Nguyễn Huy Hoàng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 147 - 151<br />
<br />
THIẾT KẾ VECTOR MANG GEN HA1 CỦA VIRUS H5N1 SỬ DỤNG TRONG<br />
CHUYỂN GEN THÔNG QUA VI KHUẨN A.RHIZOGENES<br />
Nguyễn Huy Hoàng*, Vũ Thị Như Trang<br />
Đại học Y dược Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
H5N1 là một biến chủng của virus cúm A, là nguyên nhân gây ra dịch cúm gia cầm. Để ngăn ngừa<br />
sự lây nhiễm virus, phương pháp phổ biến nhất là tiêm phòng vaccine. Hằng năm, Việt Nam cần<br />
một lượng vaccine rất lớn để tiêm chủng phòng bệnh. Hiện nay, chuyển gen mã hóa các kháng<br />
nguyên nhằm sản xuất vaccine tái tổ hợp vào thực vật, cụ thể là vào các cây trồng là nguồn thức ăn<br />
chính cho con người, động vật nuôi là một trong những hướng đi có triển vọng. Tuy nhiên, xu<br />
hướng sử dụng hệ thống nuôi cấy sinh khối tế bào để sản xuất các dược phẩm sinh học tái tổ hợp<br />
cũng được bắt đầu quan tâm nghiên cứu và ứng dụng. Trong nghiên cứu này, nhằm tạo cơ sở cho<br />
việc sản xuất vaccine A/H5N1 ra môi trường nuôi cấy rễ tơ thuốc lá chuyển gen, chúng tôi đã tiến<br />
hành thiết kế vector chuyển gen HA1 biểu hiện kháng nguyên bề mặt của virus cúm A/H5N1<br />
mang đoạn trình tự tín hiệu giúp cho protein HA1 có thể tiết ra môi trường nuôi cấy. Đoạn gen<br />
HA1 đã được tách dòng và nối với đoạn trình tự tín hiệu, cấu trúc này được ghép nối thành công<br />
vào vector chuyển gen pK7WG2D bằng kỹ thuật lai Gateway.<br />
Từ khóa: biểu hiện gen, HA, vaccine thực vật, H5N1, rễ tơ.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Cúm gà (avian influenza) là một bệnh truyền<br />
nhiễm cấp tính của các loài chim, kể cả gia<br />
cầm và thuỷ cầm, do các subtype khác nhau<br />
thuộc nhóm virus cúm A gây nên. Do có sức<br />
đề kháng tự nhiên tốt nên một số loài chim<br />
mang virus gây bệnh, nhưng không có biểu<br />
hiện của bệnh. Đây là mối nguy hiểm lan<br />
truyền bệnh cho các loài gia cầm khác. Ngoài<br />
ra, chúng còn là nguồn tàng trữ biến đổi nguồn<br />
gen tạo nên các subtype mới. Các subtype<br />
virus cúm A gây bệnh trên người đều có<br />
nguồn gốc tiến hoá biến thể và biến chủng từ<br />
động vật và sau khi thích ứng trên người thì<br />
gây bệnh, trước đây đã tạo nên những vụ dịch<br />
thảm khốc, rồi biến mất sau một thời gian lại<br />
tái hiện và gây nên đại dịch mới [1, 3].<br />
Để phòng chống sự lây lan mạnh mẽ của đại<br />
dịch cúm gia cầm, hàng năm Việt Nam cần<br />
một lượng vaccine rất lớn để tiêm chủng cho<br />
hàng trăm triệu con gà, vịt. Ngoài những công<br />
nghệ sẵn có, Việt Nam đang tìm kiếm những<br />
công nghệ sản xuất vaccine mới có ý nghĩa<br />
kinh tế, an toàn và hiệu quả cao. Vaccine ăn<br />
được có nguồn gốc từ thực vật sẽ là nguồn<br />
*<br />
<br />
Tel: 0984.434.797; Email: huyhoangytn@gmail.com<br />
<br />
vaccine đáp ứng được các tiêu chí đó, đồng<br />
thời được xem là hướng nghiên cứu mới vì<br />
mục đích chăm sóc sức khỏe cộng đồng phù hợp<br />
với những nước đang phát triển như Việt Nam.<br />
Chuyển gen mã hóa các kháng nguyên tái tổ<br />
hợp vào thực vật cụ thể là vào các cây trồng<br />
là nguồn thức ăn chính cho con người, động<br />
vật nuôi là một trong những hướng đi chính<br />
hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh đó, một xu<br />
hướng cũng được bắt đầu quan tâm nghiên<br />
cứu và ứng dụng là sử dụng hệ thống nuôi<br />
cấy sinh khối tế bào để sản xuất các dược<br />
phẩm sinh học tái tổ hợp. So sánh với cây<br />
trồng chuyển gen, nuôi cấy tạo sinh khối tế<br />
bào thực vật có ưu điểm lớn là không đòi hỏi<br />
diện tích canh tác, không chịu ảnh hưởng của<br />
khí hậu, mùa vụ, sản phẩm thu được không<br />
mang các yếu tố độc hại từ thuốc trừ sâu,<br />
thuốc diệt cỏ và rút ngắn được rất nhiều thời<br />
gian trồng trọt. Thêm vào đó, nuôi cấy tế bào<br />
thực vật dễ dàng, môi trường nuôi cấy đơn<br />
giản, rẻ tiền, chủ động, có thể sản xuất một<br />
lượng sinh khối lớn trong khoảng thời gian<br />
ngắn. Đặc biệt hơn cả là ở hệ thống nuôi cấy<br />
lỏng các mô tế bào thực vật việc biểu hiện<br />
dược phẩm sinh học tái tổ hợp ra môi trường<br />
nuôi cấy đơn giản hơn rất nhiều [5]. Khác với<br />
nuôi cấy mô, nuôi cấy sinh khối tế bào thực<br />
vật không định hướng tạo ra cây hoàn chỉnh<br />
147<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Huy Hoàng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 147 - 151<br />
<br />
mà chỉ phát triển các dòng tế bào như nuôi<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
cấy mô sẹo, huyền phù tế bào, rễ tơ để tạo<br />
Chủng vi sinh vật và hệ gen<br />
sinh khối lớn các sản phẩm. Trong đó, rễ tơ<br />
Chủng E. Coli DH5α (Invitrogen) được sử<br />
được gây tạo ra bởi quá trình tương tác giữa<br />
dụng để nhân dòng gen.<br />
vi khuẩn đất A. rhizogenes và tế bào vật chủ.<br />
Ưu điểm trong nuôi cấy rễ tơ là có thể sinh<br />
Vector pUC18/Haop mang gen HA biểu hiện<br />
trưởng, phát triển tốt trên các môi trường nuôi<br />
kháng nguyên bề mặt virus cúm A, gen này<br />
cấy không bổ sung các chất kích thích sinh<br />
đã được chuyển mã để tối ưu cho biểu hiện ở<br />
trưởng, khả năng phân nhánh cao, kỹ thuật<br />
thực vật.<br />
nuôi cấy và chuyển gen dễ dàng. Hơn nữa,<br />
các rễ tơ có thể được nuôi cấy tạo sinh khối<br />
Vector pDONRTM221 (Invitrogen) được sử<br />
liên tục, rất có ý nghĩa trong dây chuyền sản<br />
dụng để tạo dòng gen bằng kỹ thuật Gateway.<br />
xuất các chất thứ cấp hay các dược phẩm sinh<br />
Vector chuyển gen thực vật pK7WG2D [6]<br />
học tái tổ hợp được chúng tôi quan tâm<br />
Tổng hợp đoạn trình tự tín hiệu<br />
nghiên cứu.<br />
Calreticulin<br />
Với mục đích tạo cơ sở cho việc sản xuất<br />
vaccine A/H5N1 ăn được, chúng tôi đã tiến<br />
Dựa trên trình tự gen Calreticulin trên<br />
hành nghiên cứu thiết kế vector mang gen<br />
GenBank (mã số Z71395.1), chúng tôi đã tổng<br />
HA1 biểu hiện kháng nguyên HA của H5N1<br />
hợp nhân tạo đoạn trình tự nucleotide mã hóa<br />
và bước đầu tạo dòng rễ tơ chuyển gen ở cây<br />
đoạn peptide tín hiệu Calreticulin (81<br />
thuốc lá. Đây sẽ là nguồn nguyên liệu cơ sở<br />
nucleotide) và thêm trình tự gắn mồi của attB1<br />
để biến nạp và biểu hiện kháng nguyên của<br />
và attB2 ở đầu 5’ và 3’ tương ứng (bảng 1).<br />
virus trong cây trồng.<br />
Bảng 1. Các cặp mồi và trình tự nucleotide sử dụng trong nghiên cứu<br />
Tên<br />
<br />
Trình tự DNA<br />
5’<br />
GGGGAGCTCGATCAGATCTGCATTGGAT<br />
HA1_SacI_F<br />
3’<br />
HA1_HindIII_R<br />
5’<br />
GGAAGCTTTTACCTTCTTTCTCTCTGTGG<br />
3’<br />
<br />
Chú thích<br />
Cặp mồi nhân đoạn gen<br />
HA1, thêm trình tự cắt<br />
enzyme hạn chế SacI vào<br />
mồi xuôi và HindIII vào<br />
mồi ngược<br />
<br />
Đoạn tín hiệu Calreticulin<br />
5’ AAGAAGGAGATATATACCATGGCTACT<br />
(Cal - 81 bp) được tổng hợp<br />
CAACGAAGGGCAAACCCTAGCTCTCTCC<br />
nhân tạo, thêm trình tự gắn<br />
Calreticulin ATCTAATTACTGTATTCTCTCTGCTCGTCG<br />
mồi của attB1 ở đầu 5’ và<br />
CTGTCGTCTCCGCTGAGCTCTCTAGAAAG<br />
trình tự gắn mồi của attB2 ở<br />
CTT 3’<br />
đầu 3’<br />
Cặp mồi nhân đoạn<br />
Calreticulin đồng thời tạo vị<br />
5’GGGGACAAGTTTGTACAAAAAAGCAGG<br />
trí tái tổ hợp attB, đoạn gen<br />
CTCATTTAACTTTAAGAAGGAGATATATA<br />
attB1_SP<br />
này sử dụng để ghép nối<br />
CC<br />
attB2_SP_MCS<br />
vào vector pDONRTM221<br />
GGGGACCACTTTGTACAAGAAAGCTGGG<br />
bằng kỹ thuật Gateway<br />
TCAAGCTTTCTAGAGAGCTC 3’<br />
MCS mang trình tự cắt<br />
SacI, XbaI, HindIII<br />
Trình tự các đoạn nucleotide được tổng hợp tại công ty MWG, CHLB Đức và công ty Epoch<br />
Biolabs, Hoa Kỳ.<br />
148<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Huy Hoàng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Dòng hóa đoạn trình tự tín hiệu Cal vào<br />
pDONRTM221 bằng kỹ thuật Gateway<br />
Kỹ thuật Gateway là một kỹ thuật dòng hóa<br />
phổ biến, dựa vào điểm đặc hiệu trong hệ<br />
thống tái tổ hợp của phage I. Kỹ thuật<br />
Gateway cho phép chuyển đoạn DNA giữa<br />
các vector tách dòng khác nhau trong khi vẫn<br />
duy trì định hướng chính và cấu trúc đọc. Kỹ<br />
thuật này là một phương pháp có hiệu quả cao<br />
cho việc tách dòng có định hướng của các sản<br />
phẩm PCR. Kỹ thuật này gồm có hai loại<br />
phản ứng LR và BP (Invitrogen). Trong<br />
nghiên cứu này sử dụng cặp mồi attB1_SP và<br />
attB2_S_MCS để nhân đoạn trình tự tín hiệu<br />
Cal tạo mang trình tự tái tổ hợp attB1&2.<br />
Phản ứng BP được thực hiện giữa sản phẩm<br />
PCR trên và vector pDONRTM221 mang<br />
dưới sự xúc tác bởi hỗn hợp enzym BP<br />
ClonaseTM, kết quả tạo vector tiếp nhận<br />
pENTR 221/cal. Phản ứng được thực hiện<br />
theo hướng dẫn của bộ kit Gateway® Cloning<br />
(Invitrogen) có cải tiến cho phù hợp với điều<br />
kiện phòng thí nghiệm.<br />
Ghép nối đoạn gen HA1 vào vector tiếp<br />
nhận pENTR221/cal<br />
Đoạn gen HA1 được nhân lên bằng PCR từ<br />
plasmid pUC18/HAop với cặp mồi đặc hiệu<br />
HA1_Sacl_F và HA1_HindIII_R theo chu<br />
trình: 95oC - 3 phút, 30 chu kì ( 95oC - 30<br />
giây, 570C - 30 giây,72oC - 1 phút 30 giây),<br />
72oC - 10 phút và phản ứng kết thúc sau khi<br />
mẫu được làm lạnh đến 10oC.<br />
Sản phẩm tổng hợp gen trên và<br />
pENTR221/cal được cắt tạo đầu sole bằng 2<br />
enzyme giới hạn (SacI & HindIII), nối ghép<br />
tạo pENTR221/cal/HA1 và biến nạp vào tế<br />
bào khả biến E.coli DH5α. Vector tái tổ hợp<br />
pENTR221/cal/HA1 được kiểm tra bằng<br />
phương pháp colony-PCR và cắt kiểm tra<br />
bằng enzyme hạn chế SacI & HindIII. Xác<br />
định trình tự gen HA1 bằng máy phân tích<br />
trình tự tự động ABI PRISM 3100 Avant<br />
Genetic Analyzer theo nguyên lí của Sanger<br />
với bộ kit BigDye Terminator v. 3.2 Cycle<br />
Sequencing.<br />
<br />
89(01/2): 147 - 151<br />
<br />
Thiết kế vector chuyển gen thực vật bằng<br />
kỹ thuật Gateway<br />
Phản ứng LR được thực hiện giữa vector tiếp<br />
nhận pENTR221/cal mang trình tự tái tổ hợp<br />
attL1&2 và vector đích pK7WG2D mang trình<br />
tự tái tổ hợp attR1&2 dưới sự xúc tác bởi hỗn<br />
hợp enzym LR ClonaseTM II theo hướng dẫn<br />
của bộ kit Gateway® Cloning (Invitrogen).<br />
Vector chuyển gen pK7WG2D/cal/HA1 (hình<br />
1) được kiểm tra bằng phương pháp PCR và cắt<br />
enzyme giới hạn.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Kết quả dòng hóa đoạn trình tự tín hiệu<br />
Cal vào pDONRTM221 bằng kỹ thuật<br />
Gateway<br />
Với mục đích “dẫn” protein tái tổ hợp tiết ra<br />
môi trường nuôi cấy lỏng rễ tơ ở cây thuốc lá,<br />
chúng tôi thiết kế đoạn trình tự tín hiệu tiết<br />
calreticulin nối với gen HA1 ở đầu 5’. Đoạn<br />
trình tự tín hiệu này được phân lập từ<br />
Nicotiana plumbaginifolia họ hàng gần với<br />
thuốc lá (Nicotiana tabacum) - cây nhận gen<br />
chuyển, điều này nhiều khả năng làm tăng hiệu<br />
quả của quá trình tiết protein tái tổ hợp [2].<br />
Để tạo điều kiện cho thiết kế vector chuyển<br />
gen ở thực vật bằng kỹ thuật Gateway ở các<br />
thí nghiệm tiếp theo, đoạn trình tự tín hiệu<br />
Cal được tạo vị trí tái tổ hợp attB bằng<br />
phương pháp PCR sử dụng cặp mồi attB1_SP<br />
và attB2_SP_MCS (Bảng 1). Đoạn trình tự<br />
trên được ghép nối vào vector pDONRTM221<br />
bằng kỹ thuật Gateway theo nguyên lý và<br />
phương pháp như đã miêu tả ở phần phương<br />
pháp nghiên cứu. Kết quả của quá trình ghép<br />
nối đoạn gen Cal vào pDONRTM221 được xác<br />
định bằng biến nạp sản phẩm nối ghép gen<br />
vào tế bào E.Coli. Sau đó, chọn các khuẩn lạc<br />
để kiểm tra bằng phương pháp colony-PCR<br />
với cặp mồi M13. Nếu vector mang gen ngoại<br />
lai, kiểm tra sản phẩm PCR sẽ nhận được<br />
băng DNA có kích thước khoảng 0,4bp. Kết<br />
quả kiểm tra sản phẩm PCR đã khẳng định<br />
đoạn trình tự Cal đã được ghép nối vào<br />
pDONRTM221 tạo vector tiếp nhận<br />
pENTR221/cal.<br />
149<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Huy Hoàng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Thiết kế vector pENTR221/cal/HA1<br />
HA1 là một trong ba tiểu phần cấu tạo nên<br />
protein HA, cho phép nhận biết tế bào đích<br />
của động vật có xương sống và hoàn thành<br />
quá trình nhận biết bằng cách gắn kết với thụ<br />
thể chứa sialic acid của những tế bào này [4,<br />
7]. Đoạn gen HA1 được nhân lên từ<br />
pUC18/HAop bằng phương pháp PCR với<br />
cặp mồi đặc hiệu HA1_SacI_F và<br />
HA1_HindIII_R. Kết quả điện di thu được<br />
đoạn DNA đặc hiệu, rõ, có kích thước khoảng<br />
1000 bp đúng theo tính toán lý thuyết (978<br />
bp) khi thiết kế mồi (hình 1A).<br />
Để tạo điều kiện ghép nối gen HA1 trực tiếp<br />
vào pENTR221/cal, sản phẩm PCR trên được<br />
tinh sạch để loại bỏ các thành phần không<br />
mong muốn trước khi cắt bằng cặp enzyme<br />
hạn chế SacI và HindIII. Đoạn gen HA1 này<br />
được nối ghép vào vector pENTR221/cal đã<br />
tiền xử lý với cùng cặp enzyme trên và nhân<br />
dòng trong tế bào E.coli DH5α. Kết quả của<br />
quá trình biến nạp được kiểm tra bằng<br />
phương pháp tách chiết plasmid để cắt kiểm<br />
tra (hình 1B). Kết quả trên điện di đồ cho thấy<br />
2 băng DNA có kích thước khoảng 978bp và<br />
2544 bp, tương ứng với kích thước của gen<br />
HA1 và vector đúng như tính toán lý thuyết.<br />
Bên cạnh đó, kết quả giải trình tự gen cho thấy,<br />
dòng gen lựa chọn có mang chính xác trình tự<br />
đoạn tín hiệu Cal nối với trình tự gen HA.<br />
Thiết kế vector chuyển gen<br />
Cấu trúc gen chứa HA1 và trình tự tín hiệu<br />
Cal được chuyển vào vector pK7WG2D [6]<br />
<br />
89(01/2): 147 - 151<br />
<br />
bằng kỹ thuật Gateway theo mô tả ở phần<br />
phương pháp và vật liệu nghiên cứu.<br />
Kết quả kiểm tra vector tái tổ hợp bằng PCR<br />
và cắt enzyme hạn chế SacI/HindIII cho thấy<br />
sản phẩm PCR với cặp mồi đăc hiệu<br />
HA1_SacI_F/HA1_HindIII_R có kích thước<br />
khoảng 978 bp (hình 2A), sản phẩm cắt<br />
vector pK7WG2D/cal/HA1 bằng SacI/HindIII<br />
thu được 4 đoạn gen kích thước khoảng<br />
434bp, 978 bp, 1201bp và 11159 bp kích<br />
thước này phù hợp với tính toán theo lý<br />
thuyết (Hình2B). Như vậy, cấu trúc gen HA1<br />
đã được thiết kế thành công vào vector<br />
chuyển gen thực vật pK7WG2D. Dòng<br />
plasmid số 1 đã được lựa chọn cho biến nạp<br />
vào Agrobacterium rhizogenes ATCC15834<br />
để tạo dòng rễ tơ chuyển gen.<br />
<br />
M<br />
<br />
1<br />
<br />
M<br />
<br />
2<br />
<br />
2,5bp<br />
1kb<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
Hình 1. Kết quả nhân đoạn gen HA1 bằng PCR (A)<br />
và kiểm tra cấu trúc vector ENTR221/cal/HA1 (B).<br />
M: thang DNA chuẩn 1kb; 1: sản phẩm PCR của<br />
HA1; 2: sản phẩm cắt bằng enzyme SacI/HindIII<br />
<br />
10 kb<br />
1 kb<br />
1 kb<br />
<br />
0,5 kb<br />
<br />
bp<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
Hình 2. Điện di kiểm tra vector tái tổ hợp pK7WG2D/cal/HA1 bằng PCR (A) và cắt bởi enzyme cắt hạn<br />
chế SacI/HindIII (B). M: thang chuẩn 1kb; giếng 1 - 10: mẫu vector tái tổ hợp tách từ các dòng khuẩn lạc<br />
<br />
150<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Huy Hoàng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Đã thiết kế thành công vector chuyển gen<br />
thực vật pK7WG2D/cal/HA1 mang cấu trúc<br />
gen HA1 nối với trình tự tín hiệu Cal để dẫn<br />
HA1 tái tổ hợp tiết ra môi trường nuôi cấy rễ<br />
tơ cây thuốc lá chuyển gen. Vector chuyển<br />
gen đã được biến nạp vào A.rhizogenes ATCC<br />
15834 để tạo rễ tơ cây thuốc lá chuyển gen.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Alexander, D.J. (2007), Summary of avian<br />
influenza activity in Europe, Asia, Africa, and<br />
Australasia, 2002-2006. Avian Dis, 51(1 Suppl):<br />
p. 161-6.<br />
[2]. Borisjuk NV, Borisjuk LG, et al. (1999).<br />
"Production of recombinant proteins in plant root<br />
exudates." Nat. Biotechnol. 17(5): 466-469.<br />
<br />
89(01/2): 147 - 151<br />
<br />
[3]. Bosch, F., M. Orlich, H. Klenk, and R. Root<br />
(1979), The structure of the hemagglutinin: a<br />
determinant for the pathgencity of Influenza virus,<br />
Virology, 95: p. 197-207.<br />
[4]. Chen, L., C. Davis, H. Zhou, N. Cox, and R.<br />
Donis (2008), Genetic compatibility and virulence<br />
of reassortants derived from contemporary avian<br />
H5N1 and human H3N2 influenza A viruses.<br />
PLoS Pathog, 4(5): p. e1000072.<br />
[5]. Doran, P.M. (2000), Foreign protein<br />
production in plant tissue cultures. Curr Opin<br />
Biotechnol, 11(2): p. 199-204.<br />
[6]. Karimi M, Inze D, et al. (2002). "Gateway<br />
vectors for Agrobacterium-mediated plant<br />
transformation." Trends Plant Sci. 7(5): 193-195.<br />
[7]. Zhao, Z., K. Shortridge, M.G. M, Y. Guan,<br />
and X. Wan (2008), Genotypic diversity of H5N1<br />
highly pathogenic avian influenza viruses. J Gen<br />
Virol, 89(9): p. 2182-2193.<br />
<br />
SUMMARY<br />
CONSTRUCTION OF BINARY VECTOR CARRYING HA1 OF H5N1 VIRUS<br />
USING IN PLANT TRANSFORMATION VIA A.RHIZOGENES<br />
Nguyen Huy Hoang*, Vu Thi Nhu Trang<br />
College of Medicine and Pharmacy - TNU<br />
<br />
H5N1 is a sulotyspe of influenza A, commonly called avian flu or bird flu. To prevent the viral<br />
infection, the most common method is vaccination. Currently, there have been many flu A<br />
vaccines available. However, plant-based oral vaccine is targeted by many researchers around the<br />
world because this subunit vaccine can be eaten, easy to administer and more effiective than other<br />
injection vaccines. In this study, we aimed establish a method to transfer HA1 gene encoded<br />
antigens HA from H5N1 into tobacco plant as a very first stage of develop an plant-based<br />
oral vaccine.<br />
With the aim of creating facilities for the production of H5N1 vaccine, creating materials to<br />
produce transgenic plants likeness of virus antigens in the crop. We have studied gene transfer<br />
vector design HA1 expression of surface antigen HA H5N1 virus carrying the signal sequence<br />
may help the HA1 protein secreted outside the culture medium Gateway hybrid technique.<br />
Keywords: H5N1, gene expression, plant vaccine, HA, hairy root.<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0984.434.797; Email: huyhoangytn@gmail.com<br />
<br />
151<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />