intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thời kỳ Mycenae

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

134
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời kỳ Mycenae là một thời kỳ văn hóa của Hy Lạp cổ đại được lấy tên từ di chỉ khảo cổ Mycenae phía Đông Bắc Argolis, nằm ở Peloponnese phía nam Hy Lạp. Athena, Pylos, Thebes và Tiryns cũng là các địa điểm quan trọng thuộc thời kỳ Mycenae. Giai đoạn cuối cùng của Thời kỳ Đồ đồng ở Hy Lạp cổ đại là thời điểm xuất xứ phần lớn văn chương và thần thoại Hy Lạp cổ, gồm cả các sử thi Homer[1]. Không giống như người Minos có xã hội phát triển dựa vào thương mại, nền văn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thời kỳ Mycenae

  1. Thời kỳ Mycenae là một thời kỳ văn hóa của Hy Lạp cổ đại được lấy tên từ di chỉ khảo cổ Mycenae phía Đông Bắc Argolis, nằm ở Peloponnese phía nam Hy Lạp. Athena, Pylos, Thebes và Tiryns cũng là các địa điểm quan trọng thuộc thời kỳ Mycenae. Giai đoạn cuối cùng của Thời kỳ Đồ đồng ở Hy Lạp cổ đại là thời điểm xuất xứ phần lớn văn chương và thần thoại Hy Lạp cổ, gồm cả các sử thi Homer[1]. Không giống như người Minos có xã hội phát triển dựa vào thương mại, nền văn minh Mycenae phát triển thông qua sự xâm chiếm. Mục lục 1 Văn minh Mycenae  2 Tóm lược lịch sử  2.1 Submycenean o 3 Nhận dạng  4 Tổ chức chính trị  4.1 Thế giới Mycenaean o 5 Xã h ội  6 Giao lưu với bên ngoài  7 Kinh tế 
  2. 7.1 Nông nghiệp o 7.2 Công nghiệp o 7.3 Thương mại o 8 Tôn giáo  9 Kiến trúc  9.1 Pháo đài o 9.2 Chỗ cư trú o 9.3 Cung điện o 9.4 Các yếu tố kiến trúc o 9.4.1 Ngói  9.5 Kiến trúc Mycenaean phục hưng o 10 Thủ công và mỹ thuật  10.1 Bình chứa o 10.2 Nghệ thuật điêu khắc o 10.3 Bích họa o 10.4 Vũ khí o 11 Nghi thức tang lễ 
  3. 12 Sự sụp đổ  13 Xem thêm  14 Tham khảo  15 Ghi chú  [ ] Văn minh Mycenae Tên các địa điểm Mycenaean chính ở Hy Lạp (theo tiếng Pháp) Nền văn minh Mycenae phát triển thịnh vượng vào thời gian từ khoảng 1600 TCN, khi văn hóa Helladic biến đổi dưới ảnh hưởng của Crete thời Minos, và tới khoảng 1100 TCN nó sụp đổ cùng với sự sụp đổ của các nền văn minh thời kỳ đồ đồng ở phía Đông Địa Trung Hải. Nguyên nhân của sự sụp đổ này thường được quy cho sự xâm lược của người Dorian, mặc dù có vài giả thuyết khác thiên về các thảm họa tự nhiên và sự thay đổi khí hậu. Các thành phố lớn thuộc thời kỳ Mycenae gồm có Mycenae và Tiryns ở Argolis, Pylos ở Messenia, Athena ở Attica, Thebes và Orchomenus ở Boeotia, và Iolkos ở Thessaly. Tại Crete, người Mycenae chiếm
  4. cứ được Knossos. Ngoài ra còn một số địa điểm thờ cúng quan trọng, như Lerna, được đặc trưng với những nhà nguyện, do người Mycenaean không xây dựng các đền thờ đứng không giá đỡ (free-standing) như thường thấy. Các địa điểm định cư của người Mycenaean cũng xuất hiện tại Epirus[2], Macedon, trên các đảo của Aegean, trên bờ biển của vùng Tiểu Á, và tại Síp. Các cổ vật của Mycenaean với chữ viết Linear B cũng được tìm thấy ở tận Đức và các thanh gươm Mycenaean được tìm thấy ở tận Gruzia. Nền văn minh Mycenaean bị chi phối bởi một tầng lớp chiến binh quý tộc. Vào khoảng 1400BC, Mycenaean mở rộng tầm kiểm soát tới Crete, trung tâm của nền văn minh Minoan và tiếp nhận một dạng chữ viết Minoan (gọi là Linear A) để tạo ra dạng chữ viết đầu tiên của Hy Lạp là Linear B. Một mặt nạ tang lễ Mycenaean được Heinrich Schliemann xác định là mặt nạ của Agamemnon Theo truyền thuyết sau này của Hy Lạp, Mycenaean không chỉ đánh bại Minoan mà còn hai lần đánh bại Troy, một thành bang hùng cường dám thách thức sức mạnh của Mycenae. Do chứng cứ duy nhất của cuộc chinh phục này là sử thi Iliad của Homer và các văn bản đầy màu sắc thần thoại khác, sự tồn tại của Troy cũng
  5. như cuộc chiến thành Troy không thể được xác định rõ ràng. Năm 1876, nhà khảo cổ người Đức Heinrich Schliemann khám phá ra các phế tích ở Hissarlik phía Tây tiểu Á (Thổ Nhi Kỳ ngày nay) mà ông quả quyết là của Troy. Một số nguồn cứ liệu khẳng định các phế tích này không phù hợp với các mô tả của Homer về Troy, nhưng cũng có những nguồn khác không đồng ý. Người Mycenaean chôn cất tầng lớp quý tộc của mình trong các ngôi mộ tổ ong (beehive tombs) gọi là tholoi, với một phòng an táng lớn hình tròn có nóc vòm cao và một lối đi thẳng vào bằng đá. Họ thường chôn theo dao găm hay một vài dụng cụ chiến tranh khác cùng với người quá cố. Tầng lớp quý tộc thường được chôn cất cùng mặt nạ bằng vàng, mũ tiara, áo giáp và vũ khí được nạm ngọc. Những người Mycenae được chôn cất ở tư thế ngồi, và một số quý tộc được ướp xác, trong khi các nhân vật Achilles và Patroclus của Homer không được chôn cất mà hỏa thiêu, một hình thức của thời đồ sắt, và được tôn vinh bằng bình đựng tro vàng thay cho mặt nạ vàng. Các ví dụ về chữ viết Linear B
  6. Bích họa:Thiếu phụ Mycenae nhận quà tặng vòng cổ Giai cấp tăng lữ chưa được xác định. Người thờ phụng và người được thờ phụng được nhận biết trên các con dấu, nhẫn và hình dáng tạ ơn thông qua cử chỉ của họ: người thờ phụng khoanh tay hay giương tay lên để chào đón, hoặc đặt một cánh tay lên trán. Các thần linh dương cả hai tay lên tạo thành "dáng điệu hiển linh" hay đưa chúng ra trước để ban hay nhận. Các thần linh Mycenaean được tập hợp lại nhờ vào các văn tự bằng tiếng Linear B tìm thấy tại Pylos và tại Knossos Mycenaean hậu cung điện (post-palatial) ở Crete. Một số tên thần linh có thể nhận thấy xuất hiện trong các vị thần Olympic trong các văn bản thần thoại. Một số khác thì không: Ares, một ví dụ, chỉ được biểu hiện như "Enyalios" và sau này trở thành một epithet (phần thêm vào sau tên gọi). Apollo có thể được nhận ra ở Knossos như PA-JA-WO ("Paian"). Dễ thấy hơn nữa là A-TA-NA PO-TI-NI-JA (Athena Potnia, "Athena the Mistress"), E-RE-U-TI-JA (Eileithyia, sau này chỉ được cầu khấn khi sinh đẻ), Dionysus, và Poseidon, đã là một “Earth-Shaker”(thần lay chuyển đất – thần biển), cả với vợ là Poseida, người không được đưa vào Hy Lạp cổ, hay, tại Pylos, với "Hai Nữ thần", dường như là Demeter và Persephone. Erinyes và Furies (các nữ thần trả thù) đã xuất hiện, cũng như là Winds (các thần gió).
  7. Các bích họa Mycenaean đã được phát hiện trong các cung điện, đặc biệt là tại Pylos, Mycenae, Orchomenos, Thebes, và Tiryns, và ở một số nơi khác không phải là cung điện, có lẽ của cá nhân. Sự trang trí bích họa sớm nhất là vào thời kỳ LH IIA (khoảng 1500 BC). Các đề tài có liên quan mật thiết tới các truyền thống của người Minoan hay có sự ảnh hưởng của Cycladic, và trong một số trường hợp trở thành thể thức trang trí, mang chủ đề tùy theo nơi thích hợp: sư tử và đại bàng không cánh trong phòng tiếp kiến, hình đám rước trong hành lang ... Khác với sự ưa chuộng của người Minoan đối với đời sống của thú vật, mối quan hệ của người Mycenaean với tự nhiên được phản ánh thông qua cách minh họa súc vật và được thể hiện chỉ trong mối quan hệ với con người hay là nạn nhân của một cuộc đi săn. Vào khoảng 1100 BC, nền văn minh Mycenaean sụp đổ, hàng loạt thành phố bị cướp bóc, cả khu vực bước vào một thời kỳ được các sử gia gọi là thời kỳ đen tối trong đó một số người Mycenaean di tản tới Síp cũng như các đảo khác của Hy Lạp và các vùng của Anatolia. Trong suốt thời kỳ này Hy Lạp chịu sự sụt giảm về dân số và nền văn chương có hạn, liên quan tới văn hóa cung điện, cũng biến mất. Các sử gia theo truyền thống quy sự suy sụp này cho sự xâm chiếm hoặc nổi dậy của một nhóm người Hy Lạp, người Dorian, có thể là những người địa phương bị chinh phục. Các giả thuyết khác gồm có thảm họa tự nhiên như một chuỗi các trận động đất hay nạn hạn hán trên diện rộng, tuy vậy các giả thuyết mới này gây ra nhiều tranh cãi hơn. [ ] Tóm lược lịch sử Theo cách nhìn niên đại học, thời kỳ Helladic muộn (Late Helladic - LH) là giai đoạn mà Hy Lạp Mycenaean nở rộ, với những ảnh hưởng mới tới từ Minoan Crete và những người Cyclade. Những người làm ra đồ gốm LH thỉnh thoảng khắc lên các sản phẩm của họ chữ viết bằng tiếng Linear B, một dạng chữ viết ký tự được coi là một dạng chữ Hy Lạp. LH được chia ra I, II và III; trong đó I và II chồng lẫn
  8. lên đồ dùng thời Minoan muộn (Late Minoan - LM) và III vượt qua chúng. LH III còn được chia thành IIIA, IIIB và IIIC. Đồ gốm LH thường dùng để chứa các loại hàng hóa như dầu ôliu và rượu. Đồ dùng LHI đã tới được Santorini ngay trước khi núi lửa Thera phun trào. LHIIB bắt đầu vào thời kỳ LMIB, và được tìm thấy ở Ai Cập dưới thời vua Tuthmosis III. LHIIB kéo dài suốt thời kỳ sụp đổ của LMIB và LMII ở Crete liên quan tới sự xâm chiếm hòn đảo này của Hy Lạp. LHIIIA:1 tương ứng với triều đại của Amenhotep III, người đã ghi lại các thành phố tương đương nhau d-y-q-e-i-s (Thegwas, Thebes) và m-w-k-i-n-u (Mukana, Mycenae) như các bộ phận của tj-n3-jj. LHIIIA:1 cũng ứng với khoảng thời gian Attarsiya, xứ Ahhiya, vừa tấn công vừa giúp đỡ nhân vật nổi loạn Madduwatta từ Zippasla. Ahhiya và từ dẫn xuất LHIIIA:2-B Ahhiyawa chỉ có thể lien kết tới Hy Lạp một cách gián tiếp. Người Hittite không sử dụng một từ nào ám chỉ tới tj-n3-jj, và họ không ghép "Ahhiya[wa]" vào Thegwas, Mukana, hay bất kỳ tên tiếng LBA của một thành phố Hy Lạp được biết nào. Cũng không có một lớp Attarsiya vào thời LHIIIA:1 nào được phát hiện tại phía Tây Anatolia. Dẫu vậy, Ahhiya phải nói tới một cộng đồng mạnh ở bờ biển Miletus, mà vào thời điểm này thì Hy Lạp là khả dĩ nhất. tj-n3-jj / "Ahhiya" thời kỳ LHIIIA:1 (Hy Lạp LHIIIA:1) không được nói tới trong các văn bản của các vị vua lớn thời đồ đồng, và dĩ nhiên không phải là một chính thể thống nhất chặt chẽ. Đồ vật LHIIIA:2 được phát hiện trong xác tàu Uluburun, và được dùng ở Miletus trước khi bị Mursili II đốt vào khoảng 1320 BC. Lúc này giao thương trên biển trở nên phổ biến với người Cypriot và Phoenician (do vậy sự xuất hiện của các đồ vật LH không đồng nghĩa với sự hiện diện của người Mycenaean).
  9. Trong suốt thời kỳ LHIIIA:2, các vua của Ahhiyawa bắt đầu tạo sự chú ý đối với người Hittite, có thể là vua của các bang Achaean. Thời LHIIIB, họ đạt tới vị thế gần như ngang với các vị vua lớn của Ai Cập và Assyria. LHIIIB cũng là thời kỳ mà ký tự Linear B được phát hiện trong các cung điện ở lục địa, trong khi trước đó chúng được sử dụng chủ yếu ở Cyclades và Crete. [ ] Submycenean Đồ gốm submycenean (Arne Furumark gọi là LHIIIC:2) thuộc về giai đoạn đầu của thời đồ sắt. Nó được biết tới chủ yếu từ nghĩa trang Karameikos ở Aten, đảo Salamis trên vịnh Saronic ngoài khơi Attica và Skoubris ở Lefkandi (Euboea) và chợ búa ở Aten (Agora), Tiryns và Mycenae. Thuật ngữ này được T. C. Skeat giới thiệu năm 1934. [ ] Nhận dạng Sau khi giải mã được các bảng chữ Linear B mới hơn, người ta nghĩ rằng những người được gọi là Mycenaean có thể là người Achaean hoặc sau đó bị họ chinh phục. Không có nguồn dữ liệu viết nào tại di chỉ Mycenae cho thấy họ tự gọi mình là gì. Trong tác phẩm Iliad, cư dân của Peloponnesus và các đảo lân cận thường được gọi là Achaeans, cùng với sự đề cập tới Ahhiyawa trong các nguồn tài liệu Hittite ở thời kỳ đồ đồng muộn, giả thuyết đưa ra là người Mycenaean thậm chí có thể là người Achaean. Tuy nhiên lý lẽ thứ hai khó thể được chấp nhận rộng rãi, trong khi với lý lẽ thứ nhất, thuật ngữ Achaean có thể có một vài ý nghĩa trong các tác phẩm của Homer. Hơn hết, đây cũng chỉ là tác phẩm thần thoại và truyền thuyết nên không thể coi đây là nguồn chứng liệu lịch sử nghiêm túc. [ ] Tổ chức chính trị [ ] Thế giới Mycenaean
  10. Do thiếu vắng các nguồn trực tiếp, tổ chức chính trị chung của Mycenaean không thể được xác định một cách chính xác. Trong truyền thuyết được ghi lại hàng thập kỷ sau đó, có một vài bang, thành phố trong Iliad: Mycenae, Pylos, Orchomenos – đã được khảo cổ học biết tới – và có thể các địa danh chưa được xác định Sparta hay Ithaca. Chỉ có các bang của Pylos và Knossos là được chứng thực rõ ràng trong các văn bản Linear B. Ngay cả như vậy, không thể biết được đâu là trung tâm chính trị chủ yếu ở Argolis, nếu tồn tại: Mycenae, Tiryns, hay Argos? Và còn Aten, và các địa điểm được phòng thủ kiên cố ở Gla và Iolcos? Sự đề cập tới vua của Ahhiyawa trong các nguồn tài liệu Hittite được cho là liên hệ tới vua của Achaean, vị vua Agamemnon của Mycenae trong Iliad, nhưng không có gì chứng tỏ Ahhiyawa trên thực tế là Achaean (dù đây là cách suy luận logic nhất), và vị trí của vương quốc này vẫn là một vấn đề đang tranh luận: Tiểu Á, Rhodes, Peloponesus? Mặc dù một vài nhà nghiên cứu, căn cứ vào các nguồn của Hittite và Homer, muốn cho rằng Hy Lạp Mycenaean là một liên hiệp của các thành bang được cai quản bởi một vị vua, primus inter pares (đứng đầu trong số còn lại), điều này chưa thể được xác nhận. Trên quy mô nhỏ hơn, một vài thông tin không chắc chắn về tổ chức bên trong của các vương quốc nổi tiếng nhất, Pylos và Knossos, có thể được làm sáng tỏ từ các nguồn bằng ngôn ngữ Linear B. Thành bang có vẻ như được cai quản bởi một vị vua, wa-na-ka ( άναξ / wánax), chắc chắn là có vai trò quân sự, tòa án và tín ngưỡng. Ông ta được gọi là anax ( ναξ) (“chúa tể, tối cao, ông chủ”) trong tác phẩm của Homer. Chín biến cố xuất hiện trong các văn bản dẫn đến sự suy luận là các lãnh chúa của Pylos và Knossos được tôn sùng. Tuy nhiên trong tác phẩm của Homer từ này còn có thể dùng để mô tả một vị thần linh. Vị vua được trợ lý bởi một ra-wa-ke-ta (lawagetas), chắc chắn là lãnh đạo quân đội. Ông ta và vị vua mỗi người sở hữu một tài sản đất đai, gọi là te-me-no
  11. (τέμενος / témenos). Các quan chức cao cấp khác là te-re-ta (telestai), nhắc tới trong các văn bản như các địa chủ. Có lẽ họ có các vai trò về tín ngưỡng. Các e- qe-ta (equetai), theo nghĩa là người đồng hành (hiệp sĩ), hợp thành đội ngũ tùy tùng của vị vua. Họ là các chiến binh. Ngoài các thành viên của tòa án còn có các quan chức cao cấp khác chịu trách nhiệm quản lý khu vực địa phương. Vương quốc Pylos được chia thành hai khu vực lớn, de-we-ra ka-ra-i-ja (khu vực gần), và pe-ra-ko-ra-i-ja (khu vực xa), xung quanh thành phố re-u-ko-to-ro. Vương quốc còn được chia thành 7 quận, và được chia nhỏ hơn thành một số các xã. Để quản lý các quận này, vị vua đặt ra một ko- re-te (koreter, thủ hiến) và một qa-si-re-u (prokoreter, phó thủ hiến). Một da-mo- ko-ro (damokoros, người coi sóc một damos), chịu trách nhiệm một xã, da-mo (dịch nghĩa là dân chúng, δ μος / dễmos), và một qa-si-re-u (βασιλεύς / basileús) cùng chịu trách nghiệm ở cấp xã. Vai trò của họ chưa được biết rõ, có vẻ như họ lựa chọn một hội đồng những người lớn tuổi, ke-ro-si-ja (γερουσία / gerousía). Điều bất ngờ và thú vị ở đây là trong thời kỳ Hy Lạp cổ điển (Classical Greece), basileus nghĩa là vua, là quân chủ. Có vẻ như giai đoạn giữa sự tan rã của xã hội Mycenaean và thời kỳ cổ điển không có chức vụ cao hơn nào tồn tại – trên thực tế, và qua nhiều thế hệ, về pháp lý – so với chức vụ cấp xã. [ ] Xã hội Xã hội Mycenaean dường như được chia thành hai nhóm người tự do: các tùy tùng của vua, thực hiện việc quản lý tại cung điện, và dân chúng, da-mo (demos), sinh sống ở cấp xã, được giám sát bởi công chức cung điện và bị bắt buộc thực hiện nghĩa vụ và đóng thuế cho cung điện. Trong số những người làm việc tại cung điện có thể thấy các quan chức cấp cao giàu có có lẽ sống trong các dinh thự lớn gần các cung điện Mycenaean, ngoài ra còn có những tầng lớp khác liên quan tới cung điện do công việc và không nhất
  12. thiết là khá khẩm hơn tầng lớp quần chúng: thợ thủ công, nông dân, và có thể cả thương gia. Ở cấp độ thấp hơn trong giai tầng xã hội là các nô lệ, do-e-ro (nam) và do-e-ra (nữ) (δούλος / doúlos). Các tài liệu nói họ làm việc cho cung điện hoặc cho một vị thần nào đó. [ ] Giao lưu với bên ngoài Vào thời điểm kết thúc thời kỳ đồ đồng (Helladic muộn IIIC) sự thông thương giữa Aegean và láng giềng đã được thiết lập vững chắc. Sự lưu thông hàng hóa và sản phẩm giữa các trung tâm được chứng thực trong các văn bản ghi lại bằng tiếng Linear B, mặc dù không có chứng cứ của sự trao đổi trực tiếp. Bằng chứng về sự tiếp xúc của văn hóa Mycenaean với các xã hội khác xuất hiện tại Avaris ở châu thổ sông Nil, trong khi đó, tại khu dân cư Milawatta (Miletus ngày nay), đồ gốm kiểu cung điện chất lượng cao và của Mycenaean đã được tìm thấy. [ ] Kinh tế Tổ chức kinh tế của các vương quốc Mycenaean theo như các văn tự dường như bị chia làm hai phần: một nhóm đầu làm việc xung quanh cung điện, trong khi nhóm kia làm riêng. Điều này phản ánh cấu trúc xã hội đã nói ở trên. Tuy nhiên không có gì ngăn cản một người làm việc cho cung điện thực hiện công việc riêng của mình. Nền kinh tế được giám sát bởi những người ghi chép (scribe), có nhiệm vụ ghi lại các sản phẩm nhập vào và xuất ra, phân công công việc, và chịu trách nhiệm phân phối khẩu phần ăn. ‘‘du-ma-te’‘ có vẻ như là một kiểu của sĩ quan giám sát hậu cần. [ ] Nông nghiệp
  13. Lãnh thổ các vương quốc Mycenaean, Pylos và Knossos, được chia ra hai phần: ki-ti-me-na, vùng đất của cung điện, và ke-ke-me-na, vùng đất làng xã được trồng trọt bởi những người mà trong văn tự gọi là ka-ma-na-e-we, không nghi ngờ gì nữa chính là da-mo. Vùng đất của cung điện được mô tả lại trong các văn tự. Một phần của nó tạo thành te-me-no của wa-ka-na và ra-wa-ge-ta như đã nói ở trên. Phần còn lại được coi như bổng lộc của các thành viên của đội ngũ cai trị trong cung điện. Những mảnh đất này được lao động bởi các nô lệ hay những công dân tự do mà đất đã bị cho thuê. Sản xuất nông nghiệp tại các vương quốc này phản ánh “bộ ba Địa Trung Hải” truyền thống: lúa, ôliu và nho. Các loại lúa được trồng là lúa mỳ và lúa mạch. Các vườn ôliu giúp sản xuất dầu ôliu, không chỉ để làm thực phẩm mà còn được dùng nhiều làm dầu cơ thể và nước hoa. Nho cũng được trồng và giúp tạo ra nhiều loại rượu khác nhau. Bên cạnh đó, cây lanh được trồng để tạo vải lanh và mè để sản xuất dầu. Các loại cây khác cũng được trồng như sung. Gia súc gồm chủ yếu là cừu và dê. Bò và heo ít phổ biến hơn. Ngựa được nuôi chủ yếu để kéo xe trong các trận đánh. [ ] Công nghiệp Bông tai bằng vàng, khoảng 1600 BCE, bảo tàng Louvre
  14. Các tổ chức lao động thủ công đặc biệt nổi tiếng trong trường hợp của cung điện. Các tư liệu ở Pylos cho thấy có một lực lượng lao động đặc biệt, trong đó mỗi công nhân thuộc về chính xác một nhóm và được sắp xếp vào một vị trí chuyên biệt trong quy trình sản xuất, đặc biệt là nghề dệt. Công nghiệp dệt là một trong các lĩnh vực chính của kinh tế Mycenaean. Các tấm chữ tại Knossos mô tả lại toàn bộ chuỗi sản xuất, từ các túm lông cừu tới việc tích trữ thành phẩm trong kho hàng của cung điện, qua các quy trình xén và phân loại len trong xưởng sản xuất, cũng như điều kiện làm việc trong các xưởng này. Cung điện ở Pylos có khoảng 550 công nhân dệt. Tại Knossos có khoảng 900. Mười lăm chủng loại vải dệt khác nhau đã được xác nhận. Sau len, lanh là loại sợi được sử dụng nhiều nhất. Công nghiệp luyện kim được kể lại rất rõ ở Pylos, với khoảng 400 công nhân được sử dụng. Từ nguồn dữ liệu cho thấy họ được phân phối kim loại, họ có thể đã thực hiện công việc yêu cầu là trung bình 3,5 kg đồng một người. Trái lại, chưa xác định được là họ đã được trả công như thế nào – họ bị biến mất một cách bí ẩn trong danh sách phân bổ khẩu phần. Tại Knossos, một vài tấm ghi chứng tỏ có việc chế tạo kiếm, nhưng không đề cập tới công nghiệp luyện kim thực sự. Công nghiệp hương phẩm cũng được nhắc đến. Các tấm ghi đã mô tả việc chế tạo dầu thơm. Các kết quả khảo cổ cho thấy thợ thủ công làm việc tại cung điện bao gồm các loại khác, ví dụ như: thợ kim hoàn, thợ chạm ngà voi, thợ khắc đá, thợ gốm. Dầu ôliu cũng được sản xuất ở đây. Một vài nỗ lực cũng được thực hiện nhằm hướng tới việc xuất khẩu. [ ] Thương mại Thương mại biến mất một cách khó hiểu trong các nguồn văn tự viết. Thật vậy, khi dầu thơm của Pylos đã được trữ trong các vại nhỏ, các chữ khắc trên đó không cho biết nó sẽ trở thành cái gì. Các vại từng được dùng để chứa dầu ôliu đã được
  15. tìm thấy tại Thebes ở Boeotia. Nó có các ký tự khắc Linear B cho thấy xuất xứ phía tây Crete. Tuy nhiên các tấm ghi tại Crete không đề cập gì tới sự xuất khẩu dầu. Có rất ít thông tin về con đường phân phối vải dệt. Người ta đã biết rằng Minoan xuất khẩu vải tốt đến Ai Cập, Mycenaean chắc chắn cũng như vậy. Sự thật, có thể họ đã học kiến thức hàng hải từ người Minoan, bởi trên thực tế giao thương trên biển của họ chỉ bắt đầu xuất hiện sau khi nền văn minh Minoan hình thành. Dù thiếu tư liệu, có thể cho rằng một số sản phẩm, chủ yếu là vải và dầu, thậm chí các đồ vật kim loại, được dành để bán cho bên ngoài vương quốc, vì chúng được sản xuất với số lượng quá lớn nếu chỉ để tiêu thụ trong nước. Vại yên ngựa Mycenaean nhập khẩu tìm thấy tại vệ thành Ras Shamra (Ugarit), 1400-1300 BCE Khảo cổ học giúp hé lộ một vài ánh sáng về việc xuất khẩu sản phẩm của Mycenaean ra bên ngoài Hy Lạp. Một số bình đã được tìm thấy ở Aegean thuộc Anatolia, Levant, Ai Cập và xa hơn ở phía Tây tại Sicily, thậm chí ở trung Âu và xa tới tận vương quốc Anh. Nhìn chung, sự lưu thông của hàng hóa Mycenaean có thể được lần dấu vết nhờ vào các mấu nhỏ (nodule), tổ tiên của nhãn hiệu ngày nay. Nó gồm một quả cầu đất sét nhỏ được đúc bằng tay quanh một sợi dây buộc (có lẽ là bằng da) để gắn nó lên đồ vật. Trên mấu có đóng dấu niêm phong và biểu
  16. tượng thể hiện đồ vật. Các thông tin khác thỉnh thoảng cũng được thêm vào: chất lượng, xuất xứ, nơi đến … Năm mươi sáu mấu được tìm thấy tại Thebes năm 1982 mang theo biểu tượng của một con bò. Nhờ đó, nhật trình của những con bò này có thể được xây dựng lại. Từ khắp Boeotia, kể cả từ Euboea, chúng được mang tới Thebes để cúng tế. Các mấu giúp chứng tỏ chúng không phải là thú vật bị ăn cắp và để thể hiện nguồn gốc của chúng. Khi bầy gia súc đã tới đích đến, các mấu được lấy lại và thu thập để tạo bảng kế toán. Các mấu được dùng cho mọi loại đồ vật và giúp giải thích tại sao kế toán của Mycenaean có thể chính xác nghiêm ngặt đến như vậy. Người ghi chép không cần đếm trực tiếp số đồ vật, ông ta chỉ cần tính toán dựa trên các mấu. [ ] Tôn giáo Rất khó xác định yếu tố tôn giáo trong nền văn minh Mycenaean, đặc biệt khi xét tới các di chỉ khảo cổ, vốn rất khó khăn trong việc xác định chính xác địa điểm cúng bái. John Chadwick chỉ ra rằng có ít nhất sáu thế kỷ nằm giữa sự cư trú của những người đầu tiên nói tiếng tiền Hy Lạp (proto-Greek) ở Hellas và những bản khắc tiếng Linear B đầu tiên, trong suốt thời kỳ này các khái niệm và cách tiến hành sẽ được trộn lẫn với tín ngưỡng bản địa, và với tôn giáo của Minoan, nếu ảnh hưởng văn hóa lên đồ vật phản ánh ảnh hưởng lên tín ngưỡng tôn giáo. Với các văn tự này, một số lượng ít ỏi các danh sách đồ hiến tế có đưa ra tên các vị thần như người nhận của cải không cho biết điều gì về cách tiến hành nghi lễ tôn giáo, và cũng không có tài liệu nào còn tồn tại. John Chadwick phản đối sự lẫn lộn giữa tín ngưỡng Mycenaean và Minoan bắt nguồn từ sự tương quan trong khảo cổ học và cảnh báo việc “cố làm sáng tỏ thời kỳ sơ khởi của tín ngưỡng Hy Lạp cổ bằng cách phỏng đoán nguồn gốc của nó và đoán ý nghĩa các thần thoại của nó”, nhất là thông qua các từ nguyên (etymology) không đáng tin cậy. Moses I. Finley tìm thấy rất ít suy nghĩ đích thực của Mycenaean trong thế giới của tác phẩm của Homer, mặc dù nó lấy bối cảnh “Mycenaean”.
  17. Các vị thần Mycenaean đã bao gồm nhiều vị thần có thể thấy ở thời Hy Lạp cổ điển. Poseidon dường như đã chiếm một vị trí đặc biệt, đáng chú ý là trong các văn tự của Knossos. Chắc hẳn trong thời kỳ này, đây là một vị thần của âm phủ, có liên hệ với sự động đất. Cũng có thể thấy thuộc giới nữ như người đàn bà của mê cung (Lady of the Labyrinth) tại Knossos thuộc Crete, gợi nhớ lại thần thoại về mê cung của Minoan, trong sự hòa hợp với sự tồn tại của một nhân vật tên là Daedalus. Cũng có một nữ thần biển gọi là Diwia. Các vị thần khác được tìm thấy ở các giai đoạn sau đã được xác định, như cặp đôi Zeus–Hera, Ares, Hermes, Athena, Artemis, Dionysus và Erinya. Những sự vắng mặt đáng chú ý là Apollo, Aphrodite, Demeter (có nguồn gốc từ phương đông), Hephaestus, và Herakles. Không có ngôi đền lớn nào được xác định thuộc vào thời kỳ Mycenaean. Dạng quen thuộc của một đền thờ không giá đỡ có hình thờ ở nội điện với một bệ thờ ngoài trời đặt phía trước được phát triển ở các giai đoạn sau. Vài công trình được tìm thấy bên trong các thành lũy có một phòng trung tâm, gọi là ''megaron'', hình chữ nhật và được bao quanh bởi các phòng nhỏ, có thể đóng vai trò là nơi để thờ phụng. Bên cạnh đó có thể đặt giả thiết về sự thờ cúng trong nhà. Một vài lăng mộ đã được xác định, như ở Phylakopi, nơi tìm ra một số lượng đáng kể các bức tượng nhỏ chắc chắn là để cúng tế, và dựa vào các địa tầng khảo cổ có thể giả thiết là các địa điểm như Delphi, Dodona, Delos và Eleusis đã từng là những điện thờ quan trọng, và ở Crete một vài điện thờ Minoan cho thấy sự liên tục tới thời kỳ LM III, một thời kỳ của văn hóa Minoan-Mycenaean. [ ] Kiến trúc [ ] Pháo đài
  18. Cổng sư tử tại Mycenae Các thành phố Mycenaean chính đều được làm kiên cố vững chắc. Thành phố có thể nằm trên vệ thành (acropolis) giống như Aten hay Tiryns, đối diện với một ngọn đồi lớn như Mycenae, hay trên đồng bằng ven biển như Gla hay Pylos. Bên cạnh các thành lũy cũng có các đồn độc lập chắc chắn là để kiểm soát quân sự về lãnh thổ. Các tường Mycenaean thường được làm theo phong cách gọi là cyclopean (khổng lồ), có nghĩa là được xây dựng từ các tảng đá lớn, chưa được gia công dày tới 8 mét, được ráp một cách lỏng lẻo không dùng vữa đất sét. Có thể nhận thấy nhiều loại lối vào và lối ra khác nhau: cổng lớn, dốc vào, cửa bí mật, và đường hầm vòm cung để trốn thoát khi bị bao vây. Sự lo sợ khi bị tấn công có nghĩa là nơi được lựa chọn phải có bể chứa hay giếng nước để dự trữ. [ ] Chỗ cư trú Các địa điểm Mycenaean gồm các loại nhà ở khác nhau. Nhỏ nhất có dạng hình chữ nhật với kích thước 5 tới 20 mét trên một chiều, là chỗ ở của những tầng lớp thấp nhất. Nó có thể có một hay vài phòng, cái sau phổ thông hơn ở những giai đoạn về sau. Ở một mức độ phát triển hơn là các nhà ở to hơn, với kích thước 20 tới 35 mét trên một chiều, tạo thành từ nhiều phòng và sân giữa. Cách sắp xếp của
  19. chúng tương tự như là cung điện. Tuy vậy người ta không thể khẳng định đây có phải là nơi ở cửa giới quý tộc Mycenaean hay không; có một giả thiết khác cho rằng đây là đây là các phần phụ của cung điện, do thường nằm cạnh chúng. [ ] Cung điện Tiryns, bản đồ lâu đài Các ví dụ rõ nhất của cung điện Mycenaean có thể thấy ở các cuộc khai quật tại Mycenae, Tiryns và Pylos. Những ghi chép tìm được cho thấy đây đã từng là những trung tâm cai trị. Về phương diện kiến trúc, đây có thể được coi là sự kế thừa của các cung điện Minoan và cũng là của các cung điện khác được xây trên lục địa Hy Lạp trong suốt thời trung cổ. Chúng được sắp xếp xung quanh một nhóm các sân giữa mỗi cái mở về một vài căn phòng có kích thước khác nhau, như kho hàng hay xưởng làm việc, cũng như sảnh tiếp khách và phòng sinh hoạt. Trung tâm của cung điện là megaron. Đây là phòng đặt ngai vàng, được bố trí xung quanh một bệ lò sưởi vây bởi bốn trụ, ngai vàng thường được đặt về phía bên phải nếu nhìn từ bên ngoài vào. Cầu thang được tìm thấy tại cung điện ở Pylos chứng tỏ các cung điện đã có hai tầng. Tầng thứ hai có lẽ là phòng riêng của gia đình hoàng tộc và có một vài nhà kho. Những cung điện này có chứa nhiều cổ vật quý cũng như các mảnh bích họa. [ ] Các yếu tố kiến trúc
  20. [ ] Ngói Trái với suy nghĩ thông thường, một số công trình Mycenaean đặc trưng đã có mái được lợp bằng ngói nung, như ở Gla và Midea. [ ] Kiến trúc Mycenaean phục hưng Năm 1930, một công trình của ngân hàng nhà nước xây dựng tại Nafplio theo phong cách Mycenaean phục hưng. [ ] Thủ công và mỹ thuật Đầu hươu bạc với sừng bằng vàng, từ vòng nghĩa địa A tại Mycenae, thế kỷ 16 trước công nguyên (Bảo tàng khảo cổ học, Aten) [ ] Bình chứa Mycenaean tạo ra rất nhiều đồ gốm. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số lượng lớn đồ gốm từ thời Mycenaean, theo nhiều kiểu dáng khác nhau – vại, bình có quai, ly
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0