YOMEDIA
ADSENSE
Thiết lập mạng lưới đối tác giữa các trường đại học hướng về mục tiêu phát triển bền vững: Trường hợp SDG-UP tại Nhật Bản
9
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài nghiên cứu này phân tích nền tảng UNU SDG-Universities (SDG-UP) để cung cấp mô hình thực tế về mạng lưới các quan hệ đối tác giữa các trường đại học ở cấp độ quốc gia. Dữ liệu tổng hợp về SDG-UP cho thấy nền tảng này tổ chức khá hiệu quả.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thiết lập mạng lưới đối tác giữa các trường đại học hướng về mục tiêu phát triển bền vững: Trường hợp SDG-UP tại Nhật Bản
- 36 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THIẾT LẬP MẠNG LƯỚI ĐỐI TÁC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HƯỚNG VỀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: TRƯỜNG HỢP SDG-UP TẠI NHẬT BẢN ThS. Trần Thiện Trí, ThS. Trần Thị Minh Duyên(1) TÓM TẮT: Một số trường đại học tại Việt Nam hiện là thành viên của các mạng lưới toàn cầu, khu vực về SDG nhưng chưa có cơ hội tham gia vào mạng lưới quan hệ đối tác giữa các trường đại học trong nước. Bài nghiên cứu này phân tích nền tảng UNU SDG-Universities (SDG-UP) để cung cấp mô hình thực tế về mạng lưới các quan hệ đối tác giữa các trường đại học ở cấp độ quốc gia. Dữ liệu tổng hợp về SDG-UP cho thấy nền tảng này tổ chức khá hiệu quả. Các hội thảo được tổ chức hằng tháng để các trường đại học thành viên chia sẻ kinh nghiệm thực hiện SDGs. Mở rộng kết nối với các bên hữu quan khác trong nước và quốc tế qua một số hội thảo, hội nghị chuyên đề. Nền tảng còn tổ chức các trường đại học thành viên thành 4 tiểu ban chuyên môn thúc đẩy các vai trò quan trọng của các trường đại học, bổ sung vai trò xếp hạng tác động trên Times Higher Education. Từ khóa: Quan hệ đối tác, trường đại học, SDGs, SDG-UP. ABSTRACT: Several universities in Vietnam are currently members of global and regional SDG networks, but they haven't had the opportunity to participate in domestic university partnership networks. This research analyzes the UNU SDG–Universities Platform (SDG–UP) to provide a practical model of university partnership networks at the national level. Collected data about SDG-UP indicates that the platform is organized effectively. Monthly workshops are held for member universities to share their experiences in SDG implementation. The platform expands its connections with other relevant stakeholders both domestically and internationally through specialized workshops and conferences. The platform also divides member 1. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 37 universities into four specialized subcommittees to promote the significant roles of universities, complemented by the role of ranking universities’ impacts on Times Higher Education. Keywords: Partnership, university, SDGs, SDG-UP. 1. Giới thiệu Thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs - Sustainable Development Goals) cần sự hợp tác và đóng góp của tất cả các bên hữu quan. Trong đó, trường đại học là cơ sở giáo dục, nghiên cứu và chuyển giao tri thức quan trọng, vì thế đã và đang đóng góp tích cực cho quá trình phát triển bền vững thông qua các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, triển khai thực hiện SDGs và phát triển mạng lưới hợp tác với các bên hữu quan khác (SDSN Australia/Pacific 2017; European University Association 2018) Hiện nay, một số trường đại học ở Việt Nam đã và đang tham gia vào các mạng lưới đối tác đa hữu quan trong khu vực và toàn cầu. Ví dụ, Mạng lưới các giải pháp phát triển bền vững (Sustainable Development Solutions Network - SDSN) khu vực Đông Nam Á hiện có 20 thành viên, trong đó có 5 thành viên đến từ Việt Nam gồm: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Đại học Duy Tân, Trung tâm Pháp Việt Đào tạo về Quản lý, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Việt Nam(1). Ngoài ra, có thể kể đến Mạng lưới toàn cầu các trung tâm khu vực Chuyên gia về Giáo dục Phát triển bền vững (Regional Centres of Expertise on Education for Sustainable Development - RCE), tại Việt Nam, RCE Southern Vietnam được chủ trì bởi Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó, do chưa có mạng lưới quan hệ đối tác giữa các trường đại học trong nước, các trường đại học ở Việt Nam vẫn chưa có cơ hội hợp tác để chia sẻ kinh nghiệm thực hiện vai trò đối với SDGs. Bài nghiên cứu này tham khảo một mô hình mạng lưới các quan hệ đối tác giữa các trường đại học ở Nhật Bản gọi là Nền tảng các trường đại học SDG (SDG- Universities Platform, viết tắt là SDG-UP), được thành lập bởi Viện Nghiên cứu nâng cao về Bền vững, Đại học Liên Hợp Quốc (UNU-IAS) nhằm cung cấp mô hình tham khảo cho việc xây dựng các quan hệ đối tác giữa các trường đại học tại các nước, đặc biệt tại Việt Nam. SDG-UP đã khá thành công trong việc tạo ra một cộng đồng các trường đại học tại Nhật Bản nhằm chia sẻ thực tiễn, hỗ trợ nhau trong việc thực hiện SDGs của Liên Hợp Quốc. Nghiên cứu phân tích các bài viết và báo cáo chi tiết được công bố về SDG-UP để đưa ra những thảo luận về cách thức thiết lập mạng lưới các quan hệ đối tác giữa các trường đại học trong nước. 1. https://www.unsdsn.org/southeastasia.
- 38 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. SDGs và vai trò của trường đại học SDGs được 193 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc (UN) thông qua trong năm 2015, đề ra 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu trong Chương trình phát triển bền vững năm 2030. Các mục tiêu này hướng tới xóa bỏ đói nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, bảo vệ hành tinh, môi trường cho mọi người ở mọi nơi. Để thúc đẩy thực hiện SDGs, tại Hội nghị thượng đỉnh SDG vào tháng 9/2019, các nhà lãnh đạo ra lời kêu gọi “Thập kỷ hành động” (Decade of Action) huy động sự tham gia của tất cả thành phần ở 3 cấp độ hành động: toàn cầu, địa phương, và con người. Trong đó, cấp độ toàn cầu dựa vào vai trò lãnh đạo của UN cũng như các định chế toàn cầu; cấp độ địa phương dựa vào vai trò của Nhà nước và các thể chế Nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong việc thiết lập chính sách, khung pháp lý, phân bổ nguồn lực; và cấp độ con người dựa vào xã hội dân sự, các liên hiệp, thành phần tư nhân, các học viện, trường đại học, truyền thông và các bên hữu quan khác(1). Mỗi thành phần trong nhóm hành động cấp độ con người có vai trò khác nhau đối với SDGs tùy vào lĩnh vực, phạm vi và đối tượng hoạt động. Trong đó, các trường đại học là các thiết chế cơ bản trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và đóng góp xã hội. Đào tạo giúp hình thành đội ngũ nhân lực có kiến thức, kỹ năng, đạo đức. Nghiên cứu khoa học giúp tạo nên những tri thức mới đóng góp cho nhân loại. Hơn hết, các trường đại học nên trở thành những lực lượng lớn cho sự chuyển đổi xã hội (Diamadopoulos, n.d.) (Crow, 2014). Với các vai trò đặc thù này, nhiều ý kiến cho rằng trường đại học đóng vai trò chính, cốt lõi trong thực hiện SDGs (Duran, n.d.) Nói về vai trò của các trường đại học đối với SDGs, hiện nay đã có khá nhiều bài viết và nghiên cứu cung cấp các trường hợp đơn lẻ của các trường đại học để tham khảo (Thukia 2019; Junior et al. 2019) cũng như những bài viết tổng hợp vai trò của các trường đại học nói chung đối với SDGs (Bảng 1). Trong đó, tài liệu của Mạng lưới các giải pháp phát triển bền vững tại khu vực Úc/Thái Bình Dương (SDSN Australia/ Pacific 2017) cung cấp nền tảng lý thuyết tương đối đầy đủ về vai trò của các trường đại học đối với SDGs và là tài liệu được tham khảo tương đối nhiều bởi các bài nghiên cứu với đề tài liên quan (Junior et al. 2019; Thukia 2019; Ashida 2023). Các tài liệu tổng hợp vai trò của các trường đại học đối với SDGs đều có sự đồng thuận trong quan điểm về 4 vai trò chính: đào tạo, nghiên cứu, triển khai thực hiện SDGs và phát triển mạng lưới hợp tác với các bên hữu quan khác. Trong đó, vai trò đào tạo, nghiên cứu vốn là vai trò cơ bản của các trường đại học, nay tích hợp SDGs vào trong nội dung thực hiện. Vai trò triển khai thực hiện SDGs xem trường đại học như một thành phần của xã hội dân sự, cùng chung tay thực hiện SDGs trên phương 1. https://www.un.org/sustainabledevelopment/development-agenda/.
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 39 diện như cách thức quản trị, chính sách điều hành. Vai trò phát triển mạng lưới không tách rời 3 vai trò trước, đòi hỏi sự kết nối giữa các trường đại học với các bên hữu quan khác trong đào tạo, nghiên cứu, triển khai thực hiện SDGs. Bảng 1. Tổng hợp một số vai trò của các trường đại học đối với SDGs Tài liệu Ý kiến về vai trò của các trường đại học đối với SDGs Duran, P. (n.d.) - Mở rộng vốn con người về SDGs - Nghiên cứu - Thực hiện SDGs Diamadopoulos, - Kết hợp SDGs vào chương trình học E. (n.d.) - Thông qua các chính sách và chiến lược hành động thực hiện SDGs - Mạng lưới kết nối European University - Đào tạo chất lượng cao Association (2018) - Nghiên cứu - Thực hiện vai trò của một thành phần của xã hội dân sự - Thúc đẩy quan hệ đối tác địa phương và toàn cầu SDSN Australia/ - Dạy và học: Các trường đại học cung cấp người học kiến Pacific (2017) thức, kỹ năng, tạo động lực để hiểu và giải quyết các thách thức của SDGs. - Nghiên cứu: Khuyến khích và thúc đẩy các nghiên cứu đơn ngành, liên ngành về SDGs, cũng như các sáng tạo đổi mới cho giải pháp phát triển bền vững. - Quản trị tổ chức, văn hóa và điều hành trường đại học: Canh chỉnh cách thức quản trị, chính sách điều hành trường đại học theo SDGs. - Lãnh đạo hướng ra bên ngoài: Trường đại học cần thực hiện vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, hỗ trợ các phản ứng địa phương, quốc gia và quốc tế đối với SDGs bằng cách tăng cường sự tham gia với các bên hữu quan khác trong việc thực hiện SDGs, đề xướng và điều phối các đối thoại và hành động nhiều thành phần trong việc thực hiện SDGs, đóng vai trò chính trong phát triển chính sách và ủng hộ phát triển bền vững, cho thấy tầm quan trọng của trường đại học trong việc thực hiện SDGs, và cho thấy cam kết của trường đại học đối với SDGs. (Nguồn: Tự tổng hợp)
- 40 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2.2. Vai trò thiết lập quan hệ đối tác giữa các trường đại học đối với SDGs Thực hiện SDGs đòi hỏi sự tham gia của các thành phần ở 3 cấp độ hành động là toàn cầu, địa phương và con người(1). Có thể nói, quan hệ đối tác đa hữu quan được thể hiện rõ nhất trong cấp độ con người khi dựa vào xã hội dân sự, các liên hiệp, thành phần tư nhân, các học viện, trường đại học, truyền thông và các bên hữu quan khác. SDG 17 (Các quan hệ đối tác cho các mục tiêu) thể hiện rõ mục đích thiết lập các quan hệ đối tác đa hữu quan: “Thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển bền vững, kết hợp với các quan hệ đối tác đa hữu quan trong việc điều động và chia sẻ kiến thức, chuyên môn, công nghệ và nguồn lực tài chính, để hỗ trợ việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững ở tất cả các quốc gia....”. Các quan hệ đối tác đa hữu quan cũng có thể được thiết lập trên cấp độ toàn cầu, khu vực, quốc gia hoặc dưới quốc gia tùy vào các đối tác thành viên hay phạm vi thực hiện SDGs (Horan, 2019). Nói về vai trò lãnh đạo giữa các thành phần ở các cấp độ hành động, trong khi cấp độ toàn cầu có sự dẫn dắt của UN và các định chế toàn cầu, thì cấp độ địa phương dựa vào vai trò lãnh đạo của các chính phủ. Đối với cấp độ con người, trong nhiều trường hợp, SDSN Australia/Pacific (2017) cho rằng các trường đại học là thành phần trung lập, chuyên môn về đào tạo và nghiên cứu, nên đóng vai trò lãnh đạo và hỗ trợ thúc đẩy các quan hệ đối tác với các bên hữu quan. Là một bên hữu quan có tiềm năng lãnh đạo các quan hệ đối tác đa hữu quan cũng như đào tạo, nghiên cứu về SDGs và thực thi SDGs với tư cách là một xã hội dân sự, bên cạnh thúc đẩy các quan hệ đối tác với các thành phần khác, các trường đại học cũng cần thiết lập các quan hệ đối tác với nhau để chia sẻ những kinh nghiệm cũng như hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện vai trò của mình (SDSN Australia/Pacific, 2017). Đó là lý do mà Times Higher Education (THE), nhà cung cấp dữ liệu về xếp hạng đại học thế giới, khi xếp hạng tác động của các trường đại học đối với SDGs, bắt buộc các trường muốn được xếp hạng, thì phải có dữ liệu về SDG 17 liên quan bên cạnh cung cấp dữ liệu về 3 mục tiêu SDG khác(2). Trong số các mạng lưới đối tác có sự tham gia của các trường đại học hiện nay, lớn nhất phải kể đến Sáng kiến Bền vững giáo dục đại học (Higher Education Sustainability Initiative - HESI)(3), quan hệ đối tác mở giữa các tổ chức của UN với cộng đồng giáo dục đại học. Hiện nay, HESI có 659 thành viên, phần lớn là các trường đại học trên thế giới. Hằng năm, HESI tổ chức một diễn đàn quốc tế, đặc biệt trong Kỳ họp cấp cao về phát triển bền vững (High-level Political Forum on Sustainable Development - HLPF), sự kiện chủ chốt của Liên Hợp Quốc để theo dõi 1. https://www.un.org/sustainabledevelopment/development-agenda/. 2. https://www.timeshighereducation.com/impactrankings. 3. https://sdgs.un.org/HESI.
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 41 và đánh giá Kế hoạch 2030 về phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu. Mục tiêu của diễn đàn là nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục đại học trong việc thúc đẩy phát triển bền vững. Tiếp theo là Mạng lưới giải pháp phát triển bền vững (SDSN), được thành lập dưới sự bảo trợ của UN, là một liên minh dựa trên tư cách thành viên của các tổ chức đến từ nhiều thành phần khác nhau, trong đó phần lớn là các trường đại học, các viện nghiên cứu. Mạng lưới thúc đẩy các cách tiếp cận tích hợp để thực thi SDGs thông qua giáo dục, nghiên cứu, phân tích chính sách, và hợp tác toàn cầu. Tính đến năm 2023, mạng lưới có tới 1.800 thành viên đến từ 146 quốc gia, với 53 mạng lưới ở cấp độ quốc gia và khu vực. Ví dụ, SDSN khu vực Đông Nam Á hiện có 20 thành viên, trong đó 5 thành viên đến từ Việt Nam là các trường đại học và viện nghiên cứu(1). Mạng lưới quốc gia hiện có tại 36 quốc gia, trong đó có Thái Lan, Philippines và Indonesia từ Đông Nam Á. Ngoài ra, một số mạng lưới đối tác tương tự kết nối các trường đại học và các bên hữu quan khác trên phạm vi toàn cầu như Mạng lưới đối tác toàn cầu UN SDG (UN SDG Global Partner Network)(2), Mạng lưới thúc đẩy bền vững trong giáo dục và Nghiên cứu sau đại học (Promotion of Sustainability in Postgraduate Education and Research Network - ProSPER.Net)(3), Sáng kiến các trường đại học SDGs (SDGs Universities Initiative - SDGsUNi)(4), Mạng lưới trường đại học vì phát triển bền vững (University Network for Sustainable Development - UNSD)(5), Cổng thông tin về Giáo dục và Nghiên cứu về phát triển bền vững, thuộc Hiệp hội quốc tế các trường đại học (International Association of Universities, Higher Education and Research for Sustainable Development - IAU HESD) (6), Mạng lưới toàn cầu các trung tâm khu vực chuyên gia về giáo dục phát triển bền vững (Regional Centres of Expertise on Education for Sustainable Development - RCE)(7). Hầu hết các quan hệ đối tác giữa các trường đại học diễn ra trên phạm vi toàn cầu và với các bên hữu quan khác. Quan hệ đối tác có sự tham gia của các trường đại học ở phạm vi quốc gia điển hình có SDSN của một số quốc gia như SDSN Nhật Bản, SDSN Thái Lan, SDSN Indonesia. Quan hệ đối tác chỉ giữa các trường đại học ở phạm vi quốc gia hiện chưa nhiều, điển hình có Nền tảng UNU SDG-Universities (SDG–UP) được thành lập bởi UNU-IAS, kết nối 28 trường đại học khắp Nhật Bản. 1. https://www.unsdsn.org/southeastasia. 2. https://sdg-academic-partner-network.com/. 3. https://prospernet.ias.unu.edu/about-prosper-net-page/what-is-prosper-net/. 4. https://sdgsuniversities.org/about/. 5. https://unitar.org/ny/universities. 6. http://www.iau-hesd.net/. 7. https://www.rcenetwork.org/portal/.
- 42 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Trong khi quan hệ đối tác trên phạm vi toàn cầu rất cần thiết, quan hệ đối tác trên phạm vi quốc gia cũng không kém quan trọng, đặc biệt là quan hệ đối tác giữa các trường đại học. Nếu xét về khía cạnh mục tiêu chính của các quan hệ đối tác là “việc điều động và chia sẻ kiến thức, chuyên môn, công nghệ và nguồn lực tài chính, để hỗ trợ việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững”, thì sự tương đồng về “khoảng cách tâm lý” (psychic distance) và các yếu tố bối cảnh (contextual factors) sẽ giúp cho mục đích chia sẻ và học tập kinh nghiệm giữa các trường đại học diễn ra hiệu quả hơn. “Khoảng cách tâm lý” là một khái niệm của Vahlne và Wiedersheim-Paul (1973) đề cập đến những yếu tố gồm rào cản ngôn ngữ, văn hóa và chính trị có thể cản trở trao đổi thông tin giữa một công ty và thị trường hoạt động của công ty đó. Tương tự, áp dụng khái niệm này vào quan hệ đối tác giữa các trường đại học trong một quốc gia, sự tương đồng về ngôn ngữ, văn hóa và chính trị có thể giúp cho việc chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm trong các quan hệ đối tác trở nên thuận lợi hơn. Nói đến các yếu tố bối cảnh, theo Fiol & Lyles (1985), các yếu tố bối cảnh ảnh hưởng lên việc học tập của tổ chức bao gồm văn hóa tổ chức, chiến lược hoạt động cho phép sự linh hoạt, cấu trúc tổ chức và môi trường. Cùng là các trường đại học ở Nhật Bản, ít nhiều các yếu tố bối cảnh có thể tương đồng hoặc có thể hiểu được nếu có sự khác biệt, do đó cũng giúp cho việc áp dụng các bài học kinh nghiệm giữa các trường với nhau. Dựa trên những lý do này, chúng tôi cho rằng cần có nhiều hơn nữa các quan hệ đối tác giữa các trường đại học trong nước song song với việc thúc đẩy các quan hệ đối tác trong phạm vi khu vực và toàn cầu. Để thiết lập mạng lưới các quan hệ đối tác giữa các trường đại học trong nước, cần có mô hình thực tế để tham khảo. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu này tiếp cận định tính sử dụng nghiên cứu tình huống (case study) để đề xuất mẫu hình về mạng lưới các quan hệ đối tác giữa các trường đại học trong nước. Tình huống nghiên cứu là Nền tảng các trường đại học SDG (SDG - Universities Platform, gọi tắt là SDG-UP) được thành lập bởi UNU-IAS. Cụ thể, vào tháng 10/2020, UNU-IAS thành lập SDG–UP để 28 trường đại học khắp Nhật Bản chia sẻ các sáng kiến liên quan đến SDG, thúc đẩy các hoạt động hợp tác, quan hệ đối tác giữa các trường đại học tại Nhật Bản với các bên hữu quan khác. Các thành viên tạo nên tổ hợp đa dạng, phân bổ đồng đều trên khắp Nhật Bản, về cả quy mô và loại hình. 3.2. Thu thập và phân tích dữ liệu Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các bài viết và báo cáo chi tiết được công bố về SDG-UP trên trang web phiên bản tiếng Anh và tiếng Nhật của UNU-IAS (Bảng 2).
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 43 Bảng 2. Các bài viết và báo cáo chi tiết về SDG-UP Nội dung Tài liệu Giới thiệu Trang chính về UNU SDG-Universities Platform chung Báo cáo “Recommendations for Transformational Changes in Universities for Building a Better Sustainable Society” của UNU SDG-UP năm 2021 (Những đề xuất cho những thay đổi chuyển hóa trong các trường đại học để xây dựng một xã hội bền vững tốt đẹp hơn) Hội thảo 22 trang tin tức tóm tắt những nội dung hoạt động của 22 hội thảo và hội nghị tính đến tháng 3/2023 trên trang tiếng Anh và tiếng Nhật của UNU- chuyên đề IAS. (Nguồn: Tổng hợp từ trang web về SDG-UP của UNU-IAS) Dữ liệu được phân tích theo phương pháp phân tích chủ đề (thematic analysis) để xác định, phân tích và báo cáo các chủ đề hay nội dung về mạng lưới SDG-UP. (Braun & Clarke 2006) Theo đó, phân tích dữ liệu được tiến hành theo các bước: tổng hợp và làm quen với các dữ liệu, mã hóa những nội dung quan trọng, nhóm gộp những mã hóa liên quan thành những chủ đề, rà soát lại các chủ đề. Các chủ đề chính cung cấp thông tin về mạng lưới SDG-UP được trình bày trong mục kết quả nghiên cứu. 4. Kết quả nghiên cứu: Trường hợp của SDG-UP tại Nhật Bản 4.1. Cách thức tổ chức hội thảo của SDG-UP Hình thức hoạt động chính của SDG-UP là chuỗi các hội thảo được tổ chức theo tháng. Trong năm đầu, tần suất tổ chức thậm chí mỗi tháng liên tiếp. Hầu hết các hội thảo được tổ chức trực tuyến. Một số ít kết hợp vừa trực tiếp vừa trực tuyến. Thành phần tham dự chủ yếu là đại diện các trường đại học thành viên, giám đốc và cố vấn của SDG-UP. Một nửa số hội thảo mời các chuyên gia trình bày về các chủ đề liên quan đến SDGs. Một số ít hội thảo có sự tham dự của đại diện các công ty và cơ quan chính phủ. Ngoài ra, từ tháng 10/2020 đến tháng 1/2023, SDG-UP đã tổ chức 22 hội thảo và hội nghị chuyên đề (tham khảo Bảng 3), trong đó 1 hội nghị chuyên đề công khai với 348 người tham gia.
- 44 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Bảng 3. Nội dung 22 hội thảo và hội nghị chuyên đề của nền tảng SDG-UP từ năm 2020 - 2023 Hội thảo Nội dung Lần 1 - 30/10/2020 - Trực tiếp và trực tuyến. - 29 trường: 20 đại diện tại chỗ và 50 đại diện trực tuyến. - Chào hỏi của Shinobu Yamaguchi giám đốc SDG-UP. - Bài phát biểu của Shunichi Murata - Giáo sư tại Khoa Chính sách của Đại học Kwansei Gakuin và là cố vấn của SDG-UP. - Đại diện của mỗi trường tự giới thiệu và các cuộc thảo luận được tổ chức theo nhóm: hợp tác phát triển và SDGs dành cho ai, các vấn đề trong quá trình thực hiện và vai trò của giới học thuật. Lần 2 - 11/11/2020 - Trực tuyến, 45 đại biểu từ 25 trường. - Duncan Ross, Giám đốc dữ liệu của Times Higher Education thuyết trình về xếp hạng tác động đánh giá nỗ lực của các trường đại học trên thế giới để đạt được SDGs. - Thảo luận về phản ứng với sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa ở châu Á, lợi ích của việc tham gia xếp hạng tác động và yêu cầu về phương pháp đánh giá các trường hợp. Lần 3 - 15/12/2020 - Trực tiếp và trực tuyến. - 54 đại diện từ 28 trường. - 13 trường trình bày các sáng kiến SDGs. - Đề cập việc SDG-UP tham gia Sáng kiến Bền vững giáo dục đại học (HESI). Lần 4 - 27/1/2021 - Trực tuyến. - 71 đại biểu và các bên liên quan từ 28 trường. - 15 trường trình bày các sáng kiến SDGs về: Những nỗ lực trong chương trình giáo dục, hợp tác với các tổ chức quốc tế, hợp tác với chính quyền địa phương và các công ty. Lần 5 - 18/2/2021 - Trực tuyến. - 49 đại biểu và các bên liên quan từ 24 trường. - Tiến sĩ Melissa Goddard, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tại Đại học Yale, thuyết trình về các hoạt động của Trung tâm. - Thảo luận nhóm về: Cách thực hiện môn học SDGs liên ngành, khả năng cùng thực hiện các dự án SDGs bởi sinh viên, nhân viên và giảng viên, sự cần thiết của một quỹ đặc biệt trong việc thực thi SDGs, sự cần thiết và các vấn đề của hệ thống đánh giá trong việc thực hiện SDGs trong trường đại học.
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 45 Lần 6 - 24/3/2021 - Trực tuyến. - 84 đại diện từ 27 trường, các công ty và công ty truyền thông. - Thảo luận nhóm theo 4 chủ đề cụ thể: Chương trình giảng dạy SDGs, Quản trị, Tài chính, Đánh giá trường đại học. Lần 7 - 12/5/2021 - Trực tuyến với 78 đại diện từ 26 trường. - Duncan Ross, Giám đốc dữ liệu của Times Higher Education (THE), giải thích về Xếp hạng tác động năm 2021 được công bố vào tháng 4. - Thảo luận nhóm về việc phổ biến thông tin ở nước ngoài, chia sẻ các nỗ lực hợp tác giữa trường trung học và trường đại học, thúc đẩy hợp tác thông qua các tập đoàn với cộng đồng địa phương và các trường đại học khác. Lần 8 - 18/6/2021 - Trực tuyến với 62 đại diện từ 25 trường. - Đại diện Đại học Hiroshima chia sẻ kinh nghiệm về xếp hạng cao nhất trong bảng xếp hạng tác động của THE. - Thảo luận nhóm về “Sử dụng đánh giá trường đại học trong quản lý trường đại học”. Lần 9 - 28/7/2021 - Trực tuyến với 58 đại diện từ 21 trường. - 4 tiểu ban được phân chia để thảo luận phương hướng hành động: Chương trình giảng dạy SDGs, Quản trị, Hợp tác liên trường, Trách nhiệm giải trình và Đánh giá. Lần 10 - 7/9/2021 - Trực tuyến với 58 đại diện từ 24 trường. - Giáo sư Dave D. White, Phó Viện trưởng Viện Sáng tạo và Bền vững toàn cầu (Global Institute of Sustainability and Innovation), Đại học Bang Arizona (ASU) thuyết trình. - Thảo luận nhóm về khuôn viên trường học bền vững, quan hệ đối tác của trường đại học với các bên hữu quan khác. Lần 11 - 8/10/2021 - Trực tuyến với 54 đại diện từ 25 trường. - Thảo luận nhóm về 4 chủ đề: Chương trình giảng dạy SDGs, Quản trị, Hợp tác liên trường, Trách nhiệm giải trình và Đánh giá. Lần 12 - - Trực tuyến với 48 đại diện từ 23 trường. 10/11/2021 - Tiến sĩ Maria Anityasari và hai giảng viên khác từ Viện Công nghệ Sepuluh Nopember Indonesia thuyết trình. - Thảo luận nhóm. Lần 13 - - Trực tuyến với 51 đại diện từ 23 trường. 14/12/2021 - Thảo luận nhóm theo các tiểu ban. Lần 14 - 21/1/2022 - Jingwen Mu , Giám đốc Bộ phận Hoạch định chiến lược, Đại học Auckland (New Zealand) thuyết trình. - Thảo luận nhóm
- 46 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hội nghị chuyên - Trực tuyến, 348 người tham gia. đề công khai - - Chủ đề: “Thúc đẩy các sáng kiến đạt được SDGs và xem để 30/3/2022 xét tương lai của các trường đại học.” - Thảo luận nhóm theo 4 chủ đề tương tự trong hội thảo lần 9. Lần 16 - 12/5/2022 - Trực tuyến, 70 đại diện từ 29 trường. - Duncan Ross thuyết trình. - Thảo luận nhóm về: Ấn tượng về Bảng xếp hạng tác động 2022, yêu cầu đối với THE và cách sử dụng đánh giá bên ngoài. Lần 17 - 16/6/2022 - Trực tuyến, với 45 đại diện từ 24 trường. - Thảo luận trong 4 tiểu ban. Lần 18 - 29/7/2022 - Trực tuyến, với 52 đại diện từ 23 trường. - Thảo luận trong 4 tiểu ban: Tiểu ban quản lý: Mời một nhà nghiên cứu từ Nomura Securities nói về việc đa dạng hóa và sử dụng các phương thức tài trợ với tiêu đề “Tham gia vào việc sử dụng tài chính cho SDGs của trường đại học”. Lần 19 - 16/9/2022 - Trực tuyến, với 80 đại diện từ 27 trường đại học, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ và các công ty tư nhân, bao gồm cả ban lãnh đạo cấp cao như hiệu trưởng và giám đốc của từng trường đại học. - Thảo luận trong 4 tiểu ban. Lần 20 - - Trực tuyến, với 47 đại diện từ 21 trường. 12/10/2022 - Zheng Yi, Giám đốc Viện nghiên cứu SDGs, Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc, thuyết trình với chủ đề “Kiến thức và quan hệ đối tác: Hành động của Thanh Hoa đối với SDGs của Liên Hợp Quốc”. - Thảo luận nhóm. Lần 21 - - Trực tuyến, với 54 đại diện từ 23 trường. 21/11/2022 - 4 tiểu ban thảo luận công tác chuẩn bị cho cuộc thảo luận tổng kết tại hội nghị chuyên đề công khai sẽ được tổ chức vào tháng 3. Lần 22 - 17/1/2023 - Trực tuyến, với 36 đại diện từ 20 trường. - Bài giảng của Jen Dolin, Giám đốc Quan hệ đối tác và Giáo dục Bền vững, Đại học Western Sydney (WSU) ở Australia, trường đứng đầu thế giới trong bảng xếp hạng tác động của Times Higher Education năm 2022. - Thảo luận nhóm. (Nguồn: Tổng hợp từ trang web tiếng Anh và tiếng Nhật về SDG-UP của UNU-IAS) Trong các buổi hội thảo, nổi bật là hoạt động thảo luận nhóm của các trường đại học thành viên. Trong năm đầu hoạt động, tính đến trước hội thảo lần 6, các chủ đề
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 47 thảo luận nhóm chưa có sự nhất quán. Trong hội thảo lần 6, các thành viên tham dự thảo luận nhóm theo 4 chủ đề: Chương trình giảng dạy SDGs, Quản trị, Tài chính bền vững, Trách nhiệm giải trình và Đánh giá. Trong hội thảo lần 7, thêm một chủ đề được thảo luận về việc hợp tác giữa trường trung học và trường đại học, việc thúc đẩy hợp tác với các tập đoàn, cộng đồng địa phương và các trường đại học khác. Dựa trên nội dung thảo luận lần 7, từ hội thảo lần 8, các thành viên được chia thành 4 tiểu ban theo 4 chủ đề: Chương trình giảng dạy SDGs, Quản trị, Hợp tác liên trường, Trách nhiệm giải trình và Đánh giá. Ngoài ra, các trường thành viên còn trình bày và chia sẻ những kinh nghiệm thực hiện SDGs. Xen kẽ là những buổi hội thảo có khách mời trình bày. Ví dụ trong hội thảo lần 7, khách mời Duncan Ross, Giám đốc dữ liệu của Times Higher Education, giải thích về Xếp hạng tác động năm 2021 được công bố vào tháng 4. Trong hội thảo lần 8, Đại học Hiroshima xếp cao nhất trong số 85 trường đại học trong bảng xếp hạng tác động của Times Higher Education, nên đại diện của Đại học Hiroshima chia sẻ kinh nghiệm thực hiện đánh giá của trường mình. Vào tháng 3/2022, SDG-UP tổ chức hội nghị chuyên đề công khai mở rộng phạm vi ảnh hưởng và chia sẻ những kết quả thảo luận của nền tảng. Dự kiến tháng 3/2023, sau năm 2 hoạt động, SDG-UP tổ chức hội nghị chuyên đề báo cáo tổng kết hoạt động và định hướng hành động cụ thể của 4 tiểu ban. 4.2. Bốn tiểu ban thảo luận và đề xuất phương hướng hành động theo chủ đề Trong hội thảo lần 9, chủ đề Tài chính bền vững trong hội thảo lần 6 được thay thế bằng chủ đề Hợp tác liên trường. Các đề xuất phương hướng hành động trở nên cụ thể hơn. Đến hội thảo lần 21, các tiểu ban tiếp tục thảo luận chuẩn bị cho báo cáo tổng kết trong Hội nghị chuyên đề công khai dự kiến tổ chức vào tháng 3/2023. Tiểu ban Chương trình giảng dạy SDGs: triển khai tài liệu giảng dạy trực tuyến “Giới thiệu về SDGs của Liên Hợp Quốc”. Tiểu ban Đánh giá/Trách nhiệm giải trình: tại cuộc thảo luận tổng kết vào tháng 3, tiểu ban dự kiến trình bày kết quả phân tích của THE Impact Ranking 2022. Tiểu ban Hợp tác liên trường: sẽ tiến hành một bảng câu hỏi về sự hợp tác cụ thể giữa các trường đại học tham gia SDG-UP và trình bày dựa trên kết quả. Tiểu ban Quản lý: nhắm mục tiêu vào ai và làm thế nào để thúc đẩy “sự gắn kết” và ban lãnh đạo cao nhất của trường đại học nên làm gì. Dựa trên xem xét sơ bộ tiến độ thực hiện, cách thức thực hiện và sự phát triển trong nội dung thảo luận của nền tảng SDG-UP, có thể thấy, nền tảng tổ chức khá hiệu quả và với năng suất làm việc cao. Các hội thảo không chỉ cung cấp nền tảng để các trường đại học thành viên chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm thực hiện SDGs với
- 48 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA nhau mà còn giới thiệu các khách mời là những chuyên gia đến từ các tổ chức, trường đại học để chia sẻ những kinh nghiệm thành công. SDG-UP còn mở rộng kết nối các trường đại học thành viên với các bên hữu quan khác trong nước và quốc tế trong một số đợt hội thảo, hội nghị chuyên đề, và đại diện cho các trường đại học thành viên tham gia vào Sáng kiến Bền vững Giáo dục Đại học (HESI). Hơn nữa, không chỉ dừng lại ở chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm từ các bên, SDG-UP thông qua các hoạt động thảo luận dần dần hình thành nên 4 tiểu ban chuyên môn, đề xuất một số hành động cho mỗi tiểu ban và lên kế hoạch thực hiện. Các tiểu ban chuyên môn này đa phần bao quát được các vai trò chính của trường đại học đối với SDG như các tổ chức và mạng lưới khác đã đề xuất (tham khảo Bảng 1). Ngoài ra, điều đáng lưu ý là hoạt động Đánh giá và Trách nhiệm giải trình, liên quan tới việc xếp hạng các trường đại học trên bảng xếp hạng tác động của Times Higher Education. Điều này cho thấy SDG-UP đề cao việc các trường đại học công bố kết quả tạo tác động và có thể nên được bổ sung vào một trong những vai trò mà các trường đại học cần thực hiện. 5. Kết luận và hàm ý áp dụng Hiện nay có rất nhiều những mạng lưới đối tác trên phạm vi khu vực và toàn cầu có sự tham gia của các trường đại học, nhưng số lượng các mạng lưới tương tự trên phạm vi quốc gia lại không nhiều. Một số trường đại học tại Việt Nam là thành viên của một số mạng lưới quốc tế về SDG nhưng hiện nay chúng ta vẫn chưa có mạng lưới quan hệ đối tác giữa các trường đại học trong nước. Vì thế, việc tham khảo những trường hợp thành công như SDG-UP của Nhật Bản là rất cần thiết để thúc đẩy việc xây dựng nhiều mạng lưới đối tác giữa các trường đại học ở Việt Nam. Có thể thấy, mục tiêu của SDG-UP là đóng góp vào phát triển bền vững ở Nhật Bản và thế giới bằng cách tăng cường liên kết giữa các hoạt động liên quan đến SDGs của các trường đại học Nhật Bản, cũng như các bên hữu quan khác tại Nhật Bản và trên thế giới. SDG-UP thúc đẩy sự hợp tác giữa các trường đại học để chủ động thúc đẩy SDGs, chia sẻ các hoạt động và phát triển nhân sự có thể tham gia tích cực vào cộng đồng quốc tế hướng về SDGs. Mô hình hoạt động của SDG-UP có thể là một ví dụ tham khảo hữu ích đối với các trường đại học trong việc thiết lập mạng lưới đối tác, trước hết giữa các trường đại học với nhau ở cấp độ quốc gia. Cần có một trường đại học tiên phong tổ chức hội thảo kêu gọi sự tham gia của các trường đại học khác, có thể bắt đầu bằng việc tìm kiếm các trường đại học cùng quan tâm đến việc phát triển bền vững và chia sẻ các giá trị này. Từ buổi hội thảo có thể đưa ra sáng kiến về việc thiết lập mạng lưới đối tác giữa các trường đại học. Tùy vào khoảng cách địa lý giữa các trường đại học, hình thức tổ chức có thể trực tuyến hoặc kết hợp vừa trực tiếp và trực tuyến. Tần suất hội thảo ít nhất là theo quý, hoặc nhiều hơn là theo tháng. Cách thức triển khai hội thảo có thể tham khảo mô hình của SDG-UP.
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 49 Trong đó, hoạt động chính là tổ chức thảo luận theo chủ đề giữa các trường đại học thành viên. Từ các chủ đề thảo luận phát triển thành các tiểu ban hoạt động với phương hướng, hành động cùng kế hoạch triển khai cụ thể. Ngoài ra, các trường đại học thành viên nên chia sẻ những cách thực hành tốt trong việc thực thi SDG để các bên học hỏi lẫn nhau. Nền tảng cũng nên mời các chuyên gia và những bên tiên phong trong nước và nước ngoài để chia sẻ thêm kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình thực hiện SDG. Các chia sẻ kinh nghiệm cũng cần được chủ đề hóa, hệ thống hóa, và dữ liệu hóa để trở thành khung tham chiếu đáng tin cậy về sau như cách thức SDG-UP chia sẻ thông tin về hội thảo trên trang web bằng tiếng Anh và tiếng Nhật cũng như công bố báo cáo hoạt động trong hội nghị chuyên đề công khai định kỳ mỗi năm một lần. Nói về chủ đề thảo luận hay các tiểu ban hoạt động, nền tảng có thể tham khảo 4 tiểu ban của SDG-UP: Chương trình giảng dạy SDGs, Quản trị, Hợp tác liên trường, Trách nhiệm giải trình và Đánh giá; hoặc có thể tham khảo 4 vai trò cơ bản của trường đại học đối với SDG theo đề xuất của SDSN. Trong đó, nền tảng cần chú ý thêm vai trò Trách nhiệm giải trình và Đánh giá liên quan tới việc xếp hạng trên THE Impact Ranking. Hiện nay, một số trường đại học tại Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện SDG cũng như được xếp hạng trên THE Impact Ranking, có thể trở thành những nhân tố quan trọng trong việc xây dựng mạng lưới đối tác giữa các trường đại học ở Việt Nam như tiên phong tổ chức hội thảo kêu gọi sự tham gia của các trường đại học khác, tiên phong thiết lập mạng lưới, hay tham gia với tư cách thành viên để chia sẻ những bài học kinh nghiệm cho mạng lưới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ashida, A. (2023). The Role of Higher Education in Achieving the Sustainable Development Goals. In: Urata, S., Kuroda, K., Tonegawa, Y. (eds) Sustainable Development Disciplines for Humanity. Sustainable Development Goals Series. Springer, Singapore. https://doi.org/10.1007/978-981-19-4859-6_5. 2. Braun, V., & Clarke, V. (2006). “Using thematic analysis in psychology”, Qualitative research in psychology, 3(2), P.77 - 101. 3. Crow, M. (2014), “What is the role of universities in global development?” Truy cập từ: https://blogs.worldbank.org/education/what-role-universities-global- development. 4. Diamadopoulos, E. (n.d.), “What is the role of universities in fulfilling the United Nations Sustainable Development Goals?”, Truy cập từ: https://www. eurecapro.eu/what-is-the-role-of-universities-in-fulfilling-the-united-nations- sustainable-development-goals/.
- 50 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 5. Duran, P. (n.d.), “Universities: Getting ready for the SDGs”, Truy cập từ: https://www.un.org/en/academic-impact/universities-getting-ready-sdgs. 6. European University Association, 2018, Universities and sustainable development towards the global goals. 7. Fiol, C.M. and Lyles, M. (1985), Organizational Learning. Academy of Management Review, 10, P.803 - 813. 8. Horan, D. (2019), A new approach to partnerships for SDG transformations, Sustainability, 11(18), 4947. 9. Junior, Renzo & Fien, John & Horne, Ralph. (2019), Implementing the UN SDGs in Universities: Challenges, Opportunities, and Lessons Learned. Sustainability: The Journal of Record. 12. 129-133. 10.1089/sus.2019.0004. 10. SDSN (2020), Accelerating Education for the SDGs in Universities: A guide for universities, colleges, and tertiary and higher education institutions, New York: Sustainable Development Solutions Network (SDSN). 11. SDSN Australia/Pacific (2017), Getting started with the SDGs in universities: A guide for universities, higher education institutions, and the academic sector, Australia, New Zealand and Pacific Edition. Sustainable Development Solutions Network – Australia/Pacific, Melbourne. 12. Thukia, Wanjiku (2019), The role of universities in Sustainable Development Goals: The Erasmus program focus. 13. Vahlne, J. E., & Wiedersheim-Paul, F. (1973), Economic distance: model and empirical investigation. Export and foreign establishments, 81-1.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn