linder và Angela Eckoff (2020) đã hướng dẫn ba cách tích hợp STEAM cho trẻ mầm non. Đó là: tích hợp STEAM thông qua dự án dựa vào hứng thú của trẻ; tích hợp STEAM thông qua các vấn đề thường gặp; tích hợp STEAM trong hoạt động chơi [11]. Như vậy, khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán là một phần trong đời sống hàng ngày. Do đó để giúp trẻ có thể dễ dàng tiếp cận STEAM thì các chuyên gia khuyên rằng, giáo viên và cha mẹ nên tích hợp các môn STEAM vào các hoạt động hàng ngày như đọc sách, thảo luận, thí nghiệm, các dự án nghệ thuật, trò chơi… Phương pháp này sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc giới hạn STEAM trong một số hoạt động hoặc một thời gian nhất định trong ngày hay trong tuần. 2.2. Khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết tật trong hoạt động STEAM Đa số trẻ khuyết tật đều có sự phát triển chậm trễ hơn những trẻ bình thường ở một hoặc nhiều lĩnh vực như nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội hay vận động. Tuy nhiên, quy luật bù trừ chức năng đã đem đến những kì diệu cho trẻ khuyết tật khiến cho trẻ có những khả năng đặc biệt so với những trẻ em khác. Một số trẻ khuyết tật có khả năng về toán học, hội họa, âm nhạc hoặc kĩ thuật rất tốt nên các hoạt động giáo dục theo nguyên tắc giáo dục STEAM sẽ giúp những trẻ này tham gia một cách tích cực và phát huy tiềm năng của mình. Tuy hiện nay nghiên cứu về giáo dục STEAM cho học sinh khuyết tật còn rất hạn chế nhưng các nhà nghiên cứu đã bắt đầu chú ý đến việc đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của trẻ với việc thiết kế các kế hoạch bài học STEAM ở các cấp khác nhau (Basham và Marino, 2013) [1]. Trẻ khuyết tật trí tuệ có những hạn chế về khả năng trí tuệ và hành vi thích ứng, nhưng các em có thể tham gia lớp học STEAM khi có sự điều chỉnh hợp lí. Nghiên cứu đã chỉ ra trừ những học sinh khuyết tật trí tuệ mức nặng thì các học sinh khuyết tật trí tuệ có thể tham gia vào các hoạt động STEAM. Hơn nữa, trẻ khuyết tật trí tuệ rất hứng thú, tập trung tốt hơn và đạt được thành tích học tập tốt hơn trong các bài học STEAM vì STEAM sử dụng cách tiếp cận đa giác quan (Park, Yungkeun, 2021) [9]. Trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) thể hiện mức độ chức năng và nhận thức ở các dạng khác nhau. Khoảng 35% số trẻ rối loạn phố tự kỷ đi kèm với Khuyết tật trí tuệ (chỉ số thông minh IQ thấp hơn 70) và 46% có trí tuệ thông minh ở mức trung bình hoặc trên trung bình (Baio, 2012) [12]. Những trẻ này sẽ thể hiện kết quả học tập ở các mức độ khác nhau từ mức dưới trung bình đến trung bình hoặc hơn trung bình trong các lĩnh vực học tập khác nhau (Griswold, Barnhill, Myles, Hagiwara, Simpson, 2002; Mayes & Calhoun, 2008) [13], [14]. Nhìn chung, trẻ rối loạn phổ tự kỷ thường ít có cơ hội tham gia vào các hoạt động học tập trong lớp học hòa nhập hơn so với các bạn học sinh không khuyết tật khác, trong đó các cơ hội tham gia vào các hoạt động STEAM cũng ít hơn (Kleinnert và cộng sự, 2015) [15]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một số phương pháp hiệu quả để dạy học các môn học trong STEAM cho những học sinh RLPTK. Các tác giả Stroizer, Hinton Flores và Terry (2015) [16] nhấn mạnh rằng dạy học xâu chuỗi với những mục tiêu rõ ràng giúp trẻ RLPTK thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn và ít cảm thấy chán nản. Trong khi đó, Root, Browder, Saunders và Lo (2016) [17] khẳng định dạy học một cách cụ thể và có hệ thống giúp trẻ RLPTK học qua từng thành phần trong cả quá trình biểu diễn thao tác phức tạp. Giáo viên cần thực hiện đánh giá quá trình gắn với các mục tiêu dạy học để biết quá trình dạy học cần thay đổi điều gì, kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân và đáp ứng chương trình giáo dục chung. Việc tích hợp các yếu tố nghệ thuật mang lại nhiều lợi ích cho trẻ RLPTK. Một số loại hình hoạt động như âm nhạc, sơn màu, tô vẽ, nặn, cắt dán xé, đan lát may thêu, chạm khắc…, có thể lựa chọn phù hợp với đặc điểm cảm giác-vận động-cảm nhận-thẩm mỹ của trẻ RLPTK vì các chất liệu khác nhau có thể hỗ trợ kiểu tư duy và trải nghiệm khác nhau (Burton, 2004) [18]. Trẻ khiếm thị luôn tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh. Ngoài khiếm khuyết về 63
- Trần Thị Minh Thành*, Nguyễn Minh Phượng, Hoàng Thị Lệ Quyên và Đào Thị Phương Liên thị giác, trí tuệ, các giác quan còn lại và các cơ quan vận động của trẻ khiếm thị không có sự khác biệt so với các bạn sáng mắt. Bản thân khuyết tật thị giác không ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu về mặt nhận thức của trẻ khiếm thị tuy nhiên nó ảnh hưởng đến cách tiếp thu của các em. Theo quy luật bù trừ chức năng, các giác quan còn lại (thính giác, khứu giác, xúc giác và thị giác còn lại) cũng có thể giúp trẻ khiếm thị cảm nhận được các đặc điểm của sự vật, hiện tượng cũng như không gian, thời gian của thế giới khách quan. Do bị mất và suy giảm thị giác nên quá trình tri giác của trẻ khiếm thị chậm hơn so với trẻ sáng mắt. Sự thiếu trọn vẹn và chậm hơn trong quá trình tri giác đã kéo theo những ảnh hưởng liên quan đến sự chú ý về khối lượng, cường độ, tốc độ, quá trình phân tán và tập trung (Nguyễn Đức Minh, 2018) [19]. Trẻ khiếm thính là những trẻ bị suy giảm sức nghe ở các mức độ khác nhau dẫn đến sự khó khăn trong tri giác âm thanh, trong đó có âm thanh lời nói làm hạn chế khả năng giao tiếp bằng lời và ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của trẻ. Trẻ thường ghi nhớ kém những kiến thức có tính chất suy luận, khả năng ghi nhớ có ý nghĩa không bền vững, kém phân biệt so với trẻ nghe bình thường. Thêm vào đó, đối với trẻ khiếm thính, trước thời gian tiếp nhận ngôn ngữ và trong cả quá trình thu nhận ngôn ngữ còn có một thời gian dài dừng lại ở mức độ tư duy trực quan – hình tượng, nghĩa là chúng suy nghĩ không bằng lời mà bằng những hình tượng, hình ảnh. Quy luật bù trừ nhiều khi cũng đem lại cho trẻ khiếm thính những khả năng vượt trội hơn so với trẻ nghe bình thường [20]. Cụ thể, cảm giác và tri giác nhìn ở trẻ khiếm thính được phát triển mạnh để bù trừ cho thính giác. Bởi vậy, trẻ khiếm thính thường để ý những chi tiết nhỏ của thế giới xunh quanh mà trẻ nghe bình thường không để ý đến. Tri giác nhìn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nhận thức thế giới xung quanh, trong việc tri giác, tiếp nhận, lĩnh hội ngôn ngữ nói và cử chỉ điệu bộ. Bên cạnh đó, cảm giác vận động là phương thức giúp trẻ khiếm thính tự kiểm tra sự phát âm dựa trên cảm giác rung nhận được từ bộ máy phát âm. Khả năng đọc hình miệng và ngôn ngữ ký hiệu, cử chỉ điệu bộ của trẻ khiếm thính cũng được hình thành trên cơ sở cảm giác vận động và tri giác nhìn [21]. Mặc dù có những tiềm năng để tham gia vào lớp học STEAM song trẻ khuyết tật sẽ gặp khó khăn trong các lĩnh vực STEAM nhiều hơn đáng kể so với các bạn cùng lứa tuổi. Do đó các giáo viên cần có các chiến lược hướng dẫn và / hoặc các biện pháp can thiệp để giúp cho những trẻ này nâng cao khả năng thực hành trong từng lĩnh vực STEAM. 2.3. Thiết kế bài học STEAM trong lớp mẫu giáo hòa nhập cho trẻ khuyết tật Quá trình học STEAM bắt đầu từ sớm. Học STEAM bao gồm việc khảo sát các hình dạng, xây dựng pháo đài từ các hộp các tông, chơi trò chơi “cửa hàng tạp hóa”, đổ chất lỏng và các vật liệu khác, đổ đầy và làm rỗng các thùng chứa có kích thước khác nhau và trộn sơn để tạo ra màu sắc mới… Nhiều hoạt động hàng ngày của trẻ em sử dụng kĩ năng STEAM, ngay cả khi chúng ta thường không nghĩ về chúng theo cách đó. Khi trẻ em chơi, chúng khám phá và xây dựng các kĩ năng và lí thuyết về thế giới. Khi trẻ nhỏ tìm hiểu về môi trường xung quanh, chúng sẽ cảm nhận được sự hài lòng có thể đến từ việc điều tra, khám phá và giải quyết vấn đề. Người lớn có thể thúc đẩy sự phát triển của trẻ em về các kĩ năng STEAM bằng cách cung cấp các cơ hội học tập và tài liệu hỗ trợ tìm tòi và khám phá. Vì các hoạt động STEAM mang tính tương tác và dựa trên sự khám phá, chúng mang lại nhiều cơ hội cho trẻ em khuyết tật được tham gia tích cực. Khi tổ chức các hoạt động STEAM cho trẻ khuyết tật, giáo viên cần phải giúp trẻ tận dụng tối đa các giác quan để khám phá thế giới, cần sử dụng kết hợp nhiều phương tiện khác nhau (đồ dùng trực quan, kí hiệu, cử chỉ điệu bộ…). Giáo viên cần sử dùng hệ thống câu hỏi, lời chỉ dẫn mạch lạc, dễ hiểu, ngắn gọn và hướng vào những đặc điểm nổi bật của sự vật, hiện tượng và đặt câu hỏi phù hợp để trẻ trở nên tự tin. Để phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ, giáo viên là người cộng tác, người làm mẫu, cổ vũ, khuyến khích trẻ trong các hoạt động, theo dõi, quan sát trẻ thực hiện và giúp đỡ trẻ khi cần thiết, đồng thời giáo viên phải phân nhóm hoạt động một cách hợp lí, điều phối các mối quan hệ giữa các trẻ trong lớp để giúp trẻ thiết lập các mối quan hệ, phối hợp cùng nhau trong quá trình tham gia các hoạt động. Để tăng động lực, sự 64
- Thiết kế hoạt động giáo dục STEAM tăng cường sự tham gia của trẻ khuyết tật trong lớp mẫu giáo hòa nhập sáng tạo và kĩ năng xã hội cũng như phát triển các kĩ năng khác cho trẻ có nhu cầu đặc biệt, giáo viên cần khéo léo kết hợp nghệ thuật trong khi tổ chức hoạt động. Tổ chức hoạt động STEAM sẽ mang lại cho trẻ khuyết tật sự hứng thú, tích cực và cơ hội trải nghiệm tuyệt vời. Tuy nhiên, khi dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt, kết quả thường không chắc chắn. Sự mất tập trung nhỏ nhất có thể gây khó khăn trong quá trình dạy học. Vì vậy, môi trường cần được xây dựng càng thoải mái càng tốt, với ít sự xao lãng nhất có thể. Các buổi học nên ngắn gọn, với hướng dẫn rõ ràng và súc tích. Khía cạnh quan trọng nhất của việc cung cấp giáo dục STEAM cho trẻ khuyết tật, là một môi trường tạo ra niềm vui và tiếng cười. Jiwon Hwang và Jonte C. Taylor (2016) [8] đã đưa ra một khung lí thuyết về bài học STEAM cho học sinh khuyết tật như sau (Hình 1). Theo các tác giả, khi xây dựng và thực hiện bài học STEAM cho trẻ khuyết tật, giáo viên cần đảm bảo 5 yếu tố. Một là những mục tiêu dạy học cụ thể, rõ ràng, có thể đo lường được. Hai là cần hướng dẫn “cầm tay chỉ việc cho trẻ khuyết tật” để giúp trẻ khái quát hóa các kĩ năng giải quyết vấn đề. Ba là, tích hợp các yếu tố nghệ thuật và âm nhạc trong hoạt động để tăng động cơ và hứng thú cho trẻ. Bốn là, thúc đẩy sử dụng linh hoạt các loại công nghệ khi cần thiết như ipad, máy tính, power point, các ứng dụng… Năm là, luôn luôn tạo sự kết nối giữa kiến thức, kĩ năng được học với cuộc sống thực. CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ/BỐI CẢNH THẾ GIỚI THỰC Cung cấp các cơ hội KỸ THUẬT Giải quyết các vấn đề TOÁN HỌC thông qua các hoạt động thực hành Các hoạt động kết hợp với NGHỆ THUẬT Cho phép sử dụng Nội dung KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG VÀO GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC Biểu đồ 1. Khung lí thuyết về tiếp cận liên ngành giáo dục STEAM cho trẻ khuyết tật (Nguồn: Jiwon Hwang & Jonte C. Taylor, 2016) Với mong muốn cung cấp cơ sở thực hành tốt nhất cho giáo viên, nghiên cứu này đã thiết kế một giáo án mẫu về một hoạt động STEAM cho lớp mẫu giáo hòa nhập dựa trên việc tổng hợp các nghiên cứu đi trước. Khung lí thuyết của J.Hwang và J.C. Taylor là một trong những nền tảng cơ bản cho nghiên cứu này. Dưới đây là kế hoạch tổ chức một giờ hoạt động giáo dục theo STEAM cho lớp mầm non có trẻ khiếm thị học hòa nhập. Hoạt động STEAM “Dựa án: Vườn hoa mùa xuân” thuộc chủ đề thế giới thực vật dành cho trẻ 5-6 tuổi sẽ được thực hiện trong 2 buổi. Minh họa dưới đây chúng tôi chỉ đưa ra phần thiết kế chung và hoạt động trong một buổi. Buổi thứ hai trẻ sẽ cùng nhau thực hiện bản thiết kế. Dự án: Vườn hoa mùa xuân I. Đặc điểm lớp học hoà nhập - Lớp mẫu giáo lớn hoà nhập trẻ khiếm thị. 65
- Trần Thị Minh Thành*, Nguyễn Minh Phượng, Hoàng Thị Lệ Quyên và Đào Thị Phương Liên - Trẻ khiếm thị (Phạm Thu H), 5 tuổi, học hoà nhập đúng độ tuổi. Trẻ bị mù hoàn toàn, không phân biệt được sáng tối, có trí tuệ bình thường. Ngôn ngữ phát triển bình thường theo đúng độ tuổi. Thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác phát triển tốt. Vận động tinh, vận động thô phát triển tốt. Định hướng di chuyển tốt trong môi trường quen thuộc như lớp học, ở nhà. - H chưa phân biệt được đặc điểm thời tiết các mùa trong năm. H chưa phân biệt được một số hình học cơ bản và chưa thành thạo khi sử dụng thước kẻ để đo độ dài ngắn. H biết sử dụng máy tính, Ipad có cài đặt phần mềm (Jaw) phát ra tiếng nói dành cho người khiếm thị. STEAM S - Khoa học: Đặc điểm thời tiết mùa xuân, các loài hoa nở trong mùa xuân. T - Công nghệ: Sử dụng máy tính, Ipad, kéo, bảng lưới, thước đo có khắc vạch nổi, súng bắn keo… E - Chế tạo: Tạo ra công viên cây xanh từ các nguyên vật liệu đã được chuẩn bị liên quan đến chủ đề của dự án. A - Nghệ thuật: Thiết kế bố cục vườn hoa và trang trí. M - Toán: Sử dụng các hình hình học: Trụ, tròn, vuông, tam giác để tạo hình, đo chiều dài, chiểu rộng của vườn hoa. II.Mục đích, yêu cầu Mục Mục tiêu chung Mục tiêu riêng đích Kiến -Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của các loài hoa - Trẻ biết tên gọi một vài loài hoa nở thức nở vào mùa xuân. vào mùa xuân và đặc điểm thời tiết -Trẻ biết đặc điểm thời tiết mùa xuân. mùa xuân. -Trẻ biết vai trò của các loài hoa đối với - Trẻ phân biệt được hình vuông, hình môi trường và cuộc sống con người. tam giác và có khái niệm về khoảng - Trẻ phân biệt được các hình học cơ bản cách. và có khái niệm khoảng cách. Kĩ - Khai thác một số hình ảnh về vườn hoa - Khai thác thông tin liên quan đến năng trên internet. vườn hoa mùa xuân qua máy tính, Ipad - Phối hợp các kĩ năng vẽ đã học để vẽ bản có cài đặt phầm mềm phát ra tiếng nói. thiết kế. - Sử dụng sáp màu, bảng lưới để thiết - Sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để kế vườn hoa. tạo thành vườn hoa mùa xuân. - Sử dụng hình khối, thước đo có khắc - Sử dụng các hình khối và thước đo để tạo vạch nổi để tạo nên các khu vực khác nên các khu vực khác nhau trong vườn hoa. nhau trong vườn hoa. Thái - Hứng thú, tích cực hoạt động. Hợp tác, vui vẻ, tích cực tham gia hoạt độ - Cố gắng hoàn thành công việc được giao. động với các bạn sáng mắt. III. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị đồ dùng: - Máy tính, Ipad. - Dụng cụ vẽ hình nổi (bảng lưới, bút sáp, thước có khắc vạch nổi) - Nhạc đệm một số bài hát: Vui xuân, Mùa xuân của bé… - Bìa catton, lá cây khô, gạch xây dựng, cành cây khô, hộp thuốc, hộp sơn, giấy báo, sỏi, hột hạt, giấy thủ công, cốc, xốp trắng, tăm bông, tinh dầu, nước hoa… - GV trang trí lớp tạo không khí “vườn hoa mùa xuân”: dùng hoa lá bằng nhựa/ giấy và dùng nước hoa/ tinh dầu để tạo mùi hương thấm trong các nhụy hoa làm bằng bông… 66
- Thiết kế hoạt động giáo dục STEAM tăng cường sự tham gia của trẻ khuyết tật trong lớp mẫu giáo hòa nhập - Bìa màu, bút chì, màu, giấy A4. - Băng dính, hồ dán, súng bắn keo, kéo, thước… 2. Định hướng tiến trình hoạt động Hoạt động 1: Nêu vấn đề Sử dụng ngôn ngữ hoặc hình ảnh về những ngày đầu năm mới tạo sự tò mò cho trẻ khám phá về thế giới xung quanh và muốn được tìm hiểu về mùa xuân. Hoạt động 2: Khám phá và tìm giải pháp Khám phá đặc điểm thời tiết mùa xuân, biết những loài hoa nở vào mùa xuân và vai trò của hoa đối với cuộc sống con người. Hoạt động 3: Lên kế hoạch hoạt động Các nguyên vật liệu, đưa ra ý tưởng và lên kế hoạch trang trí vườn hoa. Hoạt động 4: Thiết kế Vẽ bản thiết kế vườn hoa mùa xuân theo ý tưởng. Hoạt động 5: Chế tạo Xây dựng vườn hoa mùa xuân. Hoạt động 6: Đánh giá - Trưng bày và giới thiệu sản phẩm của từng nhóm. - Đánh giá sản phẩm của nhóm mình/ nhóm bạn. - Đề xuất cải tiến sản phẩm. IV. Cách tiến hành Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động Hoạt động của của trẻ sáng trẻ khiếm thị mắt (H) Ổn định tổ Cô bắt nhịp cho cả lớp hát bài: Hoa lá Hát theo nhạc Hát theo nhạc chức, gây mùa xuân. Nhạc và lời: Hoàng Hà hứng thú HĐ1: Nêu - Giáo viên trò chuyện với trẻ về hoạt - Lắng nghe -Lắng nghe giáo vấn đề động của con người trong mùa xuân, giáo viên trò viên trò chuyện. những ngày đầu năm mới. chuyện. - Sử dụng máy - Giáo viên đàm thoại để tạo cho trẻ sự tò - Xem tranh về tính có cài đặt mò về thế giới xung quanh và muốn được những hoạt phần mềm phát tìm hiểu về mùa xuân, những ngày đầu động ngày đầu ra tiếng nói để năm mới. năm mới. nghe giới thiệu - Giáo viên sử dụng tranh ảnh hoặc sử về những hoạt dụng máy tính cho trẻ xem về những hoạt động trong ngày động trong ngày đầu năm mới. đầu năm mới. HĐ 2: S - Khoa học: Khám phá đặc điểm thời - Quan sát - H tham gia Khám phá tiết mùa xuân, biết những loài hoa nở vào hình ảnh về khám phá, thảo và tìm giải mùa xuân và vai trò của hoa đối với cuộc mùa xuân, luận cùng các pháp sống con người. khám phá qua bạn trong nhóm. Giáo viên cho trẻ ngồi vòng tròn theo các phương -Dùng máy tính nhóm, xem video, tranh ảnh về mùa xuân, tiện đồ dùng hoặc Ipad để khám phá các loại hoa qua mô hình hoa được cung cấp. nghe giới thiệu giả có thấm nước hoa/ tinh dầu. Trẻ cùng - Cùng nhau hình ảnh về mùa 67
- Trần Thị Minh Thành*, Nguyễn Minh Phượng, Hoàng Thị Lệ Quyên và Đào Thị Phương Liên nhau tìm hiểu và trả lời các câu hỏi: trao đổi, thảo xuân và toàn -Thời tiết mùa xuân như thế nào? luận trả lời các cảnh về vườn -Phong cảnh mùa xuân như thế nào? câu hỏi giáo hoa mùa xuân. viên nêu ra. - H sẽ khám phá -Những loài hoa nào thường nở vào mùa xuân? các mùi hương của một số loài -Hoa có nhiều ở đâu? hoa qua hoa giả - Vai trò của hoa đối với cuộc sống con có thấm nước người? hoa. T - Công nghệ: Sử dụng máy tính cho trẻ xem vườn hoa mùa xuân, kết hợp với hương của nước hoa và tinh dầu để giúp trẻ cảm nhận. Sau khi trẻ xem toàn cảnh về vườn hoa mùa xuân, giáo viên sẽ hỏi trẻ: -Con thấy vườn hoa như thế nào? Có những hoa gì? Hoa gì đặc trưng cho mùa xuân ở miền Bắc và miền Nam? Giáo viên giúp trẻ nêu được kết luận: Vườn hoa mùa xuân sẽ làm cho bầu không khí của những ngày đầu năm mới thêm rực rỡ, tươi vui hơn. HĐ 3: Lên Ở hoạt động này, giáo viên có thể đưa ra Suy nghĩ, thảo Lắng nghe và kế hoạch những câu hỏi gợi ý cho trẻ như: luận với các cùng trao đổi hoạt động -Muốn có nhiều vườn hoa mùa xuân bạn trong với bạn sáng chúng ta cần những gì? nhóm và lên mắt về những ý -Nguyên liệu đó con sẽ làm khu vực nào kế hoạch thiết tưởng của mình cho vườn hoa? kế vườn hoa cho bản kế mùa xuân nhờ hoạch hoạt -Những bông hoa được tạo ra từ nguyên những gợi ý động. liệu gì? Làm sao để cây hoa có thể đứng của giáo viên. được? -Con sẽ chia khu vực các loài hoa như thế nào? Vì sao con sắp xếp như vậy? HĐ 4: -Mỗi nhóm đưa ra một ý tưởng riêng và -Vẽ bản thiết -Sử dụng bảng Thiết kế tất cả những ý tưởng của các con đều rất kế về công lưới, bút sáp, (Art – tạo thú vị. Dựa trên ý tưởng của nhóm mình viên cây xanh thước đo có hình) các con hãy vẽ bản thiết kế vườn hoa mùa trên giấy mà khắc vạch nổi xuân nhé. nhóm mình sẽ vẽ bản thiết kế - Giáo viên có thể đứng bên cạnh để hỗ làm. của riêng mình trợ cho H bằng cách đặt ra những câu hỏi - Thực hiện kĩ và sau đó có thể để H trả lời ví dụ như: Để tạo đường viền năng tạo hình: tham gia cùng cho vườn hoa thì con sử dụng nét vẽ như vẽ nét thẳng, các bạn trong thế nào, tô màu gì cho mỗi khu vực. nét cong, nét nhóm để hoàn - Giáo viên nhận xét về bản thiết kế của ngang, nét thiện bản vẽ của từng nhóm. xiên, tô màu. nhóm. 68
- Thiết kế hoạt động giáo dục STEAM tăng cường sự tham gia của trẻ khuyết tật trong lớp mẫu giáo hòa nhập 3. Kết luận Để giáo dục STEAM là một phương pháp giáo dục hiệu quả trong tương lai, nhu cầu của trẻ khuyết tật cần được hiểu và đáp ứng. Việc kết hợp nghệ thuật vào các hoạt động dạy toán, khám phá khoa học,kĩ thuật sẽ tăng cường khả năng tiếp cận với STEAM của trẻ khuyết tật, đồng thời giúp các em học tập thành công hơn. Vì vậy, chúng tôi đã đưa ra một bản thiết kế hoạt động STEAM trong lớp hòa nhập có trẻ khuyết tật bao gồm các thành phần như sau: (1) Các mục tiêu rõ ràng cụ thể để dạy các kĩ năng giải quyết vấn đề trong những tình huống khoa học; (2) các kĩ năng giải quyết vấn đề được vận dụng trong các hoạt động hướng dẫn trực tiếp của cô giáo trong lớp học; (3) tăng cường động cơ học tập của trẻ khuyết tật bằng việc tích hợp các yếu tố nghệ thuật và âm nhạc trong bài học, (4) khuyến khích sử dụng linh hoạt các loại công nghệ đa dạng bất cứ khi nào cần (ipad, app, video…); (5) luôn tạo sự kết nối với đời sống thực. Với những tổng hợp về khả năng, nhu cầu của trẻ một số dạng tât phổ biến và đưa ra khung lí luận cũng như ví dụ minh họa về thiết kế bài học STEAM, chúng tôi hướng tới mục đích là cung cấp những cơ sở lí luận và thực tiễn, giúp giáo viên có thể dạy STEAM trong lớp học hòa nhập một cách thành công. Đồng thời đem đến cơ hội trải nghiệm và sáng tạo cho tất cả trẻ em, bao gồm trẻ khuyết tật. Chúng tôi mong rằng việc học STEAM sẽ được bắt đầu ngay từ mầm non và trẻ khuyết tật sẽ được trang bị những kiến thức và kĩ năng nền tảng để giải quyết những vấn đề phức tạp trong thế giới thực. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] James D. Basham and Matthew T. Marino, 2013. Understanding STEM Education and Supporting Students Through Universal Design for Learning. Teaching Exceptional Children, Vol 45, No 4, pp.8-15. Copy right 2013 CEC. [2] Huynh Tan Hoi, 2021. Applying STEAM Teaching Method to Primary Schools to Improve the Quality of Teaching and Learning for Children. International Journal of Early Childhood Special Education (INT-JECSE), 13(2): 1051-1055. DOI: 10.9756/INT- JECSE/V13I2.211149. [3] Quốc hội Việt Nam. Luật Giáo dục Việt Nam 2019. [4] Richard A. Villa and Jacqueline S. Thousand, 2018. Creating an Inclusive School. Address as at 14/8/18: https://eric.ed.gov/ [5] Jacquelyn J.Chini and Erin Scanlon, 2021, Designing for Difference: Conceptualizing and Planning for Variations in Learners needs, abilities, and Interest, AAAS-IUSE. [6] Israel, M., Marino, M., Delisio, L., & Serianni, B., 2014. Supporting content learning through technology for K-12 students with disabilities (Document No. IC-10). Retrieved from University of Florida, Collaboration for Effective Educator, Development, Accountability, and Reform Center website: http://ceedar.education.ufl.edu/tools/innovation-configurations. [7] Muhammad Zayyad, 2019. STEAM Education for Students with Specific Learning Disorders. Copyright © 2019 by ISRES Publishing. [8] Jiwon Hwang và Jonte C. Taylor, 2016. Stemming on STEM: A STEM Education Framework for Students with Disabilities. http://scholarworks.rit.edu/jsesd/vol19/iss1/4 [9] Park, Yungkeun, 2019. The Perception of Special Education Teachers for Implementing STEAM Education for Students with Intellectual Disabilities. Turkish Journal of Computer and Mathematics Education Vol.12 No.10 (2021), 925 – 932. [10] Chu Thị Hồng Nhung, Đinh Bích Hà, Trương Thị Vượng, Nguyễn Thị Thanh Dung, Nguyễn Thị Bích Lê, Nguyễn Minh Thương, Đào Thị Hồng Thơm, 2022. Hướng dẫn thiết 69
- Trần Thị Minh Thành*, Nguyễn Minh Phượng, Hoàng Thị Lệ Quyên và Đào Thị Phương Liên kế bài giảng STEM/ STEAM cho lớp mẫu giáo (3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi). Nxb Giáo dục Việt Nam. [11] Sandra M.Linder và Angela Eckoff, 2020. Breaking down STEAM for young children. Teaching Young Children, Vol13, No13, 2020. [12] Baio, J., 2012. Prevalence of Autism Spectrum Disorder: Autism and Developmental Disabilities Monitoring Network, 14 Sites, United States, 2008. MMWR Surveill Summ, 61(3), 1-191 [13] Griswold, D. E., Barnhill, G. P., Myles, B. S., Hagiwara, T., & Simpson, R. L., 2002. Asperger syndrome and academic achievement. Focus on Autism and Other Developmental Disabilities, 17(2), 94–102 [14] Mayes, S.D., & Calhoun, S.L., 2008. WISC-IV and WIAT-II Profiles in Children With High-Functioning Autism. Journal of Autism and Developmental Disorders, 38, 428-439. [15] Kleinert, H., Towles-Reeves, E., Quenemoen, R., Thurlow, M., Fluegge, L., Weseman, L., & Kerbel, A., 2015. Where students with the most significant cognitive disabilities are taught: Implications for general curriculum access. Exceptional Children, 81 (3), 312–328. [16] Stroizer, S., Hinton, V., Flores, M.M., & Terry, L., 2015. An Investigation of the Effects of CRA Instruction and Students with Autism Spectrum Disorder. Education and training in autism and developmental disabilities, 50, 223-226. [17] Root, J. R., Browder, D. M., Saunders, A. F., & Lo, Y., 2017. Schema-Based Instruction With Concrete and Virtual Manipulatives to Teach Problem Solving to Students With Autism. Remedial and Special Education, 38(1), 42–52. [18] Burton, J. M., 2004. Guide to teaching and learning. New York: Teachers College Columbia University. Department of Arts and Humanities Archives. [19] Nguyễn Đức Minh, 2008. Giáo dục trẻ khiếm thị. Nxb Giáo dục Việt Nam, 2008. [20] Sinhiak V.A và Nudenman N.M, 1998. Những đặc điểm của sự phát triển tâm lí trẻ điếc, Tài liệu dịch. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [21] Marc Marschark, Harry G Lang and John A Albertini, 2002. Educating deaf students: from research to practice, Oxford University Press, New York, 2002. 277pp, ISBN 0 19 512139 2 ABSTRACT Designing of STEAM activities to increase the participation of children with disabilities in inclusive kindergarten Tran Thi Minh Thanh*, Nguyen Minh Phuong, Hoang Thi Le Quyen and Đao Thi Phuong Lien, Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education STEAM is defined as Science and Technology, interpreted through Engineering and the Arts, all based in a language of Mathematics. Over the world, STEAM education has been confirmed as an appropriate approach for all children, including children with disabilities. In Vietnam, STEAM education has been paid attention in recent years and implimented as pilot models in a limited number of main international, private and public schools. Based on the analysis of previous researches about STEAM, characteristics of students with disabilties and STEAM education for children with disabilities, this article aims to provide some suggestions and illustrate the design of STEAM activities to increase the participation of children with disabilities in inclusive kindergarten. Keywords: STEAM, steam education, inclusive settings, disability, preschool education. 70
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Module bồi dưỡng thường xuyên Mầm non - Modul 27: Thiết kế các hoạt động giáo dục lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và an toàn giao thông
61 p | 1225 | 135
-
Bài giảng Các bước thiết kế và triển khai hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo
10 p | 982 | 103
-
Module bồi dưỡng thường xuyên THPT - Modul 28: Kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường THPT
46 p | 376 | 60
-
Module MN 27: Thiết kế các hoạt động giáo dục lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và an toàn giao thông - Vũ Thị Ngọc Minh
61 p | 1243 | 48
-
Module bồi dưỡng thường xuyên THCS - Modul 28: Kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường THCS
46 p | 562 | 39
-
Thiết kế hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh trong các môn tự nhiên - xã hội theo định hướng phát triển năng lực
12 p | 31 | 6
-
Đề xuất xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng thiết kế hoạt động STEM cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, trường Đại học Thủ đô Hà Nội
10 p | 28 | 5
-
Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học
5 p | 61 | 5
-
Thiết kế hoạt động giáo dục theo định hướng STEM
4 p | 51 | 5
-
Đề xuất quy trình rèn luyện năng lực thiết kế hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho sinh viên đại học Sư phạm Mầm non
6 p | 13 | 4
-
Thiết kế hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6 chủ đề: “Mô hình cối xay gió” theo định hướng giáo dục STEM
7 p | 8 | 4
-
Thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho học sinh bậc tiểu học
3 p | 14 | 4
-
Giáo trình Thiết kế bài dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông
0 p | 39 | 3
-
Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở
4 p | 52 | 3
-
Thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục STEM trong dạy học chủ đề “Nấm” (Khoa học 4)
6 p | 2 | 2
-
Vận dụng giáo dục STEM trong thiết kế hoạt động trải nghiệm lớp 5
10 p | 11 | 1
-
Hướng dẫn sinh viên thiết kế hoạt động “Bé tập làm nội trợ” cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm
9 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn