intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thổ nhưỡng quyển - Trần Thị Hồng Sa

Chia sẻ: Hong Sa | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:22

552
lượt xem
119
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thổ nhưỡng (đất): là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp nước, khí, nhiệt độ và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thổ nhưỡng quyển - Trần Thị Hồng Sa

  1. THỔ NHƯỠNG QUYỂN (2 tiết) Trần Thị Hồng Sa Khoa Địa lí – Trường ĐH Quy Nhơn 1
  2.   1. KHÁI NIỆM   Thổ nhưỡng (đất): là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc  trưng bởi độ phì.  Độ  phì  là  khả  năng  cung  cấp  nước,  khí,  nhiệt  độ  và  các  chất  dinh  dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.  Lớp  phủ  thổ  nhưỡng  (thổ  nhưỡng  quyển):  là  lớp  vỏ  chứa vật chất tơi xốp ở bề  mặt các lục địa – nơi tiếp  xúc  với  khí  quyển,  thạch  quyển và sinh quyển. 2 Trần Thị Hồng Sa
  3. 2. VAI TRÒ ­ Nơi cư trú cho nhiều loài sinh vật và con người ­ Nơi chứa đựng và tự làm sạch chất thải do con người tạo ra. ­ Nhân tố sinh thái của sinh vật Đối với thực vật    sự phân bố, phát triển các loài cây, hệ rễ của chúng.  Đối với động vật Đ có đặc điểm cơ thể thích nghi.   Cơ sở để cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ con người ­ Nơi diễn ra các quá trình như sự hấp thụ và trao đổi ion, sự phân hủy  và  biến  đổi  vật  chất  hữu  cơ  trong  đất,  sự  di  động  của  các  nguyên  tố  hóa học, sự biến đổi của các khoáng vật và hình thành khoáng vật mới  dưới tác động của dung dịch đất, nhiệt độ, không khí đất… 3 Trần Thị Hồng Sa
  4. 3. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA SỰ HÌNH THÀNH ĐẤT Trầm lắng Hoạt động kiến tạo Đá trầm tích Hợp chất SV chết hữu cơ VSV  tổng  phân  đá bị nâng lên vật liệu bị cuốn hợp hủy khỏi mặt xuống chỗ trũng, biển, đại biển, đại dương SV Chất dương vô cơ Quá  Chất khoáng trình  phong  hóa Lớp vỏ phong hóa nước mưa 4 Trần Thị Hồng Sa
  5. 3. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA SỰ HÌNH THÀNH ĐẤT Hoạt động kiến tạo Đá trầm tích Trầm  Hợp chất SV chết lắng hữu cơ VSV  tổng  phân  đá bị nâng vật liệu bị cuốn hợp hủy lên xuống chỗ trũng SV Chất vô cơ Quá  Chất khoáng trình  phong  hóa nước mưa Lớp vỏ phong hóa Sự hình thành đất là sự thống nhất và mâu thuẫn giữa vòng đại tuần  hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh vật.  Bản chất: là sự trao đổi liên tục vật chất và năng lượng 5 Trần Thị Hồng Sa
  6. 3. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA SỰ HÌNH THÀNH ĐẤT Cùng với sự tiến hóa sinh vật, lớp phủ thổ nhưỡng dần được phát triển: ­ Kỉ Cambri: vi khuẩn và tảo ­ Kỉ Ocđôvic và Silua: rêu, quyết trần, thực vật thân thảo, cây bụi ­ Kỉ Đêvon và Cacbon: cây thân gỗ (quyết, mộc tặc, thạch tùng) ­ Pecmi: thực vật hạt trần ­ Kỉ Creta và Đệ tam: Rừng cây lá kim, lá rộng và thực vật thân thảo ­ Đệ tứ: lớp phủ thổ nhưỡng chỉ không phát triển ở nơi bị băng hà bao  phủ 6 Trần Thị Hồng Sa
  7. 7 Trần Thị Hồng Sa
  8. 4. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT  Đá mẹ Đ vật chất vô cơ cho đất    quyết định thành phần khoáng vật, cơ  giới và ảnh hưởng đến tính chất lí hóa của đất.  VD:  Đất hình thành trên đá granit V tỉ lệ sét = cát , tính chất vật lí tốt         Đất hình thành trên sa thạch Đ nhẹ, nhiều cát Đá granit Đá trầm tích Đá vôi 8 Trần Thị Hồng Sa
  9. 4. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT  Khí hậu:  Quá trình phong hóa Q Mẫu chất Chế độ nhiệt,  Đất hòa tan, rửa trôi và tích tụ vật chất chế độ ẩm,  mưa, gió sinh trưởng, phát triển sinh vật Xúc tiến ­ kìm hãm qt sinh học trong đất VD: Mưa  M cung cấp ẩm vừa cho đất     SV sống và phát triển tốt + các  quá trình sinh học trong đất diễn ra tốt q Đất có độ phì cao Gió    ảnh  hưởng đến thành phần cơ giới  ­ hữu cơ trong đất thông  qua quá trình thổi mòn và trầm tích 9 Trần Thị Hồng Sa
  10. 4. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT  Sinh vật:     Cung cấp xác vật chất hữu cơ  VD: Kiểu thực bì rừng V 5000 tạ/ha/năm    Quyết định chiều hướng của quá trình hình thành đất  VD: Rừng nhiệt đới ẩm V quá trình feralit    đất đỏ vàng phát triển    Hạn chế xói mòn, điều hòa nhiệt và lượng nước thấm vào đất H ảnh  hưởng đến sự hình thành đất h Vi sinh vật phân hủy vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn V Động vật sống trong đất Đ tính chất lí – hóa đất VD: Giun xáo trộn, điều chế đất khoảng 300 tấn đất/1ha/năm 10 Trần Thị Hồng Sa
  11. 4. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT  Địa hình:  Độ dốc Đ Phân bố lại vật chất trong đất Độ dốc càng lớn thì độ dày của đất càng nhỏ t Địa  hình  lồi  hay  lõm  Đ thành  phần  hóa  học  của  đất:  nước,  pH,  độ  ẩm, không khí… Độ ẩm lớn trong địa hình lõm có liên quan đến mực nước ngầm nên  trong đất feralit có thể xuất hiện kết von đá ong  t Hướng sườn H Phân phối lại nhiệt ­ ẩm không khí    Đất ở sườn đón  gió  khác với sườn khuất gió về tính chất, độ dày, độ ẩm, nhiệt…. Độ cao địa hình Đ Sự thay đổi các loại đất theo độ cao 11 Trần Thị Hồng Sa
  12. 4. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT  Thời gian: Thời  gian  cần  thiết  cho  sự  hình  thành  đầy  đủ  1 loại đất nằm trong  thế cân bằng động với các nhân tố hình thành đất t  Tốc độ phong hóa đá gốc:  Đá macma axit mất 400 năm (bắt đầu biến đổi) Đá cacbonat mất 250 – 500 năm (lớp vỏ phong hóa dày 2,5cm Đ Phân bố đất Đất già ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới Đất trẻ ở miền cực, ôn đới, trên miền núi cao 12 Trần Thị Hồng Sa
  13. 4. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT  Con người:  Sinh  hoạt  và  hoạt  động  kinh  tế  của  con  người  c  Biến  đổi tính chất đất (từ  độ phì tự nhiên đ độ  phì kinh tế). Tích  cực:  Khai  hoang,  cải  tạo  đất,  trồng  rừng  bảo  vệ  đất… Tiêu  cực:  Rác  thải  làm  ô  nhiễm  đất,  phá rừng + canh tác  không hợp lí… 13 Trần Thị Hồng Sa
  14. 5. THÀNH PHẦN VẬT CHẤT  Khoáng vật: là những hợp chất hay nguyên tố tự nhiên, xuất hiện do  kết quả của các quá trình lí, hóa, sinh khác nhau xảy ra trong lớp vỏ  Trái đất.      Đa dạng, chiếm 90 – 95% trọng lượng chất khô của đất.     Tùy vào mức độ phong hóa: Khoáng vật nguyên sinh: Thạch anh, fenfat, mica.. Khoáng  vật  thứ  sinh:  Lớp  oxyt  (SiO2,  Fe2O3),  silic  thứ  sinh,  sunfat, cacbônat (CaCO3, đôlômit), aluminô – silicat thứ sinh (khoáng  sét, clorit…) 14 Trần Thị Hồng Sa
  15. 5. THÀNH PHẦN VẬT CHẤT  Chất hữu cơ:  � Nguồn  gốc:  TV  lá  xanh,  VSV,  động  vật  sống  trong  đất  N cung  cấp  chất dinh dưỡng cho cây Chất mùn là hợp chất cao phân tử, là 1 chất keo giàu C, màu xẫm, khi  khô  có  màu  đen,  cứng,  giòn,  tạo  ra  do  hoạt  động  phân  giải  và  kết  hợp chất hữu cơ do VSV. d Các  chất  hữu  cơ:  Nhóm  chất  đường,  axit  hữu  cơ,  tinh  bột,  prôtit  xenlulô, linhin, tanin, chất béo, chất sáp, chất nhựa, chất tro…   Quá trình chuyển hóa chất hữu cơ Khoáng hóa Phân giải   CO2 + H2O Mùn hóa Kết hợp  Cơ thể SV và chất mùn 15 Trần Thị Hồng Sa
  16. 5. THÀNH PHẦN VẬT CHẤT  Nước, khí:     Nước trong đất có quan hệ chặt chẽ với các phần tử rắn, không khí trong  đất và với các khe nứt trong đất.  Các chất khí chủ yếu là N2, O2, CO2… … Vai trò: Thành phần cơ thể SV, giúp SV thoát hơi nước      Cung cấp cho hoạt động của VSV và hòa tan các chất khác C Dung  dịch  đất:  Môi  trường  diễn  ra  các  quá  trình  di  chuyển  và  phân  hóa  của các nguyên tố hóa học trong mối quan hệ  hình thành đất 16 Trần Thị Hồng Sa
  17. 6. HÌNH THÁI THỔ NHƯỠNG Dấu  hiệu  bên  ngoài  của  thổ  nhưỡng  mà  ta  có  thể  quan sát được bằng mặt cắt thẳng đứng gọi là phẫu  diện đất d thường được cấu tạo bởi các tầng sau: Tầng  A :  tầng  thảm  mục,  gồm  các  tàn  tích  hữu  cơ  17 Trần Thị Hồng Sa
  18. 7. SỰ PHÂN BỐ CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH TRÊN TRÁI ĐẤT * Quy luật phân bố  Theo vĩ tuyến  + Đất bắc cực và đài nguyên  + Các loại đất ôn đới: Đất pôtzôn, Đất xám đới rừng ôn đới, Đất nâu  đới rừng ôn đới, Đất đen đới thảo nguyên ôn đới,  + Đất cận nhiệt đới: Đất đỏ và vàng đới rừng cận nhiệt đới ẩm, Đất  nâu đới rừng cây bụi cận nhiệt.  +  Đất  nhiệt  đới:  Đất  đỏ  vàng  đới  rừng  nhiệt  đới  ẩm  (feralit),  Đất  xavan nhiệt đới.  Theo chiều cao  Theo địa phương 18 Trần Thị Hồng Sa
  19. * Phân bố 19 Trần Thị Hồng Sa
  20. 7. SỰ PHÂN BỐ CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH TRÊN TRÁI ĐẤT VD: Đất đỏ vàng đới rừng nhiệt đới ẩm (đất latêrit, feralit):   chiếm 1/5 diện tích lục địa.  Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm K rừng phát triển mạnh và cung cấp lượng  vật  chất  hữu  cơ  lớn,  song  cũng  tăng  cường  quá  trình  rửa  trôi.  Lớp  vỏ  phong  hóa  dày.  Các  đá  và  khoáng  bị  phong  hóa  mạnh  thành  các  khoáng thứ sinh như sét. Quá trình tích lũy Fe và Al mạnh.  Tính chất: giàu hyđroxit sắt, Al, Mn. Có lượng khoáng sét kaolinit lớn.  Axit  funvônic  chiếm  ưu  thế  trong  các  axit  mùn  A thích  hợp  trồng  các  cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su, quế… 20 Trần Thị Hồng Sa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0