intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thời kì hội nhập quốc tế - Quan hệ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam: Phần 2

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:164

163
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế: Phần 2 trình bày quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thời kì hội nhập quốc tế - Quan hệ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam: Phần 2

  1. Chương II QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ĐIỂU CHỈNH QUAN HỆ HÒN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ở VIỆT NAM Hiện nay, trong pháp luật Việt Nam và HĐTTTP Việt Nam ký kết vói các nước đều có quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô nước ngoài. Khi nghiên cứu về pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô nước ngoài ở Việt Nam cho thấy, một bộ phận lón các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô" nước ngoài, còn một bộ phận khác là các quy định của điểu ước quôííc tê mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô nước ngoài. Đó là chưa nói đến sự th am gia trong một sô" trường hỢp cụ th ể của các quy định của pháp luật nước ngoài liên quan do pháp luật Việt Nam hoặc điểu ưốc quốc tê dẫn chiếu đến. I. PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH ĐiỀU CHỈNH QUAN HỆ HÔN NHÂN CÓ YẾU Tố Nước NGOÀI ỏ VIỆT NAM Như đã trình bày ở trên, quan hệ hôn n h ân là quan hệ 172
  2. Chưong II. QĐ của PL hiện hành điều chỉnh quan hệ hôn nhân... bao gồm tổng thể quan hệ vê kết hôn, quan hệ giữa vờ và chồng và chấm dứt quan hệ vỢ chồng. Do đó, nội dung pháp lu ật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tô" nưốc ngoài gồm 3 vấn đề, đó là: vấn đề pháp lý về quan hệ kết hôn, quan hệ vỢ chồng và chấm dứt quan hệ uợ chổng có yếu tô nước ngoài. 1. Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài Khi xem xét tính hỢp pháp của việc kết hôn, pháp luật đề cập tới 2 vấn đề là điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn. về điều kiện kết hôn có yếu tể 0 » * ÍV -.Í. nươc ngoãĩ Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì “điều kiện kết hôn là điều kiện đ ể Nhà nước công nhận việc kết hôn của các bên nam hoặc nói cách khác, điều kiện kết hôn là những đòi hỏi của pháp luật đặt ra khi kết hôn. Chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó thì việc kết hôn mới hỢp pháp và được pháp lu ậ t bảo vệ. Theo quy định của pháp luật các nưốc trên thê giói, việc chọn pháp luật áp dụng điều chỉnh điều kiện kết hôn có yếu tô" nước ngoài thường dựa vào dấu hiệu quốc tịch hoặc dấu hiệu nơi cư trú của đưđng sự. Do đó, đương sự < Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (1999), Trường Đại học Luật '> Hà Nội, Nxb. Cỗng an nhân dân, Hà Nội. 173
  3. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở VN... mang quổc tịch hoặc có nơi cư trú ở nưóc nào thì pháp luật nưóc đó sẽ quy định về điều kiện kết hôn. Việc áp dụng dấu hiệu quốc tịch hoặc nơi cư trú phụ thuộc vào quy định của pháp luật mỗi nưóc. Thông thường, các nưóc theo hệ thống. Civil Law quy định dùng dấu hiệu quốic tịch, còn các nưóc theo Common Law dùng dấu hiệu nơi cư trú của đương sự. Để thổhg nhất hoá việc chọn pháp luật áp dụng điều chỉnh điểu kiện kết hôn có yếu tô nưóc ngoài, trong quan hệ quốc tế, các nưốc thường ký kết các điều ước quốc tế. Trong các điều ưóc quốc tê này, nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng điều chỉnh điều kiện kết hôn được ghi nhận. Trên thực tế, hầu hết các điều ước quốc tê mà các nưốc ký kết đều quy định điều kiện kết hôn của các bên sẽ do pháp luật của nước mà các bên chủ thể mang quôc tịch điều chỉnh. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khoản 1 Điều 103 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Trong việc kết hôn giữa công dán Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước m ình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thi người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt N am trước cơ quan có thẩm 174
  4. Chương II. QĐ của PL hiện hành điều chỉnh quan hệ hôn nhân... quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”. Từ nội dung của khoản 1 Điều 103 Luật hôn nhân và gia đình n ăm 2000 trê n đây, việc áp dụng pháp lu ậ t điều chỉnh điều kiện kết hôn có yếu tô" nước ngoài có th ể đưỢc chia làm 2 trường hỢp đó là: trường hỢp kết hôn không được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và trường hỢp kết hôn được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Trường hợp thứ nhất, khi k ế t hôn không được tiến h à n h trước cơ q u a n có th ẩ m quyền của Việt Nam. Trường hỢp này xảy ra khi công dân Việt Nam kết hôn vói người nước ngoài mà việc kết hôn này không được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mà tiến hành trưốc cơ quan có thẩm quyền của nưốc ngoài. Trong trường hỢp này, công dân Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, còn ngưòi nước ngoài phải đảm bảo các tiêu chuẩn về điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật của nưốc ngưòi đó mang quốc tịch. Việc tuân theo quy định trên đây sẽ là một trong những cơ sỏ pháp lý quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công n h ậ n tín h hỢp pháp của việc kết hôn đó. Trong thực tiễn quốc tế, để xác định điều kiện kết hôn có yếu tô nước ngoài, pháp luật của hầu hết các nưóc trên thê giới đêu quy định các bên kết hôn phải tuân theo pháp 175
  5. Quan hệ hôn nhân và gía đình có yếu tố nước ngoài ỏ VN... luật nưóc mình về điều kiện kết hôn. Đây được coi là tiêu chí đầu tiên để cơ quan có thẩm quyền của một nưỏc công n h ận tính hỢp pháp của việc kết hôn có yếu tô" nước ngoài khi việc kết hôn đó không được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyên củà nước đó. Như vậy, có thể nói các quy định hiện hành của Việt Nam trên đây về vấn đề chọn pháp luật điều chỉnh điều kiện kết hôn có yếu tô" nước ngoài là hoàn toàn phù hỢp vói thực tiễn quốc tế. Trường hỢp thứ hai, kết hôn được tiến h à n h trước cơ qua n có th ẩ m quyền của Vỉêt N am . Trong trường hợp này, khi các bên kết hôn (công dân Việt Nam kết hôn với ngưòi nưóc ngoài hoặc ngưòi nước ngoài kết hôn vối nhau) tiến hành kết hôn trưóc cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam thì các bên phải tuân theo pháp luật nưóc mình về điều kiện kết hôn, đồng thòi, ngưòi nưóc ngoài phải tuân theo pháp luật Việt Nam về điểu kiện kết hôn. Cụ thể hoá các điều kiện kết hôn trong Luật hôn nhăn và gia đinh năm 2000, Điều 10 Nghị định sô 68 ỉ2002/ NĐ- CP ngày 10 n i 2002 quy định hai trường hỢp cụ thê như sau: Trong trường hỢp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn, đồng thời người nước ngoài còn phải tuân theo Điều 9 và Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đinh năm 2000 về điều kiện kết 176
  6. Chương II. QĐ của PL hiện hành điều chỉnh quan hệ hôn nhãn... hôn và các trường hỢp cấm kết hôn, nếu việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (khoản 1). Trong trường hỢp người nước ngoài kết hôn với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thâm quyền của Việt Nam thì mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước minh là công dàn hoặc theo pháp luật nơi thường trú (đôi với người không quốc tịch) về điều kiện kết hôn; ngoài ra, các bên còn phái tuân theo Điều 9 và Điều 10 của Luật hôn nhăn và gia đình năm 2000 về điều kiện kết hòn và các trường hỢp cám kết hôn (khoản 2). Theo Điều 9 và Điều 10 Luật hôn nhân ưà gia đinh năm 2000 thì điều kiện kết hôn và các trường hỢp cấm kết hôn được quy định cụ thể như sau: Nhìn chung, khi đê cập đến điều kiện kết hôn, pháp luật thường quy định các vấn đê liên quan tối nhân thân của người muôn kết hôn như: tuổi táo, svlír khoẻ, tình trạng hôn nhân, quan hệ thân thuộc... của các bên muốn kết hôn. Theo quy định của pháp luật tất cả các nước, tuối kết hôn đưỢc xem xét như là một điều kiện đầu tiên cho việc 177 12QHHN-A
  7. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở VN... kết hôn. Một ngưòi chỉ đưỢc phép kết hôn khi đã đạt được độ tuổi nhất định. Việc quy định về độ tuổi kết hôn không chỉ nhằm bảo vệ sức khoẻ của các bên kết hôn mà điều cđ bản là bảo vệ cuộc sông gia đình của họ. Một gia đình không thể bền vững, không thể hạnh phúc khi mà chủ thế của quan hệ hôn nhân trong gia đình đó là những người chưa phát triển đầy đủ vê thể lực và trí lực để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của gia đình. Tuy nhiên, xuất phát từ sự khác nhau vê trình độ kinh tế, đặc biệt là sự khác nhau về phong tục tập quán giữa các nước mà pháp luật của các nước có quy định không giông nhau về độ tuổi đủ điều kiện kết hôn. Ví dụ, theo pháp luật của Trung Quốc thi nam từ hai mươi hai tuổi trờ lên, nữ từ hai mươi tuổi trờ lên mới đủ điều kiện kết hôn. Trong khi đó, theo luật của Anh thi tuổi kết hôn đối uới cả nam và nữ là mười sáu tuổi'”. Theo luật của Australia thi cả nam và nữ khi đủ mười tám tuổi thì đủ điều kiện về tuổi kết hôn. Tuy nhiên, tại Australia, trong một sô trường hỢp đặc biệt, tuổi đủ điều kiện kết hôn đối với công dân Austraỉia có thê dưới mười Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giào trinh Tư pháp quốc tế, Nxb. Công an nhân dàn, Hà Nội, tr. 234. 178 12.QHHN-B
  8. Chương II. QĐ của PL hiện hành điểu chỉnh quan hệ hôn nhân... tám tuổi. Trong những trường hỢp dặc biệt thì nữ mười bốn tuối, nam mười sáu tuổi được phép kết hôn nếu được sự đống ý của cha mẹ và của toà án Theo pháp luật Việt Xam. về dộ tiiối kết hòii. Điểu 9 khoán 1 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định nam từ hai mưdi tuổi trở lên. nữ từ muòi tám tuổi trở lên mới đủ điều kiện vê tuổi kết hôn. Đối với các trường hỢp kết hôn có yếu tô nưốc ngoài, khoán 1 Điếu 103 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa những người nước ngoài với nhau được tiến hành trước cơ quan có thám quyền của Việt Nam thi các bên phải tuân theo pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn. Như vậy, có thể nói về độ tuổi kết hôn đê xác định điểu kiện kết hôn theo quv định của pháp luật Việt Nam trong các trường hợp có yếu tô nước ngoài sẽ được áp dụng cụ thế như sau: dan Bovven (1988), Easy Guide to the Law for Young Australians, The Macquarie Library, tr.116 - 117. 179
  9. Quan hệ hôn nhân và gia đinh có yếu tố nưóc ngoài ỏ VN... - Trong trường hỢp nếu hai bên muôn kết hôn cùng mang quôc tịch Việt Nam nhưng kết hôn được tiến hành ở nước ngoài thì nam phải từ hai mươi tuổi trở lên và nữ từ mưòi tám tuổi trở lên; - Trưòng hỢp nếu một bên là công dân Việt Nam và một bên là ngưòi nước ngoài muôn kết hôn với nhau ở nước ngoài mà việc kết hôn này không được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyển của Việt Nam, thì điều kiện vê tuổi kết hôn sẽ là: nam công dân Việt N a m phải từ hai mươi tuổi trở lên và nữ công dán Việt Nam phải từ mười tám tuổi trở lên; - Trường hđp nếu công dân Việt Nam kết hôn với người nưóc ngoài hoặc những người nưóc ngoài kết hôn với nhau trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì các bên không những phải tuân theo quy định về tuổi kết hôn theo pháp luật nước mình mà còn phải tuân theo pháp luật Việt Nam về độ tuổi kết hôn. Theo quy định này thì ngưòi nưốc ngoài nếu là nam thì phải từ hai mươi tuổi trở lên, nếu là nữ thì phải từ mười tám tuổi trở lên mới đủ điểu kiện về độ tuổi kết hôn. Pháp luật của các nước nói chung và pháp luật của Việt Nam nói riêng chỉ quy định độ tuổi tối thiểu, mà không quy định cụ thể về tuổi tôl đa trong việc kết hôn, đồng thòi pháp luật cũng không quy định giới hạn về sự chênh lệch tuổi giữa nam và nữ trong việc kết hôn. Điều này phù hỢp với quan điểm cho rằng, hôn n h â n được bắt nguồn từ tình yêu, do đó, không có giới hạn về tuổi tác giữa 180
  10. Chương II. QĐ của PL hiện hành điểu chỉnh quan hệ hôn nhân... các bên muôn kết hôn. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vê vấn đề kết hôn với người nước ngoài ''không tính đến tuổi tác" cần phải đưỢc các cơ quan hữu quan xem xét một cách nghiêm túc. Trong những năm vừa qua, tại một sô tỉnh và thành phô của Việt Nam đã có rất nhiều trường hỢp nữ công dân Việt Nam kết hôn vối ngưòi nước ngoài hơn mình nhiều tuổi một cách bất bình thường. Ví dụ, có những trường hỢp nữ công dân Việt Nam kết hôn vói công dân Đài Loan lớn hơn mình đến năm mưđi tuổi, th ậ m chí có trường hỢp chênh n hau tói sáu mươi tuổi*'*. Đằng sau những trường hỢp bất bình thường này rất có thể là những toan tính, vụ lợi, không đúng với bản chất tô"t đẹp của hôn nhân đó là tình yêu. Vì vậy, các cơ quan chức năng của Nhà nước cần nghiên cứu tìm ra các biện pháp ngăn ch ặ n các trường hỢp làm mất đi bản chất tốt đẹp của hôn nhân. Sức khoẻ là một trong những điều kiện hết sức cần thiết để cho một ngưòi trở thành một bên chủ thể trong quan hệ hôn nhân. Để đảm đương được công việc của cuộc sôVig gia đình và duy trì tôt giống nòi (một chức năng quaj. "'Sở Tư pháp tỉnh An Giang, Bào cáo tổng kết sô' 150/BCTP ngày 23/11/1999 về việc thực hiện Nghị định số 184/CP của Chính phủ. 181
  11. Quan hệ hôn nhãn và gia đinh có yếu tố nước ngoài ở VN... trọng của gia đình), pháp luật của hầu hết các nưóc đều quv định các bên nam, nữ trong quan hệ hôn nhân phải đủ điêu kiên sức khoẻ. Nói chung, một ngưòi có đủ độ tuối kết hôn theo quy định của pháp luật thì cũng đã có đủ điêu kiện sức khoẻ đế kết hôn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hỢp, nhiều ngưòi mặc dù đã đủ tuổi kết hôn, song không đủ điều kiện sức khoẻ vì lý do bệnh tật (đôi với một sô bệnh tật nhất định) thì cũng không được phép kết hôn. Bởi vì y học đã chứng minh ràng nếu cha mẹ mắc một sô bệnh đặc biệt thì thường sẽ cho ra đòi những đứa trẻ có khuyết tật. Vì vậy, để bảo vệ gia đình và xã hội, pháp luật của hầu hết các nước trên thê giới đều quy định nhửng người mắc một sô bệnh nhất định sẽ không đưỢc phép kết hôn. Mặc dù, pháp luật các nưốc có sự khác nhau trong việc qu 3' định về các loại bệnh cụ thế mà những ngưòi mắc phải không đưỢc phép kết hôn, nhưng nhìn chung, pháp luật các nưốc đều quy định những ngưòi mắc một số bệnh nhất định liên quan tới thần kinh, các bệnh liên quan đến đưòng sinh dục không được phép kết hôn. Theo pháp luật Việt Nam, việc quy định ngưòi mắc một sô bệnh nhất định không được phép kết hôn đã được ghi nhận trong nhiều văn bán pháp luật từ trưóc tói nay. Vỉ' dụ, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với ngưòi nưóc ngoài năm 1993, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định như sau: 182
  12. Chương II. QĐ của PL hiện hành điều chỉnh quan hệ hôn nhân... Điều 10 Luật hôn nhản và gia đinh năm 1959 quy định: nhửng người bát lực hoàn toàn vể sinh lý; mắc một trong các bệnh hủi, hoa liễu, loạn óc mà chưa chữa khỏi thì không được kết hôn; Điều 7(b) Luật hôn nhăn và gia đình năm 1986 quy định: những ngưòi đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình, đang mắc bệnh hoa liễu không được phép kết hôn. Khoản 1 Điều 6 Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993 quy định: ''Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước minh về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn. Nếu việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tiến hành trước cơ quan có thám quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định tại các điều 5, 6 và 7 của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, không bị nhiễm H IV và được cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân xác nhận có đủ điều kiện kết hôn I'à việc kết hôn đó được nước họ công nhận". Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về điều 183
  13. Quan hệ hôn nhãn và gia đình có yếu tô' nưốc ngoài ở VN... kiện sức khoẻ tại khoản 2 Điểu 10 là ''những người mất năng lực hành vi dán sự không được kết hôn". So sánh các quy định về điều kiện sức khoẻ được ghi nhận trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 vói các văn bản pháp luật trước đây, có thể thấy nội dung quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là quv định mở rộng hơn so với các quv định trong Luật hôn nhân và gia đình nám 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với ngưòi nước ngoài năm 1993. Bởi vì, các quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, năm 1986 và Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài về vấn đề sức khoẻ của các bên kết hôn được quy định theo tính chất liệt kê đôi vói một sô" bệnh cụ thể, nhưng trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, vấn đê này được quy định có tính nguyên tắc vói nội dung đảm bảo quyền dân sự của mỗi cá nhân. Nội dung này hoàn toàn phù hỢp với các quy định của Bộ luật dân sự được ghi nhận tại Điều 12 về bảo vệ quyền dân sự và Điều 35 về quyền kết hôn. Để thực hiện quy định về điều kiện sức khoẻ trên đây, khoản l(b) Điều 13 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định một trong các loại giấy tồ trong hồ sơ xin đăng ký kết hôn là Giấy xác nhận của tổ chức y tê có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp chưa quá 6 tháng (tính cho đến ngày nhận hồ sđ) xác nhận hiện tại người xin đăng ký 184
  14. Chương II. QĐ của PL hiện hành điểu chỉnh quan hệ hôn nhân... kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức không có khả năng nhận thức đưỢc hành vi của mình. Tuy nhiên, vấn đê được đặt ra là theo quy định của khoản 2 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì một ngưòi như thê nào thì bị coi là ngưòi mất năng lực hành vi dân sự? Về việc mất năng lực hành vi dân sự, khoản 1 Điêu 24 đoạn 1 của Bộ luật dân sự Việt Nam quy định: ''Khi một người do bị tám thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thê nhận thức, làm chủ được hành vi của minh, thi theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bô mất năng lực hành vỉ dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thâm quyền". Từ nội dung của khoản 1 Điều 24 Bộ luật dân sự trên đây, có thế rút ra 3 cơ sở pháp lý cơ bản để xác định một ngưòi mất năng lực hành vi dân sự như sau: Thứ nhất, người m ất năng lưc hành vi dân sự là người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thế nhận thức đề làm chủ hành vi của mình; Thứ hai, một ngưòi chỉ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Toà án trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền. 185
  15. Quan hệ hôn nhân và gia đinh có yếu tố nước ngoài ỏ VN... Thứ ba, các cơ quan chức năng như Toà án, tổ chức giám định có thẩm quyền chỉ tham gia xem xét một ngưòi có bị mất năng lực hành vi dân sự hay không khi có yêu cầu của người có quyền, hoặc lợi ích liên quan. Nội dung của các quy định tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật dân sự trên đây là cần thiết. Bởi vì, quy định này là cơ sở pháp lý để Toà án thực hiện nhiệm vụ của mình là bảo vệ quyển lợi của những ngưòi có lợi ích liên quan. Tuy nhiên, việc xác định điều kiện sức khoẻ đÕì với các trưòng hỢp kết hôn có yếu tố nưóc ngoài cần được quy định cụ thể hơn và chi tiết hơn. Thực tê cho thấy trong một vài năm trở lại đây, hiện tượng nhiều công dân Việt Nam, đặc biệt công dân nữ, kết hôn vói ngưòi nưóc ngoài ngày càng trở nên phổ biến, trong đó không ít các trưòng hỢp không bình thưòng liên quan tới vấn đề sức khoẻ của các bên kết hôn. Theo báo cáo của Sở Tư pháp tỉnh An Giang sô" 150/BC.TP ngày 23/11/1999 về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 184 của Chính phủ, thì có nhiều trưòng hỢp công dân nữ Việt Nam lấy ngưòi Đài Loan có thể trạng dị tật, bại liệt chân tay. Vê mặt pháp lý thì những trường hỢp trên đây không vi phạm các quy định về điều kiện sức khoẻ, bởi vì những người dị tật hay bại liệt chân tav nhưng không mất năng lực hành vi dân sự thì vẫn được phép kết hôn. Tuy nhiên, trưòng hỢp nhiều phụ nữ Việt Nam trẻ, khoẻ và xinh đẹp sẵn sàng kết hôn vói một người Đài Loan nhiều tuổi, dị tật hoặc bại liệt là hiện tượng không bình 186
  16. Chương II. QĐ của PL hiện hành điểu chỉnh quan hệ hôn nhân... thường nên được điều tra, xác minh, xem xét thật kỷ lưỡng. Việc làm này là cần thiết và hợp pháp bởi vì Nghị định sô" 68/2002/NĐ-CP quy định tại khoản 2 Điêu 18 như sau: “Vỉệc đăng ký kết hôn củng sẽ bị từ chối, nếu kết quả thấm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn là giả tạo, không nhằm mục đích xây dựng gia đinh no ấm, binh đắng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; kết hôn nhằm mục đích mua bán phụ nữ, xâm phạm tinh dục đối với phụ nữ hoặc vi mục đích trục lợi khác". Vấn đê đặt ra ở đây cho các cơ quan chức năng là bằng cách nào để thẩm tra, xác minh một cách chính xác trường hợp nào kết hôn vì tình yêu và trường hỢp nào kết hôn vì mục đích vụ lợi. • • • Để bảo đảm các quy định vê việc xác định điều kiện sức khoẻ của các bên kết hôn có yếu tô nước ngoài, được quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã nêu trên đây được thực hiện có hiệu quả, các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu đế bổ’sung chi tiết thủ tục xác định người mất năng lực hành vi dân sự. Nhìn chung, luật pháp của hầu hết các nưốc đều quy 187
  17. Quan hệ hôn nhân và gia đỉnh có yếu tố nước ngoài ỏ VN... định về tình trạng hôn nhân của các bên kết hôn như một điều kiện kết hôn. Nội dung pháp luật quy định vê vấn đê này phụ thuộc vào chê độ kinh tê và phong tục tập quán của mỗi xă hội khác nhau. ở Việt Nam, tình trạng hôn nhân được xem như một điều kiện trong việc kết hôn có quy định khác nhau trong từng thòi kỳ lịch sử. Dưới thòi phong kiến, vối quan điểm ngưòi đàn ông có quyền lấy nhiều vỢ, do đó, pháp luật của nhà nước phong kiến Việt Nam cho phép đàn ông có thể lấy nhiều vỢ. Ví dụ, Dân pháp điển Bắc Kỳ (1931) quy định: “Có hai giá thú hỢp pháp: Giá thú về chính thất và giá thú về thứ thất" (Điều 79). Tuy nhiên, “Chưa lấy vợ chính thì cấm không được lấy vỢ th ứ ' (Điều 80). Từ nội dung của các quy định này có th ể thấy, thực chất pháp luật đã công nhận chế độ đa thê. Việc cho phép đàn ông lấy nhiều vỢ thể hiện quan điểm trọng nam khinh nữ. Quan niệm này không thể chỉ thể hiện trong cuộc sông gia đình mà còn thể hiện trong xã hội. Việc hạ thấp vai trò của người phụ nữ trong xã hội nói chung và trong cuộc sống gia đình nói riêng đã kìm hãm khả năng của người phụ nữ mà kết quả là kìm hãm sự phát triển của cả xã hội. 188
  18. Chương II. QĐ của PL hiện hành điểu chỉnh quan hệ hôn nhân... Từ năm 1945, sau khi chê độ phong kiến bị lật đổ, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đòi, những quan niệm cổ hủ như chê độ đa thê cũng dần dần bị xoá bỏ. Ví dụ: Hiến pháp năm 1946 quy định quyền binh đăng giữa nam và nữ về mọi mặt; Sắc lệnh sô 97-SL quy định ''chồng và vỢ có địa vị bình đẳng trong gia đinh" (Điều 5); Luật hôn nhản và gia đinh 1959 quy định: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cần trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi ưỢ Cám lấy vỢ lể' (Điều 3). . Quy định câm đàn ông lấy nhiều vỢ, cấm đàn bà lấy nhiều chồng còn đưỢc th ể hiện rõ trong các văn bản pháp luật của Việt Nam sau này như Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Ví dụ, Điều 4 Luật hôn nhăn và gia đình năm 1986 quy định: ''Cấm người đang có vỢ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vỢ chồng với người khác" hoặc khoản 1 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định người đang có ưỢ hoặc có chồng không được kết hôn với người khác. Việc pháp luật hiện hành quy định tình trạng hôn 189
  19. Quan hệ hôn nhản và gia đỉnh có yếu tô nước ngoài ở VN... nhân của một ngưòi là một điều kiện kết hôn được xem là một trong những quy định rất tiến bộ của Việt Nam. Quy định này không chỉ phủ nhận hoàn toàn quan điểm trọng nam khinh nữ của chê độ phong kiến mà nó còn có ý nghĩa trong việc phát huy vai trò của ngưòi phụ nữ trong gia đình và xã hội. Trong quan hệ hôn nhân có yếu tô" nưỏc ngoài, tình trạng hôn nhân của các bên cũng được xem như một trong những điều kiện kết hôn. Cụ thể hóa khoản 1 Điểu 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, trong quan hệ hôn nhân có yếu tô" nưởc ngoài, Nghị định sô 68/2002/NĐ-CP quy định tại Điều 13 như sau: Một trong những giấy tờ cần thiết cho việc xin đăng ký kết hôn là Tờ khai xin đăng ký kết hôn có xác nhận chưa quá 6 tháng (kê từ ngà) nhận hồ sơ) của cơ quan có thẩm quyền về việc hiện tại người xin đăng ký kết hôn không có vỢ hoặc không có chồng (khoản la). Trong trưòng hỢp các bên đã có vợ hoặc đã có chồng nhưng đã ly hôn hoặc đã chết thì phải có b ản sao bản án, quyết định cho ly hôn đã có hiệu lực pháp lu ật hoặc bản sao chứng tử của ngưòi vỢ hoặc của ngưòi chồnạ đã chết (khoản 2b, 2c). Việc pháp luật quy định về tình trạng hôn nhân một vợ một chồng của quan hộ hôn nhân có yếu tố nưốc ngoài không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi cụ thể của các bên chủ thể trong quan hệ hôn nhân mà còn nhằm bảo vệ các nguyên tắc pháp lý của pháp luật Việt Nam. 190
  20. Chương II. QĐ của PL hiện hành diều chỉnh quan hệ hôn nhân... Điều kiện không có quan hệ dòng họ hoặc quan hệ thân thuộc Pháp luật quy định những người có quan hệ dòng họ hoặc quan hệ thân thuộc không được kết hôn là nhằm bảo vệ sự lành mạnh của mỗi tẽ bào xã hội đó là gia đình. Sự bảo vệ này được thể hiện ở hai khía cạnh là bảo vệ giống nòi và bảo vệ luân thường đạo lý. Thứ nhất là bảo vê giông nòi. Sinh sản là một trong những chức năng cơ bản của gia đình, do đó. việc phát triển tôt hay xấu giông nòi hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì những đứa con sinh ra bởi các cặp vỢ chồng cùng huyết thống thì thưòng bị dị dạng hoặc mắc một sô bệnh tật như: câm, điếc, mù... Nếu quan hệ huyết thông của cha mẹ càng gần nhau thì tỷ lệ con cái bị tử vong khi sinh ra càng cao. Như vậy có thể thâV rằng pháp luật quy định các bên muôVi kết hôn phải không có quan hệ huyết thống là nhằm bảo vệ sự phát triển của nòi giông. Thứ hai là bảo vê lu â n thường đao lý. Như đã trình bày ở Chương 1. lịch sử phát triển của hôn nhân đã trải qua rất nhiều thòi kỳ. Thòi quần hôn, do nhận thức của con người về gia đình và xã hội còn nhiều hạn chê nên quan hệ tính giao bừa bãi mà không phân biệt quan hệ cha, mẹ, anh, em... Thòi kỳ quần hôn được xem là thòi kỳ mông muội của loài ngưòi. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học 191
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2