TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2013<br />
<br />
THÔNG BÁO LÂM SÀNG: THỨC TỈNH MUỘN<br />
SAU GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN CẮT TÚI MẬT NỘI SOI<br />
Nguyễn Trung Kiên*; Nguyễn Thị Thanh*; Nguyễn Ngọc Thạch*<br />
TÓM TẮT<br />
Gây mê nội khí quản là phương pháp vô cảm phổ biến cho phẫu thuật cắt túi mật nội soi. Sau<br />
phẫu thuật, bệnh nhân (BN) thường thức tỉnh nhanh và được rút ống nội khí quản sớm ngay tại<br />
phòng mổ. Tuy nhiên, chúng tôi xin thông báo một trường hợp thức tỉnh muộn sau phẫu thuật cắt túi<br />
mật nội soi. Nguyên nhân có lẽ do thời gian tác dụng của thuốc giãn cơ rocuronium kéo dài dẫn đến<br />
BN thức tỉnh muộn.<br />
* Từ khóa: Thức tỉnh muộn sau phẫu thuật; Rocuronium.<br />
<br />
CASE REPORT: DELAYED RECOVERY POST-LAPAROSCOPIC<br />
CHOLECYSTECTOMY<br />
summary<br />
General anesthesia is the common anesthesia method for laparoscopic cholecystectomy. Normally,<br />
the patients make postoperative quick recovery and are early extubated the endotracheal tube in<br />
operating room. However, we report a post-laparoscopic cholecystectomy delayed recovery case.<br />
The cause is proposed that prolonged effect of rocuronium causes delayed recovery.<br />
* Key words: Post-operative delayed recovery; Rocuronium.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Gây mê nội khí quản là phương pháp vô<br />
cảm thường được sử dụng trong phẫu<br />
thuật nội soi cắt túi mật. Rocuronium với<br />
biệt dược esmeron, thuốc giãn cơ trung<br />
bình được sử dụng rộng rãi trong gây mê<br />
nội khí quản, là loại thuốc giãn cơ có nhiều<br />
ưu điểm như thời gian khởi phát nhanh và ít<br />
tác dụng phụ [5]. Hơn 25 năm trước đây, đã<br />
có những báo cáo cho thấy sự tồn dư kéo<br />
dài của thuốc giãn cơ sau phẫu thuật đối<br />
với BN sử dụng thuốc giãn cơ dài [6]. Sau<br />
<br />
đó, có những nghiên cứu chỉ ra rằng với<br />
thuốc giãn cơ trung bình như rocuronium<br />
cũng có trường hợp xảy ra tương tự [6].<br />
Với phẫu thuật cắt túi mật nội soi, BN<br />
thường thức tỉnh nhanh sau gây mê, cho<br />
phép rút ống nội khí quản ngay tại phòng<br />
mổ. Theo Hồ Văn Quang và CS (2011), thời<br />
gian gây mê (thời gian tính từ khi tiêm thuốc<br />
mê đến khi kết thúc phẫu thuật, phục hồi<br />
phản xạ mi mắt và mở mắt theo lệnh) trong<br />
phẫu thuật cắt túi mật nội soi là 42,5 ± 6,4<br />
phút, nhanh nhất 32 phút, lâu nhất 67 phút [4].<br />
<br />
* Bệnh viện 103<br />
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: GS. TS. Phạm Gia Khánh<br />
GS. TS. Lê Trung Hải<br />
<br />
136<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2013<br />
Tuy nhiên, chúng tôi xin thông báo một<br />
trường hợp thức tỉnh muộn sau phẫu thuật<br />
cắt túi mật nội soi ngày 31 - 12 - 2012, mặc<br />
dù phẫu thuật chỉ diễn ra trong 90 phút,<br />
nhưng sau phẫu thuật kết thúc 280 phút,<br />
BN mới thức tỉnh hoàn toàn và cho phép rút<br />
ống nội khí quản. Nguyên nhân có lẽ do<br />
thời gian tác dụng của thuốc giãn cơ kéo<br />
dài dẫn đến BN thức tỉnh muộn.<br />
GIỚI THIỆU CA BỆNH<br />
BN Trương Tuấn C, nam, 51 tuổi, cao<br />
1m65, nặng 50 kg, ASA II, tiền sử cắt thận<br />
phải do ứ niệu năm 2009, được chẩn đoán<br />
polýp túi mật và dự kiến cắt túi mật nội soi.<br />
Lâm sàng: nhịp tim đều 82 chu kỳ/phút,<br />
huyết áp động mạch 131/82 mmHg, không<br />
có tiếng tim bệnh lý, rì rào phế nang êm dịu<br />
hai phế trường, không có ran, tần số thở 14<br />
lần/phút, SpO2 100% bụng mềm, không u<br />
cục, gan lách không to, điểm túi mật không<br />
đau.<br />
Cận lâm sàng: hồng cầu 5,24 x 10 9/l,<br />
hemoglobin 153 g/l, hematocrit 0,472 l/l. Sinh<br />
hóa máu: albumin 39 g/l; protein 67 g/l; bilirubin<br />
toàn phần 12 μmol/l; bilirubin trực tiếp 2 μmol/l;<br />
creatinin 157 μmol/l; ure 5,4mmol/l; glucose<br />
9,4 mmol/l; GOT 42 U/L; GPT 61 U/L; natri<br />
130 mmol/l; kali 3,8 mmol/l. Siêu âm ổ bụng<br />
và X quang tim phổi bình thường.<br />
Tiêm thuốc tiền mê lúc 11 giờ 30 phút:<br />
atropin 0,01 mg/kg (0,5 mg), fentanyl 2 mcg/kg<br />
(100 mcg), tiêm tĩnh mạch chậm.<br />
Khởi mê lúc 11 giờ 45 phút: sử dụng hệ<br />
thống kiểm soát nồng độ đích (TCI - target<br />
controlled infusion) bằng propofol chế độ<br />
não nồng độ 4 mcg/ml (hệ thống bơm tiêm<br />
TCI của hãng Fresenius Kabi, Áo), thông<br />
khí bóp bóng qua máy, khi BN mất ý thức,<br />
<br />
tiêm tĩnh mạch rocuronium với biệt dược<br />
esmeron 1 mg/kg, sau 1 phút, đặt ống nội<br />
khí quản số 7,5 qua miệng một lần thuận lợi,<br />
tiêm tĩnh mạch fentanyl 4 mcg/kg (200 mcg).<br />
Phẫu thuật bắt đầu lúc 12 giờ 5 phút và<br />
BN được duy trì mê bằng propofol theo<br />
nồng độ đích chế độ não 3 - 5 mcg/ml,<br />
thông khí nhân tạo bằng máy gây mê datex<br />
omeda (CHLB Đức) với chế độ kiểm soát<br />
thể tích, thể tích khí lưu thông (Vt ) 500 ml,<br />
tần số hô hấp (f) 14 lần/phút, tỷ lệ thời gian<br />
thở vào/thở ra (I:E) 1:2, EtCO2 từ 35 - 38<br />
mmHg. Chúng tôi không bổ sung thêm<br />
fentanyl và rocuronium trong quá trình duy<br />
trì mê. Quá trình gây mê phẫu thuật diễn ra<br />
thuận lợi, huyết động ổn định với nhịp tim<br />
giao động 76 - 80 chu kỳ/phút, huyết áp động<br />
mạch dao động 100/78 đến 125/85 mmHg,<br />
SpO2 dao động 98 - 100%. Ngừng truyền<br />
propofol trước khi kết thúc phẫu thuật 10 phút<br />
và phẫu thuật kết thúc lúc 13 giờ 35 phút.<br />
Thời gian phẫu thuật cắt túi mật nội soi 1 giờ<br />
30 phút.<br />
Tổng lượng thuốc và dịch truyền đã sử<br />
dụng trong quá trình gây mê và phẫu thuật<br />
như sau: propofol 350 mg, fentanyl 300 mcg,<br />
rocuronium 50 mg, NaCl 0,9% 1.000 ml,<br />
ringerlactat 500 ml.<br />
Ngay khi kết thúc gây mê, tiêm tĩnh mạch<br />
nikethamid 750 mg, truyền 500 ml glucose<br />
10% có pha canxiclorid 1 g. Sau khi kết thúc<br />
phẫu thuật 15 phút, tiêm tĩnh mạch chậm<br />
neostigmin 1 mg. Tuy nhiên, BN chưa có dấu<br />
hiệu thức tỉnh, nhịp tim 78 chu kỳ/phút,<br />
huyết áp 120/75 mmHg, SpO2 100%, nhiệt<br />
độ nách 36,50C, tiếp tục duy trì thông khí<br />
nhân tạo và theo dõi sát BN.<br />
Đến 17 giờ 5 phút (210 phút sau khi kết<br />
thúc phẫu thuật), BN chưa có dấu hiệu thức<br />
<br />
138<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2013<br />
tỉnh, chưa có phản ứng với kích thích đau,<br />
phản xạ đồng tử ánh sáng (+), nhịp tim 88<br />
chu kỳ/phút, huyết áp 130/88 mmHg, SpO2<br />
100%, nhiệt độ nách 36,70C. Chúng tôi tiến<br />
hành xét nghiệm lại các chỉ số sinh hóa<br />
máu nhận thấy glucose 17,4 mmol/l; kali 3,7<br />
mmol/l; natri 127 mmol/l.<br />
Đến 17 giờ 45 phút (250 phút sau khi<br />
phẫu thuật kết thúc), BN bắt đầu có đáp<br />
ứng với kích thích đau, phản xạ đồng tử<br />
ánh sáng (+), đồng tử 2 bên đều 1,5 mm.<br />
Tiêm bổ sung tĩnh mạch neostigmin 1 mg,<br />
nikethamid 500 mg, BN có dấu hiệu thức<br />
tỉnh, gọi hỏi đáp ứng theo mệnh lệnh, nhưng<br />
còn chậm, tự thở qua ống nội khí quản 18<br />
lần/phút, SpO2 100%. 30 phút sau, BN tỉnh<br />
táo hoàn toàn (280 phút sau khi phẫu thuật<br />
kết thúc), nâng đầu trên 5 giây, mở mắt há<br />
mồm thè lưỡi theo mệnh lệnh, thể tích khí<br />
lưu thông thở ra 6 ml/kg và rút ống nội khí<br />
quản. Sau đó, chúng tôi tiếp tục theo dõi sát<br />
BN trên phòng mổ 1 giờ nữa rồi bàn giao về<br />
Khoa Phẫu thuật Bụng kèm monitor.<br />
BÀN LUẬN<br />
Nguyên nhân gây ra tình trạng thức tỉnh<br />
muộn sau phẫu thuật bao gồm yếu tố BN,<br />
yếu tố phẫu thuật (thời gian phẫu thuật) và<br />
các thuốc sử dụng trong gây mê.<br />
1. Yếu tố BN.<br />
BN này có tiền sử cắt thận 1 bên, là một<br />
yếu tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa<br />
và đào thải các loại thuốc sử dụng trong<br />
quá trình gây mê, dẫn đến kéo dài thời gian<br />
tác dụng của các thuốc này. BN này không<br />
có tiền sử bệnh tăng đường huyết hoặc rối<br />
loạn chuyển hóa. Trước phẫu thuật có xét<br />
nghiệm natri máu 135 mmol/l; ure máu 5,4<br />
<br />
mmol/l ở giới hạn bình thường, Tuy nhiên,<br />
creatinin máu tăng (157 μmol/l) và glucose<br />
máu tăng (9,4 mmol/l). Sau kết thúc phẫu<br />
thuật 210 phút và sau khi đã được truyền<br />
1.000 ml NaCl 0,9%; 500 ml ringerlactat và<br />
500 ml glucose 10%, kết quả xét nghiệm<br />
cho thấy glucose máu tăng (17,4 mmol/l) và<br />
natri máu giảm (127 mmol/l). Tăng đường<br />
huyết nặng có thể kéo dài thời gian hồi tỉnh<br />
sau gây mê [7]. Mặc dù BN này xét nghiệm<br />
glucose máu tăng (17,4 mmol/l) sau khi kết<br />
thúc phẫu thuật 210 phút và sau khi đã<br />
truyền 500 ml glucose 10% nên chúng tôi<br />
không nghĩ tăng đường huyết là nguyên<br />
nhân khiến BN thức tỉnh muộn, vì BN này<br />
trước đó không có tiền sử mắc bệnh tăng<br />
đường huyết.<br />
Giảm natri máu nhẹ thường không có triệu<br />
chứng, nhưng nồng độ natri máu < 120 mmol/l<br />
sẽ gây ra nhầm lẫn và kích thích. Nồng độ<br />
natri máu < 110 mmol/l gây co giật, hôn mê<br />
[7]. Tuy nhiên, natri máu chỉ giảm nhẹ (127<br />
mmol/l), nên có lẽ đây không phải là nguyên<br />
nhân gây thức tỉnh muộn.<br />
Biến chứng thần kinh trong phẫu thuật<br />
như thiếu oxy não, xuất huyết não, nhồi máu<br />
não, tắc mạch não... có thể khiến BN thức<br />
tỉnh muộn [7]. Tuy nhiên, chúng tôi không nghĩ<br />
BN này bị biến chứng thần kinh, vì trước<br />
phẫu thuật, BN không có tiền sử mắc các<br />
bệnh lý tâm thần kinh, trong và sau phẫu<br />
thuật các chỉ số huyết động, hô hấp luôn<br />
được duy trì trong giới hạn bình thường.<br />
Trong suốt quá trình sau phẫu thuật, đồng<br />
tử hai bên cân đối 1,5 mm và phản xạ đồng<br />
tử ánh sáng (+). Khi BN tỉnh táo hoàn toàn,<br />
đáp ứng phản xạ kích thích đau đều hai chi<br />
trên và chi dưới, hơn nữa BN không bị liệt<br />
tứ chi.<br />
139<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2013<br />
2. Yếu tố phẫu thuật.<br />
Thời gian phẫu thuật cắt túi mật nội soi<br />
ở BN này kéo dài 90 phút. Trong khi đó<br />
Lê Công Khánh và CS (2010) thực hiện cắt<br />
túi mật nội soi có thời gian phẫu thuật trung<br />
bình 52 phút, nhanh nhất 25 phút và lâu<br />
nhất 95 phút [2]. Hồ Văn Quang và CS<br />
(2011) thông báo thời gian phẫu thuật cắt<br />
túi mật nội soi 37,6 ± 6,1 phút, nhanh nhất<br />
28 phút và lâu nhất 61 phút [4]. Thời gian<br />
phẫu thuật ở BN này không quá dài, nên<br />
chúng tôi không nghĩ thời gian phẫu thuật<br />
ảnh hưởng đến thời gian thức tỉnh.<br />
3. Các thuốc sử dụng trong gây mê.<br />
BN này được khởi mê và duy trì mê hoàn<br />
toàn bằng thuốc mê tĩnh mạch propofol. Nói<br />
chung, BN được sử dụng propofol hồi tỉnh<br />
nhanh hơn, chất lượng hồi tỉnh tốt hơn so<br />
với các thuốc mê khác, vì propofol nhanh<br />
chóng được gan chuyển hóa. Thời gian bán<br />
hủy tương đối nhanh (10 - 70 phút) và<br />
thuốc không gây tích lũy [1]. BN này được<br />
sử dụng propofol nồng độ đích chế độ não<br />
3 - 5 mcg/ml, thời gian phẫu thuật chỉ kéo<br />
dài 90 phút và tổng liều propofol đã sử<br />
dụng là 350 mg. Về mặt lý thuyết, liều khởi<br />
mê của propofol ở người lớn khỏe mạnh là<br />
1,5 - 2,5 mg/kg, tương đương với mức 2 - 6<br />
mcg/ml [1]. Hoàng Văn Bách (2012) thông<br />
báo thời gian thoát mê (thời gian tính từ khi<br />
ngừng thuốc đến khi phục hồi phản xạ mi<br />
mắt và mở mắt theo lệnh) khi gây mê<br />
propofol TCI là 12,65 ± 7,39 phút, nhanh<br />
nhất 4 phút và chậm nhất 37 phút, thời gian<br />
rút ống nội khí quản (thời gian tính từ khi<br />
ngừng thuốc mê đến khi BN tỉnh táo hoàn<br />
toàn, vận động theo lệnh, nâng đầu giữ<br />
được > 5 giây) là 16,88 ± 8,52 phút [1].<br />
<br />
Trong khi đó, theo Watson (2000), thời gian<br />
thoát mê là 11,5 ± 5,3 phút và thời gian rút<br />
nội khí quản 13,2 ± 6,5 phút [8] BN này sau<br />
khi kết thúc phẫu thuật 280 phút mới tỉnh<br />
táo hoàn toàn và rút ống nội khí quản,<br />
nhưng chúng tôi không nghĩ đến gây mê<br />
propofol TCI khiến BN thức tỉnh muộn,<br />
vì tổng liều propofol đã sử dụng không quá<br />
nhiều, chỉ có 350 mg trong 90 phút phẫu thuật.<br />
Ngoài thuốc mê tĩnh mạch propofol, chúng<br />
tôi còn sử dụng thuốc giảm đau fentanyl<br />
tiêm tĩnh mạch. Fentanyl có tác dụng tối đa<br />
sau 3 phút tiêm tĩnh mạch và kéo dài 20 30 phút nếu sử dụng liều duy nhất. Liều<br />
khởi mê của fentanyl là 5 - 7 mcg/kg và duy<br />
trì 1,2 - 2 mcg/kg [3]. Fentanyl ngoài tác<br />
dụng giảm đau, còn tác dụng làm dịu thờ ơ<br />
kín đáo. Tuy nhiên, ở BN này, chúng tôi không<br />
nghĩ tổng liều fentanyl 300 mcg ảnh hưởng<br />
đến thời gian thức tỉnh.<br />
Thuốc giãn cơ chúng tôi sử dụng cho BN<br />
này là rocuronium với biệt dược esmeron.<br />
Thuốc giãn cơ có thể kéo dài thời gian thức<br />
tỉnh sau phẫu thuật nếu thuốc giãn cơ tồn<br />
dư gây giảm thông khí [7]. Tình trạng hô<br />
hấp của BN này trong suốt quá trình gây<br />
mê, phẫu thuật và giai đoạn hồi tỉnh đều<br />
được duy trì ổn định với SpO2 dao động 98 100% và EtCO2 dao động từ 35 - 39 mmHg.<br />
Về mặt lý thuyết, khi đặt ống nội khí quản,<br />
tiêm tĩnh mạch rocuronium với liều 0,6 - 1,2<br />
mg/kg, có thời gian khởi phát 45 - 90 giây,<br />
tác dụng đỉnh 1 - 3 phút, thời gian tác dụng<br />
15 - 150 phút, liều duy trì tiêm tĩnh mạch<br />
0,06 - 0,6 mg/kg và được đào thải qua gan<br />
và thận [5]. BN này chỉ được tiêm tĩnh mạch<br />
một liều rocuronium duy nhất 1 mg/kg (50 mg)<br />
<br />
140<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2013<br />
để đặt ống nội khí quản. Bằng phương pháp<br />
loại trừ, chúng tôi nghĩ tới nguyên nhân<br />
thức tỉnh muộn có lẽ do tác dụng của thuốc<br />
giãn cơ rocuronium bị kéo dài do BN bị<br />
cắt thận phải, vì sau khi sử dụng neostigmin,<br />
thuốc trung hòa giãn cơ, tiêm tĩnh mạch với<br />
tổng liều 2 mg, BN sau khi tỉnh lại thông báo<br />
với chúng tôi rằng BN nghe và biết các yêu<br />
cầu của chúng tôi (như mở mắt, há mồm,<br />
thè lưỡi ...), nhưng không thể đáp ứng theo<br />
mệnh lệnh được.<br />
KẾT LUẬN<br />
Gây mê nội khí quản là phương pháp vô<br />
cảm phổ biến cho phẫu thuật cắt túi mật nội<br />
soi. Với phẫu thuật cắt túi mật nội soi, BN<br />
thường thức tỉnh nhanh sau gây mê, cho<br />
phép rút ống nội khí quản ngay tại phòng<br />
mổ. Tuy nhiên, qua một trường hợp phẫu<br />
thuật cắt túi mật nội soi trên BN đã cắt thận<br />
phải, sau khi kết thúc phẫu thuật 280 phút,<br />
BN mới thức tỉnh hoàn toàn. Nguyên nhân<br />
có lẽ do thời gian tác dụng của thuốc giãn<br />
cơ rocuronium kéo dài, dẫn đến BN thức<br />
tỉnh muộn. Vì vậy, trong phòng mổ cần phải<br />
có máy theo dõi mức độ giãn cơ tồn dư sau<br />
phẫu thuật, cũng như nên có sugammadex,<br />
thuốc trung hòa giãn cơ đặc hiệu đối với<br />
thuốc giãn cơ rocuronium, nhằm hóa giải<br />
tình trạng giãn cơ tồn dư sau phẫu thuật,<br />
giúp BN sớm hồi tỉnh sau phẫu víi BN<br />
mắc các bệnh lý gan thận, nên xem xét sử<br />
dụng thuốc giãn cơ tự thoái giáng trong<br />
huyết tương theo chu trình hoffmann như<br />
atracurium.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Hoàng Văn Bách. Nghiên cứu điều chỉnh<br />
độ mê theo điện não số hóa bằng nồng độ đích<br />
tại não hoặc nồng độ phế nang tối thiểu của<br />
thuốc mê. Luận án Tiến sỹ Y học. 2012, tr.119-120.<br />
2. Lê Công Khánh, Trần Đình Minh Tú và CS.<br />
Cắt túi mật nội soi một trocar với kính nội soi<br />
phẫu thuật. Ngoại khoa. 2010, tập 60, số 4-5-6,<br />
tr.7-12.<br />
3. Nguyễn Văn Lâm. Một số dẫn xuất<br />
morphin sử dụng trong lâm sàng. Bài giảng gây<br />
mê hồi sức tập 1. Bộ môn Gây mê Hồi sức.<br />
Trường Đại học Y Hà Nội. Nhà xuất bản Y học.<br />
2006, tr.419-421.<br />
4. Hồ Văn Quang, Lê Hồng Chính, Nguyễn<br />
Thanh Hương, Nguyễn Trâm Anh, Huỳnh Phước.<br />
Nghiên cứu ảnh hưởng của gây mê toàn thân<br />
trong phẫu thuật cắt túi mật nội soi ở người cao<br />
tuổi. Tạp chí Y học lâm sàng. 2011, số 9, tr.95-100.<br />
5. Nguyễn Ngọc Thạch. Thuốc giãn cơ. Giáo<br />
trình gây mê hồi sức. Bộ môn Gây mê. Học viện<br />
Quân y. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.<br />
2012, tr.70-75.<br />
6. Claudius C, Karacan H. Prolonged residual<br />
paralysis after a single intubating dose of<br />
rocuronium. British Journal of Anesthesia. 2007,<br />
99 (4), pp.514-517.<br />
7. Ronald CF Sinclair, Richard J Faleiro.<br />
Delayed recovery of consciousness after anesthesia.<br />
Continuing Education in Anesthesia, Critical Careand<br />
Pain. 2006, Vol 6 No 3, pp.114-118.<br />
8. Watson K.R, Shah M.V. Clinical comparison<br />
of single agent anesthesia with sevoflurane<br />
versus target controlled infusion of propofol.<br />
British Journal of Anaesthesia. 2000, 85 (4),<br />
pp.541-516.<br />
<br />
141<br />
<br />