intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thông báo Số: 28/TB-VPCP

Chia sẻ: Danh Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

133
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN SINH HÙNG VỀ VIỆC CHỈNH LÝ, HOÀN THIỆN DỰ ÁN LUẬT THANH TRA (SỬA ĐỔI)

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thông báo Số: 28/TB-VPCP

  1. VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT ------- NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 28/TB-VPCP Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2010 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN SINH HÙNG VỀ VIỆC CHỈNH LÝ, HOÀN THIỆN DỰ ÁN LUẬT THANH TRA (SỬA ĐỔI) Ngày 22 tháng 01 năm 2010, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng và các Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Hoàng Trung Hải đã họp để nghe Thanh tra Chính phủ báo cáo về việc chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Tham dự cuộc họp có Tổng thanh tra Nguyễn Văn Truyền, Phó Tổng thanh tra Trần Đức Lượng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Kiều Đình Thụ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn. Sau khi nghe lãnh đạo Thanh tra Chính phủ báo cáo, ý kiến của các Phó Thủ tướng và của lãnh đạo các cơ quan dự họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có ý kiến kết luận như sau: 1. Tiếp tục quán triệt tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 145/TB-VPCP ngày 04 tháng 5 năm 2009, cần sửa đổi, bổ sung cơ bản, toàn diện Luật thanh tra nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đang đặt ra, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Việc sửa đổi, bổ sung Luật thanh tra phải đáp ứng yêu cầu đồng bộ với cải cách tư pháp; với đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, bảo đảm phối hợp có hiệu quả giữa các công cụ giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước và cả hệ thống chính trị. 2. Về nội dung của dự án Luật, cần tập trung một số vấn đề quan trọng, chủ yếu sau đây: a) Nghiên cứu, làm rõ các khái niệm, tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của các loại hình thanh tra nhà nước, thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành. Trên cơ sở đó, thiết kế mô hình cơ cấu tổ chức cho phù hợp với từng loại hình thanh tra. b) Hoạt động thanh tra phải khách quan, chính xác, tuân theo pháp luật, và phải bảo đảm tính độc lập tương đối trong xem xét, đánh giá, kết luận và đưa ra kiến nghị xử lý.
  2. Khu công nghiệp, khu chế xuất không có tổ chức thanh tra. Cơ quan nào có chức năng quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất thì cơ quan đó thực hiện thanh tra đối với khu công nghiệp, khu chế xuất. c) Các biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động thanh tra cần phải được quy định đồng bộ, đủ mạnh để thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra. Đồng thời, cần quy định rõ chế tài đối với Thanh tra viên, Đoàn thanh tra và tổ chức thanh tra khi có vi phạm trong hoạt động thanh tra; d) Xác định cụ thể phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ. Thanh tra Chính phủ cần tập trung vào thanh tra những vụ việc phức tạp, những vụ việc có tính chất liên ngành; thanh tra lại những vụ việc mà Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố đã thanh tra. Xây dựng cho tốt mối quan hệ công tác giữa Thanh tra Chính phủ với Thanh tra Bộ; Thanh tra cấp tỉnh, bảo đảm tăng cường tính hệ thống, thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến địa phương trong hoạt động thanh tra. 3. Các Bộ, ngành, nhất là Bộ, ngành quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực phải quan tâm đổi mới toàn diện công tác thanh tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra thuộc ngành, lĩnh vực được phân công; đóng góp tích cực vào việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật thanh tra. Giao Thanh tra Chính phủ tiếp tục chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan khác khẩn trương nghiên cứu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật; trình Chính phủ vào Phiên họp tháng 02 năm 2010. Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan biết, thực hiện. KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM Nơi nhận: - Thủ tướng, các PTTg (để báo cáo); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; - VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ: TH, KNTN, TCCV, KTN, Kiều Đình Thụ - Lưu: VT, QL(3).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2