YOMEDIA
ADSENSE
Thông báo số: 549/TB-PGD
57
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Thông báo số: 549/TB-PGD về kết quả thẩm định sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013-2014 về việc triển khai viết sáng kiến kinh nghiệm của các đơn vị; nhận xét về sáng kiến kinh nghiệm; kết quả thẩm định sáng kiến kinh nghiệm;...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thông báo số: 549/TB-PGD
- UBND THỊ XÃ TAM ĐIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 549/TB-PGD Tam Điệp, ngày 05 tháng 8 năm 2014 THÔNG BÁO Kết quả thẩm định sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 Thực hiện Công văn số 287/CV-SGDĐT ngày 24/3/2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình về việc triển khai công tác sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) năm học 2013 - 2014, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã đã thành lập Hội đồng Thẩm định sáng kiến kinh nghiệm ngành Giáo dục và Đào tạo thị xã Tam Điệp năm học 2013 - 2014, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thông báo cho các đơn vị trực thuộc kết quả thẩm định sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 như sau: 1. Về việc triển khai viết sáng kiến kinh nghiệm của các đơn vị - Năm học 2013 - 2014, có 100% các trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở trong toàn thị xã triển khai phong trào viết SKKN và tổ chức đánh giá, xếp loại. Tổng hợp kết quả việc triển khai và chấm SKKN của các trường trực thuộc theo các cấp học cụ thể như sau: Số lượng sáng kiến STT Sáng kiến kinh nghiệm Tổng Giỏi Khá TB Yếu 1 Cấp Mầm non 62 153 139 4 358 2 Cấp Tiểu học 41 53 13 0 107 3 Cấp THCS 64 110 14 1 189 4 Các lĩnh vực khác 0 0 0 0 0 Tổng 167 316 166 5 654 (Bảng danh sách cụ thể của các trường có đính kèm theo) - Các trường MN, TH và THCS trực thuộc đã lựa chọn những sáng kiến kinh nghiệm xuất sắc đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã thẩm định và xét duyệt chuyển lên cấp trên với tổng số là 94 SKKN. - Tuy nhiên, còn một số đơn vị số lượng cán bộ, giáo viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này chưa nhiều. Hiệu trưởng các đơn vị cần rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 - 2014. Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã, Công đoàn ngành sẽ xem xét, đánh giá thi đua các đơn vị triển khai, tham gia tốt phong trào viết và áp dụng sáng kiến trong ngành. 2. Nhận xét về sáng kiến kinh nghiệm a. Ưu điểm: 1
- - Các đơn vị đã triển khai và tổ chức xét sáng kiến nộp về Phòng Giáo dục và Đào tạo đúng thời gian qui định. Các đơn vị có phong trào viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả thiết thực và phù hợp với thực tế của đơn vị, số cán bộ, giáo viên tâm huyết với nghề đã viết và áp dụng sáng kiến có giá trị hiệu quả trong giảng dạy, giáo dục học sinh có chuyển biến tích cực hơn. - Nhiều sáng kiến dự xét đã đề cập giải quyết nhiều lĩnh vực khác nhau trong hoạt động quản lý, chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo dục học sinh, đề tài được xác định rõ ràng, tính mới, sáng tạo, đáp ứng những vấn đề có tính chất thời sự và lâu dài của ngành; nội dung trình bày phù hợp với tên gọi đề tài; biện pháp giải quyết, có cơ sở lý luận và thực tiễn; kết luận, minh chứng có cơ sở khoa học; phương pháp tiến hành, thể hiện mạch lạc đạt tính hiệu quả. Hình thức trình bày đúng mẫu, đúng khổ giấy, đẹp, rõ ràng, bố cục hợp lý đúng qui định. - Một số đơn vị có phong trào viết SKKN với số lượng cao, đáng khích lệ như các trường: MN Bắc Sơn, MN Trung Sơn, MN Nam Sơn, MN Tây Sơn, MN Quang Sơn, MN Đông Sơn; TH Nguyễn Trãi; THCS Đồng Giao, THCS Lê Lợi, THCS Quang Sơn, THCS Đông Sơn và THCS Yên Sơn. b. Hạn chế: - Một số Hội đồng khoa học chấm SKKN ở các đơn vị trường học làm việc chưa chặt chẽ, chưa nghiêm túc, chưa đúng quy trình, còn tình trạng qua loa, đại khái khi xem xét SKKN nên đã nộp một số sáng kiến chất lượng còn thấp, nội dung sơ sài thiếu tính sư phạm, sai lỗi chính tả, chuyên môn, nghiệp vụ, chưa đúng với thể thức và nội dung của sáng kiến kinh nghiệm. Một số đơn vị, cá nhân còn mang tính chất đối phó; - Nhiều sáng kiến kinh nghiệm đề tài chưa xác định rõ ràng, thiếu tính mới, tính sáng tạo; phần cơ sở lý luận dài dòng, dùng thuật ngữ chưa chính xác, một số sáng kiến thiếu tính khoa học, phạm vi hẹp, viết dàn trải không đi vào trọng tâm; có sáng kiến chỉ là nêu những phương pháp quản lí, phương pháp dạy học cũ đã làm thường xuyên nên không có tính thuyết phục; - Đặc biệt số lượng sáng kiến kinh nghiệm sao chép còn khá nhiều, có tình trạng sao chép SKKN trên mạng Internet 100%, Hội đồng PGD không xếp loại; một số sáng kiến kinh nghiệm có hiện tượng trùng nội dung, hình thức và các giải pháp của tác giả đơn vị khác đã được thẩm định ở năm học trước; một số sáng kiến nặng lý luận, nhẹ thực nghiệm chưa thuyết phục, phần giải pháp còn chung chung, chưa khoa học, logic và hợp lý, giá trị thực tiễn chưa cao, thiếu phần khảo sát đối chứng; - Một số đề tài mang tính chất trao đổi chuyên môn thuần túy, chưa có tính đột phá, chỉ là lọc từ sách tham khảo, sách giáo viên; một số sáng kiến còn trình bày sơ sài, chưa đúng mẫu theo quy định,… - Một số SKKN của các đơn vị việc đồng tác giả quá nhiều, có đến hơn 10 người chung một đề tài để viết SKKN. c. Nguyên nhân tồn tại nêu trên - Việc phổ biến quy định hướng dẫn viết, xét duyệt SKKN cho cán bộ, giáo viên của các đơn vị trường học chưa sâu. - Việc xét duyệt còn hình thức, dễ dãi, chạy theo bệnh thành tích, năng lực của một số cán bộ quản lý, giáo viên về viết SKKN còn hạn chế. 2
- - Hội đồng xét SKKN của một số trường làm việc còn hạn chế dẫn đến còn xét duyệt những SKKN sao chép. 3. Kết quả thẩm định sáng kiến kinh nghiệm a. Về kết quả: Thẩm định 94 SKKN của các trường gửi về Phòng GD&ĐT thị xã. Kết quả có 17 giải A; 65 giải B; 08 giải C; Không xếp loại : 04. Hội đồng thẩm định SKKN Phòng Giáo dục và Đào tạo công nhận những SKKN đạt từ loại B và A. Trong số những sáng kiến kinh nghiệm đạt loại A, Hội đồng đã chọn ra 10 SKKN tiêu biểu gửi Hội đồng chấm SKKN Sở Giáo dục - Đào tạo và 05 SKKN gửi Hội đồng Khoa học thị xã để thẩm định và công nhận. Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã sẽ cấp giấy công nhận, đây cũng là một trong các điều kiện để xét danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” ở cuối năm học 2013 -2014 nếu cán bộ, giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. b. Về bảo lưu sáng kiến kinh nghiệm: - Đối với cán bộ quản lý: Các sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại cấp Thị, cấp Tỉnh trở lên được bảo lưu và sử dụng 1 lần để xét danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở, cấp tỉnh (Thời gian 03 năm); - Đối với giáo viên, nhân viên: Các sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại cấp Phòng và cấp Sở trở lên được bảo lưu lưu và sử dụng 1 lần để xét danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở trở lên (Thời gian 03 năm). 4. Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm trong triển khai đăng ký và xét sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2014 -2015 và các năm học tiếp theo. - Các trường trực thuộc phổ biến quán triệt sâu sắc các văn bản, công văn hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình, của Phòng Giáo dục thị xã về việc triển khai viết SKKN, các quy định về xét, công nhận SKKN để cán bộ, giáo viên biết và thực hiện. - Khi triển khai việc viết SKKN, các trường phải quán triệt tới cán bộ, giáo viên thống nhất quan điểm: những người đăng ký viết SKKN phải nắm và hiểu kỹ về đề tài đã được trải nghiệm thực tế có hiệu quả tại đơn vị mới xét duyệt và gửi về cấp trên. Hạn chế những SKKN đồng tác giả, cho phép tối đa đồng tác giả là 03 người, cán bộ quản lý không tham gia đồng tác giả với giáo viên, nhân viên. - Các trường thành lập Hội đồng khoa học chấm SKKN tại đơn vị phải họp xét duyệt đề tài đăng ký của cán bộ, giáo viên, nhân viên, loại bỏ những trường hợp SKKN không có tính khả thi, thiếu thực tế, không hiệu quả. Tránh việc đăng ký theo phong trào chạy theo thành tích, đăng ký tràn lan. Trong quá trình xét duyệt phải thẩm tra kết quả minh chứng của đề tài về tính thực tiễn cụ thể, hiệu quả mang lại như thế nào, đảm bảo có sự thuyết phục. Hội đồng khoa học các trường phải nghiên cứu, xét duyệt kỹ, loại bỏ các SKKN sao chép từ trên mạng Internet để “thay tên” thành của mình. - Việc xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm phải có đầy đủ hồ sơ, biên bản theo quy định, việc đánh giá, xếp loại phải có chất lượng, không xét dễ dãi, qua loa. Các SKKN nộp về PGD phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục có xác nhận ký và đóng dấu của đơn vị. Phòng Giáo dục sẽ thống kê đối chiếu kết quả chấm xếp loại của các trường với kết quả của Phòng để đánh giá và xử lý trách nhiệm đối với Hội đồng khoa học 3
- các trường chấm và xét duyệt SKKN không có chất lượng. Phòng GD&ĐT thị xã sẽ có chuyên đề kiểm tra về nội dung này. 5. Việc phổ biến và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm - Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã sẽ phổ biến các SKKN có chất lượng để áp dụng rộng rãi trong toàn thị xã (đăng trên website Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Tam Điệp). Các SKKN đạt loại A (tốt) sẽ được chọn gửi về Hội đồng khoa học Sở Giáo dục và Đào tạo để thẩm định công nhận SKKN cấp ngành và chọn lựa những SKKN xuất sắc gửi về Hội đồng khoa học Thị xã để thẩm định, xét duyệt công nhận SKKN cấp thị xã và gửi đi dự xét công nhận cấp tỉnh, cấp Quốc gia. - Các đơn vị cần phổ biến, áp dụng SKKN có chất lượng, có ý nghĩa thực tiễn, đem lại lợi ích trong công tác quản lý, dạy và học tại các đơn vị; tiếp tục đẩy mạnh phong trào viết SKKN tại đơn vị trong các năm học tiếp theo một cách sâu rộng, hiệu quả, có chất lượng. - Các trường cần nghiêm túc trong việc chấm, xét duyệt SKKN theo hướng dẫn của Phòng, của Sở, nhằm nâng cao chất lượng thực sự, tránh tình trạng đối phó, chạy theo thành tích của cá nhân và tập thể. Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp sao chép SKKN của người khác, nơi khác về làm SKKN của mình làm ảnh hưởng không tốt đến uy tín của cá nhân, đơn vị. Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã yêu cầu Hiệu trưởng các trường MN, TH và THCS trực thuộc phổ biến đến tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn đơn vị được biết để rút kinh nghiệm thực hiện trong năm học 2014 - 2015 và các năm học tiếp theo./. Nơi nhận: - Các trường MN, TH, THCS trực thuộc; - Các bộ phận PGD; - Lưu VT; KD/3. 4
- Phòng Giáo dục và Đào tạo TX Tam Điệp TỔNG HỢP SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÁC TRƯỜNG TRỰC THUỘC NĂM HỌC 2013 – 2014 Ghi Stt Trường Tổng Tốt Khá TB Y chú 1 THCS Đồng Giao 36 8 25 3 0 2 THCS Quang Trung 16 9 7 0 0 3 THCS Lê Lợi 36 5 20 11 0 4 THCS Quang Sơn 29 17 12 0 0 5 THCS Đông Sơn 29 14 15 0 0 6 THCS Tân Bình 19 3 15 0 1 7 THCS Yên Sơn 24 8 16 0 0 Cộng 189 64 110 14 1 8 TH Trần Phú 13 5 6 2 0 9 TH Lê Hồng Phong 20 10 10 0 0 10 TH Nguyễn Trãi 36 11 22 3 0 11 TH Quang Sơn 10 3 4 3 0 12 TH Đông Sơn 10 3 4 3 0 13 TH Tân Bình 10 3 5 2 0 14 TH Yên Sơn 8 6 2 0 0 Cộng 107 41 53 13 0 15 MN Bắc Sơn 62 15 18 29 0 16 MN Trung Sơn 63 6 31 26 0 17 MN Nam Sơn 41 9 21 11 0 18 MN Tây Sơn 27 5 11 11 0 19 MN Quang Sơn 34 4 14 12 4 20 MN Đông Sơn 39 7 12 20 0 21 MN Tân Bình 31 3 9 19 0 22 MN Yên Sơn 24 3 17 4 0 23 MN Yên Bình 17 5 5 7 0 24 MN Việt Thắng 20 5 15 0 0 Cộng 358 62 153 139 4 Tổng toàn PGD 654 167 316 166 5 5
- KẾT QUẢ CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 -2014 (Bậc học Mầm non) Stt Tên sáng kiến Tác giả Trường Điểm Loại 1 Một số kinh nghiệm thực hiện XHH giáo dục xây dựng trường MN Bắc Lê Thị Quế Nga MN Bắc Sơn 8,5 A Sơn đạt chuẩn QG mức độ 2 2 Một số biện pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và XH để nâng cao Hoàng Thị Hà MN Bắc Sơn 7,5 B chất lượng chăm sóc GD trẻ ở trường MN 3 Một số biện pháp gây hứng thú khi tổ chức hoạt động nhận biết màu sắc - Trịnh Thị Thơ MN Bắc Sơn 8 A hình dạng - kích thước cho trẻ 2 tuổi 4 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động góc trong trường MN Nguyễn Thị Hiền MN Bắc Sơn 7 B 5 Một số biện pháp giáo dục thói quen Lâm Thị Minh văn minh cho trẻ 24-36 tháng MN Bắc Sơn 8,5 A Hồng 6 Cách làm một số đồ chơi tự tạo từ nguyên liệu, phế liệu Lê Thị Tuyết MN Trung Sơn 7,5 B 7 Sáng tạo một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ từ các loại vải vụn Ngô Thị Ngân MN Trung Sơn 8 A 8 Một số biện pháp giúp trẻ (24-36 tháng) tích cực tham gia vào hoạt Lương Thị Thủy MN Trung Sơn 7,5 B động nhận biết 9 Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề, viết lời mới trên giai điệu của những Nguyễn Thị Thảo bài hát quen thuộc và sáng tạo 1 số MN Trung Sơn 8 A Quyên trò chơi nhằm nâng cao chất lượng GD âm nhạc cho trẻ MN 10 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5) tuổi học tốt môn tạo hình Lê Thị Oanh MN Trung Sơn 7 B 11 Giải pháp tuyên truyền với các bậc Lương Thị Thu phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng MN Trung Sơn 6 C Hương GD trẻ em MN 12 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện Lã Thị Lệ MN Nam Sơn 7 B sáng tạo 13 Một số biện pháp giúp trẻ 2 tuổi hứng Nguyễn Thị thú khi chơi hoạt động góc MN Nam Sơn 6 C Thắm 14 Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ Trương Thị Mai 5-6 tuổi khám phá khoa học MN Nam Sơn 6 C Hoa 15 Một số biện pháp thực hiện công tác Tạ Thị Kim tuyên truyền trong trường MN MN Tây Sơn 7 B Dung 16 Một số biện giáo dục trẻ sử dụng năng Bùi Thị Thu lượng tiết kiệm hiệu quả MN Tây Sơn 7,5 B Hiền 17 Các chế biến một số món ăn giúp trẻ Phạm Thị Bích ngon miệng MN Tây Sơn 7,5 B Thảo 6
- 18 Một số biện pháp giảm tỷ lệ suy dinh Phan Thị Tuyết dưỡng cho trẻ 18-24 tháng MN Quang Sơn 8 A Phạm Thị Thơ 19 Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động dạy hát Nguyễn Thị Thảo MN Quang Sơn 8 A 20 Một số biện pháp làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi cho trẻ 3-4 tuổi khám Nguyễn Thị Yến MN Quang Sơn 8,5 A phá thế giới động vật 21 Một số biện pháp nâng cao tính tự lập Nguyễn Thị Hoa MN Tân Bình 7,5 B cho trẻ 3 tuổi Lan 22 Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi Lương Thị Mai sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu MN Tân Bình 7,5 B Hường quả 23 Ứng dụng CNTT vào các hoạt động GD cho trẻ 2 tuổi nhằm nâng caao Nguyễn Thị MN Tân Bình 7 B chất lượng GD cho trẻ trong trường Thúy Hà MN 24 Một số biện pháp sử dụng thực phẩm Trần Thị Kim sạch trong trường MN MN Việt Thắng 7 B Thoa 25 Một số biện pháp nâng caochất lượng Phạm Thị Giang môn kể chuyện cho trẻ 5 tuổi Nguyễn Thị MN Việt Thắng 7 B Dung 26 Một số giải pháp rèn kỹ năng ca hát Nguyễn Thị cho trẻ 5 tuổi Chiên Đỗ MN Việt Thắng 7,5 B Thị Trang 27 Một số biện pháp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ em trong trường MN Nguyễn Thị Huế MN Yên Sơn 7,5 B 28 Một số kinh nghiệm giúp trẻ em sớm Nguyễn Thị thích nghi với trường lớp, mầm non MN Yên Sơn 7 B Dương 29 Một số biện pháp nâng cao chất lượng Đỗ Thị Hương hoạt động khám phá khoa học cho trẻ MN Yên Sơn 7,5 B Trang mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) 30 Một số hình thức thu hút trẻ 2 tuổi vào Nguyễn Thị hoạt động kể chuyện MN Đông Sơn 7,5 B Dung 31 Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi Châu Thị Nhuận trường cho trẻ 4-5 tuổi MN Đông Sơn 6 C Linh 32 Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng học tốt nhận biết tập nói Phùng Thị Hà MN Đông Sơn 7 B 33 Ứng dụng CNTT trong dạy học đối Phạm Thị Lan với trẻ mẫu giáo Anh, Trần Thị MN Yên Bình 8,5 A Ngân 34 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Phạm Thị Tuyết MN Yên Bình 6,5 B MN Yên Bình 35 Một số biện pháp giúp trẻ (24-36 Trương Thị Như tháng) tích cực tham gia vào hoạt MN Yên Bình 7 B Quỳnh động nhận biết 36 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện Dương Thị Thu đảm bảo vệ sinh ATTP trong trường PGD 8 A Thủy MN có tổ chức ăn 7
- KẾT QUẢ CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 -2014 (Cấp Tiểu học) Stt Tên sáng kiến Tác giả Trường Điểm Loại 1 Một số biện pháp quản lý Nguyễn Văn Lẫm chuyên môn nhằm nâng cao Mai Thị Diệp TH Lê Hồng Phong 6,5 B chất lượng dạy và học ở trường Tạ Thị Len TH 2 Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn ở lớp 4 dạng Đinh Thị Vân Anh TH Lê Hồng Phong 6,0 C bài”Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. 3 Nâng cao chất lượng rèn chữ - Nguyễn Thanh giữ vở cho học sinh lớp 1. Hương Đinh Thị TH Lê Hồng Phong 6,8 B Bích Thu Lê Thị Chung 4 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 luyện chữ viết đúng và Tạ Thị Mai TH Lê Hồng Phong 9,0 A đẹp 5 Kinh nghiệm rèn kỹ năng giải Loại Thị Mai toán điển hình ở lớp 4 Lê Thị Nguyệt TH Lê Hồng Phong 7,5 B Nguyễn Thị Thảo 6 Một số biện pháp rèn kỹ năng Đỗ Thị Loan, Phạm đọc cho HS lớp 4, nhằm nâng Thị Tuyết, Đỗ cao chất lượng dạy – học phân Trang Nhung, Đỗ môn Tập đọc ở tiểu học. Thị Dung, Vũ Thị Thanh Nga, TH Trần Phú 8,0 A Nguyễn Phương Hoa, Lê Thị Hồng, Vũ Thị Loan, Bùi Thị Hằng. 7 Một số biện pháp nâng cao Hà Thị Dung, chất lượng và hiệu quả giáo Phùng Thị Thanh dục đạo đức, lối sống cho học Tâm, Nguyễn Thị sinh lớp Ba. Tư, Trần Thị Xuân Hương, Phạm Thị TH Trần Phú 7,0 B Huyền, Vũ Thị Định, Vũ Thị Tuyết, Phạm Thị Hương. 8 Kỹ năng thu hút học sinh học Trần Minh Tâm; Tiếng Anh qua bài hát & bài Vũ Diễm Hằng, Vũ TH Trần Phú 6,5 B Chants. Thị Dung; Đỗ Thị Như 9 Một số kinh nghiệm giảng dạy nội dung vẽ tranh ở tiểu học Phạm Sơn Thu TH Trần Phú 9,0 A nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Mỹ thuật. 10 Một số biện pháp nhằm nâng Phạm Thị Thu cao hiệu quả trong tập luyện Hằng, Cao Văn TH Trần Phú 7,0 B đội hình đội ngũ của học sinh Dân, Bùi Thị Hằng 8
- lớp 5 trường Tiểu học Trần Phú. 11 Một số giải pháp quản lý nhằm xây dựng quản lý đội ngũ giáo Phạm Thị Thúy TH Nguyễn Trãi 6,5 B viên để nâng cao chất lượng giáo dục 12 Giúp học sinh lớp 4 làm dạng toán: Tính nhẩm, tính nhanh và Đinh Thị Vinh TH Nguyễn Trãi 7,3 B so sánh phân số. 13 Một số biện pháp dạy học có hiệu quả môn tự nhiên xã hội Lê Thị Nga TH Nguyễn Trãi 6,0 C lớp 3 thông qua hoạt động tổ chức các trò chơi học tập 14 Rèn kỹ năng đọc cho học sinh Đỗ Thị Nga, Vương lớp 2 Thị Bích Lụa, Nguyễn Thị Huệ, Vũ Kim Dung, TH Đông Sơn 7,5 B Trần Thị Phương Lan, Nguyễn Thị Thúy 15 Một số kinh nghiệm giúp học Hoàng Thị Hải, sinh lớp 3 viết đúng chính tả Ninh Thị Dần, Hà Thu Hương, TH Đông Sơn 0,0 KXL Nguyễn Tiến Hùng, Nguyễn Thị Thúy 16 Nâng cao hiệu quả dạy các Bùi Thị Tuyết, Ngô dạng bài tập luyện từ và câu Thị Thư, Nguyễn cho học sinh lớp 4 TH Đông Sơn 7,5 B Thị Thoa, Vũ Thị Quế, Phạm Thị Hoa 17 Một số biện pháp nâng cao Vũ Thị Thu Hà, chất lượng Dạy - học văn miêu Phạm Thị Ngàn, TH Tân Bình 7,0 B tả ở lớp 5 Phạm Thị Hải Hiền, Trịnh Thị Kim Ái 18 Sử dụng phương pháp trực Nguyễn Thị Thúy, quan trong dạy học Toán lớp 2 Nguyễn Thị Dĩnh, Đinh Thị Đông, Mai Thị Hà, Bùi Thanh Hương, Bùi TH Tân Bình 6,0 C Thị Xuân B, Đinh Thị Nhàn, Mai Thị Nguyệt, Đinh Thị Thọ 19 Nâng cao chất lượng môn Vũ Thị Bích Thuận, Tiếng Anh lớp 3 thông qua dạy Vũ Chí Thanh, TH Tân Bình 6,5 B từ vựng Nguyễn Quỳnh Trang 20 Công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện trường TH Tân Bùi Thị Xuân TH Tân Bình 7,0 B Bình 21 Một số phương pháp âm nhạc Đỗ Thị Ly cho học sinh lớp 5 Nguyễn T. Hồng TH Tân Bình 0,0 KXL Nhung 9
- 22 Chỉ đạo thực hiện các giải pháp tổ chức việc đọc sách trong thư Lê Xuân Thắng TH Yên Sơn 7,0 B viện trường học để nâng cao hiệu quả việc đọc cho HS 23 Những sai lầm của HS thường mắc phải khi học phần phân số Nguyễn Văn Lư TH Yên Sơn 6,5 B lớp 4 và cách khắc phục 24 Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để luyện đọc đúng, Trương Thị Thu TH Yên Sơn 7,5 B diễn cảm cho HS lớp 3 trong Luyến các tiết tập đọc 25 Một số kinh nghiệm trong dạy Đoàn Thị Huệ, học Giải bài toán có lời văn Nguyễn Thị TH Quang Sơn 7,0 B cho HS lớp 3 Phượng, Nguyễn Thị Mai 26 Áp dụng bài tập trắc nghiệm Nguyễn Lương vào tiết học môn tin học dành TH Quang Sơn 6,0 C Bằng cho HS lớp 3 27 Một số biện pháp rèn kỹ năng Vũ Thị Thoa , Tạ sống cho học sinh lớp 1 Thị Thu Hương; TH Quang Sơn 7,0 B Bùi Thị Bình 10
- KẾT QUẢ CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 -2014 (Cấp THCS) Stt Tên sáng kiến Tác giả Trường Điểm Loại 1 Đổi mới công tác quản lý trường học Ngô Văn Bằng THCS Đồng Giao 6,5 B 2 Một số biện pháp giúp HS Vũ Thị Thanh Hải làm tốt bài tập làm văn trong THCS Đồng Giao 6,5 B Tống Thị Lan Anh chương trình Ngữ văn 8 3 Một số kỹ thuật dạy nghe thú Lê Thị Hoa , Đinh vị và hiệu quả Thị Hoa, Vũ Thị THCS Đồng Giao 7,0 B Nguyệt 4 Dạy chứng minh Hình học Tạ Thị Lịch THCS Đồng Giao 7,5 B 5 Tổ chức HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm trong dạy học Hoàng Thị Liên THCS Đồng Giao 6,5 B môn vật lí lớp 6 6 Dạy ngữ pháp câu bằng lược Bùi Thị Thanh đồ hình chậu THCS Đồng Giao 0,0 KXL Huyền 7 Phương pháp rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả cảnh Phạm Thị Thanh THCS Đồng Giao 6,5 B cho HS lớp 6 8 Vận dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích Phạm Thị Thủy THCS Đông Sơn 7,5 B cực trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS 9 Dạy học tích hợp nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Vũ Thị Hiền THCS Đông Sơn 8,5 A trong môn Địa lý cho HS THCS 10 Dạy học sinh giải bài tập di truyền ứng dụng các quy luật Mai Thị Thanh Toàn THCS Đông Sơn 6,5 B di truyền của Men đen môn Sinh học 11 Hướng dẫn học sinh lớp 6 giải toán chia hết Nguyễn Thị Thu Hà THCS Đông Sơn 6,5 B 12 Dạy tác phẩm văn học bằng phương pháp dạy học hợp tác Nguyễn Thị Thúy Hà THCS Quang Sơn 7,5 B trong trường THCS 13 Khai thác các bài toán hình học chứng minh hai đường Lê Thị Thanh Huyền THCS Quang Sơn 7,0 B thẳng vuông góc phát triển tư duy của HS 14 Những biện pháp khắc phục sai lầm của học sinh khi vận Nguyễn Thị Lan THCS Quang Sơn 7,0 B dụng công thức tính số Mol 15 Rèn kỹ năng phân tích đề bài, định hướng phương pháp giải Nguyễn Ngọc Thịnh THCS Yên Sơn 8,5 A bài tập cơ học trong môn Vật lí 8 11
- 16 Phát huy tính tích cực học tập của HS trong bộ môn Lịch sử Đinh Thị Liên THCS Yên Sơn 8,0 A 17 Đổi mới biện pháp xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo Đinh Thị Kim Yến THCS Yên Sơn 6,5 B viên, nâng cao chất lượng Dạy - Học 18 Rèn kỹ năng vận dụng hằng Phạm Thị Nhí đẳng thức để rút gọn biểu THCS Quang Trung 6,5 B Bùi Thị Hồng thức có chứa căn thức bậc hai 19 Một số biện pháp tính diện Nguyễn Phương tích các hình trong hình học 8 Thúy Nguyễn Thị THCS Quang Trung 6,5 B Huyền 20 Một số phương pháp giúp HS Phạm Thị Phượng tự học tiếng Anh hiệu quả Bùi Thị Thủy THCS Quang Trung 6,5 B Ngô Thị Thịnh 21 Phương pháp giải bài tập An Thị Hiền THCS Quang Trung 7,0 B quang hình học vật lí9 22 Rèn kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ và các Nguyễn Thị Dung THCS Quang Trung 6,5 B bảng số liệu trong dạy học Địa lý 23 Hướng dẫn HS phát hiện và Nguyễn Thị Thu tránh sai lầm trong giải toán THCS Tân Bình 0,0 KXL Hương về căn bậc hai 24 Bồi dưỡng năng lực tự học cho HS qua việc việc hướng Tạ Thị Tâm THCS Tân Bình 6,5 B dẫn đọc và làm theo báo toán 25 Phương pháp đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả các giờ Nguyễn Thị Lan Anh THCS Tân Bình 8,5 A chào cờ 26 Sử dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học lịch sử Việt Phan Thị Tĩnh THCS Lê Lợi 6,5 B Nam lớp 8 (giai đoạn 1858 - 1918) 27 Vận dụng phương pháp phân tích mẫu, giao tiếp vào giảng Phạm Minh Phương THCS Lê Lợi 7,0 B dạy kiểu bài văn thuyết minh 28 Phương pháp dạy nghe môn Tiếng Anh đạt hiệu quả cao Ngô Thị Hải Yến THCS Lê Lợi 6,5 B 29 Rèn luyện kỹ năng thực hiện các phép tính về phân số cho Vũ Thị Hải THCS Lê Lợi 6,5 B học sinh lớp 6 30 Rèn luyện khả năng tư duy độc lập, sáng tạo cho HS khá Nguyễn Thị Yến THCS Lê Lợi 7,0 B giỏi 31 Đổi mới quản lí chuyên môn nâng cao chất lương giáo dục Nguyễn Thị Tiệp THCS Quang Sơn 7,0 B toàn diện ở trường THCS Quang Sơn 12
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn